Hôm nay,  

Chính Trị & Kinh Tế Việt Nam 2017

14/01/201821:40:00(Xem: 5373)

CHÍNH TRỊ & KINH TẾ VIỆT NAM 2017



  1. TỔNG QUÁT

  2. CHÍNH TRỊ VIỆT NAM

  3. TÌNH HÌNH KINH TẾ TỔNG QUÁT

  4. CÁC DỮ KIỆN KINH TẾ

  1. GDP

  2. XUẤT NHẬP KHẨU - CÁC ĐỐI TÁC CHÍNH

  3. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

  4. TÌNH TRẠNG ĐẦU TƯ

  1. DỰ ĐOÁN

  2. VỊ THẾ VIỆT NAM

  3. KẾT LUẬN


TỔNG QUÁT

Nền kinh tế Việt Nam tiếp tục đạt kết quả khả quan bất chấp một số yếu tố bất lợi, theo nhận định của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) trong một báo cáo được công bố ngày 26/9. Theo báo cáo Cập nhật Triển vọng phát triển châu Á (ADOU) năm 2017, do sự sụt giảm 8% sản lượng khai khoáng và dầu thô trong nửa đầu năm nay, báo cáo điều chỉnh giảm đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam xuống còn 6.3% trong năm 2017 và 6.5% trong năm 2018. “Bất chấp sự sụt giảm sản lượng khai khoáng và dầu thô, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục đạt kết quả khả quan, được thúc đẩy bởi hai động lực là sản xuất định hướng xuất khẩu và tăng tiêu dùng nội địa”, ông Eric Sidgwick, Giám đốc quốc gia của ADB tại Việt Nam đánh giá. ADB cho rằng, công nghiệp chế biến, chế tạo đã tăng trưởng 10.5% trong nửa đầu năm do các nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài đẩy mạnh sản xuất, còn khu vực dịch vụ tiếp tục tăng trưởng nhờ sự gia tăng hoạt động bán lẻ, mở rộng cho vay của ngân hàng, cũng như mức tăng 30% số du khách tới Việt Nam.

CHÍNH TRỊ VIỆT NAM

Phát biểu tại Hội nghị "Tăng cường quản trị thúc đẩy phát triển tại Việt Nam" tổ chức ngày 20/1/2015, bà Conchita Carpio Morales - thành viên cơ quan thanh tra Philippines nhận định nạn đút lót, hối lộ đang là "kẻ thù" của phát triển và quản trị hiệu quả, cần phải loại bỏ mạnh mẽ. "Các quốc gia đang phát triển thất thoát khoảng 20-40 tỷ USD mỗi năm do hối lộ, đút lót, tham ô và tham nhũng", bà Morales nhấn mạnh. Theo ông Trương Quang Nghĩa, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, việc thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng hiện mới đạt chưa tới 10%. Việt Nam là một trong những nước tham nhũng nghiêm trọng nhất thế giới, theo tổ chức Minh bạch Quốc tế dù rằng có vài yếu tố căn bản mà các tổ chức này không nắm vững được. Những vụ án tham nhũng trong Hệ thống ngân hàng, Tập đoàn dầu khí quốc gia (PVN), Tổng công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC), dự án Nhiệt điện Thái Bình đang được xét xử trong 6 tháng cuối 2017 có thể xem là nổ lực của nhà cầm quyền Việt Nam nhằm xoa dịu sự phẩn uất đến cùng cực của dân chúng trong nước. Việc tham nhũng toàn xã hội là sản phẩm không thể tránh khỏi của thể chế chính trị độc đảng toàn trị dù rằng thuộc bất cứ nhóm nào. Thay thế một nhóm quyền lực mà tham nhũng đang được phanh phui bằng một nhóm quyền lực khác chưa có cơ hội để tham nhũng cũng chẳng giải quyết được vấn đề. Chỉ mong rằng tham nhũng bớt đi thôi.

  1. Vụ OceanBank có thể được xem là vụ án kinh tế lớn nhất từ trước tới nay với việc tòa án phải triệu tập hơn 700 đương sự bao gồm những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, các nguyên đơn dân sự, người làm chứng. Tháng 8/2017, tòa án Hà Nội bắt đầu xét xử vụ Nguyễn Xuân Sơn, nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn dầu khí quốc gia, nguyên Tổng giám đốc OceanBank, ông Hà Văn Thắm, nguyên Chủ tịch HĐQT cùng hàng loạt bị cáo trong vụ án tham nhũng tại Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank) khiến ngân hàng này bị thất thoát hơn 10,000 tỉ đồng (441 triệu USD). Ông Nguyễn Xuân Sơn bị án tử hình về các tội tham ô tài sản, lạm dụng chức vụ quyền hạn để chiếm đoạt tài sản và cố ý làm trái. Ông Hà Văn Thắm bị án chung thân về các tội tham ô, cố ý làm trái, lạm dụng chức vụ và vi phạm quy định về cho vay. Hàng chục bị can còn lại bị đề nghị các mức án tù trong khoảng từ 3 tới 27 năm tù. Báo chí Việt Nam cũng đề cập đến sự liên hệ giữa Oceanbank và PVN có từ thời ông Đinh La Thăng. Có bằng chứng ông Đinh La Thăng từng yêu cầu các thành viên PVN gửi tiền vào OceanBank năm 2010. Trong cương vị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ông Nguyễn văn Bình, giờ là Ủy viên Bộ Chính trị và Trưởng ban Kinh tế Trung ương, cũng phải chịu trách nhiệm trong việc để xảy ra tình trạng gần như toàn bộ hệ thống các tổ chức tín dụng đua nhau huy động vượt trần.

  2. Ông Trịnh Xuân Thanh, đối tượng bị Việt Nam truy nã, đã "đầu thú", theo thông báo của Bộ Công an Việt Nam. Thông cáo chính thức, được truyền thông Việt Nam đưa lại ngày 31/7, nói rằng ông Trịnh Xuân Thanh đã ra đầu thú tại Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an. Tuy nhiên, tuyên bố ngày 2/8 từ Văn phòng Bộ Ngoại giao Đức cho biết ông Thanh bị bắt cóc tại Berlin và đòi phải để ông Trịnh Xuân Thanh quay trở lại Đức ngay lập tức để hồ sơ yêu cầu dẫn độ và đơn xin tỵ nạn được xem xét theo đúng trình tự pháp lý. Trong cuộc họp báo ngày 22/9, Chính phủ Đức đã đình chỉ đối tác chiến lược với Việt Nam và phát lệnh trục xuất tiếp một cán bộ ĐSQ VN ở Berlin. Cũng cần nhắc lại ông Trịnh Xuân Thanh bị khởi tố ngày 15/9/2016 về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng với để điều tra khoản thua lỗ gần 3,300 tỷ đồng (145 triệu USD) tại Tổng công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) trong thời gian làm lãnh đạo tại đây. Ông Lê Đình Mậu, Kế toán trưởng PVN cũng đã bị bắt cuối tháng 9/2017.

  3. Ngày 26/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã thực hiện lệnh tống đạt các quyết định khởi tố bị can, tạm giam 14 bị can nguyên là cán bộ Ngân hàng Đại Tín (TrustBank, tiền thân của Ngân hàng Xây dựng) để điều tra về các hành vi "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" và "cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng." Tổng số tiền gây thiệt hại của 14 bị can này là gần 9,000 tỷ đồng (396 triệu USD).

  4. Ông Đinh La Thăng bị đình chỉ sinh hoạt đảng theo sau quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam của Bộ Công an Việt Nam. Tính đến ngày 11 tháng 12 đã có 51 quan chức ngành dầu khí và ngân hàng, kể cả 2 ông Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh, bị câu lưu.

  5. Cũng trong những biến cố liên hệ, ngày 18/9, Ủy ban kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam nói Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh và Chủ tịch thành phố Huỳnh Đức Thơ có vi phạm "nghiêm trọng đến mức phải thi hành kỷ luật”. Ngày 22/9, Ủy ban Kiểm tra trung ương đã vào làm việc với Ban thường vụ Thành ủy Đà Nẵng để công bố kết luận về vi phạm của hai ông này. Ngày 29/9, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ nhận hình thức kỷ luật cảnh cáo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Ngày 6/10, ông Nguyễn Xuân Anh bị đảng Cộng Sản cách chức bí thư Thành ủy Đà Nẵng, mất luôn cả vị trí ủy viên Trung ương Đảng. Ngày 22/12, ông Phan Văn Anh Vũ tự “Vũ nhôm”, một doanh gia có liên hệ mật thiết với ông Nguyễn Xuân Anh, bị truy nã do đã có hành vi “Cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước”. Giới chức Singapore ngày 2/1 lần đầu tiên xác nhận với BBC Tiếng Việt họ đã 'bắt giữ' ông Phan Văn Anh Vũ vì 'vi phạm Luật Di trú'. Ngày 4/1, ông Vũ đã bị Singapore trục xuất về Việt Nam.

  6. Việt Nam hôm 8/1 bắt đầu xử án ông Đinh La Thăng và ông Trịnh Thanh cùng với 20 lãnh đạo của Tổng Công ty PetroVietnam trong vụ làm thất thoát hàng trăm triệu USD. Phiên tòa dự kiến kéo dài đến hôm 21/1/2018. Các bị cáo bị truy tố tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” hay "Tham ô tài sản". Riêng 2 ông Trịnh Xuân Thanh và Vũ  Đức Thuận, nguyên TGĐ của PVC, bị truy tố cả  2 tội. Ông Đinh La Thăng thừa nhận “trách nhiệm của người đứng đầu” nhưng những quyết định quan trọng đều do đường lối của Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam, trong đó có sự chấp thuận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ngày 11/1, Đại diện Viện kiểm sát đã đề nghị mức án đối với Đinh La Thăng 14-15 năm tù, Trịnh Xuân Thanh bị đề nghị chung thân. Vũ  Đức Thuận bị đề nghị 26-28 năm tù. 19 bị cáo khác trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) và Tổng Công ty xây lắp dầu khí (PVC) bị đề nghị từ án treo cho đến 13 năm tù.

 

TÌNH HÌNH KINH TẾ TỔNG QUÁT


  • Ngày 10/1/2018, dự Hội nghị Cấp cao Hợp tác Mekong- Lan Thương (MLC) lần thứ 2 tại Phnom Penh, Campuchia Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị xây dựng quy chế vận hành liên hồ chứa trên dòng Lan Thương-Mekong.

.

.

.

  • Hội nghị Chuyển đổi mô hình phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu với tầm nhìn tới năm 2100 diễn ra ngày 26-27/9 tại Cần Thơ. Hội nghị được đánh giá là chưa từng có từ trước tới nay khi đích thân Thủ tướng cùng 2 phó thủ tướng chủ trì, 700 đại biểu là lãnh đạo bộ, ngành, địa phương… cùng các nhà khoa học, chuyên gia, đối tác quốc tế tham dự. Những gì mà vùng đất và người dân vùng ĐBSCL đối mặt là thách thức, chứ không phải nguy cơ vì “mặn, lợ, khô, ngập cũng là lợi thế phát triển”. Do đó, định hình chuyển đổi mô hình phát triển ĐBSCL theo hướng bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu có ý nghĩa rất quan trọng ". Mục tiêu phấn đấu tới năm 2050, ĐBSCL trở thành vùng có trình độ phát triển khá so với cả nước, thu nhập bình quân đầu người gần 10,000 USD. Các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng được bảo tồn trong điều kiện biến đổi khí hậu. "Chuyển từ thứ tự ưu tiên lúa - thủy sản - cây trồng sang thủy sản - cây trồng - lúa. Dứt khoát giảm diện tích trồng lúa. Trong quá trình chọn lựa cây, con phải có doanh nghiệp tham gia từ đầu", Thủ tướng nói.

Image result for tư duy đột phá từ hội nghị Diên Hồng

Đồng bằng sông Cửu Long


  • Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định 1434/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản bền vững giai đoạn 2016 - 2020. Chương trình nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển bền vững ngành Thủy sản, phấn đấu trở thành ngành sản xuất hàng hóa lớn, có cơ cấu và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, hội nhập vững chắc vào nền kinh tế quốc tế gắn với bảo vệ nguồn lợi, môi trường sinh thái, từng bước nâng cao thu nhập và mức sống của ngư dân và góp phần bảo vệ quốc phòng, an ninh trên các vùng biển, đảo. Phấn đấu đến năm 2020 tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản bình quân hằng năm đạt 6.0%; tổng sản lượng thủy sản đạt từ 6.5 đến 7 triệu tấn; giá trị xuất khẩu thủy sản đạt từ 8 đến 9 tỷ USD.

  • Theo đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để ngành điều giữ vững vị trí là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực, đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 3 tỷ USD vào năm 2020. Trong số 300 doanh nghiệp (DN) đang tham gia chế biến, xuất khẩu hạt điều tại Việt Nam thì sản lượng điều thô trong nước chỉ mới đáp ứng được 1/3 nhu cầu còn lại 70% phụ thuộc vào điều thô nhập khẩu từ các nước như Campuchia, Ấn Độ, Bờ Biển Ngà ... Chất lượng hạt điều nhập khẩu kém đã gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của DN Việt Nam khi làm ăn với khách hàng nước ngoài. Việt Nam cần vượt qua 3 thách thức lớn gồm vùng nguyên liệu, chế biến và tiếp cận thị trường để có thể chủ động được nguồn nguyên liệu.

  • Trung tâm Hạ tầng toàn cầu (GI Hub - Global Infrastructure Hub) trực thuộc quản lý của Nhóm các nền kinh tế lớn G20, vừa hợp tác với Oxford Economics, đơn vị hàng đầu về dự báo toàn cầu và phân tích định lượng, để thực hiện và công bố báo cáo Viễn cảnh cơ sở hạ tầng toàn cầu. Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu tại 50 quốc gia trong 7 lĩnh vực, trải rộng trên khắp các châu lục dựa trên dữ liệu của các kho lưu trữ dữ liệu quốc gia cùng với cơ sở dữ liệu từ các nguồn như Ngân hàng Thế giới, InfraLatAm, OECD và các cơ quan khác. Nghiên cứu vừa được công bố vào tháng 9/2017, Việt Nam cần tới 605 tỷ USD để hoàn thiện cơ sở hạ tầng, từ nay cho đến năm 2040.


Viet Nam can dau tu 605 ty USD vao co so ha tang tu nay den nam 2040, dung dau Dong Nam A - Anh 1


Nhu cầu đầu tư vào cơ sở hạ tầng từ 2016-2040 tại các nước châu Á (trừ Trung Quốc). Đơn vị: tỷ USD

  • Trong thông cáo báo chí ngày 23/10, Liên hiệp châu Âu (EU) cho biết đã chính thức rút “thẻ vàng” đối với hải sản Việt Nam, đồng thời cảnh báo có thể cấm nhập các mặt hàng hải sản từ Việt Nam, nếu Hà Nội không “làm nhiều hơn” để giải quyết tình trạng khai thác hải sản bất hợp pháp (IUU). Trong thông cáo báo chí ngày 23/10, Liên hiệp châu Âu (EU) cho biết đã chính thức rút “thẻ vàng” đối với hải sản Việt Nam, đồng thời cảnh báo có thể cấm nhập các mặt hàng hải sản từ Việt Nam, nếu Hà Nội không “làm nhiều hơn” để giải quyết tình trạng khai thác hải sản bất hợp pháp (IUU).


CÁC DỮ KIỆN KINH TẾ


Tổng sản phẩm quốc nội GDP: Theo số liệu của Tổng cục Thống kê công bố ngày 27/12, quý I là 5.15%, quý 2 là 6.28%, quý 3 là 7.46% và quý 4 là 7.65%. Tính chung GDP cả năm 2017 tăng 6.81% so với ước tính từ 6.3 đến 6.6% từ các định chế và ngân hàng quốc tế như World Bank, IMF, Bloomberg, HSBC. Mức tăng trưởng năm nay vượt mục tiêu đề ra 6.7% và cao hơn mức tăng của các năm từ 2011 – 2016.


Image result for tăng trưởng gdp 2017


Xuất nhập khẩu - Các đối tác chính: Chiều 19/12/2017, Việt Nam loan báo, xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt mốc 400 tỷ USD từ mức 100 tỷ USD năm 2007, đến năm 2017, giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam đã tăng hơn 4 lần. Tổng kim ngạch năm 2017 đạt 425 tỷ USD so với 351 tỷ USD trong năm 2016, trong đó xuất siêu lên đến khoảng 2.7 tỷ USD giúp cán cân thanh toán tổng thể quốc gia có thặng dư khá lớn. Nhờ đó mà thứ hạng về xuất nhập khẩu của Việt Nam (theo xếp hạng của WTO) đã tăng lên rõ rệt. Cụ thể, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng từ vị trí 50 trong năm 2007 lên vị trí 26, ghi nhận trong năm 2017. Trong khi đó, nhập khẩu của Việt Nam cũng tăng lên từ vị trí thứ 41 trong năm 2007 lên vị trí 25 trong năm 2016 và chắc chắn sẽ tiếp tục tăng bậc trong năm 2017.


Theo thông tin mới nhất của Tổng cục Hải quan năm 2017, có 6 đối tác thương mại với tổng trị giá kim ngạch đạt 339.6 tỷ USD, chiếm khoảng 79.9% tổng trị giá kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước gồm: Trung Quốc, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, EU, ASEAN và Nhật Bản.


Trung Quốc: là thị trường có quan hệ thương mại hai chiều lớn nhất với 93.7 tỷ USD trong đó:

  • xuất khẩu sang Việt Nam đạt giá trị lớn nhất với 58.5 tỷ USD, tăng 16.9% (8.4 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2016, xuất siêu 22.7 tỷ.

  • nhập khẩu từ Việt Nam đạt 35.3 tỷ USD, tăng 60.6% (13.3 tỷ USD).


Hàn Quốc: đã vượt qua Hoa Kỳ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 2 của Việt Nam với kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều lớn thứ 2 sau Trung Quốc với 61.8 tỷ USD trong đó:

  • xuất khẩu sang Việt Nam đạt 46.8 tỷ USD, tăng 45.5% (14.6 tỷ USD), xuất siêu 24.1 tỷ.

  • nhập khẩu từ Việt Nam 15 tỷ USD, tăng 31.1% (3.5 tỷ USD).

Hoa Kỳ: đứng ở vị trí thứ 3 về thương mại hai chiều với 50.7 tỷ USD, trong đó:

  • xuất khẩu sang Việt Nam đạt 9.1 tỷ USD, tăng 4.9% (428 triệu USD)

  • nhập khẩu từ Việt Nam đạt giá trị cao nhất với 41.5 tỷ USD, tăng 8 % (3.1 tỷ USD), nhập siêu 32.4 tỷ.


Liên Âu: đạt 50.4 tỷ USD về thương mại hai chiều, trong đó:

  • xuất khẩu sang Việt Nam đạt 12 tỷ USD, tăng 7.7% (863 triệu USD).

  • nhập khẩu từ Việt Nam 38.3 tỷ USD, tăng 12.8% (4.3 tỷ USD), nhập siêu 26.2 tỷ.


ASEAN: có kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 49.7 tỷ USD, trong đó:

  • xuất khẩu sang Việt Nam 21.7 tỷ USD, tăng 24.5% (4.3 tỷ USD),

  • nhập khẩu từ Việt Nam đạt 28 tỷ USD, tăng 16.4% (3.9 tỷ USD), nhập siêu 6.3 tỷ.


Nhật Bản: ước kim ngạch xuất, nhập khẩu hai chiều đạt 33.3 tỷ USD, trong đó:

  • xuất khẩu sang Việt Nam đạt 16.8 tỷ USD, tăng 14.2% (2.1 tỷ USD), xuất siêu 300 triệu.

  • nhập khẩu từ Việt Nam đạt 16.5 tỷ USD, tăng 9.7% (1.5 tỷ USD).



Image result for Cơ cấu về tỉ lệ của 4 thị trường trong tổng trị giá kim ngạch XNK của cả nước tính hết tháng 11/2017. Biểu đồ: T.Bình.


Cơ cấu về tỉ lệ của 4 thị trường trong tổng trị giá kim ngạch XNK của cả nước tính hết tháng 11/2017. Biểu đồ: T.Bình.

Xuất khẩu: Xuất khẩu là 213.77 tỷ USD tăng 21.1% so với cùng kỳ năm ngoái trong đó xuất khẩu nông lâm thủy sản toàn ngành đạt con số 36.37 tỷ USD. Đây là mức tăng cao nhất trong nhiều năm qua. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) chiếm 72.6%, đạt 155.24 tỷ USD, tăng 23% trong khi khu vực kinh tế trong nước chiếm 27.4%, đạt 58.53 tỷ USD, tăng 16.2%. Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2017 tăng 17.6% so với năm 2016.

  • Bản tin CafeF/Báo Chính Phủ nói là xuất cảng thủy sản VN trong năm 2017 đạt trên 8.3 tỷ USD và là mức cao nhất từ trước đến nay. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc là 4 thị trường nhập cảng hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 55.3% tổng giá trị xuất cảng thủy sản.

  • Tính cuối năm 2017, Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Hoa Kỳ (APHIS, Bộ Nông nghiệp Mỹ) đã chính thức đồng ý cho phép Việt Nam được xuất khẩu quả vú sữa (Star apple fruit) và xoài tươi vào thị trường Hoa Kỳ. Việt Nam là nước đầu tiên được phép xuất khẩu vú sữa sang Hoa Kỳ. Đây là kết quả sau gần 10 năm phía Việt Nam gửi hồ sơ đăng ký xuất khẩu các loại quả này và được phía Hoa Kỳ xem xét thông qua về điều kiện kiểm dịch thực vật (KDTV). Như vậy đến nay, cùng với vải, nhãn, chôm chôm và thanh long thì xoài tươi, vú sữa là loại quả thứ năm và sáu của Việt Nam được phép xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ.

Image result for Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thành viên APEC 10 tháng 2017

Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thành viên APEC 10 tháng 2017

Nhập khẩu: Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2017 ước tính đạt 211.1 tỷ USD, tăng 20.8% so với năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 84.7 tỷ USD, tăng 17%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 126.4 tỷ USD, tăng 23.4%. Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2017 tăng 17.7% so với năm 2016.

  • Thâm hụt thương mại với các thị trường có sự chuyển dịch đáng chú ý, nhập siêu từ Trung Quốc giảm tới 15.3% so với cùng kỳ năm trước và từ Hàn Quốc lại tăng mạnh tới 55.8%. Kết quả, Hàn Quốc đã vượt Trung Quốc trở thành thị trường có thâm hụt thương mại lớn nhất của Việt Nam với mức gần 24.1 tỷ USD, trong khi thâm hụt thương mại với Trung Quốc là 22.7 tỷ USD. Do SamSung mở rộng đầu tư sản xuất tại Việt Nam, nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị và linh kiện phục vụ gia công lắp ráp tăng cao, Hàn Quốc trở thành thị trường nhập siêu lớn nhất của Việt Nam năm 2017 với 31.8 tỷ USD.

Thị trường chứng khoán: Năm 2017 chứng kiến mức tăng trưởng ngoạn mục của thị trường chứng khoán Việt Nam khi chỉ số chung của thị trường VN-Index liên tục phá đỉnh. Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng trong năm, VN-Index đạt 984.24 điểm, cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. So với đầu năm, chỉ số này đã tăng gần 50%, qua đó giúp thị trường chứng khoán Việt trở thành một trong ba thị trường tăng trưởng tốt nhất thế giới trong năm qua. Trong 2 tuần đầu tiên 2018, thị trường chứng khoán Việt Nam bứt phá thành công cột mốc 1,050 điểm.


blank

Dự trữ ngoại hối: Năm 2017, Ngân hàng Nhà nước đã mua vào khoảng 13 tỷ USD để tăng dự trữ ngoại hối. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cho biết tính đến cuối năm 2017, tổng dự trữ ngoại hối Nhà nước đã xấp xỉ 52 tỷ USD. Chỉ riêng 2 tuần đầu năm 2018, Ngân hàng Nhà nước đã mua thêm 2.5 tỷ USD, nâng tổng dự trữ ngoại hối lên đến 54.5 tỷ USD.

Tình trạng đầu tư: Bức tranh kinh tế 11 tháng có nhiều gam sáng khi Việt Nam thu hút được dòng vốn FDI 33 tỷ USD từ giới đầu tư nước ngoài so với 20.9 tỷ năm 2016. Số lượng doanh nghiệp thành lập mới là 116,000 doanh nghiệp, trên 24,000 doanh nghiệp trở lại hoạt động. Trung Quốc tiếp tục là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam, trong khi Nhật Bản năm 2017 đã vưt qua Hàn Quốc trở thành quốc gia đầu tư lớn nhất vào Việt Nam với 12.8 tỷ USD, tăng gấp bốn lần so với năm 2016. Điều cần để ý là trong dòng vốn của Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan vào Việt Nam đều có vốn của Hoa Kỳ.

undefined - Ảnh 1.

Các quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư lớn nhất vào Việt Nam trong 11 tháng năm 2017 (%).

  • Ngày 21/9, Công ty Hanwha Techwin (Hàn Quốc) tổ chức lễ khởi công nhà máy Hanwha Aero Engines tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội). Đây là dự án đầu tư đầu tiên tại Việt Nam liên quan đến ngành công nghiệp động cơ hàng không. Hanwha Techwin là phân bộ quốc phòng của Hanwha là một trong những tập đoàn kinh tế lớn nhất Hàn Quốc với doanh thu 35.13 tỷ USD (2013). Nhà máy sẽ sản xuất các cấu kiện, linh kiện động cơ cho một số hãng hàng không hàng đầu thế giới, như: General Electric (GE), Pratt & Whitney (PW) và Rolls-Royce. Trước đó ngày 7/7, Ban Quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc đã cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án nhà máy của Hàn Quốc với tổng mức đầu tư 200 triệu USD (giải ngân trong ba năm) và có kế hoạch mở rộng lên 260 triệu USD trên tổng diện tích 96,789 m². Dự kiến đến cuối tháng 4/2018, nhà máy thứ nhất sẽ hoạt động, hai nhà máy còn lại được hoàn thành vào năm 2022.

  • Ngày 2/9, Tập đoàn VinGroup chính thức khởi công dự án sản xuất ô tô, xe máy điện Vinfast với mức đầu tư lên đến 3.5 tỷ USD. Địa điểm đơn vị này lựa chọn hiện thực hóa giấc mơ sản xuất ô tô “Made in Vietnam” là khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải (Hải Phòng). Đây là một trong 5 khu kinh tế trọng điểm, ven biển của cả nước. Sau khi cầu Tân Vũ – cầu vượt biển dài nhất Việt Nam được đưa vào hoạt động, việc đi lại bằng ô tô giữa đất liền từ TP Hải Phòng sang đảo Cát Hải chỉ mất khoảng 5 phút thay vì mất hàng tiếng đồng hồ đi phà như hiện nay. Ông James B. DeLuca, cựu Phó chủ tịch điều hành sản xuất toàn cầu của General Motors trở thành Tổng giám đốc cho hãng xe Việt. Hôm 25/9, tập đoàn Vingroup chính thức bổ nhiệm ông James B. DeLuca làm Tổng giám đốc Nhà máy sản xuất ôtô VinFast, chịu trách nhiệm xây dựng, vận hành, phát triển mảng sản xuất ôtô (không gồm xe máy điện). Việc tuyển mộ James B. DeLuca về làm việc cho VinFast là bước đi lịch sử thể hiện tham vọng lớn của Vingroup trong ngành ôtô. Ngay cả các hãng xe lớn, có mặt ở Việt Nam hơn 20 năm cũng chưa từng có lãnh đạo cao cấp tầm cỡ như vậy.


  • Dự án khí đốt nhiều tỷ USD của tập đoàn dầu khí hàng đầu của Mỹ ở Việt Nam đang trên đà hoàn tất vào năm 2019, theo một quan chức hàng đầu của ExxonMobil cho biết hôm thứ Ba 7/11. Mỏ khí đốt Cá Voi Xanh có trữ lượng khoảng 150 tỷ m³ nằm cách bờ biển miền trung Việt Nam 88 km, trong khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Khí đốt sẽ được chuyển lên bờ để vận hành 4 nhà máy điện sẽ được xây ở tỉnh Quảng Nam, miền Trung Việt Nam.

  • Ngày 18/12, hãng đồ uống Thai Beverage của tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi đã mua 53.59% cổ phần của Tổng công ty Bia, rượu, nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) với giá trị giao dịch tương đương 4.8 tỷ USD. Đây là 1 trong 2 tin vui cho nền kinh tế Việt Nam khi xuất nhập cảng Việt Nam đã đạt đến mức 400 tỷ USD vào ngày 19/12 vừa qua. Ngoài ra,  trong đợt thoái vốn của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) hiện đang nắm 44.7% cổ phần Vinamilk. Hai nhà đầu tư F&N Dairy Investment Pte Ltd và F&N Bev Manufacuring PTE.LTD tại Singapore đã  mua 5.4% cổ phần Vinamilk đem về cho SCIC 840 triệu USD.

DỰ ĐOÁN


Dự đoán về thương mãi đa phương:


  • Năm 2013, Phòng thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham Vietnam) vừa đưa ra bản đánh giá về quan hệ thương mại Việt – Mỹ, trong đó có dự báo thương mại song phương có thể đạt con số 50 tỷ USD vào năm 2020. Theo USABC, các đại công ty Hoa Kỳ như ExxonMobil, GE, Murphy, Halliburton, Caterpillar, Dow Chemical, Westinghouse Electricmuốn đầu tư vào tập đoàn dầu khí Việt Nam cũng cung cấp các giải pháp kỹ thuật cho các dự án năng lượng dầu khí tại Việt Nam. Polestar, một doanh nghiệp từ Texas, đã đặt vấn đề mua đến 49% cổ phần bán ra của Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn. Vốn điều lệ hiện tại của Lọc hóa dầu Bình Sơn là 31,000 tỷ đồng (1.4 tỷ USD).

  • Thương mại song phương Việt Nam-Thái Lan đã tăng trưởng hơn 40% trong suốt 5 năm qua. Ngay cả trước những biến động khôn lường của nền kinh tế toàn cầu hiện nay, năm 2015 mức tăng trưởng tiếp tục đạt 10% với tổng kim ngạch lên tới gần 13 tỷ USD. Hai quốc gia có thể cùng phối hợp để tăng kim ngạch thương mại chung lên 20 tỷ USD vào năm 2020. Việt Nam cũng đang làm việc với Saudi Arabia, các quốc gia Trung Đông và Đông Âu để tăng cường thương mại song phương.

 

Dự đoán về xuất nhập cảng:

  • Thủy sản: Theo báo cáo mới nhất của Bộ NN&PTNT, khối lượng xuất khẩu thủy sản năm 2017 ước đạt 8.32 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2016. Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc là 4 thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 55.3% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản. Khối lượng nhập khẩu thủy sản năm 2017 đạt 1.45 tỷ USD, tăng 30.4% so với cùng kỳ năm 2016. Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), đóng góp lớn nhất vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản vẫn là mặt hàng tôm với mức tăng trưởng trên 21% với giá trị xuất khẩu đạt 3,8 tỷ USD. Tiếp đến là cá tra đạt gần 1.8 tỷ USD, dù gặp khó khăn ở nhiều thị trường lớn nhưng tổng cộng vẫn tăng gần 4% so với năm 2016. Đáng chú ý trong xuất khẩu thủy sản năm 2017 là việc Trung Quốc đã vượt Mỹ trong tốp thị trường nhập khẩu cá tra và tôm của Việt Nam.

  • Trái cây: Trái vải, nhãn, chôm chôm, thanh long, vú sữa, xoài tươi của Việt Nam được phép nhập khẩu vào Hoa Kỳ, Liên Âu, Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc trong năm 2017 sau gần 10 năm chuẩn bị. Trái thanh long Việt hiện đã được xuất sang khoảng 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngoài các thị trường truyền thống như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Hà Lan và Đài Loan, thanh long còn được xuất sang các thị trường khó tính như Mỹ, Italy, Nhật Bản, Singapore và đang thâm nhập một số thị trường mới như Ấn Độ, New Zealand, Australia và Chile.

Image result for What is dragon fruit

Trái Thanh long (Dragon fruit) của Việt Nam đã xuất hiện trên các tạp chí ẩm thực Hoa Kỳ

 

VỊ THẾ VIỆT NAM

  • Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năng suất lao động toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2017 ước tính đạt 92.1 triệu đồng/lao động (tương đương 4,118 USD/lao động). Dù có cải thiện nhưng năng suất lao động Việt Nam vẫn rất thấp so với nhiều nước trong khu vực. Năng suất lao động của Việt Nam năm 2016 chỉ bằng 7% của Singapore; 17.6% của Malaysia; 36.5% của Thái Lan; 42.3% của Indonesia; 56.7% của Philippines và bằng 87.4% của Lào". Các chuyên gia của ILO cho biết, năng suất lao động trong ngành chế tạo và các dịch vụ cao cấp cao hơn rất nhiều so với ngành nông nghiệp. Ở những quốc gia như Campuchia, Lào và Việt Nam vẫn còn một bộ phận lớn lực lượng lao động làm việc trong ngành nông nghiệp, vậy nên có năng suất lao động chung thấp hơn. Ngược lại, Singapore có mức năng suất lao động cao nhất, bởi vì nền kinh tế của nước này chủ yếu dựa vào ngành chế tạo và các dịch vụ cao cấp như tài chính và bảo hiểm. Để cho chính xác, cần có phân tích năng suất lao động từng ngành thay vì chỉ đưa ra một con số chung cho cả nền kinh tế.

  • Đầu tháng 12, khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew thực hiện với hơn 40 ngàn người tại 38 nước xếp Việt Nam ở vị trí số một với 88% người Việt trong khảo sát cho rằng cuộc sống hôm nay tốt đẹp hơn 50 năm trước. Nhìn chung, các nước kỳ vọng nhiều vào nền kinh tế quốc gia có xu hướng cho rằng cuộc sống hôm nay tốt đẹp hơn quá khứ. Chẳng hạn tại Việt Nam có tới 91% người được hỏi nói điều kiện kinh tế tốt hơn nửa thế kỷ trước. Các nước có cái nhìn cuộc sống có "màu hồng" xếp sau Việt Nam là Ấn Độ (69%), Nam Hàn (68%) và Nhật Bản (65%).

  • Theo báo cáo mới cập nhật từ Bloomberg, Việt Nam xếp thứ 12 trong những nước hạnh phúc nhất, cũng có nghĩa xếp thứ 54 trong những nước khốn khổ nhất với tổng tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp ước tính là 6.2%. Thứ hạng này cao hơn rất nhiều nước phát triển trên thế giới như Úc, Đức, Anh, Mỹ, Trung Quốc. Theo bảng xếp hạng, Mỹ vẫn nằm trong số 20 nước khốn khổ nhất (ở vị trí thứ 49).

  • Theo tổ chức nghiên cứu kinh tế-xã hội New Economics Foundation có sở chính tại Vương quốc Anh, trong số 140 nước được khảo sát, Việt Nam là quốc gia có chỉ số hành tinh hạnh phúc (HPI) đứng thứ 5 thế giới, thứ 2 ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Việt Nam là 1 trong 3 quốc gia có chỉ số hành tinh hạnh phúc (Happy Planet Index) cao và chỉ số dấu chân sinh thái nhỏ đủ để có sự bền vững môi trường. Bảng xếp hạng được công bố tại trang web happyplanetindex.org.

  • Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) vừa công bố Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2017-2018. Theo đó, Việt Nam và Indonesia là 2 quốc gia Đông Nam Á có bước tiến nhảy vọt. Cụ thể, Việt Nam nhảy lên hạng 55, tăng 5 bậc so với năm ngoái và 20 bậc so với cách đây 5 năm. Việt Nam được đánh giá có những cải thiện đáng chú ý trong mức độ sẵn sàng về công nghệ, tính hiệu quả của thị trường lao động. Ngoài ra, giao thương là một yếu tố lớn khác giúp Việt Nam tiến lên phía trước, khi đứng thứ 7 về tỷ lệ nhập khẩu so với GDP và thứ 11 về tỷ lệ xuất khẩu.

  • Ngày 31/10/2017, Ngân hàng thế giới công bố xếp hạng Môi trường kinh doanh (Doing Business) 2018, theo đó môi trường kinh doanh của Việt Nam có sự cải thiện đáng kể, lên vị trí 68/190 nền kinh tế, tăng 14 bậc so với năm ngoái (vị trí 82).

  • Báo cáo Tài nguyên Internet của Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC, thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông) cho thấy, Việt Nam đang xếp thứ 7 khu vực châu Á và đứng đầu khu vực ASEAN về số lượng tên miền cấp cao mã quốc gia. Cụ thể, trong Top 10 quốc gia/vùng lãnh thổ có số lượng tên miền lớn nhất ở châu Á, thứ nhất là Trung Quốc. Lần lượt các quốc gia, vùng lãnh thổ đứng sau là Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Iran, Đài Loan, Việt Nam, Malaysia, HongKong và Indonesia.

  • Trang Telegraph tháng 8/2017 trích một báo cáo mới của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) chỉ ra 10 điểm đến du lịch phát triển nhanh nhất thế giới năm 2017. Trong đó, Việt Nam đứng thứ 6 với mức tăng trưởng 30% sau Palestine, Ai Cập, Quần đảo Bắc Mariana, Iceland, Tunisia. Thông tin từ Tổng cục Thống kê công bố ngày 27/12/2017 cho thấy khách quốc tế đến Việt Nam trong năm 2017 ước tính đạt gần 13 triệu lượt người, tăng hơn 29% so với năm ngoái (tăng 2.9 triệu lượt khách).

  • Trong bảng xếp hạng quốc gia sử dụng Facebook nhiều nhất trên thế giới tính tới tháng 7/2017, Việt Nam đã vượt Thổ Nhĩ Kỳ và Thái Lan, vươn lên vị trí thứ 7. Trong khi đó, Ấn Độ lần đầu tiên vượt Mỹ về lượng người dùng Facebook, chiếm vị trí thứ nhất với 241 triệu người.

 

Image result for facebook's top countries and cities 2017

 

  • Các thành phố của Ấn Độ dẫn đầu nhóm 30 thành phố có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong khi các đối thủ Trung Quốc đang giảm tốc. Ấn tượng nhất trong danh sách là vị trí dẫn đầu của Delhi (Ấn Độ), với GDP năm 2021 dự kiến tăng 50% so với cuối năm 2016. TP.HCM của Việt Nam xếp thứ hai, cùng với ba thành phố khác cũng thuộc Ấn Độ là Chennai, Mumbai và Hyderabad được dự đoán có mức tăng trưởng ước tính xấp xỉ 8% mỗi năm.

  • Ngày 21/7 tại Brazil, Ban tổ chức kỳ thi Olympic Toán học quốc tế lần thứ 58, năm 2017 (IMO 2017) đã công bố kết quả chính thức kỳ thi. Đội tuyển quốc gia Việt Nam gồm sáu học sinh dự thi thì tất cả các em đều đoạt giải, gồm: bốn Huy chương vàng, một Huy chương bạc và một Huy chương đồng, đứng thứ 3 sau Hàn Quốc và Trung Quốc. Đây là kết quả cao nhất trong lịch sử 43 lần dự thi Olympic Toán quốc tế của đội tuyển quốc gia Việt Nam. Hoa Kỳ và Iran đứng thứ 4 và 5. Điều đặc biệt là 4 em đại diện đội tuyển Hoa Kỳ thì 3 em gốc Ấn Độ, 1 em gốc Trung Quốc.

  • Ngày 11/12, đại diện Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM cho biết, đội tuyển HCMUS-NyanCat của trường đã xuất sắc giành giải vô địch Kỳ thi lập trình viên quốc tế ACM-ICPC khu vực châu Á được tổ chức tại Yangon (Myanmar) ngày 10.12. Theo đại diện trường ĐH này, đây là lần đầu tiên Việt Nam đạt giải vô địch khu vực châu Á ở kỳ thi được tổ chức ở nước ngoài.

  • Đầu tháng 11/2017, Forbes vừa công bố kết quả xếp hạng 100 phụ nữ quyền uy nhất thế giới. Đứng đầu là Thủ tướng Đức Angela Merkel, lần thứ bảy liên tiếp là người phụ nữ quyền lực nhất trái đất. Doanh nhân Nguyễn Thị Phương Thảo, CEO hãng hàng không VietJet, đã trở thành người quyền lực hơn cả bà Hillary Clinton. Bà Phương Thảo xếp thứ 55, trong khi bà Hillary Clinton chỉ đứng thứ 65.

  • Tỷ phú USD Phạm Nhật Vượng vừa ghi nhận liên tục 2 kỷ lục lịch sử chỉ trong một ngày giao dịch lịch sử, chiếm lại ngôi người giàu nhất trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam vừa sở hữu doanh nghiệp tư nhất lớn nhất trên cả nước. Tính tới ngày 5/12, trong bảng xêp hạng Forbes, Việt Nam có 2 tỷ phú USD là ông Phạm Nhật Vượng và bà Nguyễn Thị Phương Thảo, CEO VietJet. Ông Vượng hiện có tài sản đạt 4.2 tỷ USD, xếp thứ 491. Ông Vượng lần đầu tiên lọt top 500 người giàu nhất hành tinh kể từ hồi đầu tháng 11.

KẾT LUẬN

Trong báo cáo bán niên “Điểm lại” vừa công bố vào cuối tháng 11/2017, Ngân hàng Thế giới (WB) nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam cả năm nay lên 6.7% so với mức 6.3% đưa ra hồi tháng 7, nhờ sức tăng mạnh của cầu trong nước, các ngành chế biến chế tạo định hướng xuất khẩu tăng trưởng tốt,  và ngành nông nghiệp phục hồi. Tuy nhiên, WB dự báo mức tăng trưởng của Việt Nam ổn định ở mức 6.5% trong năm 2018 và 2019, đồng thời lạm phát được dự phóng ở mức 4.0%. Ngày 29/11, đài VOA có bài viết “Kinh tế Việt Nam có dấu hiệu khởi sắc?”. Trong bài báo có tựa đề “(Nền kinh tế) Việt Nam không còn là con cá bé nữa”, tác giả Andy Mukherjee, cây bút bình luận về kinh tế-tài chính của Bloomberg, lưu ý rằng chỉ mới bốn năm trước, thị trường chứng khoán TP.HCM có khối lượng giao dịch trị giá 50 triệu USD một ngày trong khi thị trường chứng khoán ở Manila có quy mô gấp năm lần. Đến năm nay, Việt Nam được dự đoán sẽ vượt qua Philippines. Hệ thống ngân hàng sạch hơn về nợ xấu, cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước đang diễn ra mạnh mẽ, sự tham gia và chuỗi sản xuất điện thoại thông minh trong bối cảnh tình hình kinh tế toàn cầu đang tốt hơn là những yếu tố đang giúp cho kinh tế Việt Nam khởi sắc mà dấu hiệu là thị trường chứng khoán Việt Nam có tăng trưởng đột biến, một bài báo của hãng tin Bloomberg nhận định.

Image result for Tăng trưởng vững ch ắc ở Đông Nam Á



THAM KHẢO


  1. Hải quan Việt Nam –

https://www.customs.gov.vn/Lists/.../Listing.aspx?Category...

  1. Bài viết “Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu 2017” của tác giả trên mạng Vietbao Online ngày 1/8/2017.

  2. Bài viết “Kinh tế Việt Nam phục hồi sau cú choáng TPP” trên mạng VOA ngày 3/8/2016.

  3. Bài viết “TP HCM – ‘Thung lũng Silicon’ châu Á trên báo Singapore” trên mạng Trandaiquang.org ngày 23/8/2017.

  4. Bài viết “Vinamilk vào Top 10 doanh nghiệp xuất sắc nhất châu Á” trên mạng Trandaiquang.org ngày 16/6/2017.

  5. Bài viết “Báo Italy đánh giá vị trí Việt Nam trong Thế kỷ châu Á” trên mạng Trandaiquang.org ngày 13/8/2017.

  6. Bài viết “Việt Nam đứng thứ 6 thế giới về tốc độ phát triển du lịch” trên mạng VNE ngày 13/8/2017.

  7. Bài viết “Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 12 và 12 tháng năm 2016” trên mạng Thống kê Hải quan ngày 18/1/2017.

  8. Bài viết “Tại sao khó có thể truy tố được ông Đinh La Thăng?” trên mạng RFA ngày 18/9/2017.

  9. Bài viết “Tư duy đột phá từ 'Hội nghị Diên Hồng' bàn quyết sách cho ĐBSCL” trên mạng Zing ngày 28/9/2017.

  10. Bài viết “20-40 tỷ USD bốc hơi mỗi năm vì đút lót, hối lộ” trên mạng VNE ngày 20/1/2015.

  11. Bài viết “Ngành điều Việt Nam và mục tiêu 3 tỷ USD” trên mạng Doanh Nhân VN ngày 4/10/2017.

  12. Bài viết “Vì sao VinGroup chọn Đình Vũ – Cát Hải để sản xuất ô tô, xe máy điện?” trên mạng Trandaiquang.org ngày 7/9/2017.

  13. Bài viết “Trung ương thảo luận việc sắp xếp lại bộ máy tinh gọn, hiệu quả” trên mạng Zing.VN ngày 9/10/2017.

  14. Bài viết “Quyết định chưa từng có của Chính phủ Việt Nam” trên mạng Sputnik.VN ngày 13/10/2017.

  15. Bài viết “Việt Nam: 1 trong 2 nước cải cách nhiều nhất 15 năm qua” trên mạng Trandaiquang.org ngày 7/9/2017.

  16. Bài viết “TP.HCM xếp thứ 2 châu Á về tăng trưởng nhanh” trên mạng Trandaiquang.org ngày 10/8/2017.

  17. Bài viết “Kinh tế Việt Nam có dấu hiệu khởi sắc?” trên đài VOA ngày 29/11/2017.

  18. Bài viết “Tỷ phú Phạm Nhật vượng: Ngày lịch sử, chiếm 2 đỉnh cao” trên mạng Trandaiquang.org ngày 6/12/2017.

  19. Bài viết “Vì sao ông Đinh La Thăng và 23 sếp ngành dầu khí vướng lao lý?” trên mạng Zing.VN ngày 8/12/2017.

  20. Bài viết “Những vi phạm "rất nghiêm trọng" của ông Đinh La Thăng” trên mạng Soha ngày 8/12/2017.

  21. Bài viết “Làn sóng vốn ngoại thứ hai đổ vào ngân hàng Việt Nam” trên mạng Doanh Nhân Sài Gòn ngày 11/12/2017.

  22. Bài viết “Lô vú sữa Việt Nam đầu tiên xuất khẩu sang Hoa Kỳ sắp cất cánh” trên mạng Nông nghiệp Việt Nam ngày 26/12/2017.

  23. Bài viết “Nhà đầu tư Mỹ muốn mua 49% cổ phần lọc dầu Bình Sơn” trên mạng Soha Việt Nam ngày 11/1/2018.

Nguyễn Mạnh Trí
Tu chỉnh: 15 tháng 1 năm 2018
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
Quán bún bò 199 là chỗ dựa tài chính vững chắc giúp ông Lâm Kim Hùng (66 tuổi, Đồng Nai) nuôi hàng chục sinh viên nghèo hiếu học. Quán của ông vừa là nơi ăn ở miễn phí vừa là nơi tạo công ăn việc làm cho các bạn kiếm thêm thu nhập…May mắn trong việc kinh doanh, quán bún bò mang lại nguồn thu nhập ổn định. Thế nhưng, vì sống một mình, nên khoảng lợi nhuận ấy quá dư giả so với cuộc sống bình thường của ông. Nhận thấy cứ để dành tiền mãi cũng chẳng được gì nên ông quyết định giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
Đảng CSVN đang rối beng lên về tình trạng cán bộ tham nhũng quyền lực, nhưng lại đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khiến dân te tua. Tình trạng này được báo của Trung ương đảng “vạch áo cho người xem lưng” cả trong hai lĩnh vực...
Số lượng người nhập cư trái phép vào Hoa Kỳ cao kỷ lục đang khiến cho hệ thống nhập cư vốn đã quá tải càng thêm phần căng thẳng. Dữ liệu mới đây của chính phủ cho thấy các viên chức biên phòng đã thực hiện 2.05 triệu vụ bắt giữ trong năm tài chánh kết thúc vào tháng 9. Đây là năm thứ hai liên tiếp mà số vụ bắt giữ như vậy cao hơn 2 triệu. Trong quá khứ, các con số tăng và giảm dựa trên những thay đổi quan trọng về kinh tế và chính sách, như các đợt suy thoái kinh tế và siết chặt biên giới trong thời kỳ đại dịch. Nhưng chưa bao giờ số vụ bắt giữ vượt quá 1.7 triệu, và cũng chưa bao giờ duy trì ở mức cao như vậy trong mấy năm liên tục.
Hai việc đang làm cho Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng mất ăn mất ngủ là “tình trạng xa rời Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” và “tham nhũng quyền lực” ngay trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên có nhiệm vụ chống tham nhũng, thanh tra và thi hành kỷ luật...
Lúc còn tại thế, có lúc ông Phạm Văn Đồng đã phải đối diện với một câu hỏi khó: “Xin Thủ tướng cho biết ý kiến về sự kiện thuyền nhân hồi 1975, nhất là hồi 1978, 1979… Về nguyên nhân và trách nhiệm trong những sự kiện ấy, với những hiện tượng bán bãi thu vàng và khá nhiều tầu, thuyền bị hải tặc bão tố và chìm trong đại dương…
Văn phòng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ báo cáo thường niên trước Quốc hội: Những diễn biến quân sự và an ninh liên quan đến Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc...
Tại sao chính sách Hoa Kỳ phải giúp đỡ những quốc gia khác, kể cả những quốc gia chống đối quyền lực của Hoa Kỳ? Có anh hàng xóm tức giận muốn qua đốt cháy nhà mình, mình lại đem tiền qua giúp đỡ; đôi khi lại mang con qua xây dựng hàng rào, chuồng gà, sơn quét nhà cửa cho anh ta. Chuyện thật ngược đời. Đảng Cộng Hòa nói: Không được. Đảng Dân Chủ nói: Được. Đáng giúp đỡ. Còn bạn, nghĩ sao? Ngày 18 tháng 10 năm 2023, Hãng thông tấn ABC News đưa tin: “Chính quyền Biden đang soạn thảo gói viện trợ nước ngoài trị giá 100 tỷ USD, bao gồm hỗ trợ cho Israel cũng như các ưu tiên an ninh hàng đầu khác.” Dự thảo này phải được quốc hội phê chuẩn. Chắc hẳn sẽ gặp khó khăn vì Đảng Cộng Hòa giữ đa số ở hạ viện. 100 tỷ là số tiền khá lớn, trong lập luận của đảng Cộng Hòa, tại sao không dùng số tiền này để phát triển kinh tế nước Mỹ? Xây dựng những công trình nội địa mang lợi ích đến cho người dân? Trong lập luận của đảng Dân Chủ, giúp người tức là tự giúp mình
Lại một lần nữa, cộng đồng tình báo quốc tế cho thấy khả năng dự báo hoàn toàn sai lạc khi nhận định rằng xung đột Trung Đông không có dấu hiệu leo thang trong khi chiến tranh Ukraine đang tiếp diễn. Nhưng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu phạm phải sai lầm nghiêm trọng hơn khi thiếu chuẩn bị các biện pháp phòng thủ cần thiết, vì ông tin tưởng tuyệt đối ưu thế quân sự của 170.000 quân Do Thái so với 40.000 chiến binh Hamas. Chính ông Ehud Barak, cựu Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng Israel, cùng 80% dân chúng cũng đồng quan điểm, cho rằng Thủ tướng Netanyahu phải chịu trách nhiệm chính trị cho thảm hoạ hiện nay.
Thái độ chán học Mác và ngán nghe theo lời Bác dậy lan tràn trong sinh viên, học viên các trường Đảng đã làm cho tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong đảng tăng cao đe dọa sự tồn vong của chế độ...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.