Hôm nay,  

Tình Hình Biển Đông Sáu Tháng Cuối 2017

15/12/201708:43:00(Xem: 5199)

TÌNH HÌNH BIỂN ĐÔNG SÁU THÁNG CUỐI 2017
 

Như mọi người đã biết Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã có chuyến công du dài ngày đầu tiên sau 11 tháng đắc cử đến các nước vùng Châu Á - Thái Bình Dương như Nhật Bản,Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam và sau cùng là Philippines. Hai chủ đề mà  Tổng thống Trump phát biểu rất rõ là chủ trương “quyền lợi quốc gia Hoa Kỳ là tối thượng” để đạt điều mà Tổng thống Trump hứa hẹn với cử tri khi tranh cử là làm cho “Hoa Kỳ vĩ lại trở lại”. Để thành đạt chủ trương và mục tiêu tối hậu này,Tổng Thống Trump đã và đang đẩy mạnh mũi nhọn bảo vệ mậu dịch song phương. Điều thứ hai là liên minh giữa Hoa Kỳ và các đồng minh về một Ấn Độ - Thái Bình Dương để tăng triển vọng của một khối tạo quân bình với sự mở rộng chiến lược của Trung Quốc trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tầm nhìn về một “Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do, mở cửa” nhấn mạnh vai trò liên minh quan trọng với Ấn Độ, Nhật Bản, Úc Đại Lợi trong một liên minh do Hoa Kỳ lãnh đạo. Gánh nặng an ninh quốc phòng cho các nước tự bảo vệ và cùng chia xẻ trách nhiệm quốc tế một cách công bằng, hợp lý. Hai chủ đề này hổ tương lẫn nhau, dính dáng sâu rộng đến tình hình Biển Đông.


TRUNG QUỐC

 

Chủ thuyết mới Tổng Thống Trump ảnh hưởng rất nhiều đến Trung Quốc với sự thâm thủng mậu dịch 347 tỷ USD nghiêng về Trung Quốc và chủ trương bành trướng khắp nơi trên thế giới của Trung Quốc nhất là tại Biển Đông. Chính phủ Trung Quốc gần đây đã ra mắt một chiến thuật pháp lý mới để hậu thuẫn cho đòi hỏi chủ quyền hung hăng của họ, tuyên bố chủ quyền trên hầu hết Biển Đông, một vùng biển có vị trí chiến lược. Chiến thuật mới có tên gọi là "Tứ Sa" mà các nhà phê bình gọi là “chiến tranh pháp lý” (lawfare), thay thế cho cái gọi là "đường 9-đoạn" của Trung Quốc. Trung Quốc gọi các quần đảo này lần lượt là Đông Sa (Dongshaquần đảo Trường Sa của Việt Nam, tên quốc tế là Spratly), Tây Sa (Xisha- Hoàng Sa của Việt Nam, tên quốc tế là Paracel), Nam Sa (Nansha-Quần đảo Trường Sa của Việt Nam, tên quốc tế là Spratly) và Trung Sa (Zhongsha- bãi cạn Macclesfield). Quần đảo thứ tư này nằm ở khu vực trung tâm, bao gồm bãi Macclesfield kể cả Scarborough.

 

Trung Cộng âm mưu dùng ‘Tứ Sa’ thay ‘đường lưỡi bò’

TÌNH HÌNH KINH TẾ

Ngày 20/9, S&P đã hạ xếp hạng của Trung Quốc từ A+ xuống AA-, nhận định rằng “một thời kỳ bùng nổ tín dụng kéo dài đã làm tăng rủi ro về tài chính và kinh tế.” Đây là lần đầu tiên Trung Quốc bị hạ điểm tín nhiệm kể từ năm 1999.


Image result for S&P đã hạ xếp hạng của Trung Quốc từ A+ xuống AA-,


MẶT TRẬN NGOẠI GIAO: Đa phần các nước Châu Á Thái Bình Dương không có thiện cảm về sức mạnh quân sự gia tăng và sự chi phối của Trung Quốc, theo khảo sát vừa công bố hôm 16/10 của Trung tâm Nghiên cứu Pew (Mỹ). Khảo sát Thái độ Toàn cầu 2017 của Pew cho thấy dù sức mạnh và sự chi phối của Trung Quốc không được xem là mối đe dọa hàng đầu trên toàn cầu, nhưng lại là mối quan ngại chính của nhiều nước Châu Á-Thái Bình Dương. Bên ngoài khu vực, trung bình 10 người được hỏi, chỉ có gần 3 người (27%) xem sức mạnh và sự chi phối của Trung Quốc là mối đe dọa chính cho quốc gia của họ. Trong khi đó, giữa 7 nước Châu Á-Thái Bình Dương được khảo sát (Úc, Nhật, Việt Nam, Indonesia, Philippines, Hàn Quốc, Ấn Độ) trung bình cứ 10 người được hỏi thì có gần phân nửa (47%) coi Trung Quốc là mối đe dọa chính. Trong số này, dân Việt Nam (80%) và Hàn Quốc (83%) xem sức mạnh và sự ảnh hưởng của Trung Quốc là mối đe dọa hàng đầu đối với đất nước. Về lĩnh vực quân sự, 90% người Việt Nam được hỏi trả lời rằng sức mạnh quân sự gia tăng của Trung Quốc là ‘một điều xấu’ cho đất nước của họ. Tỷ lệ có cùng nhận xét như thế ở Nhật là 90% và ở Hàn Quốc là 93%.

 

MẶT TRẬN QUÂN SỰ


  • FireEye, một công ty an ninh mạng có trụ sở tại California, Hoa Kỳ, cho biết các gián điệp mạng làm việc cho chính phủ Trung Quốc đang mở rộng các cuộc tấn công nhắm vào các quan chức và doanh nghiệp Việt Nam vào thời điểm căng thẳng trên Biển Đông. Hãng thông tấn Reuters ngày 1/9, trích lời giới /chức công ty FireEye nói rằng các cuộc tấn công xảy ra trong vài tuần gần đây và đều do một nhóm người Trung Quốc đã từng tấn công trước đây thực hiện.

  • Trung Quốc thông báo nước này tiến hành diễn tập quân sự liên tục trong 6 ngày, từ 29/8 – 4/9 tại một khu vực rộng lớn trong vùng biển Việt Nam. Một bản tin của báo chí từ Việt Nam phát đi sáng 1/9 có hình minh họa cho thấy vùng tập trận có điểm gần Việt Nam nhất chỉ cách Đà Nẵng khoảng 75 hải lý về phía Đông. Hà Nội trong vòng chưa đầy một tuần đã lên tiếng hai lần, vào ngày 5 và 6/9, phản đối với những ngôn từ mạnh mẽ. Tuy nhiên, phía Trung Quốc tỏ ra không bận tâm, và hôm 6/9 đã tuyên bố việc thao diễn, tập bắn đạn thật hoàn toàn nằm trong khuôn khổ phạm vi chủ quyền của Bắc Kinh.


Ba hạm đội Trung Quốc xâm phạm Hoàng Sa - ảnh 1


Khu vực tập trận của 3 hạm đội Trung Quốc rộng đến 100,000 km², tàu bè các nước không được qua lại

  • Tờ Hoàn Cầu thời báo của Trung Quốc hôm 1/12 trích dẫn tin từ Đài truyền hình Trung Quốc CCTV hôm 30 tháng 11 cho biết Trung Quốc đã điều những chiến đấu cơ J-11B đến Hoàng Sa. Trung Quốc lần đầu tiên lên tiếng xác nhận nước này đã điều chiến đấu cơ đến đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp với Việt Nam ở Biển Đông.


HOA KỲ

Trong cuộc họp báo chung với chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang tại Hà Nội ngày 12/11/2017, tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết sẵn sàng “sử dụng tài thương lượng” để giúp giải quyết tranh chấp tại Biển Đông, nếu Hà Nội ngỏ ý. Về vần đề thương mãi, Hoa Kỳ và Việt Nam có tiếng nói chung, nhất là vấn đề thâm thủng mậu dịch với Trung Quốc. Trong năm 2016,  thâm thủng mậu dịch giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc và Việt Nam lần lượt là 347 và 32 tỷ USD trong khi thâm thủng mậu dịch giữa Trung Quốc và Việt Nam là gần 33 tỷ USD. Nếu Hoa Kỳ có thể bán nguyên liệu (bắp, đậu nành, bông vải, gổ v.v..) với giá phải chăng cũng như chuyển một số cơ sở sản xuất về quốc nội hoặc sang vùng Đông Nam Á thì thâm thủng mậu dịch có thể giảm rất nhiều.

  • Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đổi tên thành Hợp tác Toàn diện và Cấp tiến Xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership - CPTPP): Ngày 11/11/2017, 11 quốc gia nước tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương tuyên bố đổi tên thỏa thuận TPP và đặt ra lộ trình thực hiện. Ông Toshimitsu Motegi nói thỏa thuận sẽ đi vào hiệu lực sau khi 6 trên 11 quốc gia thông qua và rằng ông hi vọng việc thông qua thỏa thuận này sẽ là bước tiến trong việc đưa Hoa Kỳ trở lại. Sáng 11/11, Bộ trưởng Thương mại Canada đăng một dòng tin tích cực trên Twitter, hoan nghênh thay đổi trong thỏa thuận mới, bao gồm các quy định nghiêm khắc hơn về bảo về quyền lợi người lao động và môi trường. Trước đó số phận của tiến trình đàm phán kể như tan biến sau khi Canada bị cáo buộc 'đánh trống bỏ dùi' vào phút chót, khiến làm ngưng nỗ lực phục hồi thỏa thuận vốn đã mất đi sự tham gia của Hoa Kỳ. Bộ trưởng Thương mại Canada François-Philippe Champagne sau đó cho biết đã đạt được tiến bộ cho thỏa thuận này trong bối cảnh giới lãnh đạo các nước APEC nhóm họp tại Đà Nẵng. Trong buổi tiếp lãnh đạo của Nikkei ngày 23/11, Thủ tướng Phúc thúc giục ông Trump tham gia trở lại vào TPP để "bảo đảm lợi ích cho các quốc gia thành viên và cho chính nước Mỹ".

  • Ngày 15/8, căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc “nóng” lên sau khi Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh điều tra các hoạt động thương mại bị cho là bất hợp pháp của Trung Quốc, liên quan đến sở hữu trí tuệ. Cụ thể, ngày 14/8, ông Trump ký “biên bản ghi nhớ về luật, chính sách, thực tiễn và hành động của Trung Quốc liên quan đến sở hữu trí tuệ, sáng kiến và công nghệ”; đồng thời chỉ đạo đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer xác định các chính sách của Trung Quốc có làm tổn hại đến các nhà đầu tư hoặc các công ty Mỹ hay không. Nếu có, rất có thể Mỹ sẽ áp lệnh trừng phạt đối với Trung Quốc.

  • Tình hình kinh tế Hoa Kỳ năm 2017 vẫn tiến triển chậm nhưng vững chắc. Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ tính đến cuối tháng 11 đang ở mức 4.2%, thấp nhất trong 16 năm rưỡi. Hơn 1 triệu việc làm mới được tạo ra từ khi ông Trump nhậm chức. Ngày 31/11, thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm kỷ lục và lần đầu tiên vượt qua con số 24,000 lên mức 24,272.35  từ mức 20,000 lúc ông Trump nhậm chức sau khi Thượng & Hạ Viện thông qua dự luật cải tổ thuế. Tổng mậu dịch song phương có trị giá 648 tỉ USD vào năm 2016 với Hoa Kỳ bị thâm hụt gần 310 tỉ USD. Tổng số chênh lệch trong 10 tháng đầu năm 2017 là $223 tỷ USD, nghiêng về phía Trung Quốc.

 

MẶT TRẬN NGOẠI GIAO

Nhưng diễn biến và kết quả hội nghị thượng đỉnh G-20 vào đầu tháng 7 cũng như các cuộc tiếp xúc song phương bên lề giữa ông Donald Trump với nguyên thủ các nước khác dường như cho thấy, chủ nhân Nhà Trắng đang chiếm thế thượng phong dù rằng bị chống đối bởi hầu hết các nước khác. Các thành viên G-20 còn lại phải chấp nhận nhượng bộ Hoa Kỳ về vấn đề thương mại, biến đổi khí hậu "để giữ lấy sự ổn định mong manh" của tổ chức này.

  • Tổng thống Mỹ Donald Trump đề cử ông Daniel Kritenbrink, 49 tuổi, nhà ngoại giao chuyên nghiệp kỳ cựu về các vấn đề châu Á, làm đại sứ Mỹ tại Việt Nam, Nhà Trắng cho hay. AFP dẫn thông cáo của Nhà Trắng cho hay nhân vật này trở thành nhà ngoại giao từ năm 1994 và hiện đang đảm nhiệm vị trí cố vấn cao cấp về chính sách Bắc Hàn tại Bộ Ngoại giao Mỹ. Ông Kritenbrink từng làm Phó đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh, thông thạo tiếng Trung và Nhật. Thượng viện Hoa Kỳ hôm 26/10 đã chuẩn thuận nhà ngoại giao cấp cao chuyên nghiệp Daniel Kritenbrink làm tân đại sứ Mỹ tại Việt Nam. Cựu Đại sứ Mỹ Ted Osius sẽ ở lại Việt Nam với chức vụ Phó chủ tịch Đại học Fulbright.

 

MẶT TRẬN QUÂN SỰ: Trong thời ông Obama, Mỹ đã đình chỉ các hoạt động tuần tra vì tự do hàng hải (gọi tắt là FONOP) ở Biển Đông trong suốt 3 năm, từ 2012-2015. Trong năm 2016, Mỹ chỉ có ba cuộc tuần tra như vậy. Trong khi đó, kể từ khi ông Trump nắm quyền đến nay, với khoảng thời gian 6 tháng, Mỹ cũng đã thực hiện tới 3 cuộc tuần tra Biển Đông. Dự kiến, tổng thời gian mà các tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ hiện diện tại Biển Đông trong năm 2017 có thể hơn 900 ngày, so với con số trung bình từ 600 đến 700 ngày/năm.

  • Ngày 2/7/2017, một nguồn tin quân sự Mỹ cho biết khu trục hạm USS Stethem đã tiến sát đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa, đi vào bên trong vùng 12 hải lý quanh đảo. Hành động này, theo AFP, mang ý nghĩa Hoa Kỳ phủ nhận tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại khu vực mà Việt Nam vẫn xem là chủ quyền truyền thống, nhưng bị Bắc Kinh tranh đoạt từ năm 1974. Ngày 10/10, khu trục hạm USS Chafee đã tiến hành chiến dịch “tự do hàng hải” ở khu vực gần quần đảo Hoàng Sa. USS Chafee không tiến vào vùng biển 12 hải lý xung quanh bất kỳ hòn đảo nào ở Hoàng Sa, mà đi vào trong "đường cơ sở thẳng" do Trung Quốc tự vạch ra và chính thức công bố (năm 1996) bao lấy quần đảo này.

  • Ngày 7/7, không quân Mỹ cho hay hai máy bay ném bom B-1B Lancer của Mỹ đã bay ngang qua vùng biển đang trong vòng tranh chấp trên Biển Đông, để khẳng định khu vực này là lãnh thổ quốc tế, bất chấp Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền trên hầu hết các tuyến hàng hải trong khu vực.

  • Ngày 9/8, USS John S. McCain (DDG-56) tuần tra bên trong phạm vi 12 hải lý của bãi Vành Khăn. Trung Quốc đã dùng hệ thống liên lạc vô tuyến nhắc nhở USS John S. McCain không dưới 10 lần, đại ý: Xin chuyển hướng vì các bạn đang ở trong vùng biển của chúng tôi. Lần nào, USS John S. McCain cũng khẳng định: Đây là chiến hạm Hoa Kỳ, chúng tôi đang thực hiện hoạt động định kỳ trong vùng biển quốc tế.

  • Trước thềm chuyến công du châu Á của TT Trump, Mỹ đã điều động thêm 2 nhóm tác chiến tàu sân bay tới châu Á - Thái Bình Dương, nâng số tàu sân bay hoạt động tại đây lên con số 3.  Theo CNN, trong ngày 24 và 25/10, tàu sân bay USS Theodore Roosevelt và USS Nimitz đã tiến vào khu vực hoạt động của Hạm đội 7 tại Thái Bình Dương, bên cạnh tàu USS Ronald Reagan đang tham gia tập trận hải quân với Hàn Quốc ngoài khơi bán đảo Triều Tiên. Ngoài ra, theo ghi nhận của nhật báo San Diego Union Tribune tại cảng San Diego (California, Hoa Kỳ), nơi Hạm Đội 3 đặt tổng hành dinh, hai chiếc tàu khu trục có trang bị tên lửa dẫn đường USS Sterett và USS Dewey đã được phái qua hoạt động trong vòng 4 tháng tại khu vực tây Thái Bình Dương, bao gồm cả vùng Biển Đông. Không hiểu 2 KTH này tăng phái cho nhóm tác chiến tàu sân bay hay hoạt động riêng rẻ.

  • Hải Quân Mỹ và Nhật hôm 12/11 khởi sự cuộc tập trận trên biển trong vùng biển Nhật Bản và biển Hoa Đông. Bản tin của hãng thông tấn AFP cho hay cuộc thao dượt dự trù sẽ kéo dài trong 10 ngày với sự tham dự của khoảng 14,000 quân nhân Mỹ, 3 hàng không mẫu hạm với các chiến hạm trực thuộc. Lực lượng Phòng vệ Biển của Nhật đã phái một tàu sân bay trực thăng lớn và hai tàu hộ tống.

blank


Ba HKMH Hoa Kỳ và mẫu hạm chở trực thăng của Nhật

  •  



VIỆT NAM

Chủ đề Biển Đông gần đây "tạm thời ổn định". Trong ba vấn đề chính với Trung Quốc do "lịch sử để lại", hai nước đã giải quyết được hai, gồm chủ đề biên giới trên bộ và việc phân định vịnh Bắc Bộ. Như vậy, nay “chỉ còn vấn đề biên giới trên biển Đông” với nhiều "bất đồng, khác biệt về quan điểm, hành động và lợi ích". Việt Nam đang nổi lên thành nước bạo dạn nhất trong việc chống lại yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc tại Biển Đông, thông qua hai hành động cụ thể nhắm vào đường lưỡi bò Trung Quốc, với vũ khí là quyền thăm dò dầu khí. Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Nga là 4 nước hỗ trợ Việt Nam. Quan hệ Việt-Trung ngày 12/11 cố tìm cách tránh “gây hấn” vì Biển Đông khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp Tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ngỏ lời sẵn sàng làm trung gian hòa giải các tranh chấp lãnh hải. Trong tuyên bố Việt Nam – Hoa Kỳ có đoạn “Lãnh đạo hai nước nhấn mạnh tầm quan trọng chiến lược của quyền được tiếp cận tự do và mở khu vực Biển Đông đối với cộng đồng quốc tế, tầm quan trọng của việc duy trì thương mại hợp pháp không bị cản trở, và sự cần thiết phải tôn trọng tự do hàng hải – hàng không và các hình thức sử dụng biển hợp pháp khác”.

Đối với Việt Nam, tổ chức hội nghị thượng đỉnh APEC 2017 là sự kiện vô cùng quan trọng. Đây là khi một nước tương đối nhỏ trên thế giới lại là sân khấu trung lập cho các ông lớn - và đồng thời cũng thúc đẩy nghị trình riêng cho mình. Hội nghị cho Việt Nam cơ hội tái khẳng định chính sách ngoại giao đa phương - tức là đồng thời thúc đẩy quan hệ với nhiều nước quan trọng. Cùng lúc, APEC cho Việt Nam một diễn đàn để quảng bá nghị trình giải phóng thương mại, dựa vào việc bảo đảm phát triển kinh tế mang tính sáng tạo, bền vững, bao gộp mọi thành phần.

 

KINH TẾ & TÀI CHÁNH

 

Xem bài “Kinh tế - Chính trị Việt Nam 2017” sẽ đưa lên mạng 15/1/2018.

CHÍNH TRỊ & NGOẠI GIAO

 

Việt Nam sẽ lần đầu tiên tiếp một hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ vào năm tới, theo tin từ Bộ Quốc Phòng Mỹ. Đây là một trong những chủ đề của cuộc thảo luận giữa hai bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ-Việt tại Ngũ Giác Đài, Washington, DC, hôm 8/8. Washington cũng đề nghị Hà Nội cho lưu trữ những thiết bị trên lãnh thổ Việt Nam để có thể sử dụng trong trường hợp khẩn cấp, mà trước mắt là về các thiết bị liên quan đến công tác nhân đạo.

  • Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius hôm 26/7 đã gặp Bộ Trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, để bàn về vấn đề hợp tác quốc phòng Việt-Mỹ. Cuộc họp diễn ra hai ngày sau khi truyền thông quốc tế loan tin Việt Nam đã yêu cầu tập đoàn Repsol ngưng khoan thăm dò tại Biển Đông vì bị Trung Quốc dọa tấn công.

  • Trong 7 tháng đầu 2017 đã có 4 chuyến viếng thăm của Hải quân Hoa Kỳ vào cảng Cam Ranh: Khu trục hạm USS John McCain vào đầu tháng 6, tàu tác chiến ven bờ USS Coronado (LCS 4) vào giữa tháng 6 và tháng 7, tàu vận tải cao tốc USNS 4 cùng với mẫu hạm JS 183 của Nhật vào tháng 7. Ngày 6/8 là chuyến thăm viếng đầu tiên của tàu vận tải đổ bộ USS San Diego (LPD 22) trong chặng dừng kỹ thuật thường lệ, sau khi tham gia huấn luyện trên biển ở khu vực Ấn Độ Dương-Châu Á-Thái Bình Dương. Đây là chiến hạm đầu tiên của Hoa Kỳ chở theo thủy quân lục chiến của Lữ Đoàn 15 Viễn Chinh ghé vào Việt Nam.

Image result for USS San Diego của Mỹ cập cảng Cam Ranh

USS San Diego (LPD 22)

  • Ngày 6/10, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Scott H. Swift, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius đến thăm khu di tích Bạch Đằng Giang. Trong gần hai tiếng có mặt tại khu di tích Bạch Đằng Giang (Hải Phòng), người đứng đầu hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ đã đến thăm các khu di tích tưởng niệm các vị anh hùng dân tộc của Việt Nam và di tích bãi cọc Bạch Đằng.

  •  

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius và Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Scott Swift bên bãi cọc Bạch Đằng. (Ảnh: Tùng Đinh)

  • Thông cáo từ Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cho biết ng ày 23/10, ông Jim Mattis đã gặp Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch bên lề Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM-Plus) tại Manila, Philippines.

 
QUÂN SỰ & TĂNG CƯỜNG PHÒNG THỦ:

  • Việt Nam đã xác nhận sự hiện diện của hợp đồng với Nga mua 64 xe tăng chủ lực Т-90S/SK mà sự tồn tại của nó được biết đến từ báo cáo năm của hãng Uralvagonzavod (UVZ) vào đầu tháng 7/2017, IHS Jane's Defence Industry dẫn nguồn báo chí Việt Nam loan tin. Trị giá hợp đồng không được công bố, nhưng các chuyên gia ước khoảng 250 triệu USD.


blank
 
T-90SM với giáp phản ứng nổ thế hệ thứ 3 Relikt

  • Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân uỷ Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ từ ngày 7 đến ngày 10/8/2017. Hoa Kỳ hứa sẽ tăng cường hợp tác quốc phòng với Việt Nam trong bối cảnh căng thẳng giữa Việt Nam Trung Quốc ngày càng gia tăng.

  • Trích nguồn tin từ Quân Đội Nhân Dân, các báo trong nước đồng loạt đăng tin và hình ảnh các loại tên lửa “phòng không hiện đại Spyder” được thử nghiệm với đạn thật trong khuôn khổ cuộc diễn tập của các lực lượng phòng không Việt Nam diễn ra hôm 5/9. Việt Nam bất ngờ bắn thử tên lửa phòng không mới nhập từ Israel, cùng ngày người phát ngôn Bộ Ngoại giao tuyên bố phản đối Trung Quốc tập trận bắn đạn thật trên biển Đông.

 

Related image

  • Theo nguồn tin của Jane’s, hôm 28/11, Chính phủ Ba Lan đã ký kết với phía Việt Nam một hiệp định cung cấp tín dụng nhằm hỗ trợ việc thi công đóng mới cho lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam 6 tàu tìm kiếm cứu hộ (SAR) cỡ lớn. Chương trình trên có tổng giá trị 200 triệu Euro (tương đương 235 triệu USD, tức là bình quân 40 triệu USD cho mỗi tàu) thông qua Công ty Cenzin trực thuộc Tập đoàn Armaments của Ba Lan (PGZ). Theo hợp đồng, Công ty Đóng tàu Remontowa ở Gdańsk sẽ chịu trách nhiệm thi công 2 tàu đầu tiên, trong khi 4 chiếc thuộc lô thứ hai sẽ được xây dựng tại Việt Nam, phía Ba Lan sẽ chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực cũng như cung cấp các trang thiết bị cần thiết.

Mẫu thiết kế tàu tìm kiếm cứu nạn RMDC 3074 của văn phòng Marine Design & Consulting Remontowa dành cho Cảnh sát biển Việt Nam. Nguồn: Marine Design & Consulting Remontowa
Mẫu thiết kế tàu tìm kiếm cứu nạn RMDC 3074 của văn phòng Marine Design & Consulting Remontowa dành cho Cảnh sát biển Việt Nam.

 
CÁC CƯỜNG QUỐC TRONG VÙNG

Trái với ngôn từ thận trọng của ASEAN, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Úc vào hôm 7/8/2017, đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ các hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo và quân sự hóa Biển Đông trong một thông điệp nhắm vào Trung Quốc. Thông cáo chung của ba nước đã phụ họa thêm cho lời kêu gọi của Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á trong bản Thông Cáo Chung ASEAN công bố khuya hôm qua, yêu cầu các bên tranh chấp ở Biển Đông “tự kềm chế và không quân sự hóa” vùng biển này. Một số quốc gia châu Á đang tìm cách củng cố các liên minh không chính thức với nhau, vì những lo ngại rằng không thể dựa vào một mình Hoa Kỳ để duy trì vùng đệm chống lại sự bành trướng của Trung Quốc. Các nước Australia, Nhật Bản, Ấn Độ và Việt Nam đang lặng lẽ đẩy mạnh các cuộc thảo luận và hợp tác, mặc dù Bắc Kinh chưa tỏ ý bất mãn về việc này. Không có quốc gia nào trong số này lên tiếng về một liên minh chính thức. Một nguồn tin khả tín ngày 12/12 tại Buenos Aires, Argentina cho hay, Hoa Kỳ, Liên Âu và Nhật Bản dự tính sẽ loan báo kế hoạch hỗn hợp nhằm mục đích đối đầu với Trung Quốc đang tăng cường sức mạnh của nền kỹ nghệ tối ưu và lĩnh vực thương mại. Nguồn tin này nói rằng, Washington, Brussels và Tokyo đang lo lắng về việc các nhà máy được chính phủ Trung Quốc tài trợ thường theo đuổi các nguyên tắc đầu tư để buộc các công ty ngoại quốc phải chuyển giao kỹ thuật công nghệ. Tình trạng dư thừa ở một số ngành kỹ nghệ chủ chốt như thép và nhôm đang tràn ngập thị trường thế giới và buộc Hòa Kỳ, Liên Âu cũng như Nhật phải có những quyết định thích ứng.


NHẬT BẢN: Nhật Bản sẽ viện trợ 500 triệu USD từ năm nay đến năm 2019 cho các nước ven biển khu vực châu Á-Thái Bình Dương để tăng cường năng lực an ninh hàng hải, Ngoại trưởng Nhật Taro Kono tuyên bố hôm 17/8. Bộ Ngoại giao Nhật cũng cho biết với khoản viện trợ phát triển chính thức này, phía Nhật dự kiến sẽ chuyển giao 16 tàu tuần tra cho lực lượng cảnh sát biển Việt Nam và lực lượng tuần duyên Phillippines.

  • Ngày 21/10, Bộ Quốc phòng Nhật Bản vừa công bố dự định tăng cường tàu ngầm cho hải quân từ 16 chiếc hiện nay lên đến 22 chiếc. Ngày 8/12/2017,  Bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Bản Itsunori Onodera chính thức thông báo kế hoạch trang bị tên lửa không đối địa tầm xa 1,000 cây số. Mục tiêu đề ra nhằm đối phó với đe dọa quân sự của Bắc Triều Tiên.

HÀN QUỐC: Hải quân Hàn Quốc đang sử dụng khu trục hạm thuộc lớp Chungmugong Yi Sun-sin để huấn luyện các học viên của Việt Nam gửi sang. Chiến hạm lớp Chungmugong Yi Sun-sin còn được gọi bằng cái tên KDX-II, phân loại DDH trọng tải 5,520 tấn là lớp khu trục hạm mạnh thứ hai của Hải quân Hàn Quốc, chỉ đứng sau khu trục hạm Aegis lớp KDX-III trọng tải 11,000 tấn. Hiện tại Hải quân Hàn Quốc có trong biên chế tất cả 6 khu trục hạm lớp KDX-II, chiếc đầu tiên hoạt động từ năm 2003 trong khi tàu cuối cùng vào biên chế trong năm 2008. Việc Hàn Quốc đào tạo học viên thủy thủ cho Việt Nam trên lớp chiến hạm tối tân này theo đánh giá là một sự khởi đầu cho chương trình hợp tác thiết thực vì lợi ích của cả đôi bên, thậm chí không loại trừ viễn cảnh Việt Nam sẽ đặt mua tàu chiến loại này kế  tiếp loại Gepard do Nga Sô chế tạo. Điều cần để ý là loại Gerpard giá chỉ có 375 triệu USD trong khi loại KDX-II giá từ 500-700 triệu USD. Cả 2 phía Việt Nam và Hàn Quốc phải để ý đến yếu tố này.
 

Image result for kdx-iia
ROKS loại Yi SunSin (DDH-976)

 
ẤN ĐỘ:
Tại Hội nghị cấp cao APEC, Tổng thống Donald Trump đã công bố chính sách mới đối với khu vực này. Chính sách mới bao gồm cả mục tiêu đưa Ấn Độ tham gia sâu vào khu vực Đông Á và Thái Bình Dương - một động thái được coi là nhằm cân bằng sức mạnh với Trung Quốc ở khu vực này. Hoa Kỳ là nước hiểu rõ nhất vai trò quan trọng của Ấn Độ trong hợp tác an ninh để thực thi ý tưởng về một khu vực “Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do, mở cửa”. Thái độ tích cực của Ấn Độ sẽ có ý nghĩa quyết định cho thế liên minh này.

  • Ấn Độ mời lãnh đạo tất cả các nước trong Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á tham dự hội nghị thượng đỉnh Ấn Độ-ASEAN để đánh dấu 25 năm mối quan hệ. Tất cả 10 vị nguyên thủ ASEAN sẽ là khách mời chính tại cuộc diễn hành Ngày Cộng Hòa trên Đại Lộ Quốc Vương của thủ đô New Delhi vào ngày 26/1/2018. Báo Ấn Độ The Tribune hôm Thứ Tư 13/12 mô tả hội nghị thượng đỉnh Ấn Độ-ASEAN sẽ là một sự hòa trộn của tôn giáo, thương mại và mối lo chung về một thách thức ngày càng lớn là Trung Quốc. Đây là lần thứ hai Ấn Độ tổ chức hội nghị thượng đỉnh này, lần trước diễn ra cách đây 5 năm để đánh dấu 20 năm mối quan hệ Ấn Độ-ASEAN.

ÚC ĐẠI LỢI: Hôm 22/11, chính phủ Canberra đã công bố Sách Trắng về chính sách ngoại giao và lợi ích quốc gia, nhấn mạnh là Canberra đặc biệt quan ngại về nhịp độ và quy mô chưa từng có của những hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông, nơi mà Bắc Kinh khẳng định chủ quyền trên gần như toàn bộ. Sách Trắng ghi rõ là Úc chống việc sử dụng các thực thể đang tranh chấp và các cấu trúc nhân tạo ở Biển Đông vào các mục đích quân sự. Chúng tôi ủng hộ việc giải quyết các bất đồng thông qua thương lượng trên cơ sở luật pháp quốc tế”.

  • Phát biểu tại Ấn Độ ngày 18/07/2017, ngoại trưởng Úc Julie Bishop, đã lên tiếng xác nhận trở lại rằng Canberra chống lại việc Bắc Kinh bồi đắp và quân sự hóa các đảo nhân tạo tại Biển Đông. Bà Bishop đồng thời cho rằng cần bảo đảm quyền tự do hàng hải trong vùng.

  • Úc và Việt Nam đã có buổi đối thoại quốc phòng Việt- Úc lần thứ nhất được tổ chức tại thủ đô Canberra, Úc vào ngày 3/11. Việt Nam và Úc sẽ nâng cấp quan hệ quốc phòng song phương lên mức đối tác chiến lược vào năm tới, 2018.

ANH-PHÁP & LIÊN ÂU: Ngoại trưởng Boris Johnson của Anh cam kết sẽ đưa các tàu hàng không mẫu hạm tới khu vực Biển Đông đang có tranh chấp để thực thi quyền tự do hàng hải, báo chí Anh ngày 27/7 đồng loạt đưa tin. Cùng trong tuần, Bộ trưởng Quốc phòng Michael Fallon cũng có phát biểu tương tự. Tuy nhiên, ông Fallon chỉ nói tới việc gửi một tàu chiến thay vì hai hàng không mẫu hạm như lời phát biểu ông Johnson đưa ra từ Sydney, Úc. Là một quốc gia đang kiểm soát nhiều lãnh thổ ở cả Ấn Độ Dương lẫn Nam Thái Bình Dương, Pháp đang muốn tăng cường hiện diện ở cả hai vùng biển này trong bối cảnh những hoạt động của Trung Quốc, đặc biệt tại Biển Đông, đang gây lo ngại cho cả thế giới.

CÁC NƯỚC ASEAN


ASEAN và Trung Quốc ngày 6/8 thông qua dự thảo khung Bộ quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC), dự kiến trình lên các lãnh đạo tại Hội nghị cấp cao ASEAN vào tháng 11. Việt Nam muốn ASEAN nhấn mạnh trong tuyên bố chung rằng, Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông sẽ là một "ràng buộc pháp lý". Mỹ, Nhật Bản và Australia sau đó kêu gọi ASEAN và Trung Quốc đảm bảo COC sẽ "mang tính ràng buộc về pháp lý, có ý nghĩa, hiệu quả, phù hợp với luật quốc tế". Đồng thời, sau các cuộc thảo luận sâu rộng, một số thành viên Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã nêu quan ngại về việc cải tạo đảo "cũng như những hoạt động trong khu vực gây xói mòn niềm tin, sự tin tưởng, đồng thời làm gia tăng căng thẳng, có thể ảnh hưởng tới hòa bình, an ninh và ổn định".

 

PHILIPPINES: Trước cuộc hội đàm với Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte ngày 13/11, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định ông và người đồng cấp có mối quan hệ tốt. Còn theo phát ngôn viên Harry Roque của ông Duterte, thì cuộc gặp giữa hai Tổng thống đã cho thấy mối quan hệ “nồng hậu, thân thiện và thắng thắn”.

  • Các chiến hạm Mỹ và Philippines ngày 1/7/2017 đã tuần tra chung tại Biển Sulu, khu vực đang bị hải tặc ở Tây Nam nước này hoành hành. Chiến hạm USS Colorado thuộc loại LCS (Littoral Combat Ship, tức tàu tác chiến duyên hải) đã tham gia tuần tra cùng với chiếc tàu BRP Alcaraz của hải quân Philippines, theo đề nghị của chính quyền Manila.


ĐÀI LOAN: Quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đã trở nên gay gắt vào cuối tháng 6/2017. Bắc Kinh tức giận vì Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan, và trừng phạt một ngân hàng Trung Quốc bị cáo buộc có liên hệ với Bắc Triều Tiên. Những hành động quyết đoán của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương dưới thời Tổng thống Donald Trump rõ ràng sẽ có tác động lớn đến cấu trúc an ninh khu vực.

 

  • Ủy ban Quân vụ Thượng viện Hoa Kỳ hôm 29/6/2017 thông qua một điều khoản nhằm tái lập các chuyến thăm thường xuyên của các tàu Hải quân Hoa Kỳ tới Cao Hùng hoặc "các cảng thích hợp khác" ở Đài Loan, thời báo Đài Bắc hôm 30/6 đưa tin. Điều khoản này cũng cho phép Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Hoa Kỳ tiếp nhận các chuyến "thăm, đậu" của tàu Đài Loan ở khu vực thuộc phạm vi hoạt động của Bộ chỉ huy này.

  • Trung Quốc ngày 30/6 mạnh mẽ phản đối dự tính của Mỹ theo đó sẽ bán số võ khí trị giá chừng $1.4 tỷ cho Đài Loan, đòi giao kèo này phải bị hủy bỏ.

  • Hôm 12/12, Tổng thống Trump đã ký đạo luật Quốc phòng Quốc gia năm tài khóa 2018 cho phép các chuyến thăm hai bên của tàu Hải quân Đài Loan và Mỹ. Những chuyến thăm này nếu diễn ra sẽ là những chuyến thăm đầu tiên của hải quân hai nước kể từ khi Mỹ chấm dứt quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan hồi năm 1979 sau khi Mỹ thiết lập quan hệ với Trung Quốc. Trung Quốc đã lập tức lên tiếng cáo buộc Hoa Kỳ đã can thiệp vào chuyện nội bộ của Trung Quốc.


KẾT LUẬN

 

Tầm nhìn về một “Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do, mở cửa” nhấn mạnh vai trò liên minh quan trọng với Ấn Độ, Nhật Bản, Úc Đại Lợi và các quốc gia Đông Nam Á trong một liên minh do Hoa Kỳ lãnh đạo đã được chính thức xác nhận. Một số diễn biến gần đây cho thấy chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump dường như đang điều chỉnh chính sách: nói ít hơn và làm nhiều hơn. Cụ thể là gia tăng các hoạt động tuần tra nhằm bình thường hóa sự hiện diện của Hải quân Mỹ trên toàn bộ vùng biển này, nhưng hạn chế quảng bá. Hy vọng đây sẽ là chiến lược lâu dài của Hoa Kỳ dù rằng sự ổn định của chính quyền Trump vẫn chưa được định hình. Sẽ mất một thời gian để thấy rõ quyết tâm và kết quả sơ khởi của liên minh này nhất là vai trò của Ấn Độ trong vấn đề hợp tác quân sự.


THAM KHẢO


  1. Bài viết “Tình hình Biển Đông sáu tháng đầu 2017.doc” của tác giả ngày 1/7/2017.

  2. Bài viết “Nhân nhượng hay chiến tranh tại Biển Đông” đăng trên mạng Bauxite Việt Nam ngày 3/7/2017.

  3. Bài viết “Quân đội VN làm được gì nếu bị tấn công?” đăng trên mạng BBC ngày 3/7/2017.

  4. Bài viết “Biển Đông: Việt Nam dùng dầu khí công phá đường lưỡi bò Trung Quốc” đăng trên mạng RFI ngày 7/7/2017.

  5. Bài viết “Mỹ hoan nghênh sự chủ động của VN ở Châu Á – TBD” đăng trên mạng BBC ngày 11/8/2017.

  6. Bài viết “Những 'căn cứ' nào của VN ở Trường Sa có thể bị tấn công?” đăng trên mạng BBC ngày 15/8/2017.

  7. Bài viết “Finally, Vietnam has the Brahmos” trên mạng Security Wire https://bharatkarnad.com/2017/08/18/finally-vietnam-has-the-brahmos/ Posted on August 18, 2017

  8. Bài viết “Nếu không bị kiềm chế, Trung Quốc sẽ là Đức quốc xã thứ hai” đăng trên Tuổi Trẻ Online ngày 11/9/2017.

  9. Bài viết “Trung Quốc “không đẹp” trong mắt Châu Á” đăng trên đài VOA ngày 17/10/2017.

  10. Bài viết “Đàm phán TPP không có Mỹ gần hoàn tất trước APEC” đăng trên đài VOA ngày 1/11/2017.

  11. Bài viết “Chuyến đi của ông Trump thành hay bại?” đăng trên đài VOA ngày 16/11/2017.

  12. Bài viết “Pháp muốn tăng cường hiện diện ở Vùng Ấn Độ Dương” đăng trên đài RFI ngày 24/11/2017.

Hồ sơ: ITN-121517-QT-Tình hình Biển Đông sáu tháng cuối 2017.doc

 
Nguyễn Mạnh Trí
E-Mail: prototri2012@yahoo.com
Tu chỉnh: 15 tháng 12 năm 2017



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Muốn có căn nhà vững thì không những phải cần có nền tốt mà tường cũng phải cứng để cho cột, kèo bám vào chống giông bão. Đảng cầm quyền cũng vậy
Các chế độ độc tài không phải là một khối thuần nhất. Dù là độc tài cộng sản, độc tài quân phiệt, độc tài cá nhân... đều giống nhau ở điểm
Trong những ngày qua, Việt Nam đã như lên cơn sốt về giá cả với quyết định tăng giá xăng dầu quá đột ngột. Lồng bên dưới nỗi bất an đó còn có một hiện tượng
Trung Quốc (TQ) đang trên đà phát triển vượt bực nhất là trong những năm gần đây. Hiện tại, TQ là quốc gia thứ hai chỉ đứng sau Hoa Kỳ về thành phẩm sản xuất
Có nơi nào trên trái đất này Mật độ đắng cay như ở đây" Chín người - mười cuộc đời rạn vỡ. Bị ruồng bỏ và bị lưu đầy… Có nơi nào trên trái đất này
Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH vùng Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận đã tưng bừng tổ chức một buổi gây quỹ Cây Mùa Xuân Thương Phế Binh
Nhiều thanh niên nam nữ, Phong trào Tự Do Việt Nam, Phân Bộ Phila và New Jersey,  phong trào Cờ Vàng từ Cali…
Chùa Việt Nam tại Houston, Texas xin trân trọng thông bạch  đến  Chư  Tôn  Đức  Tăng  Ni,  quý  Cơ  Quan  Truyền  Thông
Tuần vừa qua, nhật báo lớn nhất Mỹ, tờ New York Times (NYT), đăng một bài điều tra về quá khứ của thượng nghị sĩ John McCain
Ít năm gần đây tên tuổi của Giáo sư kiêm cựu Tư lệnh Không Quân VNCH Nguyễn Xuân Vinh được nhắc nhiều trên báo chí và cộng đồng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.