Hôm nay,  

Nghĩa Tình Trong Tiệc “Bridging The Gap” – Nhịp Cầu Nối Kết Cựu Chiến Binh Úc & Việt Mùa Lễ Father’s Day

02/09/201712:30:00(Xem: 17858)
NGHĨA TÌNH TRONG TIỆC “BRIDGING THE GAP” –
NHỊP CẦU NỐI KẾT CỰU CHIẾN BINH ÚC & VIỆT MÙA LỄ FATHER’S DAY.
 
Tác-giả: “Chân-Quê”.


Chúa-Nhật tuần thứ Ba của tháng Sáu hằng năm là ngày lễ dành cho Bố ở Mỹ.  Riêng tại xứ sở của những chú chuột túi (Kangaroo) lại rơi vào Chúa-Nhật tuần đầu tiên của tháng 9.


Dựa theo trang Web: History.com, chúng tôi xin tóm-tắt sơ qua về lịch-sử Father’s Day nguồn gốc từ Hoa-Kỳ:


Một trong những người đầu tiên có sáng kiến để cử hành ngày lễ dành cho Bố, đó là bà Sonora Louis Smart Dodd ở tiểu-bang Washington.  Sonora đã suy nghĩ và muốn có một ngày đặc-biệt dành cho Bố mình lúc ngồi lắng nghe lời giảng tại một buổi lễ dành cho Mẹ vào năm 1909.  Bố của Sonora là ông William Jackson Smart, một cựu-chiến-binh trong cuộc nội-chiến Hoa-Kỳ (Civil War), vợ ông Smart đã mất trong lúc bà lâm-bồn hạ sanh người con thứ sáu của họ.  Một mình đơn độc, William đã nuôi đứa trẻ sơ-sinh và năm người con của ông ở một trang-trại hoang-vu thuộc miền đông tiểu-bang Washington.  

Khi Sonora trưởng thành, bà cảm nhận sâu xa ơn hy-sinh tận-tụy một đời của Bố mình đã đơn thân, độc mã nuôi dưỡng một đàn con thơ dại.  Dưới mắt Sonora, Bố của bà là một tấm gương can-đảm, vô-vị-kỷ và tràn đầy tình yêu thương.  Vì ông William Jackson Smart sanh vào tháng sáu, nên Sonora đã chọn ngày 19, tháng 6, năm 1910 để cử hành ngày lễ Father’s Day lần đầu tại thành phố Spokane, thuộc tiểu-bang Washington, Hoa-Kỳ.

Thực ra, trước bà Sonora đã có một buổi lễ duy nhất dành cho những ông Bố được tổ-chức vào hôm 5 tháng 7, 1908 tại Fairmont, tiểu-bang West Virginia nhằm tưởng-niệm 362 người đã mất trong tai nạn ngày 06 tháng 12 năm 1907 khi họ làm việc cho công-ty Hầm Mỏ Than Đá Fairmont Coal, ở thành-phố Monongah, quận Marion, West Virginia (để lại 250 bà quả-phụ và hơn 1000 trẻ mồ-côi Cha).  

Nhưng chính nhờ vào những nỗ-lực của bà Sonora Louis Smart Dodd, dần dần ngày lễ dành cho Bố đã được công-nhận trên toàn quốc Hoa-Kỳ.  Năm 1924, Tổng-Thống Calvin Coolidge ủng- hộ ý-kiến công-nhận một ngày Father’s Day trong toàn quốc.  42 năm sau, Tổng-Thống Lynden Johnson đã ký một sắc lệnh tuyên-bố công nhận mỗi Chúa-Nhật thứ Ba, trong tháng Sáu hằng năm sẽ là ngày Lễ dành cho Bố, tức là: Father’s Day!  Dần già theo thời gian tập tục này lan tới hơn 70 quốc-gia trên toàn thế-giới.

Riêng ở Úc, New Zealand, Fiji và Papua New Guinea (là bốn nước trong vùng Thái-Bình-Dương) thì ngày Chúa-Nhật đầu tiên của tháng 9 được chọn là lễ Father’s Day vì họ lý-luận rằng: Nếu như ở Mỹ Father’s Day tổ-chức vào tháng Sáu theo liền sau Mother’s Day trong tháng Năm sẽ rất tốn kém.  Vì vậy, họ muốn dời qua tháng 9 để ngân-quỹ của nhiều gia-đình rộng rãi hơn mà lo cho ngày lễ Vinh Danh Bố được xôm tụ.


Ngay từ lúc đầu tiên, bà Sonora Dodd là người có sáng kiến dành cho những ai còn Bố được tặng bông hồng đỏ và những ai không còn Bố được tặng bông hồng trắng trong ngày Lễ Father’s Day, tập tục này vẫn lưu truyền đến ngày nay.  (Có lẽ Thiền-Sư Nhất-Hạnh đã sưu tầm được mẩu truyện ấy và lấy ý làm nên bài thơ “Bông Hồng Cài Áo”; được phổ thành ca khúc bởi nhạc-sĩ Phạm-Thế-Mỹ rất phổ-biến trong những buổi văn-nghệ mùa Vu-Lan Báo Hiếu).


Tưởng cũng nên nhắc lại là suốt 11 năm trước chúng tôi đã tổ chức tiệc “Vinh Danh Bố” một tuần trước lễ Father's Day tại miền Nam California và vào cuối tháng 5 tại Duluth, Minnesota nhân dịp kỷ-niệm ngày Chiến-Sĩ Trận Vong (Memorial Day – Hoa-Kỳ).  Mục đích của những bữa tiệc này là để ca-nhạc-sĩ Diamond Bích-Ngọc và Thái-Nguyên được tỏ lòng tri-ân sâu xa đến các Cựu-Quân-Nhân QL/VNCH và các đồng-minh Mỹ (những người đã hy-sinh thời tuổi trẻ, tham-gia chiến-trường nhằm bảo vệ cho sự tự-do của miền Nam, Việt-Nam trước 1975; cùng tưởng niệm những anh-hùng Vị-Quốc-Vong-Thân, những chiến-sĩ đã chết để cho chúng tôi được sống đến hôm nay!)


Father’s Day 2017 tại Úc, gia-đình “Chân Quê” được mừng lễ đầu tiên tại thành-phố biển Gold Coast (nơi chúng tôi nghỉ hưu) và cũng là lần đầu tiên được tổ chức tiệc Tri-Ân Cựu-Chiến-Binh Úc & Việt với chủ-đề: “Bridging The Gap”.  Khách mời được thiết-đãi với thực-đơn 7 món thật ngon miệng.  Bia, nước ngọt giải khát uống thoải-mái, ai ai cũng có quà kỷ-niệm mang về đó là 1 tách lớn (Mug) uống trà hay Café có khắc hàng chữ “Thanh You Vietnam Veterans – 27/8/2017).  Như 11 bữa tiệc trước tại Hoa-Kỳ; tất-cả đều miễn phí; không bán vé, không kêu gọi quyên góp dưới bất cứ hình thức gì; gia-đình “Chân-Quê” tự bỏ tiền túi và cũng không nhận tài-trợ từ bất cứ tổ-chức hay đảng phái nào.


Tiệc đã diễn ra hoàn-hảo và tốt đẹp vào trưa Chúa-Nhật vừa qua 27 Tháng 8, 2017 (một tuần trước lễ Father’s Day) tại nhà-hàng Quê-Hương, thành-phố Darra, tiểu-bang Queensland.  


Rực-rỡ nhất là hình ảnh quý cựu-quân-nhân Úc, Việt-Nam-Cộng-Hòa & Dân-Cử địa-phương được các ca-nghệ-sĩ: Thanh-Hùng & Kim-Loan (Bắc), Ngọc-Sương (Trung), Quế-Thanh (Nam), Ngọc-Huệ (Sơn-Cước) choàng vòng hoa “Welcome” cùng các anh Lính trong trang-phục “Pháo-Binh, Hải, Lục, Không-Quân” trang-trọng đón chào quan khách đến tham-dực tiệc.  Xem hình chụp bởi cựu không-quân Nguyễn-Liêm:


E:\B. Ngoc1\100A\IMG_1589 (1024x683).jpg    C:\Users\DBN\AppData\Local\Microsoft\Windows\Temporary Internet Files\Content.Word\IMG_1629 (1024x683).jpg

Các quan khách được mời phát-biểu cảm-tưởng trong tiệc “Bridging The Gap” 27/8/2017 qua phần thông-dịch của chị Bạch-Phượng (Professional Interpreter) gồm:

* Cựu Đại-Úy Tình-Báo Chiến-Đoàn 1 của Úc; đương-kim Chủ-Tịch Hội Cựu-Quân-Nhân QL/VNCH Tiểu-Bang Queensland. Úc Châu: ông Huỳnh-Bá-Phụng.

* Cựu Đại-Tá Kerry Gallangher - Chủ-Tịch “AATTV” toàn quốc, tức “Toán Huấn-Luyện Quân-Lực Úc ở Việt-Nam – ‘The Team’ 1962-1972”.  

* Ông Darryl Shipp –Tổng-Thư-Ký Hội Cựu-Chiến-Binh Úc toàn tiểu-bang Queensland.

* Ông John MacDougal – Chủ-Tịch Hội Cựu-Không-Quân Úc (Wallaby Airlines)

* Cựu-Chiến-Binh Bruce Milne (Redbank Plains RSL)

* Bà Dawn Clancy (quả-phụ cựu-chiến-binh Úc)

* Dân-Biểu Liên-Bang Milton Dick và Ms. Jessica Pugh; đại-diện Dân-Biểu Liên-Bang Graham Perrett.  Xem hình chụp bởi cựu không-quân Nguyễn-Liêm:


E:\B. Ngoc1\100A\IMG_1747 (1024x683).jpg  blank

E:\B. Ngoc1\100A\IMG_1720 (1024x683).jpg  E:\B. Ngoc1\100A\IMG_1727 (683x1024).jpg blank

Một chương-trình văn-nghệ chọn-lọc do Sơn-Hà (Lead Guitar), Kế-Hòa (Guitar Accord) Bích-Ngọc (Trống), Thái-Nguyên (Keyboard), Hòa-Đoàn (Bass) và các ca-sĩ: Kế-Hòa, Thanh-Hùng, Ngọc-Sương, Quế-Thanh & Ngọc-Huệ (phu-nhân Bác-Sĩ Y-Khoa: Kế-Hòa) trình bày xuất-sắc những bài hát dành tặng cho Lính VNCH cùng nhiều nhạc-phẩm ngoại-quốc thập-niên 60-70 bằng 3 ngôn-ngữ Anh, Pháp & Việt. Đây chính là phần âm-nhạc thường xuyên được phát-thanh trên đài “AFVN: Good Morning Vietnam” mà các cựu-chiến-binh Úc & Hoa-Kỳ thích lắng nghe và rất yêu mến khi tham-chiến tại Việt-Nam.  Xem hình chụp bởi cựu không-quân Nguyễn-Liêm:


blank blank  blank  blank blank blankblank

Người may mắn lãnh nhận 1 iPad mới toanh còn trong hộp của giải thưởng xổ số (không bán vé) trong tiệc “Nhịp Cầu Nối Kết Cựu-Chiến-Binh Úc & Việt” là anh Nam, cựu quân-nhân QL/VNCH.  Xem hình chụp bởi cựu không-quân Nguyễn-Liêm:


blank     E:\B. Ngoc1\100AA\IMG_1612 (1024x683).jpg

Những phần thưởng tinh-thần vô giá mà gia-đình “Chân Quê” đã nhận được sau tiệc “Bridging The Gap” 27 tháng 8, 2017 vừa qua đó là:


1/ Những giọt nước mắt của bà Dawn Clancy (quả-phụ cựu-chiến-binh Úc) xúc-động khi lần đầu tiên được mời tham-dự tiệc “Bridging The Gap” do gia-đình “Chân Quê” tổ-chức nhằm tri-ân cựu-chiến-binh Úc & Việt cùng tưởng nhớ những anh-hùng Vị-Quốc-Vong-Thân (trong đó có phu-quân của bà là ông Ron Clancy đã tử-trận trên chiến-trường Việt-Nam.  Được biết xương cốt ông mới được tìm thấy và mang về Úc mai táng trong năm ngoái, 2016).


2/ Bó hoa chan hòa tình thương của ông bà Huỳnh-Bá-Phụng (Cựu Đại-Úy Tình-Báo Chiến-Đoàn 1 Úc-Đại-Lợi; đương-kim Chủ-Tịch Hội Cựu-Quân-Nhân QL/VNCH Tiểu-Bang Queensland.  Úc Châu).  Được biết trước ngày tiệc thì khu buôn bán Việt-Nam ở thành-phố Inala (cạnh tiệm Phố Hoa) bị hỏa-hoạn lớn nên cảnh-sát và sở cứu-hỏa phong- tỏa toàn bộ khu vực này.  Sáng hôm sau: 27 tháng 8, 2017 đích thân ông Huỳnh-Bá-Phụng phải vất-vả đi đến tám lượt mới vào khu vực tiệm để lấy hoa (dù đã đặt hàng từ trước) để trao tặng cho chúng tôi trong tiệc “Bridging The Gap”.  Quý hóa hơn nữa là những lời chia xẻ với toàn quan khách trong tiệc về sự cảm kích của ông đối với những việc làm “Uống Nước Nhớ Nguồn”; biết tri-ân người Lính VNCH và các đồng-minh của Diamond Bích-Ngọc và Thái-Nguyên (hai nhân vật chân ướt chân ráo mới từ Mỹ về Úc định-cư).  


blank  blank

Hình: Bình hoa nghĩa tình và hình gia-đình “Chân Quê” chụp cùng anh chị Huỳnh-Bá-Phụng.


3/ Tình bằng hữu thân thiết của các anh chị em ca-nghệ-sĩ: Bác-sĩ Y-Khoa Kế-Hòa và phu-nhân là ca-sĩ Ngọc-Huệ (người hết sức tận tụy lo từng miếng ăn, thức uống trong suốt những ngày, tháng tập dợt ở tư-gia nhà anh chị).  Các ca-sĩ Thanh-Hùng, Quế-Thanh, Kim-Loan, Ngọc-Sương và phu-quân là anh Hải-Vân (người phụ-trách quay phim trong tiệc).  Tất-cả như anh-chị-em trong một gia-đình: quý mến, tôn trọng và tương-thân tương-ái trong tinh-thần phục-vụ cộng-đồng.


4/ Những xiết tay, lời cảm-tạ chân thành của các cựu-quân-nhân Úc, Việt dành cho chúng tôi.


5/ Những món quà như chiếc mũ nâu đỏ tặng cho Diamond Bích-Ngọc và áo Lính thật ấm dành cho nhạc-sĩ Thái-Nguyên của một cựu Biệt-Động-Quân QL/VNCH.  Chiếc khăn quàng mùa đông mang màu cờ vàng ba sọc đỏ do đích thân bà Valerie Rooney (quả-phụ cựu-chiến-binh Úc) đan tặng.


6/ Đặc biệt hơn nữa là sự tham dự của cặp vợ Việt, chồng Úc; ông bà Brian và Bee Boru đã vượt 2241 miles (3606 km) đường chim bay từ Pert về Darra, Queensland chỉ để tham-dự tiệc “Bridging The Gap”.  Trong một bài viết khác, chúng tôi sẽ kể câu chuyện có một không hai của ông bà Boru liên-quan đến tấm bảng chỉ đường vào khu Thánh-Giá Long-Tân.


Ngoài ra còn rất nhiều chân tình chất chứa trong các điện thư (Email) của các cựu-chiến-binh Úc mà chúng tôi nhận được sau buổi tiệc.  Tất-cả đã là những động-lực rất lớn thúc đẩy gia-đình “Chân Quê” sẽ tiếp-tục trong những công-tác thiện-nguyện, vô-vụ-lợi phục-vụ cộng-đồng Úc-Việt và Hoa-Kỳ.


Xin mượn lời vàng ngọc của Thánh Mẹ Terésa để kết thúc bài viết này:


“Chúng tôi cảm thấy những việc mình đang làm như một giọt nước nhỏ xuống lòng đại-dương.  Nhưng đại-dương kia sẽ thiếu xót vô cùng khi thiếu giọt nước ấy!”  


“We ourselves feel that what we are doing is just a drop in the ocean. But the ocean would be less because of that missing drop! – Mother Teresa’s quote”.




*Tác-giả: “Chân Quê”; thực-hiện bài viết xong lúc 1giờ20 phút khuya, rạng sáng ngày lễ Father’s Day – Chúa-Nhật 3 Tháng 9, 2017 (giờ Queensland.  Australia) tức 8giờ20 phút sáng thứ Bảy 2 Tháng 9, 2017 (giờ California.  USA).




Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.