Hôm nay,  

HỘI NGHỊ CẤP CAO APEC 2017 TẠI ĐÀ NẴNG & CHUYẾN CÔNG DU Á CHÂU CỦA TỔNG THỐNG TRUMP

14/11/201718:43:00(Xem: 5604)


MỤC LỤC


  1. TỔNG QUÁT

  2. CÁC DỰ ÁN CHUẨN BỊ

  • CẢNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ ĐÀ NẴNG

  • TRUNG TÂM BÁO CHÍ

  • TRUNG TÂM HỘI NGHỊ

  • CÔNG VIÊN APEC

  • HẠ TẦNG CƠ SỞ

  • THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN

  1. CHI TIẾT HỘI NGHỊ

  2. CHUYẾN VIẾNG THĂM CHÂU Á CỦA TỔNG THỐNG TRUMP

  3. BÀI PHÁT BIỂU CỦA TỔNG THỐNG TRUMP VÀ CHỦ TỊCH TẬP CẬN BÌNH

  4. KẾT LUẬN


TỔNG QUÁT

APEC (Asia-Pacific Economic Cooperation) là từ viết tắt của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương. Đây là một diễn đàn gồm có 21 nền kinh tế thành viên tham gia nhằm mục đích thúc đẩy thương mại tự do toàn khu vưc Châu Á -Thái Bình Dương. Tuần lễ APEC 2017 sẽ được diễn ra từ ngày 5-11 tháng 11 năm 2017. Đà Nẵng được chọn là thành phố đăng cai tổ chức APEC 2017.

Tuần lễ APEC 2017 tại Đà Nẵng sẽ có sự tham dự của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc cùng lãnh đạo cấp cao của 20 nước thành viên. Trong thời gian diễn ra Tuần lễ APEC 2017 sẽ có 20 Hội nghị cấp Bộ trưởng và đặc biệt, Tuần lễ cấp cao APEC 2017 có khoảng 10,000 người tham dự, trong đó có 2,000 đại biểu chính thức, 3,000 phóng viên báo chí, 5,000 nhà doanh nghiệp và các đại biểu không chính thức. Nhà Trắng loan báo Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ dự hội nghị APEC tại Đà Nẵng ngày 10/11 và thăm chính thức Việt Nam một ngày vào hôm 11/11. Dự đoán đem lại 79% tổng giá trị thương mại quốc tế, 70% lượng khách du lịch đến Việt Nam, 78% đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bởi tại sự kiện APEC-13/15, Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký kết hay đang đàm phán là với các đối tác trong APEC.

blank

Voọc chân nâu được chọn là biểu tượng cho APEC 2017

CÁC DỰ ÁN CHUẨN BỊ


Các công trình tiêu biểu phục vụ APEC như: Nhà ga quốc tế tại sân bay Đà Nẵng, Khách sạn Intercontinental, Trung tâm Hội nghị và triển lãm quốc tế Ariyana, Trung tâm báo chí quốc tế, Công viên APEC 2017... đã hoàn tất trước dự kiến.

blank


Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng

Sân bay Đà Nẵng củ được khởi công từ tháng 12/2007 và dự kiến đưa vào khai thác trong quý I/2010 nhưng chậm tiến độ gần 2 năm. Tháng 10/2011, Bộ trưởng Đinh La Thăng phải vào thị sát và quyết định thay thế Trưởng ban quản lý dự án, điều ngay ông Đỗ Tất Bình, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cảng Hàng không miền Nam (SAC) ra thay. Kết quả, cuối tháng 12/2011, nhà ga củ của sân bay quốc tế Đà Nẵng đã được đưa vào hoạt động đón khách đúng tiến độ mà Bộ trưởng đề ra. Được đưa vào khai thác từ ngày 25/12/2011 với tổng mức đầu tư hơn 1,300 tỉ đồng (57 triệu USD) công suất phục vụ trong giai đoạn đầu dự kiến khoảng 4.5 - 5 triệu khách/năm, tiếp nhận 400,000 - 1 triệu tấn hàng hóa/năm. Từ năm 2015 trở đi sẽ đạt công suất 6-8 triệu hành khách/năm; tuy nhiên đến năm 2015 đã vượt quá 6 triệu. Điều này đòi hỏi sân bay và các cơ sở hạ tầng phải phát triển kéo theo mới có thể đáp ứng được nhu cầu.

Năm 2015, bộ Giao thông Vận tải quyết định xây mới một cảng hàng không quốc tế song song với nhà ga củ được chuyển đổi cho các chuyến bay nội địa. Như vậy, sân bay Đà Nẵng sẽ có hai nhà ga độc lập đảm bảo sự tăng trưởng. Quyết định này dựa trên sự phát triển nhanh hơn dự trù của khu vực Đà Nẵng và cũng như đón tiếp các phái đoàn các cường quốc trên thế giới trong Tuần lễ cấp cao APEC 2017. Dự án sân bay Quốc tế được khởi công vào tháng 11/2015 với quy mô tổng diện tích quy hoạch sử dụng đất là 90,000 m², kinh phí 3,500 tỉ đồng (154 triệu USD) với dự tính đến năm 2030 sẽ đón 20 triệu hành khách. Dự án gồm 3 hạng mục chính: Nhà ga hành khách quốc tế, cầu vượt trước nhà ga và sân đỗ ô tô. Khi hoàn thành, nhà ga có 40 quầy thủ tục hàng không, 10 cửa ra tàu bay … đáp ứng 4-6 triệu hành khách quốc tế/năm. Nhà ga quốc tế T2, Cảng hàng không Đà Nẵng rộng 21,000 m², nằm ngay cạnh nhà ga hiện tại, trong đó diện tích sàn xây dựng 48,000 m², được thiết kế có hình tuyến tính, thành hai công trình cho hai khu vực đi & đến riêng biệt và 1 khu vực dành cho VIP.


Image result for dự án cảng hàng không quốc tế đà nẵng


Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng mới bắt đầu hoạt động giữa tháng 6/2017


Trung tâm hội nghị quốc tề Ariyana

Image result for Trung tâm hội nghị APEC 2017

Toàn cảnh Trung tâm hội nghị quốc tế Ariyana

Trung tâm Ariyana là một trong những trung tâm hội nghị lớn nhất cả nước với sức chứa 5,000 chỗ ngồi và 15 phòng chức năng. Đây là nơi diễn ra các sự kiện chính trong Tuần lễ cấp cao APEC. Ngày 15/10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương, TP Đà Nẵng và chủ đầu tư đã cắt băng khánh thành Trung tâm hội nghị quốc tế Ariyana. Trung tâm hội nghị nằm trong khuôn viên khu nghỉ dưỡng Furama, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng. Dự án được khởi công tháng 3/2016, với số vốn đầu tư 350 tỷ đồng (15.4 triệu USD). Ariyana có 3 tầng, một tầng trệt và 2 tầng lầu, diện tích xây dựng 4,520 m², tổng diện tích sàn xây dựng 16,644 m². 


Image result for Trung tâm H ội nghị Ariyana


Phòng hội Trung tâm hội nghị quốc tế Ariyana


Trung tâm báo chí


Related image


Ngày 20/9/2017, TP. Đà Nẵng tổ chức giới thiệu Trung tâm báo chí APEC tại quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng. Theo Ban quản lý Trung tâm báo chí APEC 2017 cho biết: Đây là một trung tâm báo chí quốc tế hiện đại và khang trang nhất phục vụ APEC tại Việt Nam từ trước đến nay. Trung tâm có diện tích hơn 13 ha, cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại đạt chuẩn với tổng mức đầu tư là 178.8 tỷ đồng (8 triệu USD). Trung tâm này được đầu tư xây dựng trên cơ sở cải tạo Trung tâm Hội chợ triển lãm Đà Nẵng cũ. Đây cũng là đầu mối cung cấp thông tin về các hoạt động của hội nghị, cung cấp các dịch vụ phục vụ hoạt động nghiệp vụ của phóng viên, xử lý các yêu cầu của báo chí tại Hội nghị cấp cao APEC 2017 sắp tới. Trung tâm báo chí phục vụ công tác truyền thông tại Tuần lễ Cấp cao APEC 2017, dự kiến giờ cao điểm có thể tiếp đón kho ảng 2,000 phóng viên trong nước và quốc tế. Công tác an ninh cũng đã được chuẩn bị, đảm bảo điều kiện phục vụ tối đa trong suốt quá trình diễn ra sự kiện.


Công viên APEC


Công viên APEC 2017 được xây dựng trên khu đất hình tam giác có diện tích 3,047 m² tại khu vực đoạn nối dài đường Bạch Đằng (lân cận cầu Rồng) thuộc phường Bình Hiên, quận Hải Châu. Theo đó, xây dựng sân gạch và lối đi bộ với diện tích 752 m² (chiếm 24.7%), diện tích còn lại sẽ trồng cây xanh, thảm cỏ và là nơi sắp đặt 21 bức tượng nghệ thuật gắn với văn hóa của 21 nền kinh tế thành viên dự Tuần lễ cấp cao APEC.


Image result for Công viên APEC 2017


Công viên APEC - nơi đặt biểu tượng của các nền kinh tế thành viên


Thị trường bất động sản

Theo báo cáo thị trường BĐS Đà Nẵng của CBRE Việt Nam, để chào đón sự kiện APEC 2017, hoạt động xây dựng ở những khách sạn có thương hiệu quốc tế đang được đẩy mạnh.

Đáng chú ý, thị trường sẽ chào đón những thương hiệu khách sạn quốc tế hàng đầu, đặc biệt là dự án Four Points by Sheraton sẽ được khánh thành trước thềm hội nghị APEC. Nổi bật trên thị trường Bất động sản Đà Nẵng hiện nay là dự án khách sạn căn hộ 5 sao Four Points by Sheraton và Luxury Apartment tại mặt đường Võ Nguyễn Giáp, ngay cạnh công viên Biển Đông – trung tâm du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, hấp dẫn và nhộn nhịp nhất trong số các bãi biển của Đà Nẵng, nơi diễn ra hàng loạt hoạt động du lịch biển đẳng cấp thế giới hàng năm. Từ vị trí đắc địa này khách cư trú có thể mở rộng tầm nhìn chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoàn hảo của Sông-Núi-Biển-Thành Phố tuyệt đẹp Đà Nẵng. Mới chỉ bung ra thị trường vào cuối tháng 3/2016 nhưng cho đến nay, Luxury Aparment đã cất nóc, bước vào giao đoạn hoàn thiện chi tiết và lắp đặt nội thất. Dự kiến, chủ đầu tư sẽ bàn giao căn hộ cho chủ sở hữu từ Quý I/2017 và đi vào vận hành dự án vào Quý II/2017.

Một số doanh nghiệp đầu tư bất động sản lớn tại Đà Nẵng hiện nay hướng tới sản phẩm là khách sạn căn hộ chuẩn 5 sao, biệt thự biển, các dịch vụ thương mại … nhằm đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu của các chính khách cũng như các doanh nhân, tầng lớp thượng lưu.

blank

Four Points by Sheraton

Hạ tầng cơ sở: Dự án bao gồm cải tạo khoảng 34 tuyến đường bao gồm Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt, Ngô Quyền, Ngũ Hành Sơn, Bạch Đằng, Trần Phú….Đối với các tuyến đường thiếu cây xanh, thực hiện trồng cây xanh bóng mát thay thế cây xanh còi cọc, tạo bóng mát và đồng bộ mỹ quan đô thị; lát gạch vỉa hè và thay thế bó bồn đối với các tuyến đường chưa được đầu tư hoặc đã xuống cấp, hư hỏng; bổ sung ghế đá, xây dựng mới một số bồn hoa tạo cảnh quan đối với các tuyến đường du lịch…với tổng vốn đầu tư ước tính khoảng VND 243 tỷ (10.9 triệu USD).

Image result for Cận cảnh những dự án lớn phục vụ APEC 2017 ở Đà Nẵng

Một tuyến đường đang được nâng cấp

CHI TIẾT HỘI NGHỊ


Dưới đây là những con số và những hoạt động chính trong Tuần lễ cấp cao APEC 2017:


blank


blank


  • Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC 2017: Chiều ngày 21/10, Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC 2017 đã bế mạc sau 3 ngày được tổ chức tại TP Hội An. Hội nghị cũng ra tuyên bố chung của các Bộ trưởng Tài chính thuộc 21 nền kinh tế thành viên APEC. Tuyên bố chung gồm các điểm quan trọng như: Kinh tế toàn cầu và khu vực; kế hoạch hành động Cebu; đầu tư dài hạn cho cơ sở hạ tầng; xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận; tài chính và bảo hiểm rủi ro thiên tai; tài chính bao trùm và các vấn đề khác.

  • Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam (Vietnam Business Summit - VBS): Sáng 7-11, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự và phát biểu khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam (Vietnam Business Summit - VBS), sự kiện quan trọng tiếp theo trong ngày thứ hai của Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 đang diễn ra tại Đà Nẵng. 

  • Hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp APEC 2017 (2017 APEC CEO Summit): Trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC, Hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp APEC 2017 (2017 APEC CEO Summit) khai mạc vào chiều 8/11 tại Trung tâm Hội nghị Ariyana, Đà Nẵng với sự tham dự của gần 2,000 lãnh đạo cấp cao của các doanh nghiệp trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tại APEC CEO Summit, cộng đồng kinh doanh APEC sẽ được đón chào Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang, Tổng thống Mỹ Donald Trump, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo các nền kinh tế đang chiếm tới gần 60% GDP và 50% đầu tư và thương mại toàn cầu.

  • Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đổi tên thành Hợp tác Toàn diện và Cấp tiến Xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership - CPTPP): Ngày 11/11, 11 quốc gia nước tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương tuyên bố đổi tên thỏa thuận TPP và đặt ra lộ trình thực hiện. Ông Toshimitsu Motegi nói thỏa thuận sẽ đi vào hiệu lực sau khi 6 trên 11 quốc gia thông qua và rằng ông hi vọng việc thông qua thỏa thuận này sẽ là bước tiến trong việc đưa Hoa Kỳ trở lại. Sáng 11/11, Bộ trưởng Thương mại Canada đăng một dòng tin tích cực trên Twitter, hoan nghênh thay đổi trong thỏa thuận mới, bao gồm các quy định nghiêm khắc hơn về bảo về quyền lợi người lao động và môi trường. Trước đó số phận của tiến trình đàm phán kể như tan biến sau khi Canada bị cáo buộc 'đánh trống bỏ dùi' vào phút chót, khiến làm ngưng nỗ lực phục hồi thỏa thuận vốn đã mất đi sự tham gia của Hoa Kỳ. Bộ trưởng Thương mại Canada François-Philippe Champagne sau đó cho biết đã đạt được tiến bộ cho thỏa thuận này trong bối cảnh giới lãnh đạo các nước APEC nhóm họp tại Đà Nẵng.


blank




Các lãnh đạo APEC vẫy tay trong bức ảnh tập thể lưu niệm.

  • Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 12 tại Phillippines:  Hội nghị Cấp cao ASEAN - Trung Quốc lần thứ 20, Hội nghị Cấp cao ASEAN+3 lần thứ 20 và Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 12. Các lãnh đạo của 10 quốc gia thành viên ASEAN, lãnh đạo và đại diện của khoảng 20 quốc gia và các tổ chức quốc tế, bao gồm Mỹ, Nga, Liên minh châu Âu (EU) và Liên Hợp Quốc cũng sẽ có mặt. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lên đường tới Manila ngay sau chuyến thăm Việt Nam để tham dự hội nghị. Theo dự kiến, 55 văn kiện sẽ được ký hoặc thông qua tại các hội nghị. Các nhà lãnh đạo sẽ ký 1 văn kiện, thông qua 25 văn kiện và ghi nhận 20 văn kiện khác. Philippines sẽ ban hành 9 Tuyên bố Chủ tịch các hội nghị cấp cao. Vào phút chót, Tổng thống Trump đã không dự Hội nghị Đông Á, cử Ngoại trưởng Tillerson đại diện.

  • Khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Một sự kiện đáng lưu ý là hôm 12/11, bên lề Hội nghị ASEAN và các cuộc gặp liên quan ở Philippines, quan chức 4 nước Mỹ, Ấn Độ, Australia và Nhật Bản đã gặp nhau và nhất trí hợp tác vì một "khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do, rộng mở, thịnh vượng và bao trùm". Bộ Ngoại giao Trung Quốc cảnh báo các nước không nên "chính trị hóa việc hợp tác" sau khi biết được tin này.

CHUYẾN VIẾNG THĂM CHÂU Á CỦA TỔNG THỐNG TRUMP

 

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã rời Hoa Kỳ ngày 3/11, bắt đầu chuyến công du kéo gần 2 tuần đến 5 nước Châu Á bao gồm Nhật, Nam Hàn, Trung Quốc, Việt Nam và Philippines. Đây sẽ là chuyến thăm châu Á dài nhất của một tổng thống Hoa Kỳ trong 25 năm qua. Tổng thống Hoa Kỳ sẽ lưu lại Philippines thêm một ngày, cho tới ngày 14/11/2107 và sẽ dự Thượng đỉnh Đông Á (EAS), theo truyền thông Mỹ. Mặc dù chuyến công du của ông Trump chắc chắn là để cố gắng thể hiện cho khu vực này thấy Hoa Kỳ đang quan tâm tới châu Á ở một mức độ nào đó, rõ ràng tổng thống Mỹ quan tâm sâu sắc hai vấn đề: Thương mại và Bắc Hàn. Tuy nhiên, cho tới tận thời điểm này, chiến lược châu Á của Tổng thống Donald Trump vẫn là một ẩn số. Trong bối cảnh cả TPP lẫn chính sách xoay trục sang châu Á đều bị gạt sang một bên, chuyến thăm châu Á lần này được kỳ vọng sẽ phần nào làm sáng tỏ chính sách, cũng như tầm nhìn bao quát của nhà lãnh đạo Mỹ đối với mối quan hệ giữa Mỹ và khu vực, nơi tập trung hầu hết các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới và đóng góp tới 40% sản lượng kinh tế toàn cầu. Khẩu hiệu “Nước Mỹ trên hết” có ý nghĩa gì đối với các mối quan hệ, đặc biệt là các mối quan hệ kinh tế với châu Á? Trong số 16 quốc gia được cho là khiến Mỹ thâm hụt 500 tỷ USD mỗi năm, hơn một nửa là các quốc gia châu Á. Trong đó, Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và Hàn Quốc là những nước có thặng dư thương mại song phương lớn nhất với Mỹ. Chưa có câu trả lời cụ thể nhưng thực tế cho thấy, mục tiêu chính mà Mỹ nhắm tới là Trung Quốc và Nhật bởi Trung Quốc đứng đầu danh sách với 347 tỷ USD, gấp 5 lần so với nước thứ 2 là Nhật. Tuy nhiên, thâm thủng mậu dịch chỉ là một phần trong bức tranh kinh tế toàn cầu. Hoa Kỳ không nói đến lợi tức mà các công ty Hoa Kỳ đầu tư vào Hoa Lục để có hàng hóa với giá rẽ cũng như vai trò mới của các nước Đông Nam Á trong nỗ lực cân bằng với Trung Quốc.

 

blank

 

Cán cân trao đổi mậu dịch năm 2015 giữa Mỹ và các nước Á Châu-Thái Bình Dương. (Hình: Nguồn Bloomberg)

Nhật Bản: Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bắt đầu chuyến công du Nhật Bản sáng ngày 5/11. Tại căn cứ Yokota, người đứng đầu Nhà Trắng tuyên bố, Mỹ coi Nhật Bản là đồng minh tối quan trọng (Crucial). Lãnh đạo hai nước đã đồng ý sẽ thúc đẩy việc xây dựng một vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương (Indo-Pacific) tự do và cởi mở, kêu gọi Ấn Độ và Úc tham gia vào dự án này. Đây có thể sẽ là một liên minh vững chắc giữa các quốc gia dân chủ để ngăn chận đà bành trướng của Trung Quốc ở châu Á. Tuy nhiên, Tổng thống Trump đã không đạt được thỏa thuận thương mãi song phương với Nhật Bản. Thặng dư thương mại của Nhật Bản với Mỹ trong năm 2015 là 68.7 tỷ USD. Nhật Bản muốn có một thỏa thuận cho toàn thể khu vực hơn là quan hệ song phương.

Hàn Quốc: Tại Hàn Quốc, sau cuộc hội đàm cấp cao giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In hôm 7/11, ông chủ Nhà Trắng cho biết hai bên đã thống nhất về hợp đồng vũ khí khổng lồ. Đơn đặt hàng vũ khí trị giá nhiều tỷ USD sẽ được Seoul gửi tới Washington, động thái làm đẹp lòng Mỹ đồng thời gia tăng năng lực quốc phòng của Hàn Quốc. "Hàn Quốc sẽ mua hàng tỷ USD vũ khí của Mỹ, nó có thể là tên lửa, máy bay hoặc bất cứ thiết bị gì. Điều này rất hợp lý trong hoàn cảnh của họ. Còn với Mỹ, hợp đồng này sẽ mang lại nhiều việc làm và giảm thâm hụt thương mại", Tổng thống Trump nói. Thặng dư thương mại của Hàn Quốc với Mỹ trong năm 2016 là 23.2 tỷ USD.

Liên quan đến Bắc Triều Tiên, Tổng thống Trump đã có bài phát biểu trước Quốc hội Hàn Quốc ở Seoul để kêu gọi mọi quốc gia có trách nhiệm cùng đoàn kết nhằm đưa ra tuyên bố chung rằng mọi động thái phát triển vũ khí của Triều Tiên đều từng bước khiến Bình Nhưỡng gặp nhiều nguy hiểm hơn. Tương lai của khu vực cũng như của những con người tuyệt vời không thể bị chi phối bởi một chế độ với ảo tưởng chinh phục thế giới bằng bạo lực và đe dọa hạt nhân.

Trung Quốc: Trước chuyến viếng thăm Trung Quốc, cả hai bên đều đã bắn tiếng những điều mà 2 bên kỳ vọng. Ba điều mà Hoa Kỳ muốn có được từ chuyến thăm Trung Quốc của ông Trump: Thứ nhất, Hoa Kỳ muốn có sự đảm bảo cân bằng thương mại tốt hơn. Thứ hai, Mỹ muốn Trung Quốc đưa ra nhiều điều cam kết hơn trong việc giải quyết vấn đề khủng hoảng hạt nhân của Triều Tiên. Thứ ba, Hoa Kỳ muốn có một mối quan hệ ổn định hơn với Trung Quốc. Trung Quốc muốn Hoa Kỳ cần phải nới lỏng các hạn chế xuất khẩu đối với các sản phẩm công nghệ cao, hợp tác nhiều hơn nữa trong nghiên cứu và phát triển các lĩnh vực như không gian và hàng không, tích cực tham gia vào sáng kiến ​​Vành đai Con đường và Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á và kiềm chế các hoạt động điều tra về các chính sách của nước này liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.

Trung Quốc dành nghi thức tiếp đón "chưa từng có" với Tổng thống Mỹ Donald Trump, dường như phản ánh mối quan hệ thân thiết giữa hai nhà lãnh đạo. Bắc Kinh gọi chuyến thăm ngày 8/11 là "chuyến thăm nhà nước đặc biệt", một danh từ chưa từng được Trung Quốc dùng từ năm 1949. Tuy nhiên, phía Mỹ luôn than phiền về sự mất cân bằng nghiêm trọng” trong quan hệ kinh tế song phương. Ngày 8/11, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross và Phó thủ tướng Trung Quốc Uông Dương giám sát lễ ký kết 19 thỏa thuận có tổng trị giá 9 tỷ USD. Ngày 9/11, Trung Quốc đã ký kết thỏa thuận mua 300 máy bay từ tập đoàn chế tạo máy bay hàng đầu thế giới của Mỹ trị giá 37 tỷ USD. Thỏa thuận mua máy bay trên nằm trong khuôn khổ các thỏa thuận hợp tác thương mại trị giá hơn 250 tỷ USD được hai bên ký kết trong khuôn khổ chuyến thăm Bắc Kinh của Tổng thống Mỹ Donald Trump.


Việt Nam: Sáng ngày 12/11, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch nước Trần Đại Quang chứng kiến doanh nghiệp hai nước ký một loạt thỏa thuận thương mại lên tới 12 tỷ USD. Trong đó, ngành hàng không đóng góp phần lớn các hợp đồng trị giá lớn này. Những văn kiện trị giá hàng tỷ USD được doanh nghiệp Việt Nam - Mỹ ký kết bao gồm: Biên bản ghi nhớ có ràng buộc về Hợp đồng bảo dưỡng động cơ máy bay Pratt & Whitney PW1100G-JM trị giá khoảng 1.5 tỷ USD; Bản ghi nhớ về dự án Kho cảng khí đốt hóa lỏng tự nhiên Sơn Mỹ trị giá khoảng 1.3 tỷ USD với hai Tập đoàn năng lượng AES và Tập đoàn Alaska Gasline Development Corporation của Mỹ; Bản ghi nhớ về Hợp tác cung cấp khí đốt hóa lỏng tự nhiên và Đầu tư thượng nguồn; Hợp đồng mua, hỗ trợ sản phẩm động cơ PW1100G-JM ... Đây là nỗ lực của Việt Nam trong việc xóa bỏ việc mất cân bằng thương mại, mà ông Trump nói là lên tới 32 tỷ USD. Đc biệt, Việt Nam và Hoa Kỳ đã trao đổi biên bản thảo luận về ý định dành cho Hoa Kỳ lô đất D30 tại Hà Nội thuê để xây mới Đại sứ quán Hoa Kỳ.


Nga Sô: Tổng thống Trump và Tổng thống Putin đã có một buổi gặp nhau “ngắn ngủi” tại hội nghị thượng đỉnh kinh tế ở Việt Nam hôm thứ Bảy 11/11. Trong cuộc gặp gỡ ngắn đó hai ông cũng đồng ý về một tuyên bố ủng hộ một giải pháp chính trị cho Syria. Tổng thống Donald Trump nói ông tin phủ nhận của Tổng thống Nga Vladimir Putin đối với các cáo buộc Nga phá cuộc bầu cử tổng thống Mỹ hồi năm ngoái, bất chấp các cơ quan tình báo Mỹ kết luận Nga đã can thiệp vào cuộc bầu cử.


BÀI PHÁT BIỂU CỦA TỔNG THỐNG TRUMP VÀ CHỦ TỊCH TẬP CẬN BÌNH

Trưa ngày 10/11, sau khi đến Đà Nẵng, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tới dự và phát biểu tại Hội nghị Đối thoại của các lãnh đạo và Hội đồng tư vấn doanh nghiệp trong Hội nghị Hợp tác Phát triển kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) Trung tâm Hội nghị Quốc tế Ariyana.

Với bài phát biểu 4,800 chữ, Tổng thống Trump xuất hiện trên diễn đàn với tư thế tự tin khi chào cử tọa và tiến thẳng vào bục thuyết trình như phong thái của một diễn giả quen nói trước công chúng. Ngay đầu bài phát biểu, Tổng thống Trump nhấn mạnh tầm nhìn của ông về một Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và cởi mở. Ông nói rằng chúng ta hãy chung nhau góp phần vào vào việc tạo một Ấn Độ-Thái Bình Dương hòa bình, thịnh vượng và tự do. Ông tin tưởng rằng, cùng nhau, mọi vấn đề chúng ta đã nói hôm nay đều có thể được giải quyết và mọi thách thức mà chúng ta phải đối mặt đều có thể vượt qua. Tổng thống Trump đưa ra quan điểm cứng rắn về thương mại, nhấn mạnh chính sách nước Mỹ trên hết, đồng thời kêu gọi các quốc gia trong khu vực làm ăn sòng phẳng với Hoa Kỳ. Ông cũng cảnh báo, nếu nước nào làm ăn sòng phẳng, nước đó sẽ giàu có và mạnh mẽ và kêu gọi các quốc gia xóa bỏ ràng rào cản trở tự do thương mại, đồng thời, ông cũng nhắc lại là Hoa Kỳ sẽ tôn trọng thể chế hiện hữu của mỗi quốc gia.

Trong phần cuối bài phát biểu của mình, ông Donald Trump đã khiến khán phòng phải bất ngờ khi ca ngợi Việt Nam là một đất nước mạnh mẽ, ông nhắc đến chủ nghĩa dân tộc ở Việt Nam với hình tượng nữ anh hùng Hai Bà Trưng: “Hào khí đó cháy bỏng trong con tim của mỗi người yêu nước và mỗi quốc gia. Người dân nước chủ nhà Việt Nam đã nhận biết về hào khí này không phải chỉ cách nay 200 năm, mà có từ gần 2000 năm trước. Vào khoảng năm 40 sau công nguyên, Hai Bà Trưng đã tiên chinh đánh thức tinh thần dân tộc của người dân trên mảnh đất này. Đó là lần đầu tiên người Việt Nam đứng lên vì nền độc lập và niềm tự hào dân tộc.” Tổng thống Donald Trump phát biểu. “Những người yêu nước trong lịch sử nắm giữ những câu trả lời cho tương lai của chúng ta. Họ nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta là ai, chúng ta cần phải làm gì …” Nhận xét về Việt Nam, ông nhắc đến cuộc chiến tranh trong quá khứ, nơi Đà Nẵng chính là 1 trong những chiến trường khốc liệt. "Ngày nay, chúng ta không còn là kẻ thù mà là những người bạn", ông nói. Sau đó ông dành nhiều mỹ từ để nói về quá trình phát triển kinh tế Việt Nam và những thành tựu mà đất nước chủ nhà APEC 2017 đã gặt hái được như một nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới. Tổng thống Mỹ cũng khẳng định sinh viên Việt Nam là một trong những người giỏi nhất thế giới.

Ngược lại, Chủ tịch Tập Cận Bình xuất hiện trên diễn đàn sau khi ra dấu chào cử tọa đã ngồi xuống chiếc ghế bành mới kê giữa sân khấu cứ như một vị Hoàng đế Trung Hoa nhìn xuống đám con dân, vừa nhấm nháp chén trà để chờ xướng ngôn viên giới thiệu. Ông tới bục thuyết trình để cúi nhìn tập tài liệu và đọc chăm chú với một giọng đều đều cho hết 1,800 chữ. Trong bài phát biểu, Chủ tịch Tập Cận Bình đã đưa ra các khái niệm mơ hồ, hoàn toàn lý thuyết, không có những số liệu minh chứng cho lập luận. Chủ tịch Tập Cận Bình bám vào chủ trương tôn trọng đa phương nhằm phát huy sức mạnh của Chủ nghĩa Tư bản mà khống chế nền kinh tế toàn cầu bất chấp luật pháp quốc tế.

Tại tiệc chiêu đãi do Chủ tịch nước Trần Đại Quang chủ trì tối 11/11, Tổng thống Donald Trump mô tả "Việt Nam đã trở thành một điều kỳ diệu của thế giới". Ông nói thêm “Trong chuyến thăm Việt Nam lần này, tôi đã nhìn thấy những điều tuyệt vời, những điều mà tôi sẽ nhớ mãi. Tôi xin chúc mừng ngài Chủ tịch nước vì những điều mà đất nước ngài đã làm được”.

KẾT LUẬN

 

Đối với Việt Nam, tổ chức hội nghị thượng đỉnh APEC 2017 là sự kiện vô cùng quan trọng. Đây là khi một nước tương đối nhỏ trên thế giới lại là sân khấu trung lập cho các ông lớn - và đồng thời cũng thúc đẩy nghị trình riêng cho mình. Hội nghị cho Việt Nam cơ hội tái khẳng định chính sách ngoại giao đa phương - tức là đồng thời thúc đẩy quan hệ với nhiều nước quan trọng. Cùng lúc, APEC cho Việt Nam một diễn đàn để quảng bá nghị trình giải phóng thương mại, dựa vào việc bảo đảm phát triển kinh tế mang tính sáng tạo, bền vững, bao gộp mọi thành phần. Điều này sẽ giúp đem lại lợi ích chính trị, kinh tế, ngoại giao đáng kể cho đất nước. Chủ nghĩa đa phương đã đem lại lợi ích kinh tế to lớn. Việt Nam thường xuyên đạt tăng trưởng kinh tế cao, khoảng 6%, và có tỉ lệ giảm nghèo ấn tượng. GDP đầu người của Việt Nam năm 2006 mới là 4,000 USD, là năm Việt Nam đầu tiên tổ chức APEC thì nay đã lên gần 7,000 USD.

 

Ngoài ra, về vấn đề thúc đẩy thương mại tự do, nếu TPP-11 diễn ra, nó có thể vẫn thu hút Mỹ để Mỹ gia nhập sau này. Nó cũng sẽ là lựa chọn khác trong lúc Trung Quốc nâng cao ảnh hưởng kinh tế, chính trị với sáng kiến "Vành đai, Con đường". Các thành viên TPP cũng có thể sẽ bạo dạn hơn để đòi hỏi Bắc Kinh có những nhượng bộ, cũng như nâng cao tiêu chuẩn của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) giữa ASEAN và 6 đối tác. Như thế, tổ chức APEC cho Việt Nam diễn đàn để thúc đẩy nghị trình cải tổ bên trong APEC. Việt Nam có thể chứng tỏ quyết tâm bảo đảm môi trường công bằng, minh bạch, cởi mở cho các doanh nghiệp hoạt động ở Việt Nam. Điều này sẽ giúp phản kích lại xu hướng bảo hộ, đáp trả những chỉ trích về thương mại tự do, giải quyết một số những vấn đề phức tạp như biến đổi khí hậu, bất bình đẳng kinh tế, trì trệ kinh tế.

Việt Nam có thể tái khẳng định chính sách ngoại giao đa phương, thắt chặt hợp tác cả song phương và đa phương. Việt Nam có thể giúp chống lại làn sóng bảo hộ, thúc đẩy thương mại tự do dựa trên tăng trưởng sáng tạo, bao gộp và bền vững. Tất cả những lợi ích này phù hợp với mục tiêu của Việt Nam nhằm duy trì hòa bình, ổn định để giúp phát triển.

 

THAM KHẢO


  1. Các bài viết trên các mạng truyền thông Việt Nam.

  2. Bài viết “Việt Nam hưởng lợi gì từ APEC?” trên mạng CPVN ngày 12/10/2017.

  3. Bài viết “Đà Nẵng: Dự án khách sạn căn hộ quốc tế tăng tốc đón APEC 2017” trên mạng Cafef.VN ngày 9/12/2016.

  4. Bài viết “Cận cảnh những dự án lớn phục vụ APEC 2017 ở Đà Nẵng” trên mạng Đà Nẵng Điện Tử ngày 9/2/2017.

  5. Bài viết “Hoàn thành Trung tâm Báo chí quốc tế tại Tuần lễ cấp cao APEC”  trên mạng Công Thương ngày 1/9/2017.

  6. Bài viết “1.000 cảnh sát giao thông xuất quân phục vụ APEC 2017” trên mạng Đà Nẵng Điện Tử ngày 9/2/2017.

  7. Bài viết “Tầm nhìn đối lập trong bài phát biểu APEC của ông Trump và ông Tập” trên mạng Vietbao Online ngày 10/11/2017.

  8. Bài viết “Toàn văn phát biểu của Tổng thống Mỹ Donald Trump tại APEC CEO Summit Việt Nam 2017” trên mạng Soha ngày 11/11/2017.  

  9. Bài viết “Tổng thống Trump nhắc đến Hai Bà Trưng trong bài phát biểu tại APEC” trên mạng Trandaiquang.Org ngày 10/11/2017.

  10. Bài viết “Tổng thống Trump: Việt Nam đã trở thành một điều kỳ diệu của thế giới” trên mạng VNE ngày 11/11/2017.

  11. Bài viết “TS. Terry Buss: Bài phát biểu ở CEO Summit là diễn văn tuyệt vời nhất từ trước đến nay của ông Trump” ” trên mạng Soha ngày 10/11/2017.

  12. Bài viết “Vì sao ông Trump dùng khái niệm "Ấn Độ-Thái Bình Dương" thay vì "châu Á-Thái Bình Dương"? của Đại sứ Trần Đức Mậu trên mạng Soha ngày 11/11/2017.

  13. Bài viết “Tổng thống Putin ở Đà Nẵng: Nghĩa cử dành cho Việt Nam và ‘cuộc gặp kỳ lạ’ với Tổng thống Mỹ” trên mạng Soha ngày 13/11/2017.

  14. Bài viết “Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: APEC 2017 thành công toàn diện” trên mạng Đà Nẵng Online ngày 14/11/2017.  




Hồ sơ: NMT-111517-VN- Hội nghị cấp cao APEC 2017 tại Đà Nẵng & Chuyến công du Á Châu của Tổng thống Trump.doc



Nguyễn Mạnh Trí

E-Mail: prototri2012@yahoo.com

Tu chỉnh: 15  tháng 11 năm 2017




Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.