Hôm nay,  

Xem TTDC Đánh Trump

31/10/201700:00:00(Xem: 16632)
Vũ Linh

...cấp tiến được tô vẽ như những người nhân ái, cởi mở, văn minh, trí thức có ăn học...

Câu chuyện TTDC đánh Trump đã được bàn quá nhiều, nhưng coi vậy, vẫn chưa đủ. Cuộc chiến ngày càng leo thang, tăng cường độ, nhưng lại xuống thang dưới một khiá cạnh khác, từ chuyện lớn chính đáng xuống đến những chuyện vụn vặt vớ vẩn trẻ con nhất.

Trước hết, kẻ này xin mở ngoặc để minh định lại cho rõ việc xử dụng danh từ.

Nói chung, khuynh hướng chính trị Mỹ không kể những khối cực đoan phát xít hay cộng sản, có thể chia làm 4 khối, hiểu theo nghĩa giản dị nhất, không khoa học gì cho lắm là:

- ‘Conservative’ là khối bảo thủ, tôn trọng những giá trị gia đình và tôn giáo; khuynh hướng chính của CH.

- ‘Libertarian’ là khối tự do, chủ trương tự do cá nhân tối đa, giảm vai trò của Nhà Nước càng nhiều càng tốt; thiên hữu cực đoan nhưng chỉ là một nhóm nhỏ, không có ảnh hưởng chính trị nhiều.

- ‘Liberal’ là khối cấp tiến, chủ trương phóng khoáng, giải thoát con người ra khỏi những gò bó của quan điểm bảo thủ cổ lỗ sĩ về tôn giáo, gia đình; khuynh hướng chính của DC.

- ‘Progressive’ là khối tiến bộ, thiên tả nặng, gần với xã hội chủ nghiã nhất; một nhóm rất nhỏ, lỗi thời.

Cuộc tranh chấp ý thức hệ bảo thủ - cấp tiến trong chính trường Mỹ chẳng có gì mới lạ vì đã có từ ngày lập quốc. Nhưng nhẹ nhàng thôi.

Đến thời các TT Johnson và Nixon, vì nhiều biến động quan trọng như cuộc chiến tại VN, cuộc đấu tranh phá xích nô lệ của dân da đen, cuộc cách mạng văn hoá của giới trẻ, phân hoá chính trị bắt đầu tăng cường độ và lan rộng vào quần chúng. Đến thời TT Obama thì ông này được báo Washington Post tặng giải tổng thống tạo phân hoá nhất lịch sử hiện đại Mỹ. Cho đến khi TT Trump dành chức này cho mình.

TTDC tương đối trung lập cho đến gần đây. Dưới thời Kennedy-Johnson, ngày ông Diệm về nước và trong những năm đầu của cuộc chiến, TTDC ủng hộ VNCH hết mình. Sau biến cố Tết Mậu Thân, TTDC bắt đầu ngả qua phiá tả. Đến thời Nixon thì công khai vạch chiến tuyến, chống CH, chống cuộc chiến và chống VNCH mạnh. Đến thời Obama thì TTDC biến thành cơ quan ngôn luận của phe cấp tiến và đảng DC. Hiện nay, TTDC trở thành kẻ thù không đội trời chung với TT Trump. Vai trò thông tin trung thực không đảng phái được đào huyệt chôn sâu.

Trên căn bản, những người bảo thủ là những người coi nặng giá trị gia đình cổ điển, có mức tín ngưỡng tôn giáo cao, coi nặng giá trị của tự do cá nhân nhưng không tuyệt đối, cổ võ cho tự lực cánh sinh không trông đợi vào trợ cấp này nọ.

Những người cấp tiến là những người có tinh thần phóng khoáng chấp nhận tiến hóa và có lòng nhân ái hơn, sẵn sàng giúp đỡ những người thiếu may mắn hơn mình, chấp nhận Nhà Nước có vai trò trọng tài cũng như có trách nhiệm lo cho những người thiếu may mắn này .

Nhưng cái hình ảnh mà TTDC hiện đang phổ biến là khối bảo thủ là những tên Mỹ ruộng, cao bồi u mê, vô học, kỳ thị, quá khích, loại khủng long còn sống sót lại từ thời con người còn ăn lông ở lỗ, không chạy theo kịp bánh xe tiến hoá của nhân loại. Trong khi những thành phần cấp tiến thì lại được tô vẽ như những người nhân ái, cởi mở, văn minh, trí thức có ăn học, hiểu biết hơn người,...

Trong chính trường Mỹ hiện nay, có một danh từ thời thượng là ‘fake news’, nghĩa là ‘tin phịa’. TT Trump luôn tố TTDC là chuyên phịa tin. Thật ra, các cơ quan lớn của TTDC như New York Times hay Washington Post thông thường không phịa tin. Nếu chẳng may họ vì gấp rút, muốn dành làm ‘người đầu tiên khui thùng rác’, lỡ đăng tin sau đó bị chứng minh là phịa thì họ cũng mau mắn rút tin lại, hay cải chính sớm, không phải vì lương thiện gì, mà chỉ vì muốn tránh bị một đối thủ thương trường tố là loan tin phịa thôi. Nhưng fake news tràn lan trên các báo và trang mạng lá cải hay các emails các cá nhân hay diễn đàn riêng chuyển cho nhau.

TTDC không phiạ tin thật, nhưng cái mà họ làm còn nặng tội hơn nhiều. Đó là dựa trên tin có thật để bóp méo và xuyên tạc, khai thác khiá cạnh xấu tối đa. Ta xem qua vài câu chuyện.

Tạp chí Newsweek mới đây chạy tít lớn “Nhiều cử tri của Trump không chắc dân Puerto Rico đáng nhận trợ giúp của chính phủ liên bang Mỹ”. Tiếp theo là một bài viết trong đó Newsweek phỏng vấn vài ông Texas, họ thắc mắc tại sao Mỹ phải giúp Puerto Rico vì không biết Puerto Rico là đất Mỹ, mà tưởng là một xứ độc lập nào đó.

Câu chuyện không phải là phiạ, Newsweek thật sự có phỏng vấn và vài người có nói như vậy thật. Nhưng vấn đề là cái gian manh của Newsweek muốn bôi bác cử tri của Trump chỉ là những tên ngu dốt nhất.

Thứ nhất, có rất nhiều người không biết Puerto Rico là đất Mỹ. Theo một thăm dò cách đây ít lâu, trong 5 sinh viên đại học Mỹ, thì có 1 anh (20%) nhìn bản đồ thế giới không biết Mỹ ở đâu. Sinh viên đại học còn như vậy, đi vào một vùng quê hẻo lánh ở Texas sẽ không khó gì để tìm ra được một anh chăn bò không biết Puerto Rico là cái xứ nào, ở đâu.

Thứ nhì, không phải bất cứ anh Texas nào cũng bầu cho Trump để có thể nói bất cứ anh Texas nào cũng là ‘cử tri của Trump’. Gần 4 triệu dân Texas, hay 43% dân cả tiểu bang, đã bầu cho bà Hillary.

Hỏi hai ba anh chăn bò nhà quê rồi phóng đại ra thành ‘cử tri ngu dốt của Trump’, đó chính là cái mánh bôi bác của Newsweek.

         Báo Washington Post chạy tít lớn “Sau khi Weinstein rớt đài, nhiều người thắc mắc sao chưa tới phiên Trump?”

Cái ý của WaPo rất rõ: nhà sản xuất phim Harvey Weinstein bị hơn 40 nữ tài tử tố xách nhiễu tình dục nên bị tẩy chay, sa thải khỏi cả chục tổ chức, tại sao Trump từng bị tố xách nhiễu tình dục mấy bà mà vẫn chưa mất job?

Trên căn bản, WaPo không phiạ tin gì hết. Nhưng tại sao lại nêu vấn đề này với TT Trump? Có phải ý muốn bôi bác TT Trump không?

 Thế còn TT Clinton thì sao? Ông Trump chỉ bốc phét một câu, rồi sau đó có đâu một tá bà vô danh nào đó xúm lên tố cáo, Trump thách thưa kiện, chẳng bà nào thưa hết, có thể vì chỉ là tố láo chẳng đủ bằng chứng ra tòa, chỉ cốt muốn thấy tên mình trên báo, hay được ai đó trả tiền để tố hoảng chơi? Trong khi đó Clinton không phải là bốc phét mà… hành sự, có đầy đủ bằng chứng, kể cả cái áo đầm dính tinh khí, và bà Paula Jones được Clinton bồi thường 850.000 đô. Giữa một người bốc phét, không bị ai thưa kiện gì, và một người hành sự, bị thưa phải bồi thường gần cả triệu, lại còn bị đàn hặc xém mất job, rồi bị rút bằng luật sư, ai đáng mất job hơn ai?

WaPo đúng ra phải chạy tít “Sau khi Weinstein rớt đài, nhiều người thắc mắc sao Clinton hồi đó không mất job?”

         Gần đây, TTDC cho nổ tung vụ TT Trump điện thoại chia buồn vợ một quân nhân da đen bị chết trận tại Niger. Đại khái, TT Trump điện thoại chia buồn, bị tố là đã nói “cho dù anh này biết rõ sẽ gặp chuyện gì trước khi gia nhập quân đội, nhưng cũng vẫn là một mối đau” (although he knew what he signed up for, it still hurts). Một câu nói nghe qua, không có gì khủng khiếp vì là sự thật, tuy không tế nhị.

Ngay sau đó, một bà dân biểu da đen la làng với TTDC là TT Trump với câu nói trên đã nhục mạ một quân nhân hy sinh vì đất nước. TT Trump cải chính, nói là ông đã nói chuyện rất đàng hoàng, lễ phép, như với các goá phụ khác mà ông vẫn điện thoại mỗi lần có tin xấu. Tướng Kelly, chánh văn phòng TT Trump lên tiếng cho biết TT Trump điện thoại có mặt ông với tư cách chánh văn phòng, xác nhận TT Trump nói chuyện rất lễ độ, và ông đả kích bà dân biểu đã vô phép, nghe lén điện thoại riêng tư với tổng thống rồi khai thác câu chuyện một cách vô liêm sỉ vì nhu cầu chính trị. Tướng Kelly cũng cho biết khi con ông chết trận tại Afghanistan, tướng Tổng Tham Mưu Trưởng Liên Quân Dunford, cũng đã có những lời lẽ tương tự (con ông biết rõ sẽ gặp chuyện gì khi đăng lính) để an ủi ông, và ông chẳng cảm thấy có gì là bất kính hết.

Bà goá phụ bèn chuyển hướng, tố TT Trump nói chuyện điện thoại với giọng xấc xược, thiếu kính trọng -disrecpectful- với bà, nhưng không nói rõ thế nào là ‘giọng xấc xược’. Tổng thống mà dám “thiếu kính trọng” vợ anh binh nhì, cho dù tổng thống phải bỏ thời giờ gọi điện thoại, tội đáng đàn hặc! Bà vợ anh binh nhì tố tổng thống nói láo thì lại không phải là ‘thiếu kính trọng’ với tổng thống?

Bà dân biểu chuyển hướng còn mạnh hơn nữa, bất ngờ hô hoán “kỳ thị da đen, tất cả những người trong Toà Bạch Ốc đều là đám thượng tôn da trắng, white supremacist!”. Dân da đen bây giờ là thần thánh bất khả xâm phạm hết, đụng vào chết toi ngay. Lá bài da đen chưa khi nào bị khai thác thô bạo như hiện nay, nhất là khi bí đường cãi. Vũ khí mới của phe ta bây giờ là đánh vào những điểm nhạy cảm, dễ xúc động, chứ không còn là lý giải phải trái gì nữa.

Có một chuyện khá lạ lùng mà TTDC im re. Tổng thống không phải như quý độc giả hay kẻ này, muốn điện thoại cho ai là cứ bốc điện thoại, bấm số rồi nói chuyện. Mà thật ra, nhân viên Tòa Bạch Ốc phải gọi trước, chuẩn bị kỹ lưỡng, giải thích tổng thống muốn nói chuyện gì, hẹn ngày giờ trước cả mấy ngày tùy theo lịch trình làm việc của tổng thống. Có thể vì vậy nên bà goá phụ mới biết trước, mời bà dân biểu và mẹ đến đợi nghe điện thoại vì chẳng mấy khi có cuộc gọi của tổng thống. Nhưng theo tin TTDC thì mấy bà này ‘tình cờ’ đang trên xe đi đâu đó (shopping?), bất ngờ có tổng thống gọi nên gắn điện thoại vào radio của xe để mọi người trong xe cùng nghe. ‘Tình cờ’ nhận được điện thoại khi đang đi xe, ‘tình cờ’ có sự hiện diện của bà dân biểu nổi tiếng to mồm chống Trump cùng nghe? Ai muốn tin những ‘tình cờ’ này, xin tùy tiện.

         Hai tuần trước khi TT Trump cho giải mật hồ sơ liên quan đến vụ TT Kennedy bị ám sát, WaPo loan tin “TT Trump nhất quyết giải mật hồ sơ vụ ám sát TT Kennedy, bất chấp phản kháng của các cơ quan an ninh”. WaPo có ý chỉ trích TT Trump lấy quyết định bất chấp an nguy quốc gia, cho dù WaPo biết quá rõ việc giải mật là luật bắt buộc TT Trump phải tôn trọng trừ phi có yếu tố chính đáng đe dọa an ninh quốc gia.

Câu chuyện ám sát Kennedy có quá nhiều uẩn khúc và quá nhiều kịch bản rối bù, gây tranh cãi loạn xà ngầu trong những năm sau khi vụ án xẩy ra. Để chấm dứt cảnh bát nháo này, năm 1992, quốc hội ra luật toàn bộ hồ sơ phải giữ mật cho đến 25 năm sau, vào ngày 26/10/2017 sẽ được giải mật, ngoại trừ trường hợp tổng thống quyết định tiếp tục cấm phổ biến vì lý do an ninh quốc gia hay nhạy cảm trên phương diện ngoại giao. Gần kề hạn kỳ, TT Trump cho biết ông sẽ tôn trọng luật do quốc hội biểu quyết, đưa đến bài báo đả kích của WaPo.

Thứ năm tuần rồi, TT Trump giải mật hơn 2800 hồ sơ, cho thời hạn 6 tháng để cứu xét lại khoảng 300 hồ sơ còn lại.

Vẫn bị chửi, nhưng chửi kiểu khác. Bây giờ thì TTDC và các chuyên gia DC, tố TT Trump vẫn cố tình ém nhẹm, dấu diếm cả trăm tài liệu. Sự ém nhẹm này chỉ đưa đến hậu quả là dân tiếp tục nghi ngờ, mất niềm tin nơi chính phủ. Nói cách khác, đằng nào thì cũng có cách để chỉ trích Trump.

Thật ra, gần kề hạn kỳ của quốc hội, TT Trump nhận được yêu cầu của hầu hết các cơ quan an ninh, xin giới hạn việc phổ biến hồ sơ mật vì những hồ sơ này đều liên quan đến họ, nhân viên của họ, và cách làm việc của họ, nên cơ quan nào cũng muốn dấu hết. TT Trump không thể nào có thời giờ xem lại hết, nên đã giữ lại một số tài liệu quan trọng hay nhạy cảm nhất để ban tham mưu của ông xét lại lần nữa trong sáu tháng tới.

         Newsweek cảnh giác TT Trump có thể sẽ đơn phương đánh Bắc Hàn mà không ‘xin phép’ quốc hội vì cái tính cao bồi hiếu chiến bất chấp luật lệ của ông, coi luật Presidential War Act (PWA) như pha. Bằng chứng Newsweek đưa ra: TT Trump sau khi biết tin Syria dùng bom hoá học, đã ra lệnh thả trái bom lớn nhất chống Syria –Mother of All Bombs- mà không xin phép quốc hội.

Trước hết, Newsweek nêu luật PWA ra mà không cần biết luật đó nói gì, chỉ cốt có cớ đánh TT Trump. Luật PWA ghi rõ tổng thống phải ‘thông báo’ cho quốc hội trong vòng 48 tiếng, là chuyện TT Trump đã làm khi ông thông báo cho cả nước biết ngay khi đó. Sau đó luật ghi nếu cuộc chiến kéo dài quá 60 ngày thì phải xin phép quốc hội. Ở đây, chỉ là chuyện thả đúng một trái bom.

Sau đó, việc Mỹ đánh bom Syria đã bắt đầu từ thời TT Obama rồi. Ông này có xin phép không? Nếu có thì sao TT Trump lại phải xin phép nữa? Nếu không thì Newsweek phải đi hỏi Obama, sao lại hỏi Trump?

Cuối cùng, cái tin Trump đánh Bắc Hàn chỉ là tin giả tưởng do Newsweek nghĩ ra, chẳng có triệu chứng gì hết. Chế ra một tin giả tưởng rồi dựa trên đó để đả kích? Chẳng khác gì bây giờ kẻ này chế ra tin bà Hillary ‘có thể sẽ’ thông đồng với ISIS chiếm Hoa Thịnh Đốn, đảo chánh TT Trump vậy, rồi viết bài sỉ vả bà Hillary. Có gì khác?

         Từ chuyện lớn đến chuyện lắt nhắt dấm dớ nhất. Đệ Nhất Phu Nhân Melania đi thăm một trường tiểu học sơ cấp, khuyên mấy em nhỏ nên tử tế với nhau, mỗi ngày tìm thêm một bạn mới,... Nghe có vẻ tốt, không có chuyện gì đáng chê trách, đúng không? Không đúng! Truyền thông phe ta bóp trán, đẻ ra được chuyện để công kích. Báo Teen Vogue chỉ trích sao bà mặc bộ áo tốn tới 3.000 đô đi thăm đám học trò? Khoe của? Trong mấy trăm đứa con nít 6-7 tuổi, quý độc giả đoán xem bao nhiêu đứa thắc mắc cái áo của bà Melania đắt cỡ nào?

TTDC cũng đang cố khai thác triệt để ‘cuộc chiến’ giữa TT Trump và vài ‘đồng chí’ CH. Bất cứ ông bà CH nào chống TT Trump bây giờ đương nhiên trở thành... vĩ nhân ngay. Kể cả TNS John McCain và TT Bush con, cho dù trước đây, họ đã là nạn nhân bị TTDC đánh tơi tả.

         Nổi bật nhất hiện nay là TNS Bob Corker của Tennessee. Ông này trước đây trung lập trong cuộc tranh cử tổng thống trong nội bộ đảng CH. Sau khi ông Trump thắng tại Đại Hội đảng CH thì ông Corker công khai cổ võ cho Trump, với hy vọng sẽ được lựa làm phó như báo chí đoán mò. Sau khi ông Trump lựa ông Mike Pence làm phó, ông Corker vẫn ủng hộ ông Trump với hy vọng được bổ nhiệm làm ngoại trưởng vì ông là chủ tịch Ủy Ban Đối Ngoại của Thượng Viện. Sau khi ông Trump đắc cử tổng thống, ông được TT Trump phỏng vấn nhưng... thi rớt nữa. Rớt hai lần, hết lý do ủng hộ, ông quay qua hục hặc với TT Trump. Bị cử tri bảo thủ cực đoan chống đối mạnh tại tiểu bang nhà, ông đành về hưu non, không ra tranh cử, rồi bắt đầu công khai đánh TT Trump để trả thù, tố tổng thống nói láo, bất tài, có thể khơi mào đại chiến thứ ba, hạ thấp uy tín của Mỹ,... Nếu như ông tố những chuyện này trước khi thi rớt chức phó hay ngoại trưởng thì lời tố có lẽ có giá trị hơn nhiều.

         Một nghị sĩ CH khác là Jeff Flake của Arizona. Ông này không thời cơ như ông Corker mà công khai chống Trump ngay từ đầu. Ngày lễ tấn phong ông Trump làm ứng viên CH tại đại hội đảng, ông Flake không tham dự, tuyên bố với báo chí ông mắc bận... cắt cỏ ngoài vườn. Bây giờ ra tranh cử lại, khám phá ra hậu thuẫn của mình rớt thê thảm ngay trong khối cử tri CH, đang ở mức 18%, bảo đảm thua ngay trong vòng sơ bộ trong nội bộ CH, đành loan tin ông rút lui, không ra tranh cử nữa, lấy lý do ‘chán ngấy với chính trị dơ bẩn’! Chứ không phải cử tri chán ngấy ông sao? Ông này còn cao giọng hô hào các đồng nghiệp phải biết “hy sinh sự nghiệp, không ra tranh cử để có thể ‘thoải mái’ chống Trump, phục vụ đất nước”! Nếu có giải Nobel về giả dối, bảo đảm ông này xứng đáng nhất.

Hai ông Corker và Flake là những chính khách tiêu biểu của Mỹ: ăn không được thì phá cho hôi, bất kể quyền lợi đất nước hay kỷ luật đảng. Hai ông càng đả kích TT Trump thì càng tự hại uy tín của chính mình. Trả lời một câu hỏi của nhà báo, chủ tịch Hạ Viện Paul Ryan nói ông không nghĩ dân Mỹ để ý đến những đả kích của hai ông này.

         TTDC đang cố vặn vẹo khai thác mâu thuẫn giữa TT Trump và lãnh đạo khối CH tại Thượng Viện Mitch McConnell, mô tả như cuộc chiến sống còn giữa hai người vậy. TTDC lờ đi việc bà vợ ông McConnell chính là bà Elaine Chao, bộ trưởng Giao Thông, người đang thảo kế hoặch trùng tu hạ tầng cơ sở cả nước Mỹ cho TT Trump. Đây cũng là đòn chính trị khá ‘siêu’ của TT Trump. Bà vợ soạn thảo kế hoạch, ông chồng không lẽ không vận động các đồng nghiệp tại Thượng VIện ủng hộ?

xxx

TTDC đánh TT Trump đến độ vô lối, không còn một chút công tâm. Bất kể kiểu nào, cách nào, làm sao cũng vặn ra được chuyện để chỉ trích hay bôi bác. Có thể nói TTDC đang đóng vai lãnh đạo cuộc tiêu thổ kháng chiến chống TT Trump chứ không còn là những cơ quan thông tin không đảng phái. Ngay cả cựu TT Carter, chưa bao giờ là người ủng hộ Trump, cũng đã lên tiếng nhìn nhận chưa có một tổng thống nào đã bị truyền thông đối xử tệ hại quá đáng như TT Trump.

Tất cả là từ sự ấm ức dồn nén tột độ sau khi bà Hillary thất cử. Dồn nén đến độ những cử tri của bà dự định sẽ tổ chức một buổi lễ “Gào Khóc Thấu Trời” (Scream Helplessly At The Sky) vào ngày kỷ niệm đúng một năm bà Hillary rớt đài, 8/11 này tại Boston. Quý độc giả muốn đọc phóng sự về biến cố tiếu lâm vô tiền khoáng hậu này, xin góp tiền cho kẻ này mua vé máy bay đi Boston! Tiền đóng góp sẽ không được hoàn trả nếu buổi lễ gào khóc bị hủy bỏ vì quá vô duyên. (29-10-17)

 

 

Vũ Linh

 

Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng trên Việt Báo mỗi thứ Ba.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chuyện “Ngưng bắn…” kể cho độc giả Bloomington ngày ấy, đã là chuyện quá khứ. 30 tháng Tư năm sau, cuộc chiến trên đất Việt tàn. Chủ nghĩa Cộng sản, nguyên nhân của nạn binh đao, dìm quê hương tôi trong biển máu hàng thập kỷ, cuối cùng đã hưởng hết 70 năm tuổi thọ. Tưởng chuyện đau thương trong một ngày ngưng bắn của gia đình, vì sự an toàn, phúc lợi của loài người, phải trở thành cổ tích. Vậy mà hôm nay, trong thời đại này, chuyện buồn chiến tranh của tôi đang tái diễn...
Mười năm, 20 năm, và nhiều hơn nữa, khi lịch sử kể lại buổi chuyển giao quyền lực hứa hẹn một triều đại hỗn loạn của nước Mỹ, thì người ta sẽ nhớ ngay đến một người đã không xuất hiện, đó là cựu Đệ Nhất Phu Nhân Michelle Obama.
Chiến tranh là chết chóc, tàn phá và mất mát! Có những cuộc chiến tranh vệ quốc mang ý nghĩa sống còn của một dân tộc. Có những cuộc chiến tranh xâm lược để thỏa mãn mộng bá quyền của một chế độ hay một bạo chúa. Có những cuộc chiến tranh ủy nhiệm giữa hai chủ nghĩa, hai ý thức hệ chỉ biến cả dân tộc thành một lò lửa hận thù “nồi da xáo thịt.” Trường hợp sau cùng là bi kịch thống thiết mà dân tộc Việt Nam đã gánh chịu! Hệ lụy của bi kịch đó mãi đến nay, sau 50 năm vẫn chưa giải kết được. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, một nữ chiến binh cộng sản miền Bắc có tên là Dương Thu Hương khi vào được Sài Gòn và chứng kiến cảnh nguy nga tráng lệ của Hòn Ngọc Viễn Đông thời bấy giờ đã ngồi bệch xuống đường phố Sài Gòn và khóc nức nở, “khóc như cha chết.” Bà khóc “…vì cảm thấy cuộc chiến tranh là trò đùa của lịch sử, toàn bộ năng lượng của một dân tộc dồn vào sự phi lý, và đội quân thắng trận thuộc về một thể chế man rợ. Tôi cảm thấy tuổi trẻ của tôi mất đi một cách oan uổng ...
Ngày 30 tháng 4 năm 2025 là một ngày có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử Việt Nam đương đại, cũng là dịp để chúng ta cùng nhau hồi tưởng về ngày 30 tháng 4 năm 1975 và những gì mà dân tộc đã sống trong 50 năm qua. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã kết thúc chiến tranh và đáng lẽ phải mở ra một vận hội mới huy hoàng cho đất nước: hoà bình, thống nhất và tái thiết hậu chiến với tinh thần hoà giải và hoà hợp dân tộc. Nhưng thực tế đã đánh tan bao ước vọng chân thành của những người dân muốn có một chỗ đứng trong lòng dân tộc.
Điều thú vị nhất của nghề làm báo là luôn có sự mới lạ. Ngày nào cũng có chuyện mới, không nhàm chán, nhưng đôi khi cũng kẹt, vì bí đề tài. Người viết, người vẽ, mỗi khi băn khoăn tìm đề tài, cách tiện nhất là hỏi đồng nghiệp. Ngày 26 tháng 3, 1975, hoạ sĩ Ngọc Dũng (Nguyễn Ngọc Dũng: 1931-2000), người dùng bút hiệu TUÝT, ký trên các biếm hoạ hàng ngày trên trang 3 Chính Luận, gặp người viết tại toà soạn, hỏi: “Bí quá ông ơi, vẽ cái gì bây giờ?”
Sau ngày nhậm chức, Tổng thống Donald Trump đã ban hành hàng loạt sắc lệnh hành pháp và bị một số tòa án tiểu bang chống đối và hiện nay có hơn 120 vụ tranh tụng đang được xúc tiến. Trump cũng đã phản ứng bằng những lời lẽ thoá mạ giới thẩm phán và không thực thi một số phán quyết của tòa án. Nghiêm trọng hơn, Trump ngày càng muốn mở rộng quyền kiểm soát hoạt động của các công ty luật và công tố viên nghiêm nhặt hơn. Trong khi các sáng kiến lập pháp của Quốc hội hầu như hoàn toàn bị tê liệt vì Trump khống chế toàn diện, thì các cuộc tranh quyền của Hành pháp với Tư pháp đã khởi đầu. Nhưng Trump còn liên tục mở rộng quyền lực đến mức độ nào và liệu cơ quan Tư pháp có thể đưa Trump trở lại vị trí hiến định không, nếu không, thì nền dân chủ Mỹ sẽ lâm nguy, đó là vấn đề.
Khi Bạch Ốc công bố công thức tính thuế lên các quốc gia với các thang thuế khác nhau, người ta nhận ra đó chỉ là một một phép tính toán học căn bản, chẳng liên quan đến kinh tế học hay mậu dịch lẫn các dữ liệu thực tế nào cả. Chúng chỉ là những số liệu vô nghĩa và phi lý. Việt Nam không đánh thuế hàng Mỹ đến 90% và đảo hoang của những chú chim cánh cụt có liên quan gì đến giao thương. Điều này thể hiện một đối sách vội vã, tự phụ và đầy cảm tính, cá nhân của Donald Trump nhằm tạo áp lực lên thế giới, buộc các nước tái cân bằng mậu dịch với Mỹ hơn là dựa trên nền tảng giao thương truyền thống qua các hiệp ước và định chế quốc tế. Hoặc nhỏ nhặt hơn, để trả thù những gì đã xảy ra trong quá khứ: Trump ra lệnh áp thuế cả những vật phẩm tâm linh từ Vatican đưa sang Mỹ như một thái độ với những gì đức Giáo Hoàng Francis từng bày tỏ.
Tổng thống Donald Trump vào hôm qua đã đột ngột đảo ngược kế hoạch áp thuế quan toàn diện bằng cách tạm dừng trong 90 ngày. Chỉ một ngày trước đó đại diện thương mại của Trump đã đến Quốc Hội ca ngợi những lợi ích của thuế quan. Tuần trước chính Trump đã khẳng định "CHÍNH SÁCH CỦA TÔI SẼ KHÔNG BAO GIỜ THAY ĐỔI". Nhưng Trump đã chịu nhiều áp lực từ những nhân vật Cộng Hòa khác, các giám đốc điều hành doanh nghiệp và thậm chí cả những người bạn thân thiết, đã phải tạm ngừng kế hoạch thuế quan, chỉ duy trì thuế căn bản (baseline tariff) 10% đối với tất cả những đối tác thương mại.
Trật tự thế giới là một vấn đề về mức độ: nó thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào các yếu tố công nghệ, chính trị, xã hội và ý thức hệ mà nó có thể ảnh hưởng đến sự phân phối quyền lực trong toàn cầu và ảnh hưởng đến các chuẩn mực. Nó có thể bị thay đổi một cách triệt để bởi các xu hướng lịch sử rộng lớn hơn và những sai lầm của một cường quốc. Sau khi Bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989, và gần một năm trước khi Liên Xô sụp đổ vào cuối năm 1991, Tổng thống Mỹ George H.W. Bush đã tuyên bố về một "trật tự thế giới mới". Hiện nay, chỉ hai tháng sau nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của Donald Trump, Kaja Kallas, nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh châu Âu, đã tuyên bố rằng "trật tự quốc tế đang trải qua những thay đổi ở mức độ chưa từng thấy kể từ năm 1945". Nhưng "trật tự thế giới" là gì và nó được duy trì hoặc phá vỡ như thế nào?
Hãy bắt đầu niềm tin này với câu nói của John Kelly, tướng thủy quân lục chiến hồi hưu, cựu Bộ trưởng Nội an, cựu chánh văn phòng của Donald Trump (2018): “Người phát điên vì quyền lực là mối đe dọa chết người đối với nền dân chủ.” Ông phát biểu câu này tại một hội nghị chuyên đề về nền Dân chủ ở Mount Vernon vào tháng 11/2024, ngay tại ngôi nhà của George Washington, vị tổng thống đầu tiên, người mở ra con đường cho nền dân chủ và tự do của Hoa Kỳ. Không đùa đâu! Tướng Kelly muốn nói, những người phát điên vì quyền lực ấy có thể giữ các chức danh khác nhau, thậm chí là Tổng Thống, nhưng trong thâm tâm họ là bạo chúa, và tất cả các bạo chúa đều có cùng một đặc điểm: Họ không bao giờ tự nguyện nhượng quyền lực.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.