Hôm nay,  

Cải lương dẫy chết

19/01/201809:10:00(Xem: 6964)

Cải lương dẫy chết

  

Trịnh Thanh Thủy

Phỏng vấn Nguyễn Thị Minh Ngọc

 

 Gần đây thông tin và những bài báo trong nước có nêu lên và thỉnh thoảng lại hát điệp khúc “Cải lương vẫn hấp hối”. Đầu năm 2017, nhà hát cải lương Trần Hữu Trang ra mắt vài vở mới trình diễn trong mùa tết, nhưng cũng không tạo được tiếng vang hay dấu ấn đặc biệt đối với công chúng. Trong khi đó sân khấu cải lương tư nhân Lê Hoàng vẫn còn có thể cầm cự một cách ngắc ngoải. Nhớ đến ngày nào năm xưa, trước 75, trong xóm nghèo lao động tôi ở, tiếng vọng cổ từ Radio của những nhà hàng xóm, lúc nào cũng được mở to hết cỡ, bất kể sáng, trưa, chiều, tối. Đến mùa hè tôi về Lái Thiêu thăm gia đình, trưa nằm đu đưa trên võng trong vườn sầu riêng nặng trĩu quả, gió mát rượi, xa đưa tiếng hát Út Trà Ôn, Ngọc Giàu nhà ai vẳng lại, thấy ấm cả lòng, đã gì đâu. Thời hoàng kim của vọng cổ đã thật sự tắt rồi sao? Không tin, tôi hỏi đạo diễn Nguyễn Thị Minh Ngọc từng giảng dạy tại trường đại học Sân khấu & Điện Ảnh Thành Phố và Nhà hát Trần Hữu Trang, tôi được chị cho biết như sau:
 

Hỏi: Nói đến nghệ thuật sân khấu cải lương và nhà hát Trần Hữu Trang, chị đã từng giảng dạy về ngành cổ ca tại đây sau năm 1975, thời gian ấy chị dạy khoá nào và học trò thành danh của chị có những ai?

Đáp: Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang là 1 nhà hát lớn sau 75 của miền Nam, lấy tên từ 1 tác giả, soạn giả của vở cải lương “Đời Cô Lựu”. Nhà hát đồng thời cũng là trường đào tạo nghệ sĩ sân khấu cải lương. Khoá đầu trường đào tạo những nghệ sĩ như Thanh Thanh Tâm, Thái Ngân,Thái Châu, Chí Linh, Vân Hà, khóa kế có Thoại Mỹ, Ngọc Huyền, Kim Tử Long. Ngày mới về trường tôi lãnh dạy khoá 3 và khoá 4. Những diễn viên thành danh trong khoá 3 và 4 có Hữu Quốc, Mỹ Hằng, Tấn Giao, Minh Cường, Thanh Lựu, Điền Dũng Sơn, Mai Khôi...sau này có những bạn như Tâm Tâm. Có người thực hiện được nhiều hoạt động mạnh mẽ như Hữu Quốc. Cũng có những người trở thành đào chánh bên cải lương. Tuy nhiên càng về sau, ngành này càng khó khăn hơn để có thể sống được. Do đó, mỗi khi trường Sân Khấu có khoa tuyển sinh, có năm chỉ có 1 hoặc 2 em. Số lượng người theo đuổi ngành này rất gay go. Tôi nhớ lúc tôi được tuyển vào dạy khoá 4, có em đậu vào ngành cải lương và 1 số trường du lịch ngoại thương này nọ. Các em có thanh sắc rất tốt, tôi đến nhà năn nỉ, mà gia đình các em không chịu cho các em học sân khấu cải lương mà chọn trường ngoại thương cho các em vì họ thấy an tâm hơn.

 blank

Pic 1 NT Minh Ngọc với cô Bảy Phùng Há và GS Trần Văn Khê

 
blank

Pic 2 NS Hữu Quốc bên tay phải NT Minh Ngọc trong lớp dạy cải lương Khoá 3

 
blank

Pic 3 Họp mặt lớp cải lương khóa 3: từ trái qua phải, Mai Thủy, Minh Ngọc, Minh Phượng, Mộng Thu và chú rể.

  

Hỏi: Xin cho biết thêm về giáo trình và phương pháp giảng dạy của trường.

Đáp: Trước khi tôi dạy có những người như cô Bảy Phùng Há, Kim Cúc là những tiền nhân bậc thầy của những cô Thanh Nga, Phượng Liên, Thành Được là các nghệ sĩ thành danh. Xưa hơn nữa có chú Năm Châu, Ba Vân là những người dạy theo lối truyền nghề và giảng dạy theo phương pháp phân tích tâm lý. Riêng cô Bảy Phùng Há dạy thường hơn vì cô biết diễn những bộ của Tàu. Cô hay diễn ra bộ, bẻ tay, bẻ chân, cho học trò nhái theo những bộ đó. Trường cũng có những phương thức sư phạm gốc từ hệ thống Stanislavski. Stanislavski là một nhà biên kịch người Nga. Ông nổi tiếng với những nguyên tắc trong hệ thống Stanislavski về kỹ thuật đào tạo diễn viên, chuẩn bị và diễn tập. Ông có người học trò nổi tiếng là tài tử kiêm đạo diễn Lee Strasberg mở lớp dạy diễn xuất ở New york và Cali được nhiều diễn viên lừng danh theo học như James Dean, Marilyn Monroe... Cô Nguyễn Tường Trân (quá cố), thầy tôi, là học trò ruột của bà Knheben, cũng là một học trò của Stanislaveski, nên tôi được giảng dạy trực tiếp theo hệ thống này. Khi tôi về giảng dạy tại trường Trần Hữu Trang tôi cũng áp dụng phương pháp ấy để dạy cho sinh viên. Đồng thời tôi may mắn được ngồi cùng bàn với cô Bảy Phùng Há giảng dạy, nên hai bên cùng lấy sở trường của mình bổ sung cho những em học viên của trường. Tôi nhớ lại, thấy khoảng thời gian ấy với tôi rất hạnh phúc. Cô Phùng Há đã lớn tuổi khoảng tám mươi mấy vẫn còn cầm thương múa, làm tôi sợ lỡ cô vấp ngã, có chuyện gì tôi sẽ bị khiển trách, vì khi đó cô đã là báu vật của quốc gia rồi.


 

Hỏi: Nếu có thể, theo chị làm sao phát triển và hay vực hoặc làm sống dậy ngành cải lương sắp chết?

Đáp: Bây giờ tôi đã định cư ở Mỹ, có lẽ làm gì cũng khó. Tôi biết tình hình bi đát và khó khăn lắm vì kịch bản cũ cứ tái diễn lại, kịch bản mới thì không có, túng quá phải dùng kịch bản cũ rồi diễn trích đoạn. Tuổi thọ của một vở cải lương làm ra ngắn dần, nên người ta không muốn đầu tư nữa. Một khi bỏ tiền vào rồi, diễn chỉ được khoảng 10 xuất, rồi rút xuống 5, bi thảm đến độ nhiều vở chỉ diễn có 1,2 xuất thôi, như vậy thì khổ lắm vì làm một vở rất công phu.

 blank

Pic 4 Họp mặt Cải Lương Khóa 4 - 2017 có Tâm Tâm và Mỹ Hằng (áo đỏ)

 
blank

Pic 5 Đám cưới N.T. Minh Ngọc, phu quân Nguyễn Văn Hoa và  Ông bà họa sĩ Nguyễn Tấn Cương

 
blank

Pic 6 NT Minh Ngọc và Điền Dũng Sơn

 

Hỏi: Họ diễn ở đâu?

Đáp: Diễn ở rạp Hưng Đạo, mà rạp đó cũng bị nhiều dư luận lên án vì tiêu tốn cả trăm tỉ mà không dùng được. Nếu dùng được thì chỗ ngồi ít mà rất thấp, không thích hợp với lối diễn sân khấu. Khán giả càng không đến xem. Ngoài ra cải lương còn bị sự cạnh tranh của điện ảnh và phim bộ. Có thời gian cải lương phát triển vào các quán đờn ca tài tử.

Hỏi: Xin lỗi chị về 1 câu hỏi có chút riêng tư, chị có thể trả lời nếu không ngại. T nghe đồn, trước năm 75 chị có một mối tình thơ mộng với nhà văn Hoàng Ngọc Tuấn (quá cố). Chuyện tình này đã là cảm hứng bất tận cho ông viết nên các tác phẩm như Thư về đường Sơn CúcTôi và em” làm xao xuyến bao độc giả trẻ một thời, phải không chị?

Đáp: Sau 75, khi đi giao lưu với khán giả, người ta hay hỏi “Tôi thấy chị không lấy chồng, anh Tuấn không lấy vợ, mà sao hai người không lấy nhau?”. Trước 75, tôi viết cho tờ Tuổi Ngọc, toà soạn nằm ở dưới lầu, trong khi toà soạn tờ Văn nằm trên lầu. Anh Tuấn viết cho Bách Khoa và tờ Văn. Tôi có đọc văn anh Tuấn, quý văn tài của anh và làm quen. Anh đã lượm nhiều thư của tôi viết cho anh, xếp lại như thơ và bỏ vào cuốn Thư về đường Sơn Cúc, cho nên có người nói cuốn đó là của Minh Ngọc. Nói cuốn đó là của tôi hay của anh Tuấn đều đúng, vì khi tôi viết thư cho anh thì nó là của anh rồi, nếu anh có muốn biến nó thành một tác phẩm cũng chẳng sao. Tuy nhiên chính nhờ anh làm vậy mà tôi nghĩ tại sao mình không viết truyện trên tờ Văn. Tôi bèn viết thử Trái khổ qua là truyện ngắn đầu tay và Văn đã đăng nó. Hào hứng quá, tôi gởi thêm Trăng huyết cho tờ Thời Tập, rồi Những quốc lộ ..v..v.. Anh Tuấn đã trở thành một bước ngoặc cho tôi chuyển từ viết cho Tuổi Ngọc qua tờ Văn. Tôi rất vui và hạnh phúc vì tôi đến với anh Tuấn trong quan hệ rất trong trẻo. Hai anh em tung tăng dẫn nhau đi coi phim Love Story ở Sài Gòn (tôi vốn ở tỉnh). Anh mua băng nhạc Love Story tặng tôi, làm tôi cảm động. Sau đó tôi có ra Huế thi Y Khoa chơi, nhưng lại đậu. Anh tôi là bác sĩ, rủ tôi ra Huế thi thử, lỡ đậu nên mất hết 1 năm ở đó, thành ra xa mặt cách lòng. Sau 75, cả hai trôi dạt, lại gặp nhau, tôi hài hước nói với anh “Anh Tuấn, hay là hai đứa mình giả bộ đám cưới đi, chúng ta ít nhất cũng được bà con tặng 1 số tiền”. Tuy nhiên, không ai có ý định lập gia đình, lâu lâu gặp nhau, rồi thôi.

Có một kỷ niệm cuối cùng trước ngày anh Tuấn mất. Khi anh vào nhà thương, tôi có vào thăm. Dù anh dấu, tôi vẫn tìm đến thăm và anh rất ngạc nhiên. Đêm anh mất, tôi đã xin diễn trước quan tài anh những trích đoạn của vở kịch Cô đào hát, Người lãng mạn cuối cùng, và vài trích đoạn nữa. Tôi vẫn mong có lúc được diễn cho anh ấy coi, ít ra khi ấy, anh nằm đó mà hồn chưa đi nên khi diễn tôi rất hạnh phúc. Cho đến phút ấy, tình bạn và tình yêu của cả hai vẫn còn tinh khiết và trân trọng lẫn nhau.

Mời quý độc giả xem tiểu phẩm “Người lãng mạn cuối cùng” do NT Minh Ngọc độc diễn. Link ở đây:

https://youtu.be/RfwS937OqX4

Trịnh Thanh Thủy thực hiện

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.