Hôm nay,  

500 năm Phong Trào Cải Cách: Martin Luther, Tự Do và Trách Nhiệm

28/01/201815:06:00(Xem: 5831)

500 năm Phong Trào Cải Cách:

 

Martin Luther, Tự Do và Trách Nhiệm

Phan Văn Song

2017, kỷ niệm 500 năm Phong trào Cải cách nhà thờ Thiên Chúa Giáo – La Réformation. Các nhà thờ do hướng suy nghĩ mới của Phong trào Cải cách. Ở Âu châu thường được biết dưới tên gọi Nhà Thờ Cải Cách, hoặc theo ảnh hưởng của Luther (Đức và các quốc gia Bắc Âu) hay theo ảnh hưởng của Calvin (Thụy sĩ Pháp), ở Hòa Lan, vùng nơi bạn già Nguyên Ngôn ở, có cả nhà thờ Cải Cách- tái Cải Cách nữa.

Phong trào Cải cách, với tên gọi Tin Lành - Évangélique có mặt cả Việt Nam chúng ta ở đầu thế kỷ thứ XX – 1911 tại Đà Nẳng do các nhà truyền giáo thuộc Tổ chức Christian and Missionary Alliance (CMA) – Hiệp Hội Ky tô Truyền Giáo. CMA là một Tổ chức Truyền giáo  Tin lành Huê kỳ, vẫn còn hoạt động hữu hiệu ngày nay, do một mục sư Tin lành Cải cách Presbyterian người Gia Nả Đại tên là Albert Benjamin Simpson (1843-1919) thành lập. Nhà truyền giáo đầu tiên đến Đà Nẳng năm 1911, tên là R.A Jaffray, cũng là người Gia Nả Đại, đến từ Úc  châu...

Các giáo hữu Tin lành, thường dùng văn kiện suy nghĩ và sanh hoạt chánh là cuốn Thánh Kinh Bible, và lời dạy của bốn sách giảng Tin lành – Évangiles, của bốn tông đồ của Jêsus. Do đó, các  sanh hoạt tại các Nhà Thờ đến từ Phong trào Cải cách của thế kỷ thứ 16 đều được chuyển qua Việt ngữ dưới tên gọi đìợc dịch dưới tên các Nhà Thờ Tin lành. Các Nhà thờ Tin Lành (chúng tôi không gọi là Giáo hội, vì các giáo dân hướng tôn giáo Tin Lành không có Tổ chức thành Giáo hội), lấy Thánh Kinh làm trọng, họp thành một hay nhiều hướng Thiên Chúa Giáo, được phổ biến rộng rãi tại các quốc gia văn hóa Bắc Âu, các quốc gia văn hóa Anh Mỹ và Đức.

Cũng xin nhắc lại năm 1517, một nhà tu người Đức, Martin Luther, tố cáo sự buôn bán các “phép lành - việc thiện” do Toà Thánh La Mã do Giáo Hoàng Léon X tô chức để kiếm tiền xây Toà Thánh Phêdrô tại Rôma (la pratique grandissante de la vente des indulgences par l’Église catholique romaine, autorisée par le Pape Léon X pour financer la construction de la Basilique Saint Pierre de Rome). Cái tựa chánh của 95 điều tố cáo là: Martini Lutheri disputatio pro declaratione virtutis indulgentiarum.  

Sự việc nầy đã tạo ra sự cắt đứt, chia rẽ với Toà Thánh La Mã Trung ương của Thiên Chúa Giáo La mã. Các nhà thờ Thiên Chúa Giáo La mã lúc bấy giờ, khuyến khích việc “cúng dường” – cúng tiền cho các Nhà Thờ để mua “phép lành” hoặc làm “nghĩa vụ nhà thờ” và “hành việc đạo” để sớm được giải thoát khỏi mọi tội. “Cúng dường để chuộc tôi, cúng dường để được ban hay mua phép lành” (xin lỗi dùng hình ảnh tập tục của Phật Giáo Tàu và Ta để so sánh).

Từ đó, Phong trào Cải cách do Luther chủ xướng dạy người Cơ đốc giáo sống một đời sống đạo hạnh tự do, tâm linh trưởng thành và trách nhiệm – không còn dưới trướng của giới tăng lữ, các cha cố, các linh mục, giám mục nữa. Sống thẳng thắn, với những suy nghĩ với một tư tưởng tự do, sống đầy trách nhiệm, nhìn thẳng và trả lời trực tiếp với Thiên Chúa.

500 năm đã qua, thử xem những lời của Luther có được hậu thế nghe không?

1/ Niêm yết trên cánh cửa 95 điều tâm niệm cải cách chế độ cúng kiến:

Ngày 31 tháng 10 năm 1517, trên cánh cửa khổng lồ của nhà thờ Wittenberg, tỉnh Saxe, Đức, một vị tu sĩ, dòng Augustin, dán một bảng tường trình “95 điều tâm niệm chống cuộc giao thương buôn bán các “phép lành – les indulgences”, cho các giáo dân nhà giàu có thể mua các giải tội, mua sự “giải thoát cá nhơn” mua các phép lành của các tăng lữ bán, ban, bằng cách tặng, biếu tiền “cúng dường” (xin phép dùng từ ngữ của Phật Giáo) cho các Nhà thờ (Thiên Chúa Giáo La mã)”. Chẳng chốc bảng nêu 95 tâm niệm của Luther được in chép lại và phổ biến rộng rãi.  Và, cũng từ đó, Bảng in 95 điều tâm niệm nầy là bước đầu chia rẽ của Giáo hội Thiên Chúa Giáo.

Đức Giáo Hoàng lúc bấy giờ, Léon X, vốn đang cần tiền để xây Thánh Đường Thánh Phê-Rô ở Rô ma - La mã Ý, cùng các vị chủ các ngân hàng vùng Florence, những người tài trợ, là những người hưởng thụ số “thu thương mãi do bán phép lành và giải tội nầy”, từ ngày đó, bổng nhiên bị mất một phần thu hoạch đến từ cái thị trường khá lớn tiền “thuế thu được từ những nhà giàu đầy tội lỗi mong mua được phép giải thoát linh hồn”. Thị trường đang vượt khỏi tầm tay của La mã gồm hơn phân nửa âu châu: hầu như gần toàn thể nước Đức và các quốc gia thuộc văn hóa ảnh hưởng Đức, và các quốc gia Bắc Âu.

Thế nhưng, riêng với Martin Luther, vị tu sĩ đã vô tình gây một cơn động đất khổng lồ nầy, ông cũng đang bị một khủng hoảng nội tâm trầm trọng: đó là, làm sao trả lời với những ai đang chờ mong một sự “Tha tội – Cứu Rỗi”?  Nói rõ một sự Giải thoát – Le Salut - The Salvation?

Đối  với Luther, rất rõ ràng, “Sự Giải thoát chỉ do Ơn Thiên Chúa - Sola Deo Gratia». Do đó, sống có đạo đức, đàng hoàng, và sau đó chúng ta chỉ cần biết có Đức Tin “thả và giao vào Thiên Chúa” - Ơn Chúa! Sola Deo Fide. Martin, nghĩ rằng cái tên Luther của ông là do Thiên Chúa sắp đặt, là định mạng. Theo Luther, tên ông đến từ ngữ hy lạp eleutherios, nghĩa là “tự do”. Khi ông không chấp nhận sự giải thoát đến từ mua bán, mua chuộc, ông chỉ giải quyết Đức Tin và Lương Tâm của ông thôi, nhưng làm sao thay đổi Đức Tin, Não Trạng, Tập Tục, của cả một tập đoàn giáo hữu mà ông cảm thấy ông có trách nhiệm, đo đó khủng hoảng tâm thần. Và vì tin tưởng, cho rằng tên “Luther” đến từ “Tự do”, ông làm một hành động tự do: là viết rõ 95 điều tâm niệm và niêm yết, dán lên trước của Nhà Thờ Wittenberg, để nói rõ, nêu rõ, trước “thanh thiên bạch nhựt” cho tất cả mọi người được biết rõ.

Luther chẳng phải là một ông thánh, cũng chẳng phải một nhà hiền triết đơn độc. Đã cùng thời ấy,  đã có những Erasme, Machiavel, Rabelais, Ignace de Loyola, Calvin và nhiều vị nữa, những nhà hiền triết, nhà văn, nhà tư tưởng đã có những băn khoăn, đã có những suy tưởng, những trao đổi, đối đáp, bồi đắp các hướng suy nghĩ tuy khác nhau, nhưng đã tạo ra một thời kỳ tư tưởng mới, một chu kỳ suy nghĩ mới… tạo một vận hội mới cho nền văn hóa, một hướng văn minh nhơn loại mới. Hannah Arendt, nhà triết và nhà văn của đầu thế kỷ 20, đã rất ngạc nhiên và thất vọng khi nhận xét, rằng: với những cái bước chơn tuy khập khểnh, nhưng đầy hứa hẹn đó, sẽ có một hội vận mới đầy hy vọng của một thời đại cải cách của thế kỷ thứ 16 do “sự bùng nổ của sự hoạt động (trí tuệ) của con người hoàn toàn mới mẽ, đầy sáng tạo, đầy hứa hẹn – l’explosion d’activité humaine si neuve, si riche de promesses” và cái kết quả quá yếu ớt của thế kỷ thứ 20 chúng ta.

Giải thoát con người là chuyện của riêng của Thiên Chúa, chúng ta  từ nay không cần bận tâm đến nữa. Phong trào Cải cách ít ra, cũng giải quyết cho chúng ta khỏi phải lo “Giải Thoát linh hồn chúng ta” nữa. Khỏi còn phải sợ “phải xuống Địa Ngục hay lên Thiên Đàng, hay đầu thai đời đời, hay lên Niết Bàn tụng kinh suốt ngày” nữa! Thiên Chúa đã cho chúng ta “khỏi phải lo cho  tương lai của cá nhơn chúng ta”; đó là để chúng ta rãnh rang, lo cho người khác, lo cho tha nhơn, cho thế sự! Do đó, người đi đạo Tin Lành chúng tôi, có bổn phận, phải biết lo cho người khác, cho “tha nhơn và cho thế gian”.

Và đó là tự do. Sự tự do của người Cơ đốc giáo. Cái cơ bản đầu tiên của Phong trào Cải cách, là phải thoát khỏi những cái suy nghĩ hẹp hòi chung quanh những phần thưởng, những phước lành, những tội lỗi, phải rửa tội...chung quanh những giả sử, huyền thoại, nào là phép lạ, nào là huyền bí, nào là sự mê hoặc, nào là thánh, nào là thần tượng. Người Cơ đốc giáo chúng tôi không có thánh, có thần, không có đất thánh..; trung gian linh mục, giám mục tăng lữ, không có lời giảng lời nói linh thiêng  Sola Scripta: chỉ có lời của Sách Kinh - Bible dạy thôi. Anh mục sư, anh thầy giảng chỉ là con chiên đầy đàn làm bổn phận giảng lời giảng ngày hôm ấy, lúc ấy thôi, ici et maintenant – chổ nầy, ngay bây giờ.

Giáo hội Thiên Chúa Giáo La mã, thời ấy xem “người giáo hữu như là một đứa bé … phải cần uống sữa”, như Calvin đã ví, “kinh thánh, phước lành, huyền bí, phép lạ” như giòng sữa mẹ cho đứa con giáo hữu uống suốt ngày cả thời thơ ấu đến cả lúc trưởng thành. …”. Và thuở ấy, do đó, giới trí thức cao cấp âu tây thường vẫn cho rằng tôn giáo, (là) để dành dạy dỗ nông dân, nghèo nghèo, thất học. Phong trào Cải cách đã giúp giáo hữu Cơ đốc Giáo trưởng thành, trách nhiệm trước Thiên Chúa (Lương tâm?) Và Phong trào Cải Cách cũng đưa tới những quan điểm trung thực - với Jean-Jacques Rousseau chẳng hạn.  Và cuối cùng Phong trào Cải cách tạo được một Phong trào Đạo đức mới cởi mở hơn, thành thực hơn, trách nhiệm hơn, tuy có đụng chạm với một vài tập tục xã hội,  một vài tiện nghi giai cấp và một vài tập tục lễ nghi phù hợp với phân chia giai cấp xã hội bấy giờ.

2/ Niêm Yết, Nói Rõ, là Phản Kháng, Đấu Tranh: Đó là quyền Tự do.

Thời ấy, Niêm yết, Nói rõ  ĐÃ là Phán Kháng, là Đấu Tranh rồi.

Tại Việt Nam ngày nay cũng thế? Viết trên Blog nói rõ tư tưởng, viết lên mạng nói rõ những chỉ trích, khi đóng góp không bằng lòng là Phản Kháng là Đấu Tranh.

Người Tin Lành (Évangéliste vì độc giả các Évangiles – Sách Tin Lành) ở Pháp được gọi là Protestant động từ protester phản đối– Người Phản Kháng.

 Do Giáo hội Thiên Chúa Giáo La Mã dùng từ Catholique là Đúng, Đạo đúng của số đông quần chúng, peuple - public (Việt ngữ ta đã cố tình dịch nhầm catholique từ cái nghĩa public ấy của Pháp ra – công giáo - religion publique - nên chúng tôi không dùng khi viết Việt ngữ – “anh nhập vào Việt Nam sau chót mà anh tự xưng là Công, là của chung. Anh còn ngang ngược tự cho anh là đi trong con đường (đạo) - nội – tất cả các đạo khác anh cho là – ngoại - ở ngoài xã hội của anh. Anh còn ngang tàn gọi các  giáo dân khác là người lương, còn anh mới là giáo! Vừa thôi chứ! Vì vậy các thân hữu thông cảm với cái nhìn của tôi, tôi không xài chữ của thuộc địa không xài từ của Cộng sản. Tôi không cản ai, không cấm ai. Đừng cấm tôi, cũng đừng nhơn danh thống nhứt, hay chuẩn chiếc gì. Tôn giáo Catholic Romain, tôi dịch là Thiên Chúa Giáo La mã! That’s it! Xin cảm ơn!

Có một thời Thiên Chúa Giáo La mã ở Việt Nam dịch từ ngữ  Protestant là Phản Thệ nữa! Nói tóm lại gọi chúng tôi là những người Phản lời thề với Chúa. Chúng tôi, những người Cơ Đốc Giáo cùng đọc kinh qua cuốn Bible, Kinh Thánh cùng cầu nguyện với những lời của Kinh Thánh, Cùng một Đức Tin là Jésus là Con Đức Chúa Trời sai xuống chết trên Thập Tự Giá đề cứu rỗi nhơn loại. Chúng tôi, giáo hữu Cơ Đốc Giáo – Chrétien, Christian, từ chữ Christ. Protestant cũng có nghĩa là PRO – thủ ngữ la tinh là thuận. TESTA là chứng. Chúng tôi là những chứng nhơn của những lời của Jêsus-Christ Đấng Cứu Thế, và những người học, đọc và hành theo Thánh Kinh Tin Lành, Évangiles.

Với Phong trào Cải Cách, với Luther, ngay từ thuở ấy, tự do phát biểu, niêm yết, nói rõ là quyền tự do ngôn luận của Thiên Chúa ban cho mỗi con người để nói rõ tư tưởng mình, ngoài sự kiểm soát của các nhà cầm quyền dù quyền lực ấy là thế quyền – công lực hay thần quyền – nhà thờ, chùa, đền thờ... Tự do ngôn luận, nói rõ, nói thật, với lương tâm là một nghĩa vụ của người Cơ đốc – c’est une exigence de Dieu.

Vì là một sự bắt buộc của Thiên Chúa – exigence de Dieu, nên cái quyền tự do để phản kháng nằm ngoài những quyền lực của thế quyền hay thần quyền, được đối xử một cách hạn chế và được xem như là một tập tục thôi. Vào thế kỷ thứ 17, Cuộc Cách mạng lần thứ nhứt, cuộc “Cách mạng khắc khổ - la révolution puritaine” của dân Anh quốc cũng là một hiện tượng của cái quyền tự do đó (vì theo thiển nghĩ, các “nhà khắc khổ – les puritains”, trái với thành kiến, chỉ là những nhà cách mạng quá khích đó thôi): nhà thơ John Milton (1608-1674), với tác phẩm “Thiên đàng đánh mất – Paradise Lost” biện hộ quyền rời bỏ nhà thờ – tôn giáo mình, quyền rời bỏ phục vụ nhà vua mình, quyền được phép ly dị, quyền tự do báo chí... Khi chúng ta nhìn lại thời của Jean Calvin (1509-1564), với một Genève đầy hổn loạn, hay với cuộc cách mạng lần thứ nhứt của Anh quốc, chúng ta khó mường tượng được cái khó khăn, cái công trình sức lực phải bỏ ra để thay đổi não trạng gông cùm của thế giới cũ. Như vậy chúng ta cũng đừng ngạc nhiên, và phải nhẫn nại khi nghĩ đến Việt Nam chúng ta khi chúng ta cần phải dẹp, phá vỡ gông cùm của não trạng xưa cũ độc tài của thế giới do chế độ Cộng sản áp đặt. Và cũng như với Phong trào Cải Cách của thế kỷ thứ 16, phong trào giải phóng, cải cách cho một “Việt Nam mới đầy tình người đầy sự tử tế, đầy công bằng” chỉ bắt đầu với và bằng những người ly khai, những người đấu tranh phản kháng, những người ly hương, tỵ nạn và những người sống sót.

3/ Xã hội không do sự sắp đặt của Thiên cơ, Tạo hóa, thân phận nữa:

Và nếu xã hội không do sự sắp đặt của thiên cơ nữa:

Con vua thì vẫn làm vua, Con sãi ở chùa vẫn quét lá đa….

Xã hội được tạo ra bằng những khế ước. Một tổ chức giữa người và người.

Hãy nhìn vào xã hội âu tây ngày nay; hai điều quan trọng phải chú trọng: 1/ không một ly khai nào mà không có một liên minh mới; 2/ không có tự do nào mà không có một dấn thân. Phải có quyền ly dị, tách ly để có quyền kết hợp lại. Đó là một tư tưởng, một hành động mới do Phong trào Cải cách của Luther khởi xướng tử thế kỷ thứ 16 mang lại. Cải cách đã cho con người có tự do rời bỏ đoàn thể, bỏ đàn ra đi; và cắt đứt những khế ước kể cả khế ước hôn phối. Đến Calvin, Calvin trao quyền cho cả đàn bà  như đàn ông - nam nữ bình quyền - trong lựa chọn hôn nhơn và ly dị. Đó là một quan niệm mới về cặp Nam Nữ do ý Chúa (Adam và Eva). Luther tự đóng cửa Nhà nguyện của mình và lấy vợ. Và nếu ta đọc kỹ Nhã Ca – Cantiques des Cantiques – Song of Songs – hôn phối không bắt buộc phải là sự truyền giống, hôn phối cũng là một khế ước, trung thành với nhau, tin tưởng nhau, một trao đổi yêu thương, nhục dục, một sự tự do trao nhau, tình thương, khoái cảm, luyến ái, cảm xúc...một  cuộc đàm thoại tự do tương đắc đầy cảm xúc!

4 / Cải Cách và Tiền bạc:

Một giải thoát của Phong trào Cải cách: Tiền. Đối với Thiên chúa Giáo La mã: Tiền là quỷ -Satan, nhưng tiền cũng là thánh. Tiền cúng dường là thánh, tiền làm ăn, làm giàu là quỷ quái. Càng giàu càng lắm tội, phải đem tiền “cúng duờng” để bớt tội. Phong trào cải cách giúp con người sanh hoạt trong xã hội, như người nông dân sanh hoạt trong cách đồng, cánh tác tốt, thu hoạch tốt, ăn không hết, chia cho người láng giềng thu hoạch kém thế thôi! Làm giỏi, làm hay, thu hoạch là Ơn Chúa. Giữ vừa phải để sống, phần còn lại chia bớt cho những người láng giếng kém hơn mình. Nhà giàu, các tỷ phú, triệu phú các quốc gia có văn hóa Thiên Chúa  giáoTin lành Cải cách – Anh Mỹ Bắc Âu Hòa lan, Đức,…. rộng lượng hơn người nhà giàu, tỷ triệu phú các khu vực văn hóa tôn giáo khác  kể cả Thiên Chúa Giáo: Bill Gates, Warren Buffet... là những thí dụ…

5/ Cải Cách và Chữ Viết:

Phong trào Cải cách đến cùng với phát minh của máy in với Johannes Guttenberg (1400-1468).

“Thiên Chúa rất khổ tâm vì lời phán của Chúa không đến với trần thế, lý lẽ sự thật của lời Chúa bị giữ kín trong một ít sách chép lại bằng tay, bị cất kỹ; bảo mật cái gia tài to lớn ấy làm của riêng, thay vì truyền bá ra quần chúng. Hãy đập vỡ những xiềng xích đã khóa cột những gia tài thánh hóa ấy, hãy để sự thật tung bay ra, qua những lời nói, không còn được sao chép cực nhọc bởi những bàn tay dễ mỏi mệt nữa, mà được tung ra trước gió bởi một bộ máy không mỏi mệt, chỉ biết đi tìm những ý hay, ý đẹp đến từ bốn phương  - Dieu souffre dans des multitudes d'âmes auxquelles sa parole sacrée ne peut pas descendre; la vérité religieuse est captive dans un petit nombre de livres manuscrits qui garde le trésor commun, au lieu de le répandre. Brisons le sceau qui scelle les choses saintes, donnons des ailes à la vérité, et qu'au moyen de la parole, non plus écrite à grand frais par la main qui se lasse, mais multipliée comme l'air par une machine infatigable, elle aille chercher toute âme venant en ce monde!

 Gutenberg, 1455 (traduction d'Alphonse de Lamartine – lời Pháp do Lamartine dịch từ Đức ngữ)

Ngày 23 tháng 2 năm 1455, là ngày được lịch sử thế giới đồng ý xem rằng là ngày Johannes Gutenberg cho ra đời cuốn Kinh thánh được in bằng máy in. Cuốn Thánh Kinh – Bible bằng chữ la tinh do Gutenberg in là cuốn sách được in bằng máy in với những chữ được sắp rời (tiếng việt xưa trước những năm 75,  có thuật ngữ ở nhà in có những thợ sắp chữ “bốc cức chuột”! - báo chí, sách Việt Nam thuở ấy vẫn còn dùng máy in với sắp chữ bốc cức chuột!).

Cuốn Kinh Thánh - Bible đầu tiên nầy được gọi là cuốn B42 vì mỗi trang được trình bày thành hai cột 42 giòng. Gutenberg phải tốn 3 năm mới hoàn tất, in được 180 cuốn. Ba năm cũng là thời gian một anh tu sĩ thợ viết – moine copiste bỏ công hoàn thành chỉ một cuốn. Sau đó, với phát minh nhà in, Phong trào Cải Cách, bắt đầu in ra những cuốn Kinh Thánh với chữ của bản xứ: ở Đức, Đức ngữ; ở Pháp, Pháp ngữ, đây là lần đầu tiên người dân mới đọc được Thánh Kinh bằng ngôn ngữ bản xứ, xưa Thánh Kinh chỉ giành riêng cho người biết đọc tiếng la tinh và tiếng hy lạp cổ, nói tóm chỉ cho giới thượng lưu có học. Cũng như trong Phật giáo ngày nay tất cả kinh đều phát âm tiếng Phạn vậy. Với Luther, lời Chúa đến với người trong tiếng nói, trong ngôn ngữ của con người.

Quan niệm nầy là cả một cuộc cách mạng suy nghĩ. Tuy nhiên mở cửa Kinh Thánh cho tất cả, có thể tạo cho tất cả những dịễn dịch không đồng đều. Do đó một phong trào khuyến khích các mục sư phải được học ngôn ngữ cổ do thái và hy lạp để cho một thống nhứt, đồng đều trong những bản dịch.Ở Genève, những năm đầu của Calvin, ông buộc chánh quyền tỉnh đưa các ông cụ của thế hệ trước đến trường, bắt buộc và miễn phí. Phải cho người dân biết đọc để tự đọc Kinh Thánh không qua trung gian một linh mục, mục sư vân vân... Đọc sách thánh, đọc nhiều, qua nhiều bản khác nhau tạo cái nhìn sáng suốt, chỉ trích, so sánh, … Kinh Thánh Bible gồm những chuyện, những lời khuyên nhủ, những lời tiên tri, những bài ca ngợi, những bài than khóc, những chuyện lịch sử, châm ngôn, ngụ ngôn, thi ca, diễn văn … nói tóm lại tất cả những giọng phát biểu của con người. Đó là những đóng góp của Luther…

Nhưng có một nguy hiểm, Luther giao cho con người, tạo cho con người độc lập, cá nhơn, và TRÁCH NHIỆM.  Trách nhiệm cá nhơn? Cả một bầu trời rộng lớn, cho con người yếu đuối trước vũ trụ. Trách nhiệm cá nhơn? Tất cả là khế ước giữa hai con người trách nhiệm. Nghĩa vụ cũng là trách nhiệm của con người xã hội. Ngày nay sự cạnh tranh của một xã hôi tiên tiến đã bỏ bên lề bao con người yếu đuối. Lưu manh, lường gạt, vì khế ước không tạo đủ người đồng sàn, đồng sức mà là vẫn có kẻ mạnh kẻ yếu. Tạo một xã hội tử tế với toàn người trách nhiệm cả là một giấc mơ của các nhơn chúng tôi. Và Khế ước - hôn phối? Giữa hai người tình nghéo tay nhau cùng đi một con đường, xây dựng, gia đình, tổ chức sanh đẻ nối dõi tông đường, giòng giống...Tự do khế ước đòi hỏi sự cân bằng, thông cảm, … Mở cửa tư do đem lại sự tự ngạo mạn, không biết nhường nhịn nhau, vì cân bằng, vì bình quyền, và cuối cùng đi đến đổ vỡ và cô đơn vì mất sự tin tưởng nơi người khác.

Thay lời Kết: Luther, cha đẻ của nền Dân Chủ Tự Do Tư Bản?:

Có người cho rằng Luther đã mở ra con đường của nền Dân Chủ Tự do Tư Bản-La Démocratie libérale capitaliste (và tạo ra cái xã hội âu tây đầy mâu thuẩn của ngày nay) Có thể? Nhưng tội nghiệp cho các ngài Luther và Calvin quá! Thiển nghĩ các ngài ấy không tạo ta Tự do Tư Bản. Các ngài chỉ dạy chúng ta quyền Tự do. Tự do cá nhơn: tự do suy nghĩ, tự do tư tưởng. Và khi có những tự do ấy, Tự do Trách Nhiệm. Xã hội con người tạo bởi những khế ước giữa những người Tự Do và Trách Nhiệm với nhau. Đó là quan niệm của một người Tử Tế.

Chừng nào chúng ta có những người Việt Tử Tế cho một Quốc Gia Việt Nam Tử Tế đầy trách nhiệm? Mong lắm!

Hồi Nhơn Sơn, gác trọ đất khách đón Xuân Mậu Tuất 2018.

Phan Văn Song

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
Cận Tết năm Thìn, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam’s parents want a dragon son.” Trời! Tưởng gì, chớ cả Tầu lẫn Ta ai mà không muốn có con trai tuổi Rồng. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ quí thì sang mà lị. Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.