Hôm nay,  

Nghĩa Tình Trong Tiệc “Bridging The Gap” – Nhịp Cầu Nối Kết Cựu Chiến Binh Úc & Việt Mùa Lễ Father’s Day

02/09/201712:30:00(Xem: 17876)
NGHĨA TÌNH TRONG TIỆC “BRIDGING THE GAP” –
NHỊP CẦU NỐI KẾT CỰU CHIẾN BINH ÚC & VIỆT MÙA LỄ FATHER’S DAY.
 
Tác-giả: “Chân-Quê”.


Chúa-Nhật tuần thứ Ba của tháng Sáu hằng năm là ngày lễ dành cho Bố ở Mỹ.  Riêng tại xứ sở của những chú chuột túi (Kangaroo) lại rơi vào Chúa-Nhật tuần đầu tiên của tháng 9.


Dựa theo trang Web: History.com, chúng tôi xin tóm-tắt sơ qua về lịch-sử Father’s Day nguồn gốc từ Hoa-Kỳ:


Một trong những người đầu tiên có sáng kiến để cử hành ngày lễ dành cho Bố, đó là bà Sonora Louis Smart Dodd ở tiểu-bang Washington.  Sonora đã suy nghĩ và muốn có một ngày đặc-biệt dành cho Bố mình lúc ngồi lắng nghe lời giảng tại một buổi lễ dành cho Mẹ vào năm 1909.  Bố của Sonora là ông William Jackson Smart, một cựu-chiến-binh trong cuộc nội-chiến Hoa-Kỳ (Civil War), vợ ông Smart đã mất trong lúc bà lâm-bồn hạ sanh người con thứ sáu của họ.  Một mình đơn độc, William đã nuôi đứa trẻ sơ-sinh và năm người con của ông ở một trang-trại hoang-vu thuộc miền đông tiểu-bang Washington.  

Khi Sonora trưởng thành, bà cảm nhận sâu xa ơn hy-sinh tận-tụy một đời của Bố mình đã đơn thân, độc mã nuôi dưỡng một đàn con thơ dại.  Dưới mắt Sonora, Bố của bà là một tấm gương can-đảm, vô-vị-kỷ và tràn đầy tình yêu thương.  Vì ông William Jackson Smart sanh vào tháng sáu, nên Sonora đã chọn ngày 19, tháng 6, năm 1910 để cử hành ngày lễ Father’s Day lần đầu tại thành phố Spokane, thuộc tiểu-bang Washington, Hoa-Kỳ.

Thực ra, trước bà Sonora đã có một buổi lễ duy nhất dành cho những ông Bố được tổ-chức vào hôm 5 tháng 7, 1908 tại Fairmont, tiểu-bang West Virginia nhằm tưởng-niệm 362 người đã mất trong tai nạn ngày 06 tháng 12 năm 1907 khi họ làm việc cho công-ty Hầm Mỏ Than Đá Fairmont Coal, ở thành-phố Monongah, quận Marion, West Virginia (để lại 250 bà quả-phụ và hơn 1000 trẻ mồ-côi Cha).  

Nhưng chính nhờ vào những nỗ-lực của bà Sonora Louis Smart Dodd, dần dần ngày lễ dành cho Bố đã được công-nhận trên toàn quốc Hoa-Kỳ.  Năm 1924, Tổng-Thống Calvin Coolidge ủng- hộ ý-kiến công-nhận một ngày Father’s Day trong toàn quốc.  42 năm sau, Tổng-Thống Lynden Johnson đã ký một sắc lệnh tuyên-bố công nhận mỗi Chúa-Nhật thứ Ba, trong tháng Sáu hằng năm sẽ là ngày Lễ dành cho Bố, tức là: Father’s Day!  Dần già theo thời gian tập tục này lan tới hơn 70 quốc-gia trên toàn thế-giới.

Riêng ở Úc, New Zealand, Fiji và Papua New Guinea (là bốn nước trong vùng Thái-Bình-Dương) thì ngày Chúa-Nhật đầu tiên của tháng 9 được chọn là lễ Father’s Day vì họ lý-luận rằng: Nếu như ở Mỹ Father’s Day tổ-chức vào tháng Sáu theo liền sau Mother’s Day trong tháng Năm sẽ rất tốn kém.  Vì vậy, họ muốn dời qua tháng 9 để ngân-quỹ của nhiều gia-đình rộng rãi hơn mà lo cho ngày lễ Vinh Danh Bố được xôm tụ.


Ngay từ lúc đầu tiên, bà Sonora Dodd là người có sáng kiến dành cho những ai còn Bố được tặng bông hồng đỏ và những ai không còn Bố được tặng bông hồng trắng trong ngày Lễ Father’s Day, tập tục này vẫn lưu truyền đến ngày nay.  (Có lẽ Thiền-Sư Nhất-Hạnh đã sưu tầm được mẩu truyện ấy và lấy ý làm nên bài thơ “Bông Hồng Cài Áo”; được phổ thành ca khúc bởi nhạc-sĩ Phạm-Thế-Mỹ rất phổ-biến trong những buổi văn-nghệ mùa Vu-Lan Báo Hiếu).


Tưởng cũng nên nhắc lại là suốt 11 năm trước chúng tôi đã tổ chức tiệc “Vinh Danh Bố” một tuần trước lễ Father's Day tại miền Nam California và vào cuối tháng 5 tại Duluth, Minnesota nhân dịp kỷ-niệm ngày Chiến-Sĩ Trận Vong (Memorial Day – Hoa-Kỳ).  Mục đích của những bữa tiệc này là để ca-nhạc-sĩ Diamond Bích-Ngọc và Thái-Nguyên được tỏ lòng tri-ân sâu xa đến các Cựu-Quân-Nhân QL/VNCH và các đồng-minh Mỹ (những người đã hy-sinh thời tuổi trẻ, tham-gia chiến-trường nhằm bảo vệ cho sự tự-do của miền Nam, Việt-Nam trước 1975; cùng tưởng niệm những anh-hùng Vị-Quốc-Vong-Thân, những chiến-sĩ đã chết để cho chúng tôi được sống đến hôm nay!)


Father’s Day 2017 tại Úc, gia-đình “Chân Quê” được mừng lễ đầu tiên tại thành-phố biển Gold Coast (nơi chúng tôi nghỉ hưu) và cũng là lần đầu tiên được tổ chức tiệc Tri-Ân Cựu-Chiến-Binh Úc & Việt với chủ-đề: “Bridging The Gap”.  Khách mời được thiết-đãi với thực-đơn 7 món thật ngon miệng.  Bia, nước ngọt giải khát uống thoải-mái, ai ai cũng có quà kỷ-niệm mang về đó là 1 tách lớn (Mug) uống trà hay Café có khắc hàng chữ “Thanh You Vietnam Veterans – 27/8/2017).  Như 11 bữa tiệc trước tại Hoa-Kỳ; tất-cả đều miễn phí; không bán vé, không kêu gọi quyên góp dưới bất cứ hình thức gì; gia-đình “Chân-Quê” tự bỏ tiền túi và cũng không nhận tài-trợ từ bất cứ tổ-chức hay đảng phái nào.


Tiệc đã diễn ra hoàn-hảo và tốt đẹp vào trưa Chúa-Nhật vừa qua 27 Tháng 8, 2017 (một tuần trước lễ Father’s Day) tại nhà-hàng Quê-Hương, thành-phố Darra, tiểu-bang Queensland.  


Rực-rỡ nhất là hình ảnh quý cựu-quân-nhân Úc, Việt-Nam-Cộng-Hòa & Dân-Cử địa-phương được các ca-nghệ-sĩ: Thanh-Hùng & Kim-Loan (Bắc), Ngọc-Sương (Trung), Quế-Thanh (Nam), Ngọc-Huệ (Sơn-Cước) choàng vòng hoa “Welcome” cùng các anh Lính trong trang-phục “Pháo-Binh, Hải, Lục, Không-Quân” trang-trọng đón chào quan khách đến tham-dực tiệc.  Xem hình chụp bởi cựu không-quân Nguyễn-Liêm:


E:\B. Ngoc1\100A\IMG_1589 (1024x683).jpg    C:\Users\DBN\AppData\Local\Microsoft\Windows\Temporary Internet Files\Content.Word\IMG_1629 (1024x683).jpg

Các quan khách được mời phát-biểu cảm-tưởng trong tiệc “Bridging The Gap” 27/8/2017 qua phần thông-dịch của chị Bạch-Phượng (Professional Interpreter) gồm:

* Cựu Đại-Úy Tình-Báo Chiến-Đoàn 1 của Úc; đương-kim Chủ-Tịch Hội Cựu-Quân-Nhân QL/VNCH Tiểu-Bang Queensland. Úc Châu: ông Huỳnh-Bá-Phụng.

* Cựu Đại-Tá Kerry Gallangher - Chủ-Tịch “AATTV” toàn quốc, tức “Toán Huấn-Luyện Quân-Lực Úc ở Việt-Nam – ‘The Team’ 1962-1972”.  

* Ông Darryl Shipp –Tổng-Thư-Ký Hội Cựu-Chiến-Binh Úc toàn tiểu-bang Queensland.

* Ông John MacDougal – Chủ-Tịch Hội Cựu-Không-Quân Úc (Wallaby Airlines)

* Cựu-Chiến-Binh Bruce Milne (Redbank Plains RSL)

* Bà Dawn Clancy (quả-phụ cựu-chiến-binh Úc)

* Dân-Biểu Liên-Bang Milton Dick và Ms. Jessica Pugh; đại-diện Dân-Biểu Liên-Bang Graham Perrett.  Xem hình chụp bởi cựu không-quân Nguyễn-Liêm:


E:\B. Ngoc1\100A\IMG_1747 (1024x683).jpg  blank

E:\B. Ngoc1\100A\IMG_1720 (1024x683).jpg  E:\B. Ngoc1\100A\IMG_1727 (683x1024).jpg blank

Một chương-trình văn-nghệ chọn-lọc do Sơn-Hà (Lead Guitar), Kế-Hòa (Guitar Accord) Bích-Ngọc (Trống), Thái-Nguyên (Keyboard), Hòa-Đoàn (Bass) và các ca-sĩ: Kế-Hòa, Thanh-Hùng, Ngọc-Sương, Quế-Thanh & Ngọc-Huệ (phu-nhân Bác-Sĩ Y-Khoa: Kế-Hòa) trình bày xuất-sắc những bài hát dành tặng cho Lính VNCH cùng nhiều nhạc-phẩm ngoại-quốc thập-niên 60-70 bằng 3 ngôn-ngữ Anh, Pháp & Việt. Đây chính là phần âm-nhạc thường xuyên được phát-thanh trên đài “AFVN: Good Morning Vietnam” mà các cựu-chiến-binh Úc & Hoa-Kỳ thích lắng nghe và rất yêu mến khi tham-chiến tại Việt-Nam.  Xem hình chụp bởi cựu không-quân Nguyễn-Liêm:


blank blank  blank  blank blank blankblank

Người may mắn lãnh nhận 1 iPad mới toanh còn trong hộp của giải thưởng xổ số (không bán vé) trong tiệc “Nhịp Cầu Nối Kết Cựu-Chiến-Binh Úc & Việt” là anh Nam, cựu quân-nhân QL/VNCH.  Xem hình chụp bởi cựu không-quân Nguyễn-Liêm:


blank     E:\B. Ngoc1\100AA\IMG_1612 (1024x683).jpg

Những phần thưởng tinh-thần vô giá mà gia-đình “Chân Quê” đã nhận được sau tiệc “Bridging The Gap” 27 tháng 8, 2017 vừa qua đó là:


1/ Những giọt nước mắt của bà Dawn Clancy (quả-phụ cựu-chiến-binh Úc) xúc-động khi lần đầu tiên được mời tham-dự tiệc “Bridging The Gap” do gia-đình “Chân Quê” tổ-chức nhằm tri-ân cựu-chiến-binh Úc & Việt cùng tưởng nhớ những anh-hùng Vị-Quốc-Vong-Thân (trong đó có phu-quân của bà là ông Ron Clancy đã tử-trận trên chiến-trường Việt-Nam.  Được biết xương cốt ông mới được tìm thấy và mang về Úc mai táng trong năm ngoái, 2016).


2/ Bó hoa chan hòa tình thương của ông bà Huỳnh-Bá-Phụng (Cựu Đại-Úy Tình-Báo Chiến-Đoàn 1 Úc-Đại-Lợi; đương-kim Chủ-Tịch Hội Cựu-Quân-Nhân QL/VNCH Tiểu-Bang Queensland.  Úc Châu).  Được biết trước ngày tiệc thì khu buôn bán Việt-Nam ở thành-phố Inala (cạnh tiệm Phố Hoa) bị hỏa-hoạn lớn nên cảnh-sát và sở cứu-hỏa phong- tỏa toàn bộ khu vực này.  Sáng hôm sau: 27 tháng 8, 2017 đích thân ông Huỳnh-Bá-Phụng phải vất-vả đi đến tám lượt mới vào khu vực tiệm để lấy hoa (dù đã đặt hàng từ trước) để trao tặng cho chúng tôi trong tiệc “Bridging The Gap”.  Quý hóa hơn nữa là những lời chia xẻ với toàn quan khách trong tiệc về sự cảm kích của ông đối với những việc làm “Uống Nước Nhớ Nguồn”; biết tri-ân người Lính VNCH và các đồng-minh của Diamond Bích-Ngọc và Thái-Nguyên (hai nhân vật chân ướt chân ráo mới từ Mỹ về Úc định-cư).  


blank  blank

Hình: Bình hoa nghĩa tình và hình gia-đình “Chân Quê” chụp cùng anh chị Huỳnh-Bá-Phụng.


3/ Tình bằng hữu thân thiết của các anh chị em ca-nghệ-sĩ: Bác-sĩ Y-Khoa Kế-Hòa và phu-nhân là ca-sĩ Ngọc-Huệ (người hết sức tận tụy lo từng miếng ăn, thức uống trong suốt những ngày, tháng tập dợt ở tư-gia nhà anh chị).  Các ca-sĩ Thanh-Hùng, Quế-Thanh, Kim-Loan, Ngọc-Sương và phu-quân là anh Hải-Vân (người phụ-trách quay phim trong tiệc).  Tất-cả như anh-chị-em trong một gia-đình: quý mến, tôn trọng và tương-thân tương-ái trong tinh-thần phục-vụ cộng-đồng.


4/ Những xiết tay, lời cảm-tạ chân thành của các cựu-quân-nhân Úc, Việt dành cho chúng tôi.


5/ Những món quà như chiếc mũ nâu đỏ tặng cho Diamond Bích-Ngọc và áo Lính thật ấm dành cho nhạc-sĩ Thái-Nguyên của một cựu Biệt-Động-Quân QL/VNCH.  Chiếc khăn quàng mùa đông mang màu cờ vàng ba sọc đỏ do đích thân bà Valerie Rooney (quả-phụ cựu-chiến-binh Úc) đan tặng.


6/ Đặc biệt hơn nữa là sự tham dự của cặp vợ Việt, chồng Úc; ông bà Brian và Bee Boru đã vượt 2241 miles (3606 km) đường chim bay từ Pert về Darra, Queensland chỉ để tham-dự tiệc “Bridging The Gap”.  Trong một bài viết khác, chúng tôi sẽ kể câu chuyện có một không hai của ông bà Boru liên-quan đến tấm bảng chỉ đường vào khu Thánh-Giá Long-Tân.


Ngoài ra còn rất nhiều chân tình chất chứa trong các điện thư (Email) của các cựu-chiến-binh Úc mà chúng tôi nhận được sau buổi tiệc.  Tất-cả đã là những động-lực rất lớn thúc đẩy gia-đình “Chân Quê” sẽ tiếp-tục trong những công-tác thiện-nguyện, vô-vụ-lợi phục-vụ cộng-đồng Úc-Việt và Hoa-Kỳ.


Xin mượn lời vàng ngọc của Thánh Mẹ Terésa để kết thúc bài viết này:


“Chúng tôi cảm thấy những việc mình đang làm như một giọt nước nhỏ xuống lòng đại-dương.  Nhưng đại-dương kia sẽ thiếu xót vô cùng khi thiếu giọt nước ấy!”  


“We ourselves feel that what we are doing is just a drop in the ocean. But the ocean would be less because of that missing drop! – Mother Teresa’s quote”.




*Tác-giả: “Chân Quê”; thực-hiện bài viết xong lúc 1giờ20 phút khuya, rạng sáng ngày lễ Father’s Day – Chúa-Nhật 3 Tháng 9, 2017 (giờ Queensland.  Australia) tức 8giờ20 phút sáng thứ Bảy 2 Tháng 9, 2017 (giờ California.  USA).




Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
Cận Tết năm Thìn, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam’s parents want a dragon son.” Trời! Tưởng gì, chớ cả Tầu lẫn Ta ai mà không muốn có con trai tuổi Rồng. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ quí thì sang mà lị. Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.