Hôm nay,  

Lá Thư từ Đức Quốc: Đức tuy là cường quốc nhưng khi nghỉ hưu hàng triệu người thiếu thốn, lý do trả lời tại sao di cư sang các nước có đời sống rẻ như Bồ Đào Nha, Việt Nam …

16/01/201810:51:00(Xem: 10584)

Dẫn nhập: Dù quý vị định cư ở đâu, nếu có đi làm thì sau khi nghỉ làm việc sẽ được lãnh tiền hưu, nhiều ít tùy theo thời gian đi làm. Cũng có nhiều người vì hoàn cảnh không đi làm gì cả nên họ nhận được trợ cấp an sinh xã hội của nhà nước, giới hạn theo theo luật định, hoặc những người kinh doanh tự làm chủ vì có thể họ bảo đảm tương lai theo ý riêng nên tôi không đề cập đến thành phần này. Tuy nhiên, công - nhân viên, công chức đều có lương hưu nếu họ thật sự "bán công sức mình" để kiếm tiền sinh sống và nuôi dưỡng gia đình. Có lẽ nơi nào cũng giống nhau, về hưu thì "ngân quỹ gia đình, của cá nhân" nói chung eo hẹp hơn lúc còn đi làm. Đối với tôi là người ở Đức, 01 người trong cuộc nên có thể xác nhận điều hiển nhiên này. Và cũng thường bị hỏi sao người ta, nhất là "Việt Kiều" nay về VN sống khi có tuổi thì tôi chỉ giải thích qua loa hầu tránh hiểu lầm.
Có nhiều bài viết phổ biến là NVTN có nên về VN (nói riêng) để sinh sống sau khi nghỉ hưu?. Đó là quyết định cá nhân, tuy nhiên cũng có ly do của nó mà tài chánh đóng vai trò quan trọng. Định viết khi đọc tin này cách đây 5-6 ngày nhưng bị bịnh bất ngờ nên hôm nay người viết mượn tin liên quan đến người về hưu ở Đức để đưa ra vài nhận xét riêng. Vì sự nhạy cảm của vấn đề nên mong quý độc giả hoan hỷ nếu vô tình đụng chạm. Cám ơn (LNC).
* * *
Xin được nhắc lại để quý độc giả tiện theo dõi. Theo Thông Tấn Xã dpa, bản tin ngày 17 tháng 4.2017 thì Hiệp hội Bảo hiểm hưu trí Đức ước tính rằng đến năm 2030 lương hưu tăng trung bình hàng năm khoảng 2%.
Ngoài ra, Giám đốc Verdi, Frank Bsirske khăng khăng đòi chi tiêu thêm hàng tỷ Euro để ổn định lương hưu theo luật định. Bsirske cảnh báo qua Thông tấn xã Đức: "Nếu chúng ta có mức lương hưu, vốn được xem là đã chấp nhận bởi đa số chính trị gia đến năm 2030 vào tài khoản, thì sau đó nếu ai kiếm được 2.500€/tháng (khoảng 3000$/tháng) trong cuộc đời làm việc của mình, sau 40 năm đóng góp chỉ được hưởng một khoản tiền hưu là 809€ (970$)". Nhưng hơn 50% người lao động không kiếm được đến 2500€, nhiều người cũng không đóng góp đủ 40 năm.
Theo Bsirske như vậy có hàng triệu người thậm chí không thể nhận 809 euro được theo chiếc tính. An ninh cơ bản hiện nay trung bình là 794 euro/tháng. Cần thiết là một sự ổn định về mức lương hưu, tức là tỷ số giữa mức lương trung bình cho chế độ hưu trí. "Tuy nhiên để đạt được điều này chúng ta cần các biện pháp bổ sung cho chế độ hưu trí theo luật định chống nghèo".

Le Ngoc Chau
BERLIN (dpa-AFX) - Việc tăng lương hưu vào ngày 01 tháng 7 năm 2017 đã mang lại cho người già ở Đức trung bình là 18 € netto (đã trừ thuế) mỗi tháng. Nhật báo "Bild" đã loan tin này báo tuần qua, trích dẫn các tính toán sơ bộ đầu tiên của bảo hiểm hưu trí Đức.
Theo đó, mức lương hưu trung bình tăng từ 860 lên 878 euro/tháng. Tiền lương hưu của nam giới gia tăng trung bình thêm 17€ lên đến 1070 euro, lương hưu của phụ nữ tăng 18 lên 685 euro. Khoản tiền cấp dưỡng của góa phụ (widow's pension) tăng thêm 5€ đến 472 euro, lương hưu của người góa vợ (widower's pensions) thêm 6€ lên 339 euro.
Tiền lương hưu đã tăng 1,90% ở Tây Đức vào ngày 1 tháng 7 năm ngoái (2017) và 3,59% ở các tiểu bang mới (tức cộng sản DDR cũ). Vào tháng 7 năm 2018, khoảng 21 triệu người nghỉ hưu có thể mong đợi nhiều tiền rõ ràng hơn. Dự kiến sẽ tăng khoảng 3% lương hưu. Điều kiện tiên quyết là tiền thù lao và lương bỗng sẽ phát triển như dự đoán.
Thay lời kết: Riêng ở Đức, ai cũng biết là khi về hưu đời sống thay đổi nhiều vì tiền hưu lãnh ra thua xa khi còn đi làm. Theo nhật báo Bild cho biết năm 2013 đã có 6 triệu người Đức lãnh lương hưu dưới 500 euro/tháng (tính ra khoảng 600$/tháng), vị chi nếu sống ở các thành phố đắt đỏ như Munich không đủ tiền thuê được một Appartement rộng 30-40mét vuông!.
Xa hơn nữa, trong tổng số người về hưu ở Tây Đức chỉ có đúng 11 người đàn ông và 7 phụ nữ nhận lương hưu cao nhất là 2800€ chưa trừ thuế (tức brutto). Và theo thống kê của Cơ quan hưu trí Đức (DRV) thì mức lương hưu tại các tiểu bang phía Tây vào năm 2015 là 1231,45€ và ở phía Đông (cộng sản DDR cũ) là 1.217,25 Euro. Năm 2016, theo DRV lương hưu trung bình ở Đức là 1.197 Euro/ tháng (tính ra 1436$/tháng). Các con số trên là tiền hưu chưa trừ thuế.
Người về hưu ở Đức cũng phải đóng thuế nếu tiền hưu trong năm cao hơn mức căn bản ấn định 2017 được miễn thuế là 8820€/năm cho người độc thân và 17620€/năm cho vợ chồng. Ngay cả niên liễm bệnh tật và chăm sóc cũng sẽ bị khấu trừ từ tiền hưu. Nếu một người Đức lãnh mức hưu trung bình khoảng 1000€/tháng thì sau khi bị khấu trừ thuế, bảo hiểm … chỉ còn lại 800 đến 900€/tháng để sống. Mức hưu căn bản miễn thuế được tăng lên 2018: 9000€ cho người độc thân và 18000€ cho vợ chồng. Nếu hơn mức hưu kể trên dù chỉ 01 Euro là phải đóng thuế.
Bây giờ người viết giới hạn trong lãnh vực hưu trí (không bàn đến diện lãnh trợ cấp thất nghiệp Alu 1) đề cập khái quát tại sao người Đức về hưu tìm đến các nước có đời sống rẻ cư ngụ hay vì sao người Việt có tuổi về VN sống lúc già (?), mặc dù có lần chính họ đã trốn chạy mà sự may mắn sống chỉ 1 phần, trong khi cái chết thì đến chín phần lúc vượt biển tìm Tự Do !.
Nếu người Đức thời còn trẻ, còn đi làm biết lo xa và tiết kiệm thì họ mua nhà trong khu chung cư hay nhà liền kề (1 dãy 3 hay 4 căn nhà riêng liền nhau hoặc Duplex => giải thích thêm: nhà chung cư rẻ nhất, rồi đến townhouse, rồi Duplex và đắt nhất là single house) tùy mức lương kiếm được và sau khi về hưu (trước đây chính thức là 65t cho đàn ông và 63t cho đàn bà, gần đây tăng thêm 2t) và nếu trả xong nợ ngân hàng trong vòng 30 năm thì với tiền hưu trừ thuế rồi họ có thể tạm sống được vì không phải trả tiền thuê nhà. Nếu ở thuê thì không đủ tiền để trả cho căn nhà thuê 3 phòng trong chung cư ở Munich là một thí dụ vì tiền thuê phải trả từ 1200€ đến 1500€/tháng. Đó là lý do vì sao sau khi nghỉ hưu họ dọn nhà ra vùng ngoại ô hay tìm cách về vùng quê, hoặc sang Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha sống, vừa rẻ mà khí hậu lại ấm áp nữa.


Đã nói thì nói luôn, dù vậy sau thời gian ở đó khi tuổi càng cao thì họ lại trở về Đức lý do sự chăm sóc sức khỏe ở Đức tốt hơn nhiều, sạch sẽ và bảo đảm hơn vì chính ông bạn hàng xóm tôi là người trong cuộc, trước hưu là kỹ sư cũng có tiền nên có nhà nghỉ hè bên đó vì giá rẻ.
Bây giờ nói đến "NVTN" chúng ta chút xíu thôi. Đa số khi NVTN đến Đức vào cuối thập niên 70 đều được Đức giúp đỡ nên hầu hết ai cũng nhận nhà xã hội với sự phụ cấp tài chính của Đức. Họ học tiếng Đức rồi đi làm, con cái được nhà nước giúp và chịu khó nên thế hệ 2 thành công nhiều trên lãnh vực học vấn và nghề nghiệp. Cũng nói thêm, ở Đức mà được căn nhà chung cư xã hội là may mắn vô cùng, ít sợ gặp khó khăn với chủ nhà, ít sợ tăng tiền thuê nhà liên miên.
Lương hưu thì như quý vị thấy không cao, nhất là những ai làm thợ thường. Càng ít hơn nếu thời gian làm việc không lâu đối với những NVTN đến Đức khi đã có tuổi. Nói rõ ra, đời sống khá chật vật cho dù người Việt tị nạn chúng ta sống tiết kiệm. Thêm vào đó, khí hậu lạnh vô cùng nhất là mùa Đông đầy tuyết đi đứng khó khăn … vì vậy nhiều người quay trở về VN để dễ hòa đồng với mọi người khi nói chuyện bằng tiếng mẹ đẻ. Và quan trọng hơn nữa, với tiền hưu (giả thử thôi) từ 500 đến 800€/tháng họ sẽ có đời sống thoải mái hơn so với ở Đức, ngoài chuyện gần bà con thân thuộc không gặp trở ngại khi giao thiệp với người Đức, đi bác sĩ thì nói tiếng Việt dễ hiểu vô cùng trong khi ở Đức thì đây cũng là trở ngại khá lớn với người Việt cao tuổi. Chỉ với 600$/tháng như thiên hạ nói có kiếp sống "đế vương", còn ở Đức là ví dụ thì …. cho nên đừng ngạc nhiên sao có nhiều người "hồi hương" lúc về già mặc dù có lần đã nói "vĩnh biệt VN"!
Nói thì nói vậy, chứ nhiều khi tôi cũng gặp lại một số người Việt quen sau thời gian vắng bóng ở Đức, hỏi ra thì được cho biết tuy vậy cũng khó sống lắm lại thêm già rồi nay đau mai ốm, tốn tiền nhiều nếu muốn được chữa trị "đàng hoàng" nên … xách gói về lại Đức sống cho yên thân trong những tháng năm còn lại vì y tế Đức rất tốt, dù rằng ở Đức mình nói mình nghe, bác sĩ y tá Đức nhiều khi chẳng hiểu gì cả nếu con cháu không rảnh đi theo làm thông dịch.
* © Lê Ngọc Châu – (Nam Đức, chiều 16.01.2018)
url: https://de.yahoo.com/finance/nachrichten/presse-rentenerh%C3%B6hung-brachte-senioren-schnitt-042213174.html
PS: Xin được đính kèm một đoạn ngắn trích từ báo Capital, nguyên văn bằng Đức ngữ và Anh ngữ (Google dịch) để quý độc giả biết sơ về giá nhà cửa ơ Munich, thủ đô của Bavaria (LNC).

* The real estate market in Munich
She knew it would be hard. Only that it will be so hard, she would not have thought. Kerstin Seifert and her friend had been looking for a condo for two years. Two years without success. Then it came, as it happens - they parted. Since then Kerstin Seifert experiences the madness even more directly.
"Madness" is actually the word that many tenants, buyers and brokers use when they talk about the Munich real estate market. You mean the square meter prices of 10,000 euros or more, which are called here. And the rents, which are on average 17 euros, in some places even at 20.
Seifert has therefore moved to the outskirts of the city. Even before the gates of the city, she now pays 950 euros for 60 square meters - reason enough not to give up the dream of owning his own apartment: The doctorate biologist has 80,000 euros of equity and could shoulder a monthly burden of 1000 euros. However, her bank advisor grounded her: the money would at best extend to a one-room apartment. Two rooms in Munich usually cost 400,000 euros or more.

Munich is Germany's toughest housing market: Demand is immense, but supply is even shrinking, which has driven prices for years. And a lot is being built, but not enough for years. Most recently, 6,800 apartments were built, with about 11,000 needed per year. Munich is growing by around 20,000 every year.
Condominium prices have risen by 70 percent over the past five years, and have nearly tripled in ten years. Ordinary single-family homes cost an average of 1.3 million euros. And even for a 75-square-meter apartment you have to spend between half a million and 700,000 euros.
*Der Immobilienmarkt in München
Sie wusste, dass es schwer werden würde. Nur dass es so schwer wird, das hätte sie nicht gedacht. Zwei Jahre hatten Kerstin Seifert und ihr Freund nach einer Eigentumswohnung gesucht. Zwei Jahre ohne Erfolg. Dann kam es, wie es so kommt – sie trennten sich. Seitdem erlebt Kerstin Seifert den Wahnsinn noch direkter.
„Wahnsinn“ ist tatsächlich das Wort, das viele Mieter, Käufer und Makler benutzen, wenn sie über den Münchner Immobilienmarkt reden. Sie meinen damit die Quadratmeterpreise von 10.000 Euro oder mehr, die hier aufgerufen werden. Und die Mieten, die im Schnitt bei 17 Euro liegen, mancherorts auch bei 20.
Seifert ist deshalb an den Stadtrand gezogen. Selbst vor den Toren der Stadt zahlt sie nun 950 Euro Miete für 60 Quadratmeter – Grund genug, den Traum von der eigenen Wohnung nicht aufzugeben: Die promovierte Biologin hat 80.000 Euro Eigenkapital und könnte eine monatliche Belastung von 1000 Euro schultern. Ihr Bankberater erdete sie aber: Das Geld würde allenfalls für eine Einzimmerwohnung reichen. Zwei Zimmer kosten in München meist 400.000 Euro oder mehr.
München ist Deutschlands härtester Wohnungsmarkt: Die Nachfrage ist immens, das Angebot aber schrumpft sogar, das treibt seit Jahren die Preise. Und neu gebaut wird zwar viel, doch schon seit Jahren nicht genug. Zuletzt entstanden 6 800 Wohnungen, rund 11 000 pro Jahr werden benötigt. München wächst Jahr für Jahr um rund 20 000 Bewohner.
Um 70 Prozent haben die Preise für Eigentumswohnungen in den vergangenen fünf Jahren angezogen, auf zehn Jahre gesehen haben sie sich fast verdreifacht. Gewöhnliche Einfamilienhäuser kosten im Schnitt 1,3 Mio. Euro. Und selbst für eine 75-Quadratmeter-Wohnung muss man zwischen einer halben Million und 700.000 Euro ausgeben.
(url: capital và mong hoan hỷ cho mọi sơ sót. Đa tạ (LNC)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.