Hôm nay,  

Đức, màn phé chính trị "mà con tẩy còn che kín" đang diễn ra

25/11/201711:00:00(Xem: 7167)
Lá Thư từ Đức Quốc
 
Đức, màn phé chính trị "mà con tẩy còn che kín" đang diễn ra

* Lê Ngọc Châu

 

Dẫn nhập: Tôi thuần túy chỉ là một người Việt tị nạn chính trị vì cộng sản, là "thợ khách bình thường ở Đức, ngành kỹ thuật", hoàn toàn không phải là luật sư. Đức ngữ thì thua xa so với thế hệ thứ 2 hay 3 sinh ra lớn lên và đi học từ nhỏ ở đây nhưng được tị nạn, đi làm lâu năm ở Đức cho nên tôi cũng cố gắng tìm hiểu sơ luật pháp của xứ định cư nói chung, kể cả (khái niệm về) luật hình sự vì thường viết bất vụ lợi, giới thiệu tin tức liên quan đến đời sống, chính trị, xã hội Đức mục đích trao dồi thêm kiến thức, học hỏi thêm Đức & Việt ngữ nên mạn phép giải thích bầu cử Đức theo khả năng hạn hẹp của mình, mong các vị Luật sư, những bậc thức giả thật sự hoan hỷ cho mọi sơ sót. Đa tạ (LNC).

 

***

 

Như tôi đã nói, Luật pháp Đức khá phức tạp vì vậy chuyện quyết định bầu cử lại cần thời gian dài nên chưa biết rồi sẽ đi về đâu?, sau khi liên minh chính phủ Jamaica bất thành vì đảng FDP đã rời bàn đàm phán tối chủ Nhật 19.11.2017. Rõ ràng, Đức đang trong cơn khủng hoảng chính trị. CDU/CSU và bà Merkel đang đứng trước sự khủng hoảng đối với nội đảng nói riêng.

 

blank

 

Đúng như đã nói, hôm thứ Hai 20.11.2017, bà Merkel đã hội đàm với Tổng Thống (TT) Đức và sau đó TT Steinmeier tuyên bố là tất cả các đảng có thể thành lập chính phủ nên ngồi lại đàm phán với nhau, mục đích đưa Đức ra khỏi cơn khủng hoảng chính trị hiện có, đồng thời TT Đức cho biết cố gắng tránh bầu cử lại Quốc hội (QH). Ngoài ra, TT Steinmeier (SPD) đã mời cấp lãnh đạo của CDU/CSU là Merkel, Seehofer cũng như Lindner (FDP) và Oedemir + Simone Peter (Xanh) nói chuyện riêng để hiểu rõ các khó khăn, dị biệt đưa đến sự tan vỡ "Jamaica" hầu tìm cách giải quyết. Trong tinh thần này, Steinmeier cũng hội đàm riêng với ông Schulz (SPD).

 

NẾU cuối cùng CDU/CSU không thể tìm ra được liên minh thành lập chính phủ và trước đi đến việc giải tán Quốc hội để bầu lại, nhiệm vụ của TT Đức là phải cố gắng tìm giải pháp và đây chính là lý do TT Đức nói chuyện với các đảng phái và đưa ra đề nghị như đề cập ở trên.

 

Theo tôi, bên cạnh việc TT Steinmeier một phần muốn tránh tiếng vội vàng quyết định bầu cử lại, ông ta đã "chêm banh" cho bốn năm cầu thủ (lãnh tụ đảng CDU/CSU, FDP, Xanh và bây giờ thêm SPD!) đá. Nếu họ "đá lọt lưới" thì ông ta được tiếng là người ảnh hưởng cho Đức tránh bầu cử lại cũng như cứu vớt uy tín của nước Đức đối với EU, còn NẾU đá trật ra ngoài khung thành (tức chính phủ bất thành) thì lỗi là do các "cầu thủ". Và mặt khác, chính sự khôn khéo của TT Steinmeier đã đẩy ông Schulz vào tình thế khó xử sau khi Lindner từ chối cho rằng chuyện đàm phán Jamaica trở lại vô ích, chẳng có ý nghĩa nào cả. Theo người viết đúng thôi vì nguyên nhân là FDP từ chối liên minh Jamaica rõ ràng và mấy đời ai lại kéo giữ kẻ muốn ra đi.

 

Tuy nhiên, TT Đức vẫn duy trì sáng kiến ​​này. Tuần tới, Tổng thống Frank-Walter Steinmeier mời Angela Merkel (CDU), Horst Seehofer (CSU) và lãnh đạo SPD Martin Schulz cho một cuộc hội đàm chung với nhau tại dinh Tổng thống Bellevue. Điều này chắc chắn sẽ được coi như  là một dấu hiệu. Trong khi đó, Lindner, lãnh đạo FDP cáo buộc Angela Merkel (CDU) đã phân biệt đối xử với đảng của ông trong những lần đàm phán diễn ra. FDP hầu như đã không nhận được sự hỗ trợ "tốt cho các đề xuất thỏa hiệp của chúng tôi" từ Merkel, ông Lindner đã nói.

Ngoài ra, Tổng thống Đức sẽ nói chuyện với Chủ tịch Quốc hội, Wolfgang Schaeuble (CDU). Trong tuần tới, Steinmeier cũng muốn thảo luận cách thức giải quyết khủng hoảng chính trị với các nhà lãnh đạo của tất cả các nhóm nghị sĩ trong Quốc hội. Phát ngôn viên của người đứng đầu nước Đức, Anna Engelke nói rằng TT Steinmeier muốn có cái nhìn tổng quát về tình hình chính trị và Quốc hội Đức. Xa hơn nữa, cũng sẽ có cuộc hội đàm với Chủ tịch Hội đồng Liên bang Michael Mueller (SPD) và các chuyên gia về luật hiến pháp.

 

Riêng ông Schulz (lãnh đạo SPD) đang bị áp lực từ một số nghị sĩ của SPD hiện có ghế trong Quốc hội Đức sau lần bầu cử ngày 24.09.2017. Lý do đơn giản và dễ hiểu vì họ sợ rằng khi bầu cử lại thì có thể sẽ mất nồi cơm (thực tế là vậy) vì chưa chắc họ thắng cử!. Tuy nhiên là chính trị gia lão luyện muốn giữ thể diện cho chính mình và toàn ban lãnh đạo SPD mới đây đồng nhất lên tiếng trước khi ông ta nói chuyện với Steinmeier từ chối liên minh lớn với CDU/CSU, ông Schulz đã tuyên bố đảng viên SPD sẽ biểu quyết có nên liên minh với CDU/CSU hay không?. Tôi gọi đây là bàn xì phé chính trị "úp mở" vì con tẩy còn úp, còn che kín khi mà SPD chưa dứt khoát tuy đã nhượng bộ sẽ thương thảo với CDU/CSU vì áp lực từ nhiều phía, chưa nói đến chuyện liệu CDU/CSU và SPD có đả thông được các dị biệt về các chính sách giữa đôi bên?.

Từ một liên minh lớn có thể xảy ra, cơ sở của đảng SPD sẽ phải được thuyết phục rằng không hoài nghi gì cả về liên minh lớn với CDU/CSU sau những kinh nghiệm trong các nhiệm kỳ qua và những năm gần đây. Schulz đồng ý: "Nếu các cuộc đàm phán đưa SPD tham gia vào một chính phủ thì các thành viên của đảng chúng ta sẽ bỏ phiếu cho điều đó."

Sau sự thất bại của một chính phủ Jamaica giữa CDU/CSU, FDP và Xanh, áp lực lên SPD để tham gia vào sự hình thành chính phủ đã tăng lên, trái với quyết định không liên minh cùng CDU/CSU trước đó.  Cũng có tin đồn về sự từ chức của Schulz, người đặc biệt đã rõ ràng tuyên bố SPD trở thành đối lập, không muốn có liên minh lớn nữa viện dẫn vì cử tri đã muốn như vậy khi sự ủng hộ liên minh lớn được chứng minh qua lá phiếu, khi sự ủng hộ cử tri sút giảm trầm trọng (CDU: -8,5% và SPD: -5,2%), nhưng phó chủ tịch SPD, bà Manuela Schwesig và cựu lãnh đạo SPD và Ngoại trưởng "Quản lý" Sigmar Gabriel kịch liệt phản đối tin đồn này. Bà Schwesig cũng bảo đảm rằng Schulz sẽ vẫn là chủ tịch của đảng Dân Chủ Xã Hội Liên bang Đức (SPD), bất kể quá trình đàm phán sắp tới. Bà ta cũng nhấn mạnh qua đài truyền hình ZDF rằng "không có sự tự động cho một liên minh lớn" (sic). Bên cạnh đó, một số chính trị gia SPD cũng đang xem xét việc dung túng đối với chính phủ thiểu số như là sự thay thế cho một liên minh lớn.

Thử phân tích: trong trường hợp đảng viên SPD chấp thuận, ông Schulz sẽ nói chúng tôi/tôi làm theo ý kiến của đa số đảng viên. Nếu từ chối ông ta sẽ nói, dù SDP rất muốn nhưng đảng viên quyết định không liên minh bắt buộc tôi/chúng tôi tuân theo. Giải tỏa được áp lực từ bốn phía.

 

Lúc đó ông Schulz ung dung đề nghị là hãy lập một chính phủ thiểu số dưới sự lãnh đạo của CDU với "thủ tướng Merkel?", nếu quý vị muốn thì SPD sẽ nhân nhượng, hỗ trợ "chính phủ thiểu số mới" tùy trường hợp trong các quyết định quan trọng chung của Quốc hội. Chỉ còn lại có hai trường hợp: chính phủ thiểu số dưới sự lãnh đạo của CDU với "thủ tướng Merkel?", không chiếm đa số phiếu tại QH giữa CDU/CSU và Xanh hoặc CDU/CSU+FDP.

 

Luật pháp Đức phức tạp, nhất là lối hành văn khó hiểu, ngay cả các luật thông thường như trợ cấp xã hội, luật thất nghiệp, thuê nhà là một ví dụ chưa chắc người bản xứ đã nắm vững chứ đừng nói chi người ngoại quốc. Tuy nhiên, tôi mạn phép đề cập tổng quát đến sự thành lập chính phủ thiểu số để đồng hương (trong & ngoài nước Đức) chưa biết có thể hiểu phần nào.

 

Một chính phủ thiểu số được nói đến trong các hệ thống nghị viện khi các phe phái nắm giữ chính phủ không có đa số trong quốc hội. Hiện tại, một liên minh CDU / CSU và FDP (nếu có thể xảy ra!) sẽ thiếu 29 ghế để chiếm đa số trong Quốc hội Đức. Do đó, liên minh màu đen và màu vàng sẽ phải lệ thuộc vào sự bỏ phiếu bầu từ các phe khác. Tương tự như vậy đối với màu đen và xanh lá cây; còn tệ hơn vì thiếu đến 42 ghế cho đa số. Tuy nhiên, quyền Thủ tướng Merkel (CDU) không phải là bạn cho những thay đổi đa số không chắc chắn như thế tại QH.

 

Một chính phủ thiểu số chưa bao giờ có ngay sau cuộc tổng tuyển cử ở Đức bởi vì nó chứa đựng quá nhiều rủi ro và sẽ chỉ có thể xảy ra nếu hai bên thành lập chính phủ này thực sự thống nhất với nhau nhưng đã không có thể thấy được điều này sau các cuộc đàm phán thất bại từ liên minh hai màu đen và vàng cũng như giữa màu đen với màu xanh lá cây", Oskar Niedermayer, nhà khoa học chính trị của Freie Universitaet (FU) Berlin đã cho Business Insider biết.

Lindner (FDP) còn nói: Vấn đề khoan dung đối với chính phủ thiểu số hiện nay không có. Nói chung, ông "không phải là người bạn của một chính phủ thiểu số". FDP không có lý do gì để sợ trước cuộc bầu cử mới. "Tôi lặp lại điều này ngay cả bây giờ, khi mà FDP trong dư luận đã rơi vào một sự phòng thủ nhất định." Dù nhìn thấy thực tế rằng một số cử tri đổ lỗi cho FDP vì sự thất bại của liên minh chính phủ Jamaica, nhưng Lindner bình tĩnh nói: "Tôi đã nhận thức được hậu quả rõ ràng qua quyết định của chúng tôi."

 

Nhân tiện người viết cũng xin sơ lược về nguyên tắc bầu cử mới (Neuwahl) ở Đức: Con đường đi tới cuộc bầu cử mới không đơn giản, bởi vì hiến pháp Đức muốn như vậy. Đường lối thành lập một chính phủ thiểu số ở Đức trong trường hợp tìm liên minh bất thành: trước tiên, thủ tướng phải được bầu. Theo Điều 63 (1) Luật cơ bản, TT Đức Steinmeier sẽ đề nghị với Quốc hội (QH, Bundestag) một ứng cử viên (ỨCV, ví dụ bà Merkel hay ai khác) cho văn phòng thủ tướng liên bang. Theo Điều 63 (2) câu 1 GG, cuộc bầu cử Thủ tướng cần chiếm đa số các thành viên của QH do đó được gọi là "Thủ tướng của đa số". Người này sẽ là Thủ tướng Đức, NÊU hơn nửa số nghị sĩ của Quốc hội (QH, Bundestag) bầu cho ỨCV. Cho đến nay, tất cả các Thủ tướng của Cộng hoà Liên bang Đức đã được bầu trong vòng bỏ phiếu đầu tiên.

 

Nếu ỨCV theo đề nghị của Tổng thống liên bang không chiếm đa số phiếu, giai đoạn bầu cử thứ hai bắt đầu. QH bây giờ có thời gian hai tuần để đạt cho bằng được một vị thủ tướng với đa số tuyệt đối. Số vòng bầu cử không hạn chế, tương tự số lượng ứng cử viên. Do đó, Quốc Hội được hoàn toàn tự do không sử dụng để cho hai tuần trôi qua - hoặc cũng có thể thử bầu khoảng 15 lần để chọn một ứng cử viên thích hợp.


Nếu không có một "Thủ tướng của đa số" trong hai tuần này, giai đoạn bầu cử thứ ba bắt đầu.

Sau vòng thứ ba là lần bỏ phiếu cuối cùng, trong đó đơn giản chỉ cần đa số tương đối là đủ, ai đạt được nhiều phiếu nhất của tất cả các ứng cử viên sẽ giành chiến thắng, được bầu. Trong trường hợp này, Tổng thống liên bang Đức có thể chỉ định người này làm thủ tướng của một chính phủ thiểu số - nhưng ông cũng có thể giải tán Quốc hội. Trong vòng 60 ngày sau đó phải bầu cử lại. Luật pháp Đức đã ấn định như vậy nên TT Steinmeier chỉ muốn thực thi.

 

Để cho rõ thêm vấn đề, người viết ghi ra đây kết quả thăm dò ý kiến mới nhất để độc giả biết sự ủng hộ của cử tri Đức bây giờ thế nào nếu bầu cử lại. Giả thử bầu lại quốc hội nay mai thì FDP sẽ đạt mười hai phần trăm, vị chi hơn 1,3% so với kết quả cuộc bầu cử vào ngày 24.9.2017; SPD đạt 21% (cộng 0,5), Xanh lá cây và Linke mỗi đảng 10 phần trăm (+1,1% và + 0,8%). CDU và CSU sẽ chiếm 32% (trừ 1%) và AfD đạt 12% (trừ 0,6%). Tổng cộng có 1069 cử tri được viện nghiên cứu Forsa phỏng vấn vào ngày 21 và 22 tháng Mười Một vừa qua.

 

Cũng theo đó, 45 phần trăm cử tri cho biết nên có cuộc bầu cử mới; 27% muốn có liên minh lớn, 24% đồng ý một chính phủ thiểu số. Riêng bà Merkel nói trong cuộc phỏng vấn của đài truyền hình ZDF rằng một chính phủ thiểu số là điều mà bà ta không muốn nghĩ đến. Ngay cả các chuyên gia về chính trị cũng đã nhìn thấy như vậy, một tình huống rất nguy ngập.

Theo thông tấn xã DPA, nhà lãnh đạo FDP, Christian Lindner loại trừ luôn cả các cuộc đàm phán mới về việc thành lập liên minh Jamaica ngay cả sau một cuộc bầu cử Quốc hội mới (nếu xảy ra). "Một sự hợp tác đáng tin cậy với Xanh ở cấp liên bang hiện nay không thể" có, ông đã nói với tờ báo "Koelner Stadt-Anzeiger" (Ấn bản thứ năm, 23.11.17). "Các hòn đá mà họ đang ném vào chúng tôi (FDP) sau các cuộc đàm phán, với giả thuyết chúng tôi âm mưu và tố cáo rằng chúng tôi là một đảng dân sự cánh hữu, đủ xác nhận cho tôi trong sự đánh giá này."

Tóm lại, Đức quốc đang vấp phải sự khủng hoảng chính trị lớn và như tôi đã nói, ảnh hưởng không ít đến uy tín cùng vai trò lãnh đạo của nước Đức đối với khối EU nói riêng. Bằng chứng bà Merkel đã bị hỏi nhiều lần trong phiên họp mới nhất tại nghị viện Âu Châu bàn về Brexit của Anh quốc liên quan đến việc thành lập chính phủ. Bà Merkel không thể trả lời khi mà tình hình chính trị Đức chưa biết diễn tiến thế nào và điều nếu ai theo dõi, bà Merkel đã tránh né không chụp hình chung kỷ niệm với các nguyên thủ quốc gia vừa qua tại Bỉ, lý do dễ hiểu hiện tại bà ta chỉ được quyền thủ tướng để lãnh đạo Đức, không phải là thủ tướng được bầu thật sự!.

 

Câu hỏi là liệu bất ngờ sẽ có một liên minh lớn, sẽ có chính phủ thiểu số mà chưa biết với FDP hoặc Xanh hay là bầu cử lại?. Và như đã dẫn chứng ở trên, vì luật pháp Đức phức tạp nên chúng ta đành phải chờ thêm thời gian khá lâu nữa mới rõ được tình hình chính trị Đức sẽ đi về đâu?.

 

* Lê Ngọc Châu ( Nam Đức, chiều 25.11.2017 )

   (Tài liệu tham khảo: theo AFP, dpa, Handelsblatt, Spiegel và Internet).

   

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.