Hôm nay,  

Đảng Lao Động, Tư Tưởng HCM Có Gì Khác Cộng Sản?

30/09/201700:00:00(Xem: 7554)
Đảng Lao Động, Tư Tưởng HCM Có Gì Khác Cộng Sản
Nguyễn Thị Cỏ May
 

Chọn ngày 2/9, Giáo sư Tương Lai tuyên bố ly khai khỏi cái “đảng của Nguyễn Phú Trọng để tiếp tục chiến đấu với tư cách một đảng viên đảng Lao động Vìệt nam như ngày tuyên thệ vào hàng ngũ đảng của Hồ chí Minh”.

Ông còn nói rõ ông quyết định rút ra khỏi đảng cộng sản không hề là một quyết định nhất thời bởi những nhân tố ngẫu nhiên. Mà trước đây 15 năm, trong một tiểu luận chánh trị “Chân lý là cụ thể”, ông đã nghiêm chỉnh và thẳng thắn đề nghị cần trở lại với tên đảng là đảng Lao động Việt nam, tên nước là Việt nam Dân chủ Cộng hòa, lấy tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng cho lý luận phát triển của Việt nam. Trong tiểu luận, ông trình bày rõ “tư tưởng Hồ Chí Minh là sự tích hợp và vận dụng nhuần nhuyển những thành tựu của trí tuệ loài người, …”.

Trong bản tuyên bố của Giáo sư Tương Lai phổ biến hôm 2/9/2017, có hai từ khóa trung tâm là “đảng Lao động” và “tư tưởng Hồ Chí Minh”. Cỏ May tôi sẽ có ý kiến về hai ý chánh này của Giáo sư Tương Lai.

Xin thưa ngay, Cỏ May tôi có ý kiến hoàn toàn không nhằm trả lời ông Tương Lai, mà chỉ nhằm tìm hiểu đảng Lao động và tư tưởng Hồ chí Minh là hai thứ gì mà Giáo sư Tương Lai, sau mấy chục năm ròng theo sát đảng cộng sản, nay bổng lên tiếng trở về với 2 thứ đó. Như một người con đi hoang nay giựt mình quay lại mái nhà tổ phụ. Cỏ May tôi sẽ nêu ý kiến, không dựa theo nhận định chủ quan của mình, mà theo kinh điển của Nhà nước Việt nam ấn hành.

Đảng Lao động

Ở các nước cộng sản, Đảng Lao động, thực chất, đều là đảng cộng sản. Riêng ở Việt nam, tháng 2/1951, Hồ Chí Minh họp Đại hội II ở xã Vinh quang, huyện Chiêm hóa, tỉnh Tuyên quang, đổi đảng Cộng sản thành đảng Lao động cho phù hợp với tên nước và tình hình, tuy lúc bấy giờ, đảng cộng sản đang trên đà phát triển mạnh. Chẳng những đổi tên đảng để dấu đi cái cộng sản mà các tổ chức ngoại vi đều mang những tên rất hiền hòa, chứa chan tình yêu nước, như Mặt trận Cứu quốc, Thanh niên Cứu quốc, Mặt trận Tổ quốc, … Trước đó, Staline cũng cho ra đời Mặt trận Dân chủ nhơn dân, …

Tại Đại hội II, trong bài diễn văn khai mạc, Tôn Đức Thắng cổ xúy vai trò kháng chiến giành độc lập... Riêng Hồ Chí Minh, ông đọc báo cáo do Trường Chinh soạn “Hoàn thành giải phóng dân tộc, phát triển dân chủ nhân dân, tiến tới chủ nghĩa xã hội”. Và cũng từ đây, đảng cộng sản chánh thức đổi ra thành “Đảng Lao động”. Nhưng đảng vẫn khẳng định “đưa cuộc kháng chiến chống Pháp đến thắng lợi hoàn toàn và chuẩn bị những tiền đề đi lên chủ nghĩa xã hội sau khi kháng chiến thành công”. Ngoài ra, đảng còn xây dựng ở mỗi nước Đông Dương một đảng cộng sản riêng. Và sau này, Trung Uơng Cục Miền nam đặc trách luôn cộng sản ở Miên.

Đối tượng của cách mạng cộng sản ở Việt nam, theo chính cương của đảng Lao động, là thực dân Pháp và sự can thiệp của Mỹ, xác định nhiệm vụ cơ bản hiện thời của cách mạng là đánh đuổi xâm lược, làm cho Vìệt nam hoàn toàn độc lập, thống nhứt, xóa bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến, làm cho người cày có ruộng, phát triển chế độ dân chủ nhơn dân, gây cơ sở vật chất-kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Điều đó có nghĩa là cuộc kháng chiến chống Pháp là cuộc cách mạng dân chủ nhơn dân, nhiệm vụ giải phóng dân tộc bao gồm cả 2 nhiệm vụ phản đế và giải phóng, cách mạng do nhơn dân tiến hành dưới sự lãnh đạo của đảng sẽ tiến triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Con đường tiến đến chủ nghĩa xã hội trải qua một thời gian dài gồm 3 giai đoạn, kế tục nhau và quan hệ mật thiết: kháng chiến tiêu diệt đế quốc xâm lược, giải phóng dân tộc, củng cố Nhà nước Dân chủ nhơn dân, cải cách ruộng đất triệt để, phát triển nông nghiệp, công nghiệp dưới hình thức hợp tác hóa, kỹ nghệ hóa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.

Cương lĩnh đảng Lao động xác định mục đích, tôn chỉ, nhiệm vụ lãnh đạo cuộc kháng chiến của nhơn dân đến thắng lợi và nhiệm vụ xây dựng đảng là đảng của giai cấp công nhơn và nhơn dân lao động, dựa trên nền tảng chủ nghĩa mác-lê nin theo nguyên tắc tập trung dân chủ, sau cùng là chế độ xã hội chủ nghĩa và chế độ cộng sản.

Trường Chinh từng chỉ dạy đảng viên “Chiến tranh giải phóng Việt nam là một bộ phận của chiến lược giải phóng toàn thế giới theo cộng sản”.

Như vậy đảng Lao động chỉ là một tên gọi mới vì thực chất không gì khác hơn là đảng cộng sản, một bộ phận của Quốc tế cộng sản.

Người gia nhập đảng Lao động nay trở về với đảng Lao động thì vẫn là cộng sản!

Tư tưởng Hồ Chí Minh là gì?

Khi đảng cộng sản Hà nội từ năm 1991, Đại hội VII (6/1991), đưa ra cái gọi là “tư tưởng Hồ Chí Minh” là một cách bắt chước rập khuôn theo Tàu. Ở đây, họ đề cao tư tưởng Mao Trạch-đông. Thực chất là Hà nội theo Tàu, nhưng khi nói tư tưởng Hồ chí Minh, người cộng sản muốn tô điểm cho Hồ Chí Minh chút son phấn “bản sắc dân tộc” vì khối cộng sản Liên xô và đông Âu sụp đổ sạch trơn.


Khi nói “tư tưởng Hồ Chí Minh”, đảng cộng sản choàng cho ông cái “tư tưởng” giả tạo vì chính ông đã từng nói «Tôi không có tư tưởng gì ngoài tư tưởng chủ nghĩa mác-lê cả». Vì đã lỡ nghe nói tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta thử tìm hiểu coi đó là gì?

Về mặt chánh trị, tư tưởng Hồ Chí Minh là sự đề cao Mao và Staline của ông ở Đại hội II, tức lúc thành lập đảng Lao động. Quan điểm của Staline mà Hồ chí Minh vô cùng tâm đắc là “Đảng cộng sản là công cụ của chuyên chính vô sản” và “chuyên chính vô sản, về thực chất, được thay thế bởi chuyên chính của đảng cộng sản”. Hơn nữa, trong thực tế, chuyên chính của đảng cộng sản là chuyên chính của một người, tức của Tổng Bí thư đảng. Boris Souvarine từng khen ngợi Hồ Chí Minh là đệ tử tuyệt trần của Staline.

Còn Mao ảnh hưởng Hồ Chí Minh, thì tưởng không có gì rõ hơn là lời Hồ Chí Minh phát biểu tại Đại hội II “Cách mạng Việt nam phải học nhiều của cách mạng Trung quốc. Kinh nghiệm và tư tưởng Mao Trạch-đông đã giúp chúng tôi hiểu thấu hơn học thuyết mác-anghen-lênin-stalin. Những người cách mạng Việt nam phải luôn luôn ghi nhớ và biết ơn Mao Trạch-đông về sự cống hiến to lớn đó”.

Và cũng tại Đại hội II này, Hồ chí Minh tuyên bố “Ai đó thì có thể sai, chớ đồng chí Staline và đồng chí Mao trạch-đông thì không thể nào sai đưọc”. Có thể còn sự sùng bái nào hơn được?

Theo Phạm văn Đồng, tư tưởng Hồ Chí Minh gồm có 5 yếu tố chủ yếu: “chủ nghĩa mác-lê, sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng cộng sản, chuyên chính vô sản, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và tinh thần quốc tế vô sản”.

Ngoài ra, Hồ Chí Minh vẫn khẳng định “chủ nghĩa mác-lê là học tuyết đúng đắn nhứt, cách mạng nhứt, là kim chỉ nam cho hành động” của người cách mạng.

Người cộng sản vẫn khẳng định rằng “tư tưởng Hồ Chí Minh là một sự vận dụng nhuần nhuyễn chủ nghĩa mác-lê vào điều kiện cụ thể của nước ta”, nhưng trong thực tế, từ xưa nay, họ chỉ biết áp dụng rập khuôn, một cách máy móc kinh nghìệm của Liên-xô và Trung quốc mà không quan tâm tới hoàn cảnh cụ thể của Việt nam nên gây ra hậu quả vô cùng thảm hại như cải cách ruộng đất, cải tạo công thương nghiệp, cải tạo tư sản, chánh sách kinh tế mới, …

Ngoài ra, khi ở Nga, Staline thanh trừng Trostky, ở Vìệt nam, Hồ Chí Minh cũng nhiệt tình hưởng ứng, đi lùng tìêu diêt nhóm Tạ Thu Thâu, Phan văn Hùm, Hồ văn Ngà, Trần văn Thạch,… mà Hồ Chí Minh gọi “đàn chó trốt-kít, bọn phản động, gián điệp, tay sai đế quốc, những kẻ đầu trâu mặt ngựa, những kẻ thù của nền dân chủ và tiến bộ, …”

Trả lời ký giả Pháp Daniel Guéri về cái chết của Tạ Thu Thâu bị Việt minh giết ở Quảng ngãi, Hồ Chí Minh nói “Ông ấy là người yêu nước vĩ đại, và tôi thương xót ông ấy». Nhưng lập tức, Hồ Chí Minh thay đổi thái độ, với một giọng nói đanh thép, tiếp “Tất cả những ai không theo đường lối của tôi đều bị tôi thanh toán hết”.

Về mặt kinh tế, Hồ Chí Minh cũng chủ trương tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, tức xóa bỏ các hình thức sở hữu không xã hội chủ nghĩa, làm cho nền kinh tề gồm nhiều thành phần phức tạp trở nên một nền kinh tế thuần nhứt, dựa trên chế độ sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Và Hồ Chí Minh còn nói thêm “Kinh tế quốc doanh là hình thức sở hữu của toàn dân, nó lãnh đạo nền kinh tế quốc dân, Nhà nước phải bảo đảm cho nó phát triển ưu tiên, tạo nền tảng vững chắc cho chủ nghĩa xã hội, thúc đẩy cải tạo xã hội chủ nghĩa”.

Một đảng viên cao cấp cộng sản sau này phê phán “Vào giai đoạn trước đổi mới, đảng cộng sản đã phạm sai lầm rập khuôn theo mô hình cứng ngắc của Mao và Staline về chủ nghĩa xã hội, thuần nhứt kinh tế xã hội chủ nghĩa dưới hai hình thức quốc doanh và tập thể, thủ tiêu các thành phần khác. Sai lầm lớn này đã kéo dài khá lâu làm cho chúng ta đã phải trả cái giá quá đắt”.

Đảng Lao động, về thực chất, không gì khác hơn là đảng cộng sản. Tư tưởng Hồ Chí Minh hoàn toàn là chủ nghĩa mác-lê và tư tưởng Mao Trạch-đông mà ông học được. Ở Hồ Chí Minh không có bản sắc dân tộc. Trên báo Thanh Niên phát hành tại Quảng châu, số  22/12/1926, Hồ Chí Minh nói rõ quan điểm của ông về Tổ quốc “Cái danh từ Tổ quốc là do các chánh trị gia đặt ra để đè đầu nhơn dân, để buộc những người vô sản phải cầm vũ khí bảo vệ tài sản của địa chủ và quyền lợi của giai cấp tư sản. Thực ra, chẳng có Tổ quốc, cũng chẳng có biên giới …”.

Vậy người cộng sản nào muốn trở về với đảng Lao động, với tư tưởng Hồ Chí Minh, thiết nghĩ không có gì khác hơn là ở lại với cái đảng của Nguyễn Phú Trọng vì Nguyễn Phú Trọng là người cộng sản ưu tú, biết lý luận, dám hi sanh thêm vài năm nữa, tiếp tục làm Tổng Bí Thư và làm luôn Chủ tịch nước để phục vụ tốt hơn đảng, nhơn dân.

Người trí thức đúng nghĩa, yêu nước thật lòng, chỉ có thật sự từ bỏ cộng sản, trở về với nhơn dân. Nếu không thì nên im lặng khép mình dưới trướng của Nguyễn Phú Trọng để khỏi mất bổng lộc lớn.

Nguyễn Thị Cỏ May

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.