Hôm nay,  

Nhớ Sông Dinh

11/7/201700:00:00(View: 6819)
Đường Du Bình

 
Theo lịch trình hành hương, hôm nay là ngày đi lên phố cổ Mandalay, miền trung Miến Điện. Mọi người thức dậy thật sớm tập trung tại phòng khách chờ xe buyt. Khách dậy quá sớm, nhà bếp của khách sạn chưa làm việc, nước nóng cũng chưa có để điểm tâm nên Thượng Toạ Trưởng đòan hành hương, phát cho mỗi người hai trái chuối ăn lót dạ. Một lúc sau khỏang 5 giờ sáng xe buýt đến, mọi người lôi hành lý lên xe. Từ giã khách sạn Yarkintha của phố củ Bagan, xe chạy dưới ánh đèn đường sáng rực rở nhưng đường vắng tanh, giờ này dân địa phương đang yên ngủ. Trong chốc lát xe đã chạy ra ngoại ô và chuyển lên quốc lộ đi về hướng Mandalay.

Xe đang chạy ngon trớn bỗng dưng chậm lại, tôi nhìn xa bên trong làng thấy nhiều ngôi nhà mái tole trong sương mù. Vài em nhỏ đua nhau chạy ra cổng làng. Tôi đưa máy ảnh tập trung tầm nhìn quan sát thật kỹ mới nhận ra trong sương mù có một đoàn sư trẻ đi khất thực. Đi đầu là một vị sư trưởng, hơn chục sư trẻ theo sau, có sư còn rất trẻ. Với hai tay ôm bình bát trước ngực, chậm rải từng bước đi; đoàn sư mỗi ngày khởi hành từ rạng đông để kết thúc về chùa trước canh Ngọ. Một nử thí chủ tay trái cầm giỏ thức ăn, tay phải trân trọng đặt món quà vào bình bát, miệng bà thì thầm đọc kinh. Vị sư trẻ nhận xong thức ăn cất chân bước tới vài bước rồi dừng lại để người khác có dịp bước tới thí chủ. Với những dáng điệu ấy, hết người này đến người khác. Nử thí chủ tiếp tục cúng dường cho đến vị sư cuối cùng trong đoàn khất thực.

Xe buyt nhấn ga phóng nhanh vượt qua đoàn sư khất thực. Hình ảnh ghi lại trong chiếc máy ảnh của tôi cho thấy cuộc sống ở nơi này thật thanh bình. Không giống như quê tôi. Hai khung trời và hai hoàn cảnh thật khác biệt.

Mùa Xuân Miến Điện trời xanh gió mát. Mặt trời buổi sáng lên cao chiếu sáng vào những ngọn tháp sừng sững trên đồi làm khung cảnh đẹp như bức tranh. Xe chạy qua nhiều xóm làng và phố nhỏ. Dọc theo xa lộ hai bên là rừng xanh lá thấp, có nơi hoang vu. Xa xa trong làng một cụm khói bốc lên cao, một chiếc xe bò lăn bánh tịch tan bên đường mòn. Chiếc xe bò giống như những chiếc xe bò ngày xưa đi chở lúa trên xã Ninh Hưng ở Huyện Ninh Hòa quê tôi. Mặt trời xuống dần phía Tây. Xe chạy vào thành phố Mandalay vào giờ cao điểm. Đường xá đông đảo với nhiều xe. Người đi bộ tấp nập hai bên đường. Bác tài cho xe chạy chậm, từ từ rướn vào sân của khách sạn Irrawaddy River View. Dưới ánh nắng vàng của mặt trời, các chư tăng và hai mươi lăm phật tử, từ nhiều nơi trên thế giới, theo thầy đi hành hương đều mệt mỏi, chậm chạp từng bước xuống xe.

Khách sạn Irrawaddy River View đối diện với con sông Irrawaddy, đây là con sông dài ngàn dặm, hùng vĩ xuất phát từ cao nguyên từ phía bắc, nó chảy qua thành phố Mandalay và qua nhiều thành phố miền nam của Miến Điện; nó xuyên qua thủ đô Yangon để rồi hòa nhập vào đại dương của vịnh Martaban. Tôi băng qua đường rồi đi dọc theo bờ sông quan sát, tôi thấy hàng quán ở đây lụp xụp, tạm bợ - có quán bán cà phê và nước ngọt, có quán bán thức ăn. Trong quán có mấy thực khách nam vận sarong cười đùa trò chuyện, quán kế bên có một đám người trẽ mắt châm châm tự sướng với cái màn ảnh nhỏ xíu.


Đi thêm mấy bước ra bờ sông mới thấy cát của con sông này đã bị người ta nạo vét  đưa vào bờ. Nhiều đống cát cao bằng mặt đường làm mất vẻ đẹp của thành phố. Thật là tội nghiệp cho nước này đã bị Liên Hiệp Quốc cấm vận hơn hai mươi lăm năm qua nên cát không được xuất cảng. Kinh tế của nước này bị suy sụp, ngành xây dựng bị hạn chế, cát không được xử dụng nên tích lủy thành bải cát trắng rộng lớn.  Một số người lợi dụng thời cơ cấm dùi trên bãi cát, vài căn chòi đơn sơ dựng lên để che nắng, thật là bi thảm cho những mảnh đời bị cấm vận. Gió từ ngoài sông thổi vào bờ mát rợi hất tung mấy chiếc áo quần phơi trên bãi cát. Dưới ánh chiều tà, mấy cầu thủ tí hon quần sà lỏn áo thun bụi bậm tranh nhau trái banh bị xì hơi, một em cố tình đá trái banh làm cho cát tung toé lên rồi cả đám lăng ra bải cát cười hô hố khiến tôi nhớ lại một buổi chiều thời niêu thiếu tôi và mấy bạn rong chơi trên bãi cát bên làng Vỉnh Phú thị xã Ninh Hòa quê tôi năm xưa.

Mặt trời treo trên đầu núi, một vòng hào quang màu vàng cam thu nhỏ nó báo hiệu màn đêm sắp đến, ánh mặt trời phản chiếu trên sông, một chiếc ghe câu về muộn giửa dòng sông. Người ta thường nói, người giống người, cảnh vật có nơi từa tựa giống nhau khiên tôi mơ tưởng con sông Irrawaddy Miến Điện như sông Dinh Ninh Hòa quê tôi.

Nhớ lại cái hôm chơi trên bải cát Vĩnh Phú bên bờ sông Dinh mà vui. Giữa lúc lính Tây hành quân tảo thanh du kích Việt Minh chung quanh huyện Ninh Hòa, thế mà đội banh của lính Tây Lê Dương cũng hẹn quyết đấu để trả thù đội banh huyện Ninh Hòa. Tin đồn Tây (đội banh Tây Lê Dương) quyết trả thù được loan ra khiến cho nhiều người hăng máu, họ rủ nhau đi coi chật nít sân banh.

Trận banh hôm đó diễn ra thật sôi nổi. Hôm đó đội banh Ninh Hòa do ông Àn vai tiền phong, ông đang chạy giữa sân, chú Hai Cát chạy gốc phải đưa banh thật mạnh qua gốc trái cho chú Chín Cu; chú Chín nhanh nhẹn lùa banh qua mặt ông Tây đội mủ bê rê đen cao một thướt tám. Chú Chín thộc trái banh vào giữa cho ông Àn, ngay lập tức ông Àn kê nhẹ bàn chân phải đưa trái banh thẳng vào lưới địch, tiếng vỗ tay vang rền một gốc trời. Đội banh Ninh Hòa thắng vẻ vang, dân chúng hồ hởi ra về, một số người tấp vào khu giãi trí Vỉnh Phú kế bên sát phạt đỏ đen, tôi và đám nạn quá vui mừng, bu quanh mấy ông cầu thủ hoang hô tiễn đưa cầu thủ ra về, rồi rủ nhau ra bải cát Vỉnh Phú bên bờ sông Dinh vui chơi thỏa thích mãi đến tối mới về.

Tôi xin chân thành gởi tất cả tình thương aí mộ đến các cầu thủ của đội banh Ninh Hòa năm xưa. Gồm có Ông Àn, Chú Chín Cu, Chú Hai Cát, anh Ba Tuông, anh Ba Quón, anh Trúc Thọ, anh Mành, anh Bảy thợ may, anh Mười Sang, anh Ba Bữu, anh Năm Hà, anh Bảy Nghi, chú Năm Tịnh, anh Hòa và anh Mỹ Xóm Rượu. Thành thật cáo lổi người Thủ Môn và một vài người trong đội banh Ninh Hòa năm xưa tôi không nhớ tên.

Kỷ niệm hành hương Miến Điện tháng 3 năm 2013  với các em - Hào, Mai, Ngọc Diệp và Ngọc Chi.

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Từ ngày nước Mỹ lập quốc, chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại bị đối thủ mang ra mổ xẻ, tấn công với những lời lẽ không phù hợp với tư cách một người tranh cử vị trí lãnh đạo quốc gia. Nhưng ngược lại, cũng chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại trở thành niềm hy vọng cho một đất nước đang đối đầu với mối nguy hiểm “duy nhất suốt 248 năm” (theo lời cựu Phó Tổng Thống Dick Chenny.) Đó là nụ cười của Kamala Harris – Một nụ cười đang ngày càng thay hình đổi dạng cuộc tranh cử tổng thống kinh điển của nước Mỹ.
Cựu Tổng Thống Donald Trump đã trình bầy kế hoạch kinh tế của ông tại Economic Club of New York trước đám đông các kinh tế gia, lãnh đạo doanh nghiệp và nhà báo vào 5-9-2024 vừa qua. Buổi nói chuyện này nằm trong chiến dịch tranh cử. Kế hoạch kinh tế trong nhiệm kỳ 2 nếu ông thắng cử bao gồm nhiều chính sách mà ông đã thi hành trong bốn năm đầu cầm quyền. Ông tuyên bố sẽ loại bỏ nhiều chương trình của chính quyền Biden. Ứng cử viên tổng thống của Cộng Hòa quảng cáo chương trình của ông với thuế nội địa thấp, thuế nhập cảng cao chưa từng thấy, giảm bớt luật lệ, và kinh tế phát triển mạnh. Nhưng nhiều chuyên viên đã nghi ngờ giá trị của chương trình kinh tế này. Nhiều người đã lên tiếng chỉ trích đề xuất kinh tế của Trump như chúng ta sẽ thấy trong những phần dưới đây của bài báo này.
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 sắp tới không chỉ định hình tương lai chính trị của quốc gia trong vài năm tới mà còn đặt ra những câu hỏi căn bản về bản sắc và tương lai của chính nước Mỹ. Trong khi kết quả bầu cử sẽ quyết định nhiều vấn đề quan trọng, những xung đột sâu sắc về bản chất của nước Mỹ đã được phản ảnh rõ nét qua đường lối, chính sách nêu ra tại hai đại hội Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ vừa qua.
Tôi đã xem qua cả trăm bài viết với với nội dung và ngôn từ (“đầu đường xó chợ”) tương tự nhưng chưa bao giờ bận tâm hay phiền hà gì sất. Phần lớn, nếu không muốn nói là tất cả, các bạn DLV đều không quen cầm bút nên viết lách hơi bị khó khăn, và vô cùng khó đọc. Họ hoàn toàn không có khái niệm chi về câu cú và văn phạm cả nên hành văn lủng củng, vụng về, dài dòng, lan man trích dẫn đủ thứ nghị quyết (vớ vẩn) để chứng minh là đường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước luôn luôn đúng đắn. Họ cũng sẵn sàng thóa mạ bất cứ ai không “nhận thức được sự đúng đắn” này, chứ không thể lập luận hay phản bác bất cứ một cáo buộc nào ráo trọi.
Ngày 20/7/1969, hai phi hành gia Neil Armstrong và Edwin Aldrin đi vào lịch sử như là hai người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng thế nhưng sự kiện này bị một số nhà “lý thuyết âm mưu” lên tiếng phủ nhận. Căn cứ vào những điểm “khả nghi” trong tấm hình chụp Armstrong đứng cạnh lá cờ cắm trên Mặt Trăng, họ quả quyết rằng tất cả chỉ là chuyện dàn dựng và bức hình này chỉ được chụp tại một sa mạc ở Nevada. Nhưng bằng chứng của vụ đổ bộ ấy đâu chỉ duy nhất một tấm hình? Tàu Appollo 11 phóng từ mũi Kennedy trước con mắt hàng chục ngàn người và hàng trăm triệu người qua ống kính truyền hình. Hàng trăm ngàn thước phim quay được và chụp được khi tàu Appollo vờn trên quỹ đạo quanh mặt trăng, cảnh tàu con rời tàu mẹ để đổ bộ, cảnh các phi hành gia đi bộ và cả những túi đất đá mang về từ Mặt Trăng v.v. Chúng ta thấy gì ở đây? Những bằng chứng xác thực thì nặng như núi nhưng, khi đã cố tình không tin, đã cố vạch ra những âm mưu thì chỉ cần mấy điểm khả nghi nhẹ tựa lông hồng.
Một bài bình luận của báo Chính phủ CSVN hôm 2/9/2024 viết: “Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay chúng ta ngày càng có cơ sở vững chắc để khẳng định sự thật chúng ta đã trở thành nước tự do độc lập, người dân ngày càng ấm no hạnh phúc…” Những lời tự khoe nhân dịp kỷ niệm 79 năm (1945-2024) được gọi là “Tuyên ngôn độc lập” của ông Hồ Chí Minh chỉ nói được một phần sự thật, đó là Việt Nam đã có độc lập. Nhưng “tự do” và “ấm no hạnh phúc” vẫn còn xa vời. Bằng chứng là mọi thứ ở Việt Nam đều do đảng kiểm soát và chỉ đạo nên chính sách “xin cho” là nhất quán trong mọi lĩnh vực...
Năm 2012 Tập Cận Bình được bầu làm Tổng Bí Thư Trung Ương Đảng; năm 2013 trở thành Chủ Tịch Nước; đến năm 2018 tư tưởng Tập Cận Bình được chính thức mang vào Hiến Pháp với tên gọi “Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội với đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới”. Tập Cận Bình đem lại nhiều thay đổi sâu sắc trong xã hội Trung Quốc, mối bang giao Mỹ-Trung và nền trật tự thế giới...
Xem ra thì người Mỹ, không ít, đang chán tự do và nước Mỹ đang mấp mé bên bờ vực của tấn thảm kịch mà nước Đức đã sa chân cách đây một thế kỷ khi, trong cuộc bầu cử năm 1933, trao hết quyền tự do cho Adolf Hitler, để mặc nhà dân túy có đầu óc phân chủng, độc tài và máu điên này tùy nghi định đoạt số phận dân tộc. Mà nếu tình thế nghiêm trọng của nước Đức đã thể hiện từ trước, trong cương lĩnh đảng phát xít cả khi chưa nắm được chính quyền thì, bây giờ, với nước Mỹ, đó là Project 2025.
Từ 20 năm qua (2004-2024), vấn đề hợp tác giữa người Việt Nam ở nước ngoài và đảng CSVN không ngừng được thảo luận, nhưng “đoàn kết dân tộc” vẫn là chuyện xa vời. Nguyên nhân còn ngăn cách cơ bản và quan trọng nhất vì đảng Cộng sản không muốn từ bỏ độc quyền cai trị, và tiếp tục áp đặt Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh “làm nền tảng xây dựng đất nước”...
Cái ông Andropov (“nào đó”) nghe tên cũng có vẻ quen quen nhưng nhất thời thì tôi không thể nhớ ra được là ai. Cả ủy ban nhân dân Rạch Gốc và nhà văn Nguyên Ngọc cũng vậy, cũng bù trất, không ai biết thằng chả ở đâu ra nữa. Tuy vậy, cả nước, ai cũng biết rằng trong cái thế giới “bốn phương vô sản đều là anh em” thì bất cứ đồng chí lãnh đạo (cấp cao) nào mà chuyển qua từ trần thì đều “thuộc diện quốc tang” ráo trọi – bất kể Tây/Tầu.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.