Hôm nay,  

Ba Hồn Ma Dưới Bức Tường Đá Đen

19/09/201700:00:00(Xem: 7363)
Ba Hồn Ma Dưới Bức Tường Đá Đen
Trương Tấn Thành


Ngày 17 tháng Chín này Đài Truyền Hình PBS sẽ cho trình chiếu tập tài liệu, 18 tập,  về cuộc chiến Việt Nam tựa đề là THE VIETNAM WAR của nhà làm phim tài liệu nổi tiếng là Ken Burns và Lynn Novick.  Đã có nhiều cuộc thảo luận về bộ phim này với một số người có tiếng tăm trong cộng đồng Viêt Nam ở hải ngoại với nhiều ý kíến khác nhau về bộ phim.  Trong một cuộc phỏng vấn, Ô. Burns có phát biểu là bộ phim này không đưa ra câu trả lời mà nêu lên nhiều câu hỏi về cuộc chiến tranh “nhức nhối” này trong lịch sử của Hoa kỳ.

Bài viết này được hư cấu để mạo muội nói lên quan một điểm cá nhân về cuộc chiến tương tàn và có mang tính  cách đấu tranh ý thức  hệ giữa hai khối Tự Do và Cộng sản này.

Trước khi vào câu chuyện xin được nói sơ qua về nữ điêu khắc gia ngươì Mỹ gốc Hoa tên Maya Lin, tác giả của Bức Tường Đá Đen ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn, ghi danh các chiến sĩ Hoa Kỳ chết trong cuôc chiến tranh Việt Nam.

Sinh năm 1959 tại thành phố Athens, tiểu bang Ohio, Maya Lin gây được sự chú ý của công chúng khi cô là một sinh viên hai mươi ba tuổi ở năm cuối Đại Học Yale, cô đã đệ trình một đồ án để xây  Đài Tưởng Niệm Cựu Chiến Binh Mỹ chết ở Việt Nam sẽ được dựng lên  tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn và sau đó được trúng giải trong cuộc thi cấp quốc gia.  Cô được đào tạo như là một nghệ sĩ và một kiến trúc sư.  Là một người Mỹ gốc Hoa xuất thân từ một gia đình có văn hóa cao và nghệ sĩ tính.  Cha của cô là trưởng khoa mỹ nghệ tại Đại Học đường Ohio.  Mẹ của cô là giáo sư văn chương tại cùng đại học.  Lin đưa ra lời nhận xét là:” Là con cái của người di dân, bạn có được cái cảm thức về nguồn gốc của mình từ đâu đến.  Quê hương của mình là ở đâu?   Và cố gắng để tạo cho mình một quê hương [mới].”  Cô lấy nguồn cảm hứng cho các tác phẩm điêu khắc và kiến trúc của mình từ các nguồn văn hóa đa dạng, bao gồm từ lối tạo hình theo lối cây kiểng Nhật bản đến các kiến trúc của dân Da Đỏ Hopewell cho đến các tác phẩm tạo nên từ chất liệu bằng đất của các mỹ thuật gia của các thập niên 1960 và 1970.

Công trình nổi tiếng nhất của Lin là Bức Tường Tưởng Niệm Chiến Sĩ tử trận ở Viet Nam khắc ghi danh tính của những tử sĩ để tự bức tường nói lên ý nghĩa của cuộc chiến.  Bức tường nối kết một thảm trạng xãy ra ở một vùng đất xa lạ với miền đất tại thủ đô xứ Mỹ, nơi bức tường gắn chặt xuống đất.  Đồ án của cô được chọn trong số 1.400 đồ án đệ nạp, trong số đó các đề án của các kiến trúc sư nổi tiếng trên thế giới.  Sự lựa chọn này lập tức làm nổi lên nhiều tranh luận không những vì đây là một đồ án được phát họa không bị gò bó theo qui thức cổ điển mà còn vì tác giả là một phụ nữ và là một người Mỹ gốc Trung Hoa.  Có nhiều người đưa ra lời phê bình chế diễu là “[chỉ là] một tấm mộ bia khổng lồ”.  Bức tường tưởng niệm naỳ được Lin giải thích là “một vết rạn nức trên trái đất”, gồm hai bức tường bằng dá hoa cương, mỗi tấm dài 246 feet, nằm ở góc nghiên 125 độ.  Một bức hướng về phía Đền Kỷ Niệm TT Lincoln.  bức kia hướng về phía Đền Tưởng Niệm TT Washington.  Mỗi bức gồm có 70 tấm bia khắc tên hơn 58 ngàn người lính Mỹ     tử trận.  Tên của họ được liệt ra theo thứ tự thới gian từ 1959 đến 1975.  

Công trình xây dựng này giống như một vết cắt đã thành sẹo trên khung cảnh của thủ đô nước Mỹ, được cắt không nương tay vào Khôn Viên Washington nhưng lại hiện ra một cách đầy uy nghi ở cách nó rạch ra một không gian để trình bày cho công chúng niềm thống thiết và đau thương.  Tập chú vào cá nhân của từng nam và nữ quân nhân đã hy sinh trong trận chiến, đài tưởng niệm còn đáp lại đúng cảm xúc của từng cá nhân du khách viếng thăm.  Không có caí nhìn “đúng , sai”  khi người ta đến với Bức Tường Tử Sĩ vì  nó không muốn hô hào về chính trị hay cho những lý tưởng cuả Mỹ.  Điều nó muốn nói lên duy nhất là là cái giá của chiến tranh là mạng sống của con người.  Bây giờ xin được vào câu chuyện.

Nhân vật: Sam: hồn ma Hoa Thịnh Đốn, Bắc: hồn ma Hànội, và Nam: hồn ma         Sàigòn. Cả ba đều là tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.

Không gian: dưới Bức Tường Tử Sĩ ở Hoa thạnh đốn.

Thời gian: nữa đêm khuya về sáng Ngày Kỷ Niệm Chiến Sĩ Trận Vong của Hoa Kỳ.



Sam:  Chào hai anh.  Hôm nay được gặp hia anh ở nơi tượng đài này quả thật là đặc biệt.

Bắc:  Đúng vậy.  Đối với tôi đây là một dịp hiếm có.

  Nam:  Tôi cũng xin đồng ý với hai anh đây là dịp để chúng ta có cơ hội để lắng nghe suy nghĩ của nhau về cuộc chiến mà mình đã hy sinh.

Sam:  Đối với riêng tôi, tượng đài này đã làm được việc đem lãi sự an ủi lớn lao cho các bạn đồng ngủ của tôi và cho gia đình của họ.   Sau cùng, chúng tôi đã không bị quên lãng.

Bắc:  Đúng như vậy.  Tuy về phần chúng tôi cũng được “Tổ Quốc Ghi Công” nhưng không có được ý nghĩa lớn lao như việc được tưởng niệm này của các anh.

Nam: Về phần tôi tuy Nghĩa Trang Quân Đội của chúng tôi không được lớn lao như xứ anh nhưng toàn cỏi miền Nam ai ai cũng đều thương tiếc những người chiến sĩ  đã hy sinh cho Quốc Gia.

Sam:  Nói cho cùng thì dù dưới danh hiệu nào thì chúng ta cũng đã hy sinh vì đất nước của mình.  Chúng tôi là công dân của một xứ tự do, chúng tôi có thể chấp nhận hay thậm chí có kẻ làm cả  chuyện từ chối việc chiến đấu nữa!  Riêng tôi, tôi chấp nhận chiến đấu cho  lý tưởng Tự Do và thấy việc hy sinh của mình không là vô nghĩa.  Tôi chỉ buồn là vì chíng quyền không làm được việc gỉai thích cặn kẻ mục tiêu của cuộc chiến với đồng bào tôi, vì vậy đã đem lại sự bạc đải đối với những đồng đội của tôi còn sống sót cũng như đối với những anh em của chúng tôi đã hy sinh trong cuộc chiến, một cuộc chiến không phải là “vô nghĩa” như đã bị thành phần phản chiến miệt thị đặt tên.

Bắc:  Trong môi trường bị gò rập theo khôn khổ, tôi sống ra và lớn lên trong cuộc “chiến tranh cứu nước”, không có lối thoát và không có đường nào khác để sống còn. Tôi chỉ biết lên đường để “giải phóng miền Nam đang bị áp bức và xâm lăng”.

Nam:  Còn thế hệ của chúng tôi may mắn hơn các anh được sống dưới chế độ Tự Do.  Chúng tôi được bày tỏ thái độ về cuộc chiến.  Cũng chính vì vậy mà một số người đã không thấy được cái tai hại khi đưa ra mặt tiêu cực của cuộc chiến làm nản lòng dân chúng và làm thiệt hại đến tinh thần chiến đấu của anh em chúng tôi.

Sam:  Anh Nam à, đó cũng là sự nguy hại đưa đến sự chia rẽ ở lớp thanh niên thế hệ tôi làm rạn nứt nội bộ, chia rẽ trong dân chúng và làm suy yếu tiềm năng chiến đấu rồi cuối cùng đưa đến sự thất bại chua cay.

Bắc:  Này anh Sam, tôi xin có nhận xét là nếu các ngưòi lảnh đạo thời đó của anh có sự đánh giá chính xác về mục đích chiến đấu của mình và về tiềm năng và thực lực của phe chúng tôi thì các anh đã thắng từ lâu, tránh được sự chết chóc của chúng ta.


Sam:  Anh nói có lý.  Baì học này cho tôi thấy rằng dù là một nước lớn, mạnh đến đâu nhưng không có một nhận thức rõ ràng về đường lối chiến đấu, không chuẩn bị tâm lý dân ở xứ mình và thu phục nhân tâm của dân ở xứ người, không nhất quán  về đường lối chiến đấu từ đầu thì không thể nào đánh thắng được kẻ địch dù đó là một nước kém hơn minh về mặt tài lực đến bội phần.

   Nam:  Anh Sam, tôi đồng ý với thái độ quân tử mã thượng của các anh trong cuộc chiến Nam Bắc trong lịc sữ nưóc Mỹ khi xưa.  Không có sự nghi kỵ và đày ải người anh em của mình khi họ đã bị thất trận.  Từ đó đã đem lại được sự đoàn kết để mọi người được sống trong hoà hợp, thanh bình và ấm no.  Tôi cảm thấy đau buồn và thất vọng vì caí nhìn đầy thù hằnvà thiếu tinh thần mã thượng , tình đồng bào của kẻ đã “thắng” đối với người cùng giòng giống của mình!

Bắc:  Giờ đây ở cỏi thế giới vô hình này không còn ai là quan, ai là lính, không còn phe naỳ hay chủ nghĩa nọ, tôi nhận thấy nhận xét trên của anh Nam thật là chí tình, chí lý.

 Nam:  Chắc các anh cũng có nghe là thay vì tượng đài được dựng lên để tưởng niệm các chiến sĩ không phân biệt phe , miền thì tượng và mộ bia của tử sĩ miền Nam chúng tôi đã bị phá huỷ trong khi đó chiêu bài “Đại đoàn kết dân tộc” lại được rầm rộ hô hào.

Sam (nhìn Bắc): Vậy sao!?  Điều này làm tôi thật kinh ngạc và khó hiểu! (trong khi đó thì Bắc đưa mắt sang hưóng khác để tránh cái nhìn đầy thắc mắc của Sam.)

Sam:  Thêm một thắc mắc của tôi nữa là người ta chiến đấu để thay cái cũ, cái đở, cái xấu bằng cái mới tốt đẹp hơn nhưng tôi thấy hiện trạng ở xứ các anh thì hình như lại trái hẵn,  Các anh có nhận thấy vậy không?

Bắc:  Theo tôi thì nước tôi bây giờ đã có nhiêu tiến bộ.  Các đô thị nổi lên như nấm và rất khang trang, tân kỳ.  Đời sống của dân thành thị văn minh không khác gì với các nước tân tiến trong vùng.  Sự đi lại và báo chí cũng được tự do hơn…

   Nam:  Có lẽ anh nói đúng đó. Nhà cữa ở các đô thị thì đầy vẻ lộng lẩy khác hẵn với đời sống vẫn còn cơ cực, lạc hậu ở nơi nông thôn hẻo lánh xa xôi.  Giai cấp tư bản mới của chế độ lên xe xuống ngựa, hưởng thụ tất cả những tiện nghi của thế kỷ được tập trung nơi các đô thị.  Người Việt ở xứ ngoài được thoải mái về thăm, ăn chơi, đưọc khuyến khích đầu tư miễn là đừng đá động, chỉ trích gì đến chính quyền!  Những điều này đều rất đúng!

Sam:  Tôi thắc mắc không biết tại sao đã mấy chục năm từ khi có sư thay đổi thể chế mà nước các anh vẫn còn là một trong những nước nghèo và lạc hậu nhất thế giới và tình trạng vi phạm nhân quyền, không tự do vẫn còn bị xem là đáng quan ngại vậy?  Nếu như nước nghèo thì mọi người đều nghèo, tại sao tôi lại thấy trong khi đa số phải vật lộn để kiếm ăn hằng ngày, trẻ con, người già phải đi bán vé số trong khi có một số người “không phải là dân” lại đi xe hơi mới, nhà lầu có hai ba cái, đất đai trong tay cả chục chục mẫu, tiền trong tay cả chục triệu đô la là sao vậy?

Bắc : im lặng không trả lời.

   Nam:  Trước kia ở chế độ tôi cũng có tham nhũng và hối lộ và có lẽ đây là một trong những nguyên nhân làm chúng tôi bị sụp đổ.  Chế độ mới với mục đích thay đổi cái dở cái xấu cũ nhưng tại sao tôi thấy hiện nay sự tham nhũng và hối lộ còn gấp trăm lần khi xưa.  Đó là một trong những điều mà tôi không thể nào hiểu được.  Anh Bắc có ý kiến gì không?

Bắc: im lặng không trả lời.

Nam:  Hiện nay nhiều phụ nữ Việt vì nghèo túng phải chịu lấy chồng xứ ngoài và bị hành hạ, bóc lột như là kẻ nô lệ, chịu trăm bề nhục nhả.  Có người bị bán rao trên internet như đồ vật hay bị trưng bày trong tủ kiến như một món hàng thật là nhục cho cả nuớc mà không thấy kẻ có trách nhiệm lên tiếng bênh vực gì cả!  Anh Bắc thấy thế nào?

Bắc:  (cuối đầu buồn bả) Thật ra tôi cũng rất lấy làm nhục nhả , xấu hổ và đau buồn cho thân phận của phụ nữ xứ mình đó anh à.

Nam:  Có điều tôi thực sự vô cùnh kinh hoàng khi các tượng bia tưởng niệm người chết vì vượt biển được dựng lên ở các đảo tỵ nạn bị yêu cầu phá huỷ vì nó là chứng tích cho cuộc ra đi tìm Tự Do vĩ đại nhất của dân Việt .  Cho dù những bia đó có bị phá hủy thì người đời vẫn xác nhận  là “ Trăm năm bia đá có mòn nhưng ngàn năm  bia miệng vẫn còn trơ trơ” phải không anh Bắc?

    Bắc im lìm không trả lời.

   Nam (quay sang Sam):  Anh Sam, trong cuôc chiến khi xưa, một bên là do sự lèo lái của Liên Xô, Tàu, một bên do sự cầm cương của các người lảnh đạo của xứanh. Cuối cùng vì quyền lợi của xứ anh, chúng tôi là đồng minh lại bị bỏ rơi sau khi hai bên đã âm thầm lém lút dàn xếp với nhau để người bạn của mình phải chết một cách tức tưởi làm phí đi không biết bao nhiêu là mạng thương dân và lính chiến như chúng ta là sao vậy anh?

Sam cúi đầu buồn bã lặng thinh.

Nam:  Nói cho cùng, chỉ có thân phận bọn tôi là chịu nhiều thiệt thòi và cay đắng nhất.  Thua trong một trận chiến gần như là không có sự được hổ trợ tương xứng do sự trở mặt của bạn và sự thiếu thống nhất và sáng suốt trong việc chỉ huy của lảnh đạo phe mình, chúng tôi đã bị thành kẻ chiến bại.  Mồ mã không được yên, luôn bị kẻ thắng xem như kẻ địch thù.  Không có được một tượng bia tưởng niệm nơi quê hương của mình phải sống dật dờ nơi xứ người.  Còn có nổi buồn nào lớn hơn không mấy anh? Nhìn lại thì ra ba chúng ta đều có nổi buồn riêng của  phần mình.

Sam: Riêng tôi dù đã hy sinh cho nước mình nhưng tôi vẫn cản thấy buồn vì đã bị phủ nhận sự hy sinh chiến đấu ccho nước mình mãi đến ngày Bức Tường này được dựng lên để tỏ lòng tri ơn và tưởng niệm các chiến sĩ xấu số của thế hệ tôi.

Bắc:  Còn tôi, trước sự thật phủ phàng đi ngược lại với những gì được hô hào khi còn chiến đấu, tôi cảm thấy buồn cho thế hệ chúng tôi và cho sự bị áp chế và nổi cơ cực của đồng bào vẫn còn dai dẳng kéo dài.

Nam:  Nổi buồn của tôi có khác với hai anh.  Tôi buồn vì sự hy sinh của chúng tôi    đã bị phản bội bởi sư thất tín vá ich kỷ của bạn bè và sự thù hằn nhỏ nhen hiểm độc của chính kẻ cùng màu da, tiếng nói với mình.



Trời bắt đầu rạng sáng.  Ba hồn ma gục đầu , nước mắt chảy dài trên má rồi từ từ tan đi theo làn sương khói.
Buổi sáng hôm đó người viếng Bức Tường đầu tiên là bà mẹ của Sam.  Khi bà đặt bó hoa dưới tên con mình, bổng bà chợt thấy sương phủ trên mặt đá hoa cương lạnh đen bóng tụ thành nước chảy ràn rụa như nước mắt xuống ngang qua tên con mình được khắc: Sam America.  Dòng nước rớt xuống đọng ở ba chỗ.  Bà còn nhận thấy một điều rất lạ là chỗ nằm ở hướng Nam thì nước lại đọng nhiều hơn ở hai chỗ kia.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.