Hôm nay,  

Học sinh Việt đạt thành tích lớn giải thi World Scholar's Cup đã diễn ra tại Đại học Yale (Mỹ)

01/12/201701:29:00(Xem: 8912)
Các thông tin sau đây do phụ huynh các học sinh dự thi gửi tới tòa soạn.

ECLASS ĐẠT THÀNH TÍCH XUẤT SẮC TẠI VÒNG CHUNG KẾT, CUỘC THI WORLD SCHOLAR'S CUP tại ĐẠI HỌC YALE (MỸ)
Từ ngày 9-14/11/2017, vòng chung kết của cuộc thi World Scholar's Cup đã diễn ra tại Đại học Yale (Mỹ), với sự tham dự của trên 2200 thí sinh xuất sắc nhất trên toàn thế giới. 10 đội thi của eClass đã tham dự và giành được nhiều giải, huy chương và cúp.
1. Thành tích cá nhân:
1.1. Huy chương và cúp:
- Huy chương vàng: 54
- Huy chương bạc: 47
- Cúp: 3
1.2. Xếp hạng:
- Đào Mai Chi: Vô địch Cá nhân Chung cuộc, Hạng 7 Debate, Hạng 2 môn Challenge, Hạng 1 môn Văn học, Hạng 7 môn Khoa học, Hạng 5 môn Lịch sử
- Lê Hải Minh: Hạng 31 Cá nhân Chung cuộc, Hạng 23 môn Challenge
- Nguyễn Thảo Duyên: Hạng 46 môn Challenge, hạng 32 môn Nghệ thuật
- Vũ Chi Mai: Hạng 8 môn Lịch sử
- Lê Tấn Thịnh: Hạng 35 môn Xã hội, Hạng 147 Cá nhân Chung cuộc
- Trần Hồng Anh: Hạng 17 môn Nghệ thuật, Hạng 44 môn Truyền thuyết
2. Thành tích đồng đội:
2.1. Huy chương và cúp:
- Huy chương vàng: 8
- Huy chương bạc: 13
- Cúp: 7
2.2. Xếp hạng:
- Đội 444: Hạng 1 Chung cuộc, Hạng 2 môn Challenge, Hạng 7 môn Debate, Hạng 26 môn Writing, Hạng 6 môn Bowl.
- Đội 410: Hạng 23 Chung cuộc, Hạng 7 môn Bowl
- Đội 411: Hạng 62 môn Writing, Hạng 79 môn Bowl
- Đội 412: Hạng 32 môn Bowl
- Đội 417: Hạng 64 môn Writing
- Đội 814: Hạng 26 môn Challenge
Chúc mừng các bạn đã có một năm học tập thật bổ ích và vui vẻ cùng cuộc thi World Scholar's Cup.
Cảm ơn quý Phụ huynh đã luôn ủng hộ và đồng hành cùng các con.
Thân mến,
EClass.

Chủ đề năm nay, 2017:
"An Unlikely World."
Cụ thể mỗi môn học:
o Special Area: Modern Mythologies
o Science & Technology: To Shoot for the Moon
o History: History of Conspiracy
o Literature: Voices of the Almost Impossible
o Art & Music: Fragments of an Improbable Universe
o Social Studies: Predicting the Future

World Scholar 's Cup...

1. Giới thiệu chung về World Scholar’s Cup:

World Scholar’s Cup (WSC) là cuộc thi học thuật bằng tiếng Anh dành cho học sinh trung học trên toàn thế giới. WSC được thành lập vào năm 2006, dựa trên khuôn mẫu của cuộc thi danh tiếng The United States Academic Decathlon National Championship dành cho học sinh trung học Mỹ.

WSC không phải là cuộc thi kiểm tra trình độ tiếng Anh như TOEFL, IELTS, mà là một chương trình học/thi với 6 môn học ở trình độ THPT Mỹ, bao gồm môn khoa học, lịch sử/chính trị, xã hội học, văn học, nghệ thuật, và một môn đặc biệt (thay đổi theo từng năm), cùng với môn tranh biện và viết luận. Nhờ nội dung học/thi rất rộng, bao trùm toàn bộ kiến thức xã hội cần thiết nhất và rèn luyện được cho học sinh các kỹ năng quan trọng nhất như nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, thuyết trình, tranh luận, làm việc nhóm, WSC đang ngày càng trở nên một trong những cuộc thi học thuật có ích, nổi tiếng và có giá trị nhất trên thế giới. Học sinh đoạt giải cao tại WSC thường được nhận vào học tại các trường đại học danh tiếng trên thế giới.

WSC được tổ chức hàng năm, qua 3 vòng: vòng Quốc gia (tại mỗi nước), vòng Toàn cầu (năm 2017 tại 3 địa điểm là Hà Nội (Việt Nam), Cape Town (Nam Phi) và Athens (Hy Lạp)) và vòng Chung kết tại Đại học Yale (Mỹ). Khoảng 30% đội đứng đầu của mỗi vòng thi sẽ được thi tiếp vòng sau. Năm 2017, tổng cộng có khoảng 20,000 học sinh từ 50 nước tham dự WSC từ các vòng Quốc gia, và chọn được khoảng 2,200 học sinh tham gia vòng thi Chung kết tại Đại học Yale.

Những năm gần đây, các giải thưởng cao nhất của WSC thường là sự tranh chấp giữa các trường trung học quốc tế danh tiếng như Nanyang Girls’ High School, Raffles Institution, Hwa Chong Institution (Singapore), Kaohsiung American School, Morrison Academy Kaohsiung (Taiwan), International School of Beijing, Dulwich College Shanghai (Trung Quốc), Scotch College - Perth (Australia), GEMS Modern Academy, Dubai College (Dubai, UAE), Keio Shonan Fujisawa Junior High School, Osaka International School (Nhật), German Swiss International School, King George V School (HongKong), GEMS World Academy (Switzerland), Ahad Ha'am High School, Rehovot School for Gifted and Talented (Israel).
 

Chương trình học WSC:
Mỗi năm Ban Tổ Chức WSC đều đưa ra nội dung học/thi khác nhau, trải rộng trong 6 lĩnh vực: khoa học, lịch sử/chính trị, xã hội học, văn học, nghệ thuật, và một môn đặc biệt.


Ví dụ về nội dung môn học Nghệ thuật (Art) của năm 2016 với chủ đề “Một thế giới không hoàn hảo – An Imperfect World”: WSC yêu cầu thí sinh phải hiểu rõ 22 tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng thế giới miêu tả nỗi đau, bất hạnh, … của con người. Để có thể phân tích được các tác phẩm trên, học sinh phải học và nắm vững môn lịch sử nghệ thuật, từ thời Khai sáng (Renaissance), Baroque cho đến các trường phái nghệ thuật đương đại như Neo-Dada, Pop-up Art. Học sinh phải học về cách phân tích tranh, phải hiểu rõ về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm (ảnh hưởng đến nội dung tác phẩm như thế nào), trường phái, chủ đề, bố cục, màu sắc, các chi tiết, điển tích, nhân vật của tác phẩm … nội dung, ý nghĩa ẩn dụ mà bức tranh muốn nêu lên. Ngoài ra, học sinh phải liên hệ được các tác phẩm nghệ thuật trên với các nội dung học khác trong môn Lịch sử, Khoa học, … của chương trình.
Mỗi năm, ban tổ chức đưa ra một chủ đề khác nhau với các nội dung học khác hẳn những năm trước. Do đó, học sinh có thể tham gia thi WSC nhiều lần, từ năm này qua năm khác, để ngày càng được tích lũy thêm nhiều kiến thức hữu ích.

Nội dung học/thi WSC có thể tìm ở đây: http://www.scholarscup.org/subjects/ 

Nội dung thi:
Mỗi đội tham gia thi WSC bao gồm 3 thành viên, thi các môn thi cá nhân và đồng đội. Các môn thi bao gồm:
1. Tranh biện: Mỗi đội đấu 3 trận tranh biện với các đội khác về các chủ đề trải rộng từ chính trị đến văn học, ví dụ một đội sẽ đồng ý với ý kiến “Một thế giới nhỏ bé là một thế giới an toàn hơn”, và đội kia phản đối ý kiến này. Sau khi biết đề tài tranh biện, mỗi đội có 15 phút để cùng nghiên cứu qua internet và thảo luận chung. Sau đó, mỗi thành viên của mỗi đội sẽ luân phiên nhau trình bày lý lẽ của mình và phản bác ý tưởng của đội bạn. Mỗi người được nói trong 4 phút. Đội chiến thắng sẽ gặp đội thắng trong các trận tranh biện khác.
2. Viết luận: Mỗi đội được cho 6 đề luận thuộc 6 lĩnh vực khác nhau ( khoa học, lịch sử/chính trị, xã hội học, vănhọc, nghệ thuật, và chủ đề đặc biệt), trong đó, mỗi thành viên phải chọn viết mỗi đề khác nhau. Sau khi nhận đề, mỗi đội có 30 phút để thảo luận chung, sau đó có 60 phút riêng để viết luận và 15 phút cuối cùng để giúp nhau kiểm tra lại bài viết.
3. Câu hỏi trắc nghiệm kiến thức tổng hợp:Mỗi thí sinh phải trả lời 120 câu hỏi trắc nghiệm trong vòng 60 phút trải rộng qua 6 lĩnh vực đã nêu.
4. Thi trắc nghiệm đồng đội: Tất cả các đội cùng tập trung ở hội trường để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm hiện ra trên màn hình lớn. Mỗi đội cùng thảo luận để bấm chọn câu trả lời. Do trong hội trường lớn với rất nhiều người tham gia và nhiều ý kiến khác nhau, vòng thi này có áp lực rất lớn.
 

Các hoạt động khác:
Mục tiêu của WSC là truyền cho học sinh niềm đam mê học tập và xây dựng nên một cộng đồng các học giả trẻ trên toàn thế giới. Do đó, ở vòng thi Toàn cầu và Chung kết, ngoài việc thi, ban tổ chức WSC còn tổ chức rất nhiều hoạt động nhằm truyền lửa cho học sinh và xây dựng tinh thần đoàn kết như: tổ chức trò chơi khám phá, dạ tiệc, lễ hội văn hóa, dạ hội, … 5 ngày thi đấu vòng Toàn cầu là 5 ngày đầy ắp các hoạt động,đầy niềm vui mà tất cả học giả WSC mong chờ từng năm.
Trở về từ các cuộc thi WSC, trình độ tiếng Anh cùa học sinh được tăng lên đáng kể; ngoài việc tiếp thu được một lượng kiến thức khổng lồ và rèn luyện được nhiều kỹ năng, hầu hết các bạn đều hiểu rõ hơn về lợi ích, mục đích của việc học, đam mê học tập, sống và làm việc có trách nhiệm hơn và tốt hơn với bạn bè.

---------------

2. WSC và Việt Nam:

WSC đã vào Viêt Nam được 4 năm. Năm đầu (2013) chỉ có vài chục học sinh ở các trường quốc tế tham dự. Đến nay đã có hàng ngày thí sinh từ các trường công, trường quốc tế tham gia tại Hà Nội và Sài Gòn. Sự phát triển cùa WSC tại Việt Nam là vượt bậc so với các quốc gia khác, nhờ vào tinh thần ham học của người Việt Nam. Chính vì vậy, vòng Global Round 2017, kỷ niệm 10 năm thành lập WSC đã được tổ chức tại Hà Nội, với trên 3000 học sinh

Xem vòng thi Sài Gòn 2017 tại đây: https://youtu.be/kveYpmdEeRg 

3. WSC và Đào Mai Chi:

Đào Mai Chi, 14 tuổi, hiện là học sinh trường Stanford Online High School, sống tại Sài Gòn, đã tham gia WSC được 3 năm.
Tại vòng Global Round Bangkok 2016, Mai Chi đã cùng đồng đội đoạt chức Vô địch, bảng Junior.
Xem phim tại đây: https://www.youtube.com/watch?v=xMGbqlMs2jw 
Tại vòng thi Chung kết tại ĐH Yale, Mai Chi đã đoạt giải Vô địch Cá nhân, và cùng đồng đội đoạt giải Vô địch đồng đội, bảng Junior. Xem phim tại đây: https://www.youtube.com/watch?v=RfZWOriptaw&feature=youtu.be 
 
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.