Hôm nay,  

Đệ nhất thất tình trong “Nhóm Nguyễn Đình Chiểu-Lê Ngọc Hân Dễ Thương”

21/10/201715:01:00(Xem: 9800)

Đệ nhất thất tình trong “Nhóm Nguyễn Đình Chiểu-Lê Ngọc Hân Dễ Thương”
 

Trúc Giang MN
 

“Gió mưa là bịnh của trời

Tương tư là bịnh của tôi yêu nàng”

  1. Giới thiệu “Đệ nhất thất tình”

1). Thất tình kinh niên

Không biết giai nhân ấy sắc nước hương trời đến mức độ nào mà hình bóng của nàng đã in đậm nét tạo thành một dấu ấn không phai ở tận đáy lòng của nhà thơ Nguyên Trần Nguyễn Tấn Phát. Chỉ chờ có hoàn cảnh phù hợp thì hình bóng ấy lại hiện ra: khi thì gây “bão táp trong lòng”, lúc thì tạo “sóng ngầm trùng dương”. Khung cảnh đó là những cơn mưa buồn lạnh lẽo làm nhà thơ cảm thấy cô đơn:

“Đêm buồn nhìn giọt mưa rơi

Bồi hồi tôi nhớ một người phương xa” (“Thơ viết trong mưa”. 9-9-2017).

“Ta mất nhau rồi có phải không?

Nghe như bão tố dậy trong lòng

Nhìn mưa mà nhớ khung trời cũ

Và thấy một đời mong nhớ mong”

Mưa lạnh làm cảm thấy lạnh lẽo, cô đơn. Cô đơn nhớ lại hình bóng cũ, thật đúng là:

“Gió mưa là bịnh của trời

Tương tư là bịnh của tôi yêu nàng”

2). Vài nét về Nguyên Trần Nguyễn Tấn Phát


      alt Phat(SJ)2006

Phòng khách Ký Túc xá, từ trái:Vũ Tiến Đạt, Nguyễn tấn Phát, Võ Trung Hải

Nguyễn Tấn Phát là cựu học sinh trung học Nguyễn Đình Chiểu Mỹ Tho. Tốt nghiệp khóa Đốc sự Học viện Quốc Gia Hành Chánh khóa 11. Từng giữ chức Phó Tỉnh trưởng Vĩnh Bình, Phụ tá Hành chánh Bình Thuận. Hiện định cư ở Toronto, Canada.

Nhà văn, nhà thơ Nguyễn Tấn Phát đã để lại cho độc giả những bài thơ, bài văn với nhiều bút hiệu: Nguyên Trần, Hương Hoa Chiều, Hương Cố Nhân, Bông Cỏ May, Hồng Liên.

  1. Nhắc lại những “Đệ nhất” trong nhóm “Nguyễn Đình Chiểu-Lê Ngọc Hân Dễ thương”

                     http://ndclnh-mytho-usa.org/images/logo%204.jpg

               Trường NĐC-LNH


“Nhóm Nguyễn Đình Chiểu-Lê Ngọc Hân Dễ Thương” là nhóm cựu học sinh trung học Nguyễn Đình Chiểu-Lê Ngọc Hân (NĐC-LNH) Mỹ Tho của chúng tôi, học cùng trường, cùng lớp hiện định cư ở khắp nơi, từ Canada, Úc Châu, Âu Châu, Hoa Kỳ liên lạc thường xuyên với nhau trong tình đồng môn, tôn sư trọng đạo.

Trúc Giang đặt cho nhóm chúng tôi là “Nguyễn Đình Chiểu-Lê Ngọc Hân Dễ Thương” vì chúng tôi cư xử với nhau như khi còn là học sinh mặc dù có nhiều bạn giữ địa vị rất cao ở quê hương thứ hai nầy.

1). Bùi Văn Tâm Đệ nhất “học và dạy học”

           MyTho 6 MyTho 4

          Tân hội trưởng Bùi văn Tâm ra mắt đồng môn *  Bùi văn Tâm bìa trái

Bùi Văn Tâm sinh năm 1944 tại thị xã Điều Hòa Mỹ Tho.

Tại Canada. Từ năm 1967. Kỹ sư Hóa học. Cao học. Tiến sĩ. Đại Học Laval, Quebec City, Que.,Canada.

Dạy học

1969-1973: Dạy học tại College de Chicoutimi, Que., Ca.

1980-1985: Giáo sư phụ giảng, Đại Học Chicoutimi, Quebec, Canada.

1985-1988: Giáo sư phụ giảng, Đại Học Quân Sự Hoàng Gia Canada, Kingston, ON, Canada.

1988-1996: Giáo sư thạc sĩ, Đại Học Quân Sự Hoàng Gia Canada.

1996-2011: Giáo sư thực thụ, Đại Học Quân Sự Hoàng Gia Canada.

Tác giả (đồng tác giả) của trên 55 bài báo khoa học kỹ thuật.

Sư phụ (đồng sư phụ) của 5 sinh viên trình luận án tiến sĩ và 9 sinh viên cao học.

2). Đệ nhất tuyệt sắc giai nhân Lý Mỹ Hạnh và sáng tác âm nhạc cổ

             blank https://daquycuoidong.files.wordpress.com/2012/10/sen.jpg?w=627

Chị Lý Mỹ Hạnh có những biệt danh là Tịnh Đế Liên Hoa, Ngân Hà, LMH. Tự biên tự diễn, sáng tác, phổ thơ vào nhạc qua những bài tân cổ giao duyên. Giọng ca nhẹ nhàng, thanh thoát, trong vắt như thủy tinh.

Đã có hơn 50 bài ca trên Youtube, trong đó có mấy album mỗi dĩa có 10 bài ca của chị.

Tóm lại, Lý Mỹ Hạnh là một đệ nhất tuyệt sắc giai nhân và đệ nhất vọng cổ trong nhóm “NĐC-LNH Dễ Thương” thật là xứng đáng.

3). Lý Ngọc Cương

Anh Lý Ngọc Cương (Australia) phải hạ hàng trăm thí sinh trong kỳ thi tuyển mới được chọn vào Học Viện Quốc Gia Hành Chánh khóa 14. Đã từng giữ những chức vụ quản lý, điều hành những ty sở chuyên môn trong tỉnh. Xem như ra tài kinh bang tế thế.

4). Lê Quang Hậu, nhà văn hóa, giáo dục

Anh Hậu là dân Bến Tre qua Mỹ Tho học các lớp đệ nhị cấp ở Nguyễn Đình Chiểu.

Tánh tình hòa nhã, hiền hậu dễ thương. Hiền-Hậu là hai cái tên do cha mẹ đặt ra và hai anh em đã thể hiện ước vọng của gia đình. Là hiền, hậu. Anh Hiền là cựu dân biểu VNCH.

Lê Quang Hậu đã tốt nghiệp Đại học Sư phạm và Đại học Khoa học. Giáo sư đệ nhị cấp ở Gò Công và Bến Tre. Anh được bầu vào chức vụ Phó Chủ tịch Hội Đồng Tỉnh Kiến Hòa. Rồi cũng đắc cử vào Hội đồng Văn hóa Giáo dục VNCH, do Phó Tổng thống Trần Văn Hương làm Chủ tịch hiến định.

5). Những quân nhân “Đệ nhất” trong nhóm Dễ Thương.

1. Đặng Kim Thu

           http://nhayduwdc.org/ls/vnch/2/cvv/2017/cvv_005.jpg Ông Đặng kim Thu, tác giả

                              Thu đến thăm Đại tướng Cao Văn Viên


Anh Đặng Kim Thu còn có biệt danh là Thu Đen. Tốt nghiệp khóa 19 Võ Bị Quốc Gia. Là sĩ quan cấp bậc Thiếu tá của đơn vị tác chiến, Tiểu đoàn 41 Biệt Động Quân. Được chọn về làm tùy viên của Đại tướng Cao Văn Viên. Anh có cơ hội “tiếp cận” với nhiều tướng lãnh tham gia lãnh đạo quốc gia trong một thời gian đó. Anh viết rất nhiều bài, tiết lộ bí mật quốc gia qua những sự việc chính mắt thấy tai nghe.

Anh Thu hiện được bầu làm Chủ tịch Hội Cựu học sinh Nguyễn Đình Chiểu-Lê Ngọc Hân Hoa Kỳ, trụ sở ở California.

  1. Kiên cường và mưu trí Nguyễn Ngọc Thạch

Nguyễn Ngọc Thạch tốt nghiệp khóa 20 Võ Bị Quốc Gia. Đã kiên cường bất khuất, táo bạo và mưu trí trốn trại tù Việt Cộng. Nếu bị bắt thì bị xử tử. Mưu trí, kế hoạch chu đáo trên đường tìm về nhà, qua những trạm kiểm soát của VC. Cũng gan lỳ tìm đường vượt biên bằng đường bộ đi từ Mỹ Tho qua Campuchia đến Thái Lan. Anh Thạch từng giữ chức vụ Trưởng phòng kế hoạch hành quân của Trường Bộ Binh Thủ Đức. Là người buông súng cuối cùng ngày 30-4-1975. Anh cùng đơn vị với tôi, nên tôi biết rõ về anh.

  1. Chị Nguyễn Thanh Thủy, biệt đội trưởng tình báo Thiên Nga.

      blank  Image result for thủy thiên nga gãy cánh http://hoiquanphidung.com/user-upload/hqpd1/HQPD_1316221608.jpg

Cựu học sinh Nguyễn Đình Chiểu, Lê Ngọc Hân Mỹ Tho. Kiên cường bất khuất, nhất định không khai báo, giữ bí mật để bảo vệ cộng sự viên và nhân viên. Bị 13 năm tù và trải qua những đòn thù tra tấn dã man, kể cả mua chuộc.

Thiếu tá Biệt đội trưởng Thiên Nga cũng được xếp vào “Đệ nhất” nữ lưu anh hùng Việt Nam thời nay.

  1. Lâm Văn Khanh (Trúc Giang MN)

         52DDF344 C:\Users\Davis\Pictures\1.KHANH AO CARO (2).png

Lâm Văn Khanh, sinh năm 1939. Không có “Đệ nhất” nào cả. Nhập ngũ khóa 20 Thủ Đức. Hiệu trưởng Trung Tiểu học Võ Khoa Thủ Đức. Góp phần thành lập Hướng Đạo Quân Đội VNCH.

Được ân thưởng huy chương Văn Hóa Giáo Dục Bội Tinh Đệ Nhị Hạng.

Trở lại một đệ nhất độc đáo là “Đệ nhất Thất tình”, thất tình kinh niên chính là nhà thơ Nguyên Trần Nguyễn Tấn Phát.

  1. Thất tình kinh niên

Rõ ràng là tình yêu không thành. Không biết đó là tình tan vỡ hay tình đơn phương?

Tan vỡ là hai người yêu nhau nhưng vì lý do nào đó mà mộng ước không thành.

Tôi cũng là một nòi tình đồng điệu. Xin chia xẻ niềm đau. Trên cõi đời nầy không phải chỉ có một mình Nguyên Trần Nguyễn Tấn Phát thất tình. Nếu quả thật như thế thì trời già bất công. Ngoài Nguyên Trần còn có tôi. Qua hai câu thơ:

“Đêm nay có kẻ đội mưa

Khóc câu định mệnh chẳng chừa một ai” (Thơ viết trong mưa. 9-9-2017. Nguyên Trần).

Thất tình trong tình yêu đơn phương thì thật là hiếm có, nhưng dù thất tình nào thì bạn đồng điệu cũng binh vực cho nhau. Trúc Giang binh vực Nguyên Trần.

Thất tình kinh niên. Bắt đầu từ thuở xa xưa:

“Ngày xưa anh đã trồng cây si

Trước cửa nhà em chẳng hạn kỳ”.

Tình yêu không đáp lại. Thất vọng. Anh chàng si tình bỏ xứ ra đi, mang theo hình bóng cũ. Ấp ủ trong lòng. Ôm giấc mộng tình đến cuối đời.

“Từ trăng viễn xứ tỏa ngàn khơi

Soi sáng tình ta lúc cuối đời”.

Sao không đề nghị.

“Sao ta không hẹn nhau đi về xóm nhỏ

Lạnh không gian không làm lạnh nổi tình ta?”

Thê thảm quá. Tình đầu dang dở, tình cuối buồn ơi. Cũng lỡ làng. Qua bốn câu thơ trong bài “Chuyện tình buồn” (9-12-2010) như sau:

“Tình đầu dang dở giấc hồng hoang

Tình cuối buồn ơi! Cũng lỡ làng

Anh bước trên đường đời nghiệt ngã

Đau thương giá buốt tấm thân tàn”.

Những con chữ xoáy vào lòng người đồng điệu: ”dang dở”, “buồn ơi”, lỡ làng”, “nghiệt ngã” và kết quả là “giá buốt tấm thân tàn”.

Tóm lại. Xa xưa. Từ lúc trồng cây si chẳng hạn kỳ, cho đến ôm hình bóng người yêu đến lúc bạc đầu…thì đúng là Nguyên Trần Nguyễn Tấn Phát “Thất tình kinh niên”. Nếu xếp về thứ bậc thì anh chàng thi sĩ của “Nhóm NĐC-LNH Dễ Thương” đúng là “Đệ nhất Thất tình” . Quả thật là đúng như thế. Không sai.

  1. Nghệ thuật diễn đạt tình cảm của Nguyên Trần Nguyễn Tấn Phát vô cùng độc đáo

Vô cùng độc đáo là dùng cảnh và vật cụ thể, hữu hình, để diễn đạt cái vô hình, trừu tượng. Nói ít mà nhiều ý nghĩa. Chỉ một “cây si không bén rễ” đưa đến héo úa, còi cọc, tàn lụi như đèn hết dầu, cỏ cây thiếu nước…mà đã nói được “đau thương, giá buốt…tấm thân tàn”

“Anh bước trên đường đời nghiệt ngã

Đau thương giá buốt tấm thân tàn” (Chuyện tình buồn)

“Xưa em xõa tóc ngang vai

Sợi mây gió cuốn sợi dài nhớ thương”.

Thật là tuyệt diệu. Diễn đạt tình thương bao la, sâu đậm, không thể đo đếm được như tóc trên đầu. Đầu bao nhiêu tóc như rừng bao nhiêu lá, là tình bao la của nhà thơ nầy. Có bao nhiêu tóc, có bao nhiêu tình.

“Tóc mai sợi vắn sợi dài

Lấy nhau chẳng đặng thương hoài ngàn năm”.

Ước mơ đơn giản của những người yêu nhau là được đi trọn đường đời bên nhau, chia xẻ những vui buồn, thành công hay thất bại…Tình yêu chôn kín tận đáy lòng. Ngày ngày vẫn đi làm, vẫn nói cười như kẻ vô tư mà lòng quặn thắt. Ít có ai hiểu được:

“Lan Huệ sầu ai Lan Huệ héo

Lan Huệ sầu tình trong héo ngoài tươi”.

Đó là tâm trạng của nhà thơ Nguyên Trần Nguyễn Tấn Phát. Thương nhớ hình bóng người tình luôn luôn hiện ra mỗi khi có khung cảnh thích hợp. Đã biết rằng anh chàng nầy thất tình kinh niên là như thế.

Qua hai bài thơ “Chuyện tình buồn” và “Thơ viết trong mưa”, Nguyên Trần nhớ đến hình bóng xưa của người yêu trong khung cảnh mưa buồn.

“Đêm buồn nhìn giọt mưa rơi

Bồi hồi tôi nhớ một người phương xa…

Mưa đêm cứ rạt rào tuôn

Quanh hiu cứ mãi đoạn trường phủ vây

Mưa rơi từng giọt vơi đầy

Giọt se hiên cũ giọt gầy thềm xưa

Đêm nay có kẻ đội mưa

Khóc câu định mệnh chẳng chừa một ai./.

Toronto 9/9/2017. Một đêm mưa. Nguyên Trần.


Tâm sự của Nguyên Trần Nguyễn Tấn Phát cũng rất phù hợp với bài “Mưa Rừng” của nhạc sĩ Huỳnh Anh.

Mưa Rừng

Mưa rừng ơi! Mưa rừng!
Hạt mưa nhớ ai mưa triền miên
Phải chăng mưa buồn vì tình đời,
Mưa sầu vì lòng người, duyên kiếp không lâu.

Mưa thương ai, mưa nhớ ai?
Mưa rơi như nhắc nhở mưa rơi trong lòng tôi.

Mưa rừng ơi! Mưa rừng,
Tìm đâu hỡi ơi bóng ngày xưa
Mỗi khi mưa rừng về muộn màng,
Bóng chiều vàng dần tàn
Lòng thương nhớ nào nguôi.
(Huỳnh Anh - Mưa Rừng )

Hình bóng người yêu sâu đậm tận đáy lòng, hiện về với anh trong khung trời thích hợp. Thường xuyên là mưa buồn. Ngay cả khi đứng trên cao của chòi canh làm nhiệm vụ gác giặc, anh chàng đa tình nầy vẫn không quên hình bóng người xưa.

“Giữa phiên gác cơn mưa buồn

Màn đêm giăng kín gió luồn chòi canh

Cô đơn theo khói xây thành

Chập chờn thoáng bóng hình anh kiếm tìm”

(Viết trong phút chạnh lòng nhớ về trường Bộ Binh Thủ Đức)


Cũng may.  Chỉ thoáng qua trong phút giây thôi, và người trai yêu nước không quên nhiệm vụ đối với tổ quốc như từng lớp trai trẻ anh hùng của dân tộc.

“Quân thù gieo rắt tang thương

Người trai yêu nước can trường đứng lên

Giữ gìn bờ cõi vững bền

Noi gương người trước chinh yên lời thề”


  1. Thất tình đồng điệu

Tôi cũng là người đã thất tình nên cảm thông người đồng điệu. Tôi và cô ấy yêu nhau. Nhìn nhau khi ngồi trong phòng khách của gia đình cô ấy. Mọi người trong nhà cứ nhìn vào chúng tôi. Chưa được một lần nắm tay truyền tình cảm làm ấm lòng nhau. Chưa có một nụ hôn nào.

Có lẽ tôi là người dại gái. Nhát gái. Gia đình cô ấy không chấp nhận tôi, vì tôi hoàn toàn thua kém về mọi mặt so với người được họ chọn làm rể.

Cô ấy phản đối gia đình nhưng không quyết liệt. Lửng lơ con cá vàng.

Tức mình, tôi viết nhiều lá thơ quậy tưng bừng. Cô ấy dứt khoát với tôi.

Chính tôi đã góp phần phá vỡ tình tôi. Tôi bị thất tình. Con tim rướm máu. Nhiều lần tôi muốn chết cho xong. Tôi quyết đến một nơi tận góc biển chân trời, hoàn toàn xa cách mọi người để suy ngẫm tình đời. Tôi tình nguyện đến Côn Đảo (Côn Sơn).

Sau 3 năm ở Côn Đảo, tôi không nhớ mình quên hình bóng của người yêu đầu đời từ lúc nào. Thất tình Part Time.

Con người gặp nhau nhờ cái Duyên. Yêu nhau bởi cái Nợ, và chia ly bởi cái Phận. Có Duyên thì dù xa cách như thế nào cũng tìm về với nhau. Trái lại, vô Duyên thì dù có gặp nhau cũng chia tay. Đó là cái Phận, số phận hẩm hiu.

  1. Kết luận

Thật thê thảm quá. Nhà thơ đa tình nầy luôn luôn nhớ đến hình bóng và đợi chờ một người không hẹn đến.

Trúc Giang

Minnesota ngày 21-10-2017

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.