Hôm nay,  

Thiền Vipassana, Cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm: Ưu khuyết điểm của hai đối-tượng: sư phồng xẹp của thành bụng và sự xúc-chạm của hơi thở nơi cánh mũi

21/11/201717:52:00(Xem: 8358)

1.- Lời mở đầu:

Thiền-sư Tejaniya có dạy một cách rất rỏ rằng: "Cái nào tốt hơn: quán sát hơi thở hay quán-sát phồng xẹp của thành bụng? Chẳng có cái nào tốt hơn cái nào cả. Chúng đều như nhau tất..Bạn không nên thích cái này hơn cái kia. Nếu làm như vậy là bạn đang bị dính mắc vào một đề mục.”(1)

Trong khi thực-hành chúng ta nên giữ lời dạy trên đây như một lời nhắc nhở cho đến khi tâm có khả năng để nhìn đối-tựợng như một đối tượng. Vì kết quả “ngộ” mà thiền Vipassana mang đến cho tâm dựa vào sự hiểu biết do quán sát các đối-tượng. Do đó, trong bước khởi đầu, khi chọn đối-tượng để quán-sát trong thời-gian ngồi thiền, người tập cũng nên có sự hiểu biết sơ khởi đối tượng đươc chọn. Đó là khởi đầu của sự hiểu biết.

2.- Vài kiến thức khoa học phổ-thông (Văn-tuệ)

Không khí khi thở vào có đi vào ổ bụng làm phồng thành bụng ra hay không? Trả lời: Không.

Có một số người tập thiền theo dỏi sự phồng xẹp của thành bụng nghĩ rằng hơi thở được hít vào sẽ đi vào ổ bụng làm thành bụng phồng ra. Đây là một sự hiểu biết sai lầm. Không khí chỉ đi vào phổi. Thành bụng phồng ra vì trong thao tác thở vào, lồng ngực nở rộng ra, hoành cách mô (diaphragm) co lại và hạ thấp xuống làm tăng áp suất trong ổ bụng, thành bụng phồng ra. Như vậy quán sát sự phồng xẹp không phải quán sát trực tiếp sự di-chuyển của luồng không khí vào ra.

Cử-động thở có do tác-ý hay không? Trả lời “có” cũng đúng mà trả lời “không” cũng đúng.

Hai hoạt-động tối cần cho sự sống là hoạt động của tim và hoạt động của phổi. Hoạt động của tim hoàn toàn tự động, không có sự can thiệp của ý chí (tác-ý). Hoạt động thở vào thở ra được điều-hợp một cách vi-tế bởi trung tâm hô hấp ở vùng hành-tủy để đáp-ứng đúng các nhu-cầu về Oxygen của cơ thể. Bên cạnh đó, nhịp thở và cường độ thở cũng có thể thay đổi do ý chí (tác-ý) như khi tập thể dục con người có thể hít vào sâu và thở ra dài hơn.

Hai điều quan trọng nên được chú ý:

Con người không có khả năng dùng tác-ý để ngưng thở hoàn toàn được.

Khi các trung tâm hô hấp còn hoạt động hoàn-chỉnh, con người không có khả năng tự thở một cách vi tế thay cho các trung tâm hô hấp nếu không muốn những rối loạn sinh học xảy ra. Do đó khi tập thiền, cần tránh chọn đối-tượng nào có khả năng dẫn đến sự dùng tác-ý để điều hành hơi thở trong một thời gian dài.

Có nên đọc tác-ý của hơi thở khi ngồi thiền không? Trả-lời : Không.

Chỉ khi tập thể-dục hít vào, thở ra sâu thì nên theo dỏi tác-ý, vì tác-ý đang điều-khiển hơi thở. Khi ngồi thiền không chú-ý đọc tác-ý hơi thở vì không có tác-ý để đọc. Khi cố-tâm đọc tác-ý tức là đã cố-tâm tác-động hơi thở mà không hay biết. Chỉ nên theo dỏi sự xúc-chạm ở khóe muĩ khi hơi thở vào ra. Nhờ đó dần dần sẽ nhận ra được tính tự động của hơi thở, đặt một dấu vết rất nhẹ để hình thành sự hiểu biết bản-chất vô ngả.

Không khí là thành phần quan-trọng trong bốn yếu tố tạo ra cơ thể : đất, nước, gió (không khí) và lưả. Ngoài năng-lượng đến từ mặt trời, không khí là thành-phần khi vào cơ thể sẽ được xử dụng để tạo năng-lượng (lửa) để giữ ấm và duy-trì mọi hoạt-động của cơ-thể. Quán-sát sự ra vào của không khí là quán-sát sự thay đổi liên-tục của cơ thể.

3.- Ưu-khuyết điểm của đối-tượng phồng xẹp của thành bụng

Ưu điểm:

Đối-tượng lớn, dễ quán-sát nhất là đối với người mới khởi sự tập thiền và khi mới khởi đầu giờ hành thiền, hơi thở còn đang thô nên thành bụng phồng lên xẹp xuống rỏ rệt, dễ nhận ra và theo dỏi. Nhất là khi ngồi yên, thì sự tăng thể-tích vùng ngực chủ yếu dựa vào sự co thắt và hạ thấp của hoành cách mô (diaphragm), nên thành bụng phồng xẹp càng rỏ hơn. Khi sự quán-sát dễ thì sự định-tâm dễ xảy ra, tạo một cảm-giác thoải-mái, an-lạc làm người tập thấy mình đã tập thiền được.

Khuyết-điểm:

  • Tạo điều-kiện cho sự tưởng-tượng và suy-nghĩ phát-sinh. Khi đối-tượng lớn, dễ quán-sát, ít cần sự chú-tâm sẽ tạo không-gian cho sự suy-nghĩ, hồi-tưởng và cảm-xúc sinh-khởi. Khi thành bụng phình ra thì điểm chấm dứt rỏ ràng để nhận diện; nhưng khi thành bụng xẹp xuống thì điểm chấm dứt không rỏ ràng; tạo cơ duyên cho sự tưởng-tượng để nhận-diện điểm dừng của thành bụng..

  • Khi đã ngồi thiền lâu, hơi thở đã trở nên rất nhẹ nhàng, vi-tế, nhất là hơi thở vào sẽ ngắn hơn. Hiện-tượng phồng xẹp sẽ rất khó nhận-diện. Trong trường hợp nầy, người tập thường thường rơi vào một trong hai cách sau đây:

    Một là: tiếp tục dựa trên cảm nhận đã có mà tưởng-tượng ra và nhận-diện sự tưởng-tượng đó như là sự phồng xẹp thật mà không biết mình đang tưởng-tượng. Sự định-tâm có được dựa trên sự phồng xẹp tưởng-tượng sẽ không còn là chánh-định nữa. Đó là sự định-tâm mê mờ với nhiều an-lạc thích-thú mà không hữu-ích cho sự tiến-bộ khi đã chọn con đường thiền Vipassana. Đường thiền Vipassana là con đường của sự giải-thoát do sự hiểu biết bản-chất không-thường-hằng và vô-ngả của vạn pháp đến từ sự quán-sát sự liên-tục thay đổi của đối-tượng.

    Hai là: người tập sẽ áp đặt ý chí vào hơi thở bằng cách thở mạnh hơn để ghi nhận đối-tượng, Hơi thở sẽ không được điều-khiển một cách vi tế bởi các trung-tâm hô-hấp nữa, các chỉ số sinh-học trong máu có thể sẽ bị thay đổi. Một điều nên tránh khi hành thiền.

4.- Ưu-khuyết điểm của đối-tượng sự xúc-chạm nơi khoé muĩ khi hơi thở vào ra.

Ưu điểm:

Quán-sát được trực-tiếp luồng không khí vào ra nên dễ cảm-nhận được sự thay đổi liên tục cấu-trúc của cái thân. Tương-tự như khi quán-sát giòng nước chảy trong sông “không ai có thể tắm hai lần trên một giòng sông” (câu nói nổi danh, không biết tên tác-giả)

Sự xúc-chạm ở khóe muĩ và luồng khí vào ra rất tinh-tế đòi hỏi sự chú-tâm cao để theo dỏi; tạo thuận-lợi cho sự loại bỏ bớt ảnh-hưởng của suy-nghĩ, hồi-tưởng và cảm-thọ. Đây là thuận-lợi lớn cho việc hình thành sự biết đơn-thuần, tức là chánh-niệm. (sẽ nói rỏ hơn trong bài tiếp theo viết về chánh-niệm).

Khi hơi thở đã trở nên vi-tế, chỉ còn li ti, nếu chú tâm cao thì vẫn còn ghi nhận được vì da khóe mũi khá nhạy cảm, và vì có sự thay đổi nhiệt độ do không khí vào ( hơi lạnh hơn nhiệt độ thân thể) và hơi thở ra ( hơi ấm hơn nhiệt độ tại da khóe muĩ)

Khuyết-điểm:

Vì sự xúc-chạm nơi da khóe mũi quá vi-tế nên người mới bắt đầu tập thiền gặp khó khăn để ghi nhận, dễ chán-nản.

Đối-tượng không rỏ rệt, nhẹ-nhàng dễ đưa vào trạng-thái dã-dượi buồn ngủ.

Sự tưởng-tượng hơi thở cũng có xảy ra nhưng ít hơn.

5.- Kết luận

Khi bắt đầu tìm hiểu và thực-hành thiền Vipassana là hành-giả đã nhận được chút ánh sáng le lói hướng đi về phía con đường giác-ngộ, giải-thoát. Để có thể quán-sát và nhận-diên được chân-lý, người tập phải có những hành-trang. Hành-trang cần thiết nhất là cái tâm biết đơn-thuần (chánh-niệm). Tâm biết đơn-thuần có sẵn trong thiên-nhiên, nó không phải của riêng người tập, tương-tự như không khí. Nhờ có hai lá phổi người tập xử-dụng được không khí. Nhờ có năm giác-quan, người tập dùng được cái tâm biết đơn-thuần. Với người không tập thiền, tâm biết đơn-thuần bị suy-nghĩ, ký-ức và cảm-thọ che lấp, do đó che lấp luôn cái chân-lý rốt ráo của cái thân, tâm và của thiên-nhiên. Khi mới bắt đầu tập thiền Vipassana, nên chọn một đối tượng tinh-tế để quán-sát, giảm càng nhiều càng tốt không-gian cho sự hình thành và hoạt-động của các hoạt-động suy-nghĩ, ký-ức, cảm-thọ. Nhờ đó tâm biết đơn-thuần đang có mặt sẵn sẽ càng lúc càng vững vàng lên theo thời-gian và công-phu. Từ trong nguyên thủy, sự quán-sát hơi thở đã được các thiền-sư chọn làm đối-tượng để quán-sát thân. Bước đầu hơi khó khăn cho sự nhận-diện và theo dỏi, đây chỉ là một khó-khăn rất nhỏ so với những khó-khăn sẽ gặp trên con đường Vipassana, nên kiên trì kiên-trì, tinh-tấn để vượt qua.

Với lời chúc: thực-hành, kiên-trì, siêng năng.

Jàgara Vinh Pham

www.pathofmindfulness.org

(1) Pháp ở mọi nơi - Thiền sư Sayadaw U Tejaniyạ trang 31

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Non sông Việt Nam từ ải Chi Lăng cho đến mũi Cà Mâu, bao gồm đất đai, vùng trời, vùng biển và hải đảo, là di sản của tiến nhân để lại sau hàng ngàn năm
Có những mối nhục dùng gươm mà rửa Có những thương đau rồi sẽ mờ phai Có những cắt chia, mai mốt nối dài Có những phẫn nộ, tương lai sẽ tỏa
Tối nay tôi cùng Minh Bình, bác Diệu Phụng, Diệu Phượng, Diệu Thuận và Đức Trang Nghiêm đến tụng kinh Dược Sư cho Viên Bảo Mỹ.
Mấy ngày qua trên Internet đã có nhiều hình ảnh và tin tức về các cuộc biểu tình của thanh niên Hà Nội, thanh niên Sài Gòn, xuống đường phản đối Trung Cộng
Thư này được viết cho những người trẻ, những trí thức văn nghệ sĩ và tất cả công dân Việt Nam trong và ngoài nước thuộc bất cứ giai tầng xã hội nào.
Trong những ngày tháng qua, có những con người quên ăn quên ngủ nóng lòng hướng về miền Trung, nơi mà thiên tai hàng năm vẫn không tha
New Orleans được dân Việt gọi là Ngọc Lân, thủ đô nhạc Jazz với những đại hội và những nhạc sĩ tên tuổi cỡ Louis Amstrong, Bessie Smith, Duke Ellington
Vũ khí tang vật xuất hiện trong hành lý ký gởi qua đường hàng không quốc tế là một trong những yếu tố tội phạm quan trọng liên quan đến nhiều lãnh vực
Trong những ngày qua, người Việt khắp năm châu đang theo dõi và tán thưởng những hành động can đảm, đượm tinh thần quốc gia dân tộc
Cụ Trần Trọng Kim, một nhà giáo lỗi lạc, một học giả danh tiếng và cũng là vị Thủ Tướng đầu tiên của Việt Nam, đã viết trong bộ sử “Việt Nam Sử Lược”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.