Hôm nay,  

Nhựt Ký Mùa Thu Trung Quốc: Nguyệt Lĩnh Thôn

31/10/201700:00:00(Xem: 5561)
LANG HO DUONG 1_o TQ_
Đoạn Kết Nguyệt Lĩnh Thôn - Làng họ Đường.
LANG HO DUONG 2_o TQ_by Duong Binh

Đám Cưới Con Gái Họ Đường Tại Nguyệt Lĩnh Thôn.


Đường Bình
 

Tôi trở lại Nguyệt Lĩnh Thôn lần hai để tìm hiểu thêm gốc gác cái họ Đường của những người trong thôn này. Lần này chúng tơi không còn gì ngạc nhiên và cảm động như lần trước. Chúng tôi rất bình tĩnh hỏi thêm chi tiết nguồn gốc và xem xét sinh hoạt để giải đáp thắc mắc của độc giã.

Chúng tôi rời thành phố Guilin thật sớm, xe chạy qua huyện Guan-Yang, lên xa lộ chạy đi hướng Bắc Kinh, sáng thứ Bảy và đi sớm nên xa lộ hơi vắng vẻ nhưng vì xe phải chạy xuyên qua nhiều phố nhỏ, đoạn đường từ thành phố Guilin đến Nguyệt Lĩnh Thôn chỉ có 85 cây số nhưng mất đến 2 tiếng đồng hồ mới đến nơi. ô

Trung Quốc đất rộng người đơng, mỗi ngày ra đường không gặp đám cưới thì cũng gặp đám ma. Đám nào thì họ cũng đốt vài chục phong pháo cho thiên hạ nể mặt. Sau hai tiếng đồng hồ quanh co, xe chạy đến một ngã ba con đường sỏi đá, một tấm bản nhỏ màu xanh chữ đỏ chỉ dẫn hướng đi báo hiệu sắp đến Nguyệt Lĩnh Thôn.

Đúng lúc đĩ, lại thấy mọi người tụ tập trước cổng làng, tơi thầm nghỉ hôm nay là ngày gì mà gặp nhiều đám ma, bất ngờ tiếng pháo nổ rang trước cổng làng, tôi zoom máy thấy một đám đông người không mang khăn tang như lúc sáng, đám người này ăn vận chỉnh tề, tiếng pháo tiếp tục nổ vang khói bay mịt mờ, họ tránh đường cho xe chúng tôi chạy qua, thì ra đây là một đám cưới của một người trong Nguyệt Lĩnh thôn. Cô dâu trong chiếc áo cưới Tây Phương màu trinh trắng đầu có kết hoa. Chú rể mặc áo kiểu veston Tây Phương và một đĩa hoa Mẩu Đơn màu đỏ mang trước ngực, cả hai còn trẻ thật xứng đôi. Một người cầm cây dù che nắng cho cơ dâu, và một đám người khác đi thong dong theo sau đôi uyên ương, tất cả hướng về Nguyệt Lĩnh Thôn, đường đi từ cổng làng đến khu dân cư còn hơn hai cây số.

Xe chúng tôi chạy thẳng vào bải đậu xe, tại đây chúng tơi thấy có hai chiếc xe tải có gắn mấy chữ Song Hỷ, trên xe chất đầy quà cưới, mền mùng và bàn tủ ghế, cả hai chiếc xe đều quay đầu ra ngoài là dấu hiệu một người con gái họ Đường lấy chồng khác họ, sau đám cưới nàng theo chồng mà đi nơi khác.

Theo lời chỉ dẩn của một viên chức trong làng, chúng tôi lên một ngọn núi đi tìm vết chân người xưa. Núí cao nhưng lài, bước chân trên những phiến đá mịn qua thời gian mấy trăm năm không bằng phẳng nên tôi phải đi chầm chậm. Lên đến lưng chừng núi, gặp cái đình xây bằng đá kiên cố, đây là đình Bá Tuế (Trăm Tuổi) bên trong vách tường có khắc tên họ người đã đống góp tài vật xây cái đình này. Chúng tơi tiếp tục đi lên đến đỉnh núi, bên phải của đỉnh núi có một ngơi mộ, trên mộ bia ghi rõ đây là ngơi mộ của O ng Đường Nhứt Sở và Bà Lục Thị là Tổ Tiên của những người sáng lập Nguyệt Lỉnh Thôn. Tấm bia khắc tên con cháu là những người đứng ra lập mộ bia này, ngoài ra không cĩ một tin tức gì về nguyên xứ ở phương Bắc trước khi lên ghe lánh nạn.

Theo lời người dân ở đây, Ngày xa xưa nhóm người họ Tang (Đường) từ phương Bắc họ đi bằng ghe trên con sông nhỏ xuống dần đến thị xã Xuang Zou (Tồn Châu) tỉnh Hu-Nan (Hồ Nam) theo con sơng đến một chân núi, họ thấy nước từ miệng một cái động chảy ra ngoài, nhóm người này đi ngược giòng nước chui vào hang núi khám phá, thấy nước chảy mạnh rất nguy hiểm, họ tháo lui, họ leo lên núi qua bên kia núi nhìn xuống thấy một thung lũng rất rộng lớn, bốn bề núi non, bên trong có con sông chảy dài vào hang núi. Ở đây có núi bao quanh, con sông nước chảy quanh năm thích họp cho canh tác thế là họ quyết định ở tại đây lập nghiệp. Nạn đói miền Bắc và loạn thổ phỉ tiếp tục hòanh hành nên nhiều người họ Đường theo chân đổ xô về đây càng nhiều lúc càng đông và lập ra làng này. Có người cũng nói vào những đêm trăng rằm treo đầu núi ánh trăng sáng toả khắp thung lũng, khung cảnh mỹ miều này trở thành cái tên Làng Nguyệt Lỉnh thôn.

Dấu vết còn lại hôm nay là những tảng đá xanh lót đường đi từ dưới sông lên đến đỉnh núi và từ đỉnh núi đi vào làng. Từ bờ sông bên tỉnh Hồ Nam lên đến đỉnh núi có những tảng đá chồng lên nhau và mấy tấm nằm rải rác cho thấy đây là dấu tích của một cài đình nghỉ chân bị sập xuống từ lâu, những phiến đá lót đường đã mịn vì bước chân của người đi suốt Bảy Trăm Năm qua cho đến ngày nay. Trên một đồi cao hơn có một kiến trúc với bức tường kiên cố, vì quá hiểm trở và không có lối đi lên nên chúng tôi chỉ có thể ghi lại bằng hình ảnh để làm chứng minh.

Chị Đường Thu Trân, Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân thôn Nguyệt Lỉnh nói: Làng này trước đây có rất đông người, nhiều người đã đi nới khác vì nên kinh tế trong nước phát triển mạnh. Ở đây không có đất để trồng hoa quả như những thôn khác. Người dân thôn này sống nhờ làm ruộng, hết mùa lúa thì dân làng đi tìm việc làm ở các tỉnh xa. Trong thôn hiện có một ngàn năm trăm người, tất cả trưởng gia đình và con cái đếu mang họ Đường. Chị mang họ Đường theo cha, chị lấy chồng họ Đường, sanh con ra cũng mang họ Đường. Tuy nhiên trong thôn cũng có những người đàn bà khác họ lấy chồng họ Đương sống trong thôn, khi chồng chết những người này vẫn ở tại đây nhờ có con cái mang họ Đường. Truyền thống của làng này đã có hơn Bảy Trăm Năm, mọi người tuyệt đối gìn giữ, khi con gái họ Đường lấy chồng khác họ thì Xuất Giá phải Tùng Phu mà đi nơi khác.


Nguyệt Lĩnh Thôn là một cái làng nằm gọn trong một cái thung lũng rộng lớn. Khu dân cư thì chật hẹp, tất cã các căn nhà xây bằng gạch hoặc bằng những khối đá xanh nặng nề. Nhìn lên các vách tường phong rêu và dấu mịn trên phiến đá đủ thấy cái thời gian tồn tại của Nguyệt Lĩnh Thôn. Nhiều gian nhà xây chung một vách tường, có mương cho nước thóat, lối đi trong xóm bằng nhiều đường hẽm dài và chật hẹp, mới nhìn tôi có cảm tưởng đây là một đại gia đình nên nhiều căn nhà chỉ có cửa buồng mà khơng có cửa chính. Vài căn nhà lớn có hoa viên và hòn non bộ trong nhà, một giếng nước sạch thiên nhiên cung cấp nước cho cả khu dân cư, có đường thoát nước ngầm dưới mặt đất và có hệ thống phòng vệ chống thổ phỉ. Đường đi trong khu dân cư lót bằng những khối đá xanh, không một cọng rác và rất sạch sẽ.

Vào ngày nắng ấm, các bà thì làm việc nhà, giặt giũ hay nấu nướng, một vài chị cò con trẻ ngồi chải tóc làm đẹp cho con gái, các em trai thì rủ nhau ra ruộng bắt chuồn chuồn hay lên núi chơi, thanh niên và trai trẻ đi học đi làm xa, các cụ thì tụ tập trước sân cờ nơi mà ngày xưa triều đình Đại Thanh cắm cờ đỏ cho dân làng biết tin tức của triều đình, hoặc tụ tập để đánh bài hàn huyên khói thuốc nghi ngút. Trong nhiều căn nhà không thấy có một món đồ xa xỉ và bạn có thể ghé vào một căn nhà nào đó uống ly nước trà đàm đạo.

Trong khu dân cư đường xá chật hẹp không thấy một chiếc xe hai bánh dù là xe đạp, và hẳn nhiên xe bốn bánh cũng không hề thấy trong tầm mắt. Khu dân cư rất yên tịnh. Trong làng không có nhóm chợ, khơng có lấy một tiệm bán vật dụng, không có hàng quán hủ tiếu hay bán trái cây và một quán nước giải khát cũng không thấy. Trong làng có một tiệm ăn duy nhứt bán thức ăn cho du khách và phải đặt trước. Cuộc sống của dân làng rất an nhàn bình yên. Một người bạn trẻ tên Tang Peng (Đường Bình trùng tên với tôi) cho biết nhà của anh ta có internet và anh mở đài QQ.com để liên lạc với bạn bè bốn phương

Vòng ngoài của Nguyệt Lĩnh Thôn là nơi có nhiều người không mang họ Đường có vài căn nhà cao tầng khang trang mới cất, có xe bốn bánh đậu trước nhà. Đầu làng bên trái có một trụ sở hành chánh, có một Ủy Ban Nhân Dân và một Hội Đồng Nhân Dân quản trị ngôi làng và thấy có một chiếc xe bốn bánh đậu trước tòa hành chánh. Kế bên trụ sở hành chánh là một ngơi trường Tiểu Học ba tầng lầu, hiện thời có 31 em đang theo học từ lớp Một đến lớp Tư. Em nào muốn học cao hơn thì phải đi đến trường cấp xã. Hôm nay là ngày thứ Bảy trường đóng cửa nên không nghe tiếng hát của trẽ em. Bất cứ ai đến tham quan Nguyệt Lỉnh Thôn đều phải mua vé, khi đến tham quan trưởng thôn sẽ cử người hướng dẩn đi tham quan.

Hai giờ chiều trời nóng oi bức, chúng tơi rời khỏi thung lũng Nguyệt Lỉnh Thôn đi mấy cây số đến thị xã Wen Si - Văn Thị đến tiệm ăn hiệu Nguyên Long, anh chủ tiệm cho biết ở đây Hủ Tiếu Mei Fun là chính, tiệm có cơm chỉ thức ăn nấu sẵn, muốn ăn mĩn nào tùy ý lựa chọn, nếu muốn ăn cơm xào hay hủ tiếu xào với thịt và cải thì đầu bếp cũng sẳn sàng nấu ngay cho thực khách. Tôi kêu đĩa Hủ Tiếu Xào và một tô canh hột gà cà tomate. Trời nóng, thức ăn cũng nóng, vừa đói vừa mệt, húp tô canh cà chua nóng mồ hôi ra như tắm nhưng rất ngon.

Nghĩ lại chuyến đi mà thấy vui, chĩ trong một ngày hôm nay mà tơi thấy cả cái vui và cái buồn và niềm hãnh diện của Nguyệt Lĩnh Thôn. Tôi thấy một đám tang pháo nổ rền rang pha lẩn với tiếng kèn tiếng trống và tiếng khốc than tiễn người quá cố, rồi tôi lại thấy một đám cưới pháo cũng nổ rềnh rang nhưng không kèn không trống, họ đi hai cây số đường dài từ ngồi cổng vào làng để rồi biến mất với hai chiếc xe chở đầy quà cưới và trong làng cũng không thấy mở tiệc mừng cho cô con gái họ Tang (Đường) nhưng vì cô lấy chồng khác họ nên khi xuất giá phải tòng phu để duy trì cái truyền thống của Nguyệt Lĩnh Thôn.

Ánh vàng chiều Thu Nguyệt Lĩnh Thôn làm tôi xúc động không ít. Nghĩ lại thấy tôi đã xa Nguyệt Lĩnh Thôn đến Bảy Trăm Năm cho đến ngày nay dấu vết của họ Đường còn ghi trên phiến đá xanh tại Nguyệt Lĩnh Thôn và cho dù tôi và những người này không cùng một huyết thống, nhưng chúng tôi cũng cùng là một đám người tỵ nạn từ miền Bắc Trung Hoa và cái họ Đường là họ chung của tôi và người trong Nguyệt Lỉnh Thôn dù sao tôi cũng có sự quyến luyến. Ngày mai tôi sẽ đi xa Nguyệt Lĩnh Thôn, mang hết kỷ niệm về miền Bắc Mỹ  nơi đây có họ Đường đời thứ 16 đang sinh sống, dù cho bảy trăm năm đã bay qua hay một ngàn năm sắp đến người họ Đường trong Nguyệt Lĩnh Thôn hay người họ Đường ở Bắc Mỹ chúng tơi sẽ nhớ mãi kỷ niệm ngày hôm nay. Tất cả đã đến với tôi trong một ngày tại Nguyệt Lĩnh Thôn

Kỷ niệm chuyến đi Mùa Thu Trung Quốc 2011

Đường Bình

.

 Độc Giả Mai Quang

Xin chia sẻ chuyến "Về nguồn" rất cảm động của " tác giả Đường Bình"!

Kính tặng bài thơ sau;

Về Nguyệt Lĩnh Thơn

Người từ cuộc lữ xa rời,

Cố hương ngoảnh lại: trùng khơi, núi đèo...

Chờ ai Nguyệt Lĩnh trăng treo,

Bảy trăm năm một vòng vèo tử, sinh.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.