Hôm nay,  

Cuộc Chiến Mậu Dịch: Hoa Kỳ Đơn Độc Và Nan Giải

14/09/201700:00:00(Xem: 6476)

Hoa Kỳ Đơn Độc Và Nan Giải
Nguyễn Xuân Nghĩa, Thanh Hà

...các đối tác thì vừa ăn của Mỹ vừa gây rối cho Hoa Kỳ đi chữa lửa khắp nơi...

Bảo hộ mậu dịch là một đòn hù dọa hay là chiến lược thực sự đang được chính quyền Trump theo đuổi? Bài toán trở nên phức tạp hơn khi Nhà Trắng giàng buộc vế thương mại với an ninh. Chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa từ Hoa Kỳ phân tích.

Mỹ, Canada và Mêhicô mở đợt đàm phán đầu tiên để thương thuyết lại Hiệp Định Tự Do Thương Mại Bắc Mỹ NAFTA từ ngày 16 đến 20/08/2017. Các bên đề ra mục tiêu gặp lại nhau tổng cộng 7 lần và kết thúc đàm phán vào đầu 2018, trước khi Mêhicô vướng bận vì cuộc vận động tranh cử tổng thống.

Hiệp ước NAFTA có hiệu lực từ ngày 01/01/1994, liên quan trực tiếp đến đời sống của 480 triệu dân Canada, Mêhicô và Hoa Kỳ. Theo thống kê của bộ Ngoại Thương Mỹ, tính đến năm 2008, khi khủng hoảng tài chính Mỹ bùng nổ với vụ ngân hàng Lehman Brothers tuyên bố vỡ nợ, tổng trao đổi mậu dịch giữa ba nước thành viên đã được nhân gấp ba lần so với thời điểm 1994 và đạt 946 tỷ đô la. Trong tài khóa 2016, tổng trao đổi mậu dịch giữa ba nước tham gia NAFTA lên tới 1.200 tỷ đô la.

NAFTA là một trong số những hiệp định tự do mậu dịch mà từ khi lên cầm quyền tháng 01/2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump đòi “xét lại” vì ông cho rằng các văn bản đó bất lợi cho thương mại của Hoa Kỳ, cho người lao động Mỹ.

Hoa Kỳ hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Mêhicô. Từ 80 đến 85 % xuất khẩu của Mêhicô đổ vào thị trường Mỹ. Ngược lại, 46 % hàng nhập vào Mêhicô xuất xứ từ Mỹ. Chú Sam trong thế nhập siêu so với Mêhicô. Thâm hụt cán cân thượng mại của Hoa Kỳ với nước láng giềng phương nam này trong năm 2016 lên tới 64 tỷ đô la.

Justin Trudeau : Không thể thay đổi sâu rộng NAFTA

Còn với Canada, Tổng thống Trump trong tin nhắn ngày 25/04/2017 trên mạng xã hội Twitter cho rằng Canada đã làm giàu trên xương máu của nông dân Mỹ, chủ yếu ở vùng Wisconsin và các bang sát biên giới giữa hai nước.

Theo thống kê của bộ Thương Mại Canada, trong tháng 5/2017 thặng dư thương mại của nước này với Mỹ là 3,5 tỷ đô la. Bất cân bằng có lợi cho phía Ottawa này đang được thu hẹp lại. Một tháng trước khi vòng đàm phán lại về NAFTA mở màn, Thủ tướng Canada báo trước là để “hiện đại hóa” hiệp định này một cách sâu rộng, các bên cần đàm phán trong vòng hai năm.

Về phía Mỹ, các doanh nhân cho rằng rút khỏi hiệp định NAFTA là một sai lầm. Hiệp hội MEMA bao gồm các hãng sản xuất trang thiết bị xe hơi Hoa Kỳ báo động, ra khỏi NAFTA đe dọa đến 50.000 chỗ làm trong ngành công nghệ xe hơi Mỹ. Giá trung bình mỗi chiếc xe bán ra sẽ đắt hơn khoảng 1.100 đô la so với hiện tại. Cũng hiệp hội này nhấn mạnh Canada và Mêhicô là những mắt xích trọng yếu trong dây chuyền sản xuất xe hơi của Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, Hiệp Định Tự Do Thương Mại Bắc Mỹ không là mục tiêu duy nhất trong tầm ngắm của chính quyền Trump.

Bài toán phức tạp hơn với Trung Quốc

Ngay trong những ngày đầu nhiệm kỳ, cũng Donald Trump đã ký sắc lệnh rút Washington ra khỏi Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP. Nhà Trắng liên tục răn re những đối tác thương mại mà Mỹ trong thế nhập siêu. Đứng đầu danh sách đó là Trung Quốc, với thâm hụt cán cân thương mại hơn 345 tỷ đô la nghiêng về phía Bắc Kinh.

Với đối tác thương mại số 1 này, Đối Thoại Kinh Tế Toàn Diện Mỹ-Trung đầu tiên dưới thời Tổng thống Trump mở ra tại Washington giữa tháng 7/2017 đã thất bại hoàn toàn: hai bên đã hủy cuộc họp báo và cũng không đạt được đồng thuận về một bản tuyên bố chung kết thúc hội nghị. Theo giới quan sát, Washington và Bắc Kinh còn lâu mới san bằng được những bất đồng trên hồ sơ kinh tế.


Trả lời ban Việt Ngữ RFI chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa từ California cho rằng, sau sáu tháng cầm quyền, có lẽ bản thân chính quyền Donald Trump cũng chưa định hình rõ chính sách thương mại của Hoa Kỳ.

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Khó biết được sự thật mà có lẽ chính nội các của ông Trump cũng chưa biết rõ. Về bối cảnh thì tự do thương mại hay việc tháo gỡ cản trở trong luồng giao dịch giữa các nước đều có mặt được và mặt thua. Khi tranh cử năm 2016, Donald Trump chú trọng đến mặt thua là dân Mỹ bị thất nghiệp, doanh nghiệp bị đóng cửa, nhiều thị trấn bị tiêu điều vì cạnh tranh quốc tế.

Ông chú trọng đến khía cạnh tiêu cực ấy để tranh thủ cử tri và đắc cử khi truyền thông lại chỉ để ý đến các tiểu bang sung mãn ở vùng duyên hải và bị bất ngờ. Tới khi nhậm chức tổng thống, ông Trump thực hiện những điều hứa hẹn là rút khỏi Hiệp Ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP, rồi đòi xét lại Hiệp Ước Tự Do Thương Mại Bắc Mỹ là NAFTA với Canada và Mehicô.

Cũng Tổng thống Donald Trump hăm dọa có biện pháp mạnh với các nền kinh tế đã đạt xuất siêu quá lớn khi giao dịch với Hoa Kỳ, như Trung Quốc hay Đức và cả Việt Nam. Còn Hiệp Ước Xuyên Đại Tây Dương hay TTIP giữa Hoa Kỳ và Liên Hiệp Âu Châu thì cũng chưa thành hình vì nhiều mâu thuẫn trong nội bộ Liên Âu.

Bài toán nan giải khi gắn liền thương mại và an ninh quốc gia

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi xin được châm thêm vào bài toán giao dịch kinh tế một yếu tố khác của chính quyền Donald Trump. Đó là từ tháng 4/2017 đến gần đây ông Trump giàng vấn đề an ninh vào quan hệ ngoại thương, như kéo vụ hỏa tiễn Bắc Triều Tiên vào việc mua bán với Trung Quốc, nêu vấn đề quân sự và phần đóng góp cho Liên Minh Bắc Đại Tây Dương NATO vào luồng giao dịch với nước Đức. Gần đây nhất là hứa hẹn cung cấp khí đốt cho Ba Lan và nhiều nước Đông Âu để các nước này khỏi bị Nga bắt chẹt.

Khi an ninh quốc gia lại là một vế mới của ngoại thương thì bài toán trở thành rắc rối hơn.

Chính là do yếu tố an ninh mà trong nội các Donald Trump tiếng nói bảo hộ mậu dịch, như của Giáo sư Peter Navarro, lại có vẻ lu mờ trước lối tính toán thực tiễn của các Tổng trưởng Ngân Khố và Thương Mại hay của Cố vấn Hội Đồng Kinh Tế Quốc Gia. Điển hình là việc tái xét hiệp ước NAFTA đang tiến hành và việc đàm phán với Trung Quốc sau 100 ngày tạm gọi là hưu chiến đã bắt đầu từ giữa tháng 7/2017. Nhưng ta ít còn thấy luận điệu bảo hộ gay gắt mà nổi bật là sức ép kinh tế để giải quyết vụ Bắc Triều Tiên. Điều đó không có nghĩa là mâu thuẫn hay nguy cơ chiến tranh mậu dịch đã suy giảm, như ta thấy trong thượng đỉnh G20 vừa qua tại Hamburg bên Đức.

Chính sách bảo hộ của Mỹ mang màu sắc Donald Trump

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi cho rằng nếu muốn dự đoán thì mình không nên tập trung vào chính sách hay tính khí của ông Donald Trump vì bài toán nó phức tạp hơn vậy.

Sau nhiều thập niên dùng ngoại thương làm đòn bẩy ngoại giao và an ninh để tranh thủ đồng minh vào thời chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ đã thắng khi đối thủ chính là Liên bang Xô Viết tự sụp đổ. Thế rồi 25 năm sau, Mỹ bị nhập siêu nặng và tiến bộ khoa học kỹ thuật gây ra nhiều thay đổi làm dân Mỹ bị thiệt hại trong khi các đồng minh vẫn trông chờ vào sự bảo vệ của Hoa Kỳ. Còn các đối tác thì vừa ăn của Mỹ vừa gây rối cho Hoa Kỳ đi chữa lửa khắp nơi, từ Đông Á tới Trung Đông.
Vì vậy, ông Trump mới đắc cử và đòi xây dựng một trật tự gọi là công bằng hơn cho nước Mỹ. Nếu nhìn như vậy thì mâu thuẫn của Hoa Kỳ với nhiều nước sẽ còn tăng mà không chỉ tập trung vào hồ sơ mậu dịch. Những ai tưởng Hoa Kỳ thời Trump đang lui về chủ nghĩa tự cô lập thì còn bị bất ngờ nữa.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.