Hôm nay,  

Cuộc Chiến Biên Giới Việt-Trung 1979-1990 - Phiên Bản Mới

01/09/201700:01:00(Xem: 8228)

CUỘC CHIẾN BIÊN GIỚI VIỆT-TRUNG 1979-1990
PHIÊN BẢN MỚI


  1. TỔNG QUÁT

  2. QUAN HỆ VIỆT-TRUNG TRƯỚC CUỘC CHIẾN

  3. CUỘC CHIẾN BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG 1979

  4. TRẬN CHIẾN VỊ XUYÊN-HÀ GIANG 1984-1985

  • TRẬN ĐÁNH CAO ĐIỂM 1509 (LÃO SƠN)

  • TRẬN ĐÁNH CAO ĐIỂM 211 (A6B)

  1. KẾT LUẬN


TỔNG QUÁT


Ngày 18/8/2017, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức giới thiệu và phát hành các bộ sách trọng tâm, trong đó có bộ Lịch sử Việt Nam (15 tập) từ thời khởi thủy của Việt Nam đến năm 2.000, do Viện Sử học biên soạn. PGS TS Trần Đức Cường, nguyên Viện trưởng Viện Sử học, Chủ tịch Hội khoa học lịch sử Việt Nam, tổng chủ biên bộ sách nói đây là tâm huyết của nhiều thế hệ cán bộ sử học. Hơn 30 nhà nghiên cứu sử học mất 9 năm để biên soạn bộ sử 15 tập, dày gần 10,000 trang này.


Những điểm mới trong bộ sách:


  • Nhìn nhận công bằng với nhà Mạc, nhà Nguyễn.

  • Nói rõ về chiến tranh biên giới 1979. Bộ sử đã gọi đích danh đó là "một cuộc chiến tranh xâm lược". Cuộc chiến tranh ấy không chỉ gói gọn trong khoảng tháng 2/1979 mà kéo dài gần 10 năm.

  • Đề cập Việt Nam Cộng Hòa như một thực thể chính trị độc lập đã tồn tại 21 năm tại miền Nam Việt Nam, xóa bỏ tên gọi ngụy quân, ngụy quyền trước đây.


Bộ sách sử mới của Việt Nam, do Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam biên soạn, 8/2017

Bộ sử 15 tập bao quát lịch sử Việt Nam từ khởi thủy đến năm 2000 do Nhà xuất bản Khoa học Xã hội phát hành ngày 18/8/2017-Ảnh: H.P.

QUAN HỆ VIỆT – TRUNG TRƯỚC CUỘC CHIẾN



Image result for 8 trang lịch sử, hơn 2.500 chữ viết về chiến tranh biên giới 1979

Trong tập 14, từ trang 351 đến 359 viết rõ về "quan hệ với Trung Quốc và cuộc chiến tranh bảo vệ lãnh thổ của Việt Nam ở biên giới phía Bắc". Nội dung tóm lược từ mối quan hệ Việt-Trung sau năm 1975, những căng thẳng dẫn đến cuộc chiến nổ ra sáng 17/2/1979. Bộ sử đã gọi đích danh đó là "một cuộc chiến tranh xâm lược" trên toàn tuyến biên giới từ Lai Châu đến Quảng Ninh.

Dưới đây là các đim chính trong nội dung chi tiết. Tác giả chỉ giữ lại các biến cố chính, bỏ qua các nội dung có tính cách tuyên truyền:

Các cuộc xung đột nổ ra ở biên giới Việt-Trung (khu vực Cao Bằng-Lạng Sơn) vào cuối năm 1976 và tháng 3/1977 gần như trùng hợp với thời gian diễn ra tình hình căng thẳng ở biên giới Việt Nam-Campuchia ở phía Tây Nam. Việt Nam và Trung Quốc tiến hành đàm phán về vấn đề biên giới Cao Lạng-Quảng Tây. Đoàn Trung Quốc đề nghị bàn biện pháp ngăn ngừa xung đột, giữ nguyên trạng trong khi chờ Chính phủ hai nước giải quyết vấn đề biên giới Trung-Việt. Đoàn Việt Nam đề nghị bàn biện pháp chấm dứt các vụ vi phạm biên giới quốc gia và trở lại đường biên giới lịch sử.

Ngày 25/7/1977, Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh nhận được thông báo của Phó Thủ tướng Trung Quốc Lý Tiên Niệm cho biết Trung Quốc đồng ý đàm phán về vấn đề biên giới vào hạ tuần tháng 9/1977 ở cấp Thứ trưởng Ngoại giao. Cuộc đàm phán cấp Thứ trưởng diễn ra ba vòng. Hai vòng đầu gồm 8 phiên, từ ngày 20/9/1977 đến 2/12/1977 ở Bắc Kinh. Vòng thứ ba từ ngày 13 đến 26/12/1977 ở Hà Nội. Tất cả các vòng đàm phán đều không đi đến được thỏa thuận. Trong quá trình diễn ra các vòng đàm phán, từ ngày 20 đến ngày 25/11/1977, Tổng Bí thư Ban chấp hành T.Ư đảng Cộng Sản Việt Nam đã đi thăm Trung Quốc. Vấn đề Campuchia được đặt lên bàn đàm phán tại Bắc Kinh và bất đồng sâu sắc.

Từ tháng 4/1978, khi Việt Nam tiến hành cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh ở Thành phố Hồ Chí Minh, Trung Quốc đã nêu lên vấn đề người Hoa và có những động thái bất hợp tác. Ngày 12/5/1978, Trung Quốc gửi Công hàm thông báo Chính phủ Trung Quốc cắt 21 hạng mục công trình viện trợ cho Việt Nam.

Ngày 18/5/1978, Chính phủ Việt Nam gửi Công hàm cho Chính phủ Trung Quốc nêu quan điểm của Chính phủ Việt Nam về vấn đề người Hoa ở Việt Nam. Ngày 25/5/1978, Bộ Ngoại giao Việt Nam ra Tuyên bố về việc Trung Quốc xuyên tạc chính sách của Chính phủ Việt Nam đối với người Hoa ở Việt Nam.

Ngày 30/5/1978, Trung Quốc tuyên bố cắt thêm 51 hạng mục công trình viện trợ, và đến ngày 3/7/1978 tuyên bố cắt toàn bộ viện trợ kinh tế, rút hết chuyên gia về nước. Trong khi đó, các vụ xung đột vẫn liên tiếp diễn ra trên biên giới hai nước.

Ngày 5/6/1978, Bộ Ngoại giao Việt Nam ra tuyên bố 4 điểm về vấn đề người Hoa ở Việt Nam. Bản tuyên bố kêu gọi những người Hoa đã từng sinh sống ở Việt Nam nên ở lại Việt Nam. Những người Hoa ở miền Bắc Việt Nam và những người Việt gốc Hoa ở miền Nam Việt Nam muốn rời Việt Nam sẽ được làm thủ tục xuất cảnh theo đúng luật của Chính phủ Việt Nam. Chính phủ Việt Nam cho phép chuyến tàu đầu tiên của Trung Quốc sau khi đã làm đầy đủ thủ tục theo luật lệ Việt Nam đối với tàu nước ngoài sẽ được vào cảng từ ngày 20/6/1978.

Ngày 22/7/1978, Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Công hàm cho Bộ Ngoại giao Trung Quốc chấp nhận yêu cầu của phía Trung Quốc là hai nước mở cuộc đàm phán cấp Thứ trưởng ngoại giao để giải quyết vấn đề người Hoa cư trú ở Việt Nam.

Từ tháng 8/1978, Trung Quốc và Việt Nam bắt đầu đàm phán về vấn đề người Hoa ở Việt Nam. Từ ngày 8/8 đến ngày 26/9/1978, đàm phán cấp Thứ trưởng Ngoại giao hai nước diễn ra. Cuộc đàm phán tiến hành 7 phiên tại Hà Nội, trong bối cảnh ở biên giới phía Bắc, Trung Quốc tiến hành đóng cửa các cửa khẩu, đẩy người Hoa trở lại Việt Nam. Cuộc đàm phán không có kết quả. Ngày 26/9/1978, một lần nữa phía Trung Quốc đơn phương tuyên bố đình chỉ không kỳ hạn cuộc đàm phán.

Ngày 3/10/1978, Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Bị vong lục cho Đại Sứ quán Trung Quốc phản đối lực lượng vũ trang Trung Quốc liên tục xâm phạm lãnh thổ Việt Nam (tháng 7 có 58 lượt, tháng 8 có 323 lượt, tháng 9 có 723 lượt). Ngày 12/10/1978, Bộ Ngoại giao Việt Nam ra Tuyên bố kịch liệt phản đối Trung Quốc ngày càng tăng cường xâm phạm lãnh thổ, uy hiếp an ninh Việt Nam.

Ngày 2/11/1978, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam ra Tuyên bố về việc quân Trung Quốc gây ra một vụ nổ súng nghiêm trọng mới ở Cao Bằng, tiếp tục khiêu khích, chuẩn bị chiến tranh.

Nhằm tăng cường củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, Việt Nam đã điều động một lực lượng cán bộ có năng lực ở miền xuôi lên tăng cường cho một số cơ sở ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Đợt đầu tiên gồm 1,500 cán bộ. Tháng 10/1978 diễn ra một đợt điều động nữa. Mục tiêu của các đợt điều động này là kiện toàn các cơ quan Đảng, các tổ chức quần chúng, các cơ quan an ninh, quốc phòng, thông tin liên lạc, giao thông vận tải, nông nghiệp, kế hoach, thống kê, tài chính, vật tư, thông tin văn hóa, y tế, giáo dục. Ngoài ra còn điều động cán bộ gắn với việc đưa lao động miền xuôi đi xây dựng kinh tế ở các tỉnh miền núi. Nhà nước cũng ban hành bổ sung một số chế độ đối với cán bộ công tác ở miền núi, biên giới và hải đảo.

Ngày 26/12/1978, Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Công hàm cho Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam phản đối lực lượng vũ trang Trung Quốc chiếm cao điểm 494 ở xã Cao Lâu, huyện Cao Lộc và mốc số 2 ở xã Đào Viên huyện Tràng Định, Lạng Sơn, phục kích bắt cóc chiến sĩ biên phòng Việt Nam.

Ngày 30/12/1978, Bộ Ngoại giao Việt Nam ra tuyên bố về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là “bất khả xâm phạm”. Tình hình căng thẳng đến cực điểm.

CUỘC CHIẾN BIÊN GIỚI VIỆT-TRUNG 1979


Image result for Chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979

5h sáng ngày 17/2/1979, 60 vạn quân Trung Quốc đồng loạt vượt biên giới kéo dài 1,400 km tiến vào 6 tỉnh của Việt Nam gồm Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Tuyên (Hà Giang, Tuyên Quang), Hoàng Liên Sơn (Lào Cai và Yên Bái), Lai Châu, điều động 9 quân đoàn chủ lực; 2,559 khẩu pháo, 500 xe tăng và xe thiết giáp tiến sâu vào đất Lạng Sơn, Lai Châu 10 – 15 km, vào Cao Bằng 40 – 50 km.

Quân dân Việt Nam đã kiên cường chiến đấu bảo vệ lãnh thổ Tổ quốc, loại khỏi vòng chiến đấu 62,500 địch, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 3 trung đoàn, 18 tiểu đoàn, bắn cháy và phá hủy 550 xe quân sự trong đó có 280 xe tăng, xe bọc thép, phá hủy 115 khẩu pháo và súng cối hạng nặng, thu nhiều vũ khí, bắt nhiều tên xâm phạm lãnh thổ Việt Nam.

Trích trong sách "Lịch sử Việt Nam" - tập 14 - trang 355

Những con số này khác với tài liệu “Chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979 - Bách khoa toàn thư mở Wikipedia”:


Lực lượng

Trung Quốc: 300,000-400,000+ bộ binh và 400 xe tăng, hàng chục vạn dân công hỗ trợ vận tải (theo Việt Nam có hơn 600,000 lính Trung Quốc tham chiến với lực lượng của 7 quân đoàn với 21 sư đoàn tác chiến, 9 sư đoàn dự bị)

Việt Nam: 60,000-100,000
(7 sư đoàn, 15 trung đoàn độc lập, biên phòng và dân quân tự vệ)

Tổn thất

Tranh cãi: Hơn 20,000 bị giết

Việt Nam tuyên bố 26,000 chết, 37,000 bị thương, 280 xe tăng bị phá hủy.

Phương Tây ước tính: ~13.000 chết
Trung Quốc tuyên bố 6,954 chết, 14,800 bị thương (nguồn khác của Trung Quốc thống kê có 8,531 chết, 21,000 bị thương)

Tranh cãi: Khoảng 20,000 chết hoặc bị thương.
Phương Tây ước tính: ~8.000 chết
Trung Quốc tuyên bố 30,000 chết. Việt Nam tuyên bố 10,000 dân thường bị thiệt mạng.


Ước lượng của Việt Nam trích trong sách "Lịch sử Việt Nam" mới đây có phần chính xác hơn. Trong bài phát biểu của Đặng Tiểu Bình tại hội nghị quân chính nội bộ ngày 16/3/1979 (sau khi rút quân về nước 1 tháng), Đặng Tiểu Bình chỉ trích gay gắt các quan chức chính quyền và các lãnh đạo quân đội về những sai lầm trong chiến dịch: "Đánh lần này vũ khí, quân số đều gấp mấy lần Việt Nam. Chiến đấu ở Cao Bằng ít là 5 đánh 1, 6 đánh 1. Chiến đấu ở Lạng Sơn, Lào Cai cũng đều gấp mấy lần, thậm chí 6 đánh 1, 7 đánh 1… nhưng … thương vong của chúng ta gấp 4 lần so Việt Nam. Thần thoại của chúng ta đã bị hủy diệt” (Ý nói về uy thế của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc).


TRẬN CHIẾN VỊ XUYÊN-HÀ GIANG 1984-1986

Khi Trung Quốc rút khỏi Việt Nam tháng 3 năm 1979 sau cuộc chiến tranh biên giới, Trung Quốc tuyên bố họ không tham vọng dù "chỉ một tấc đất lãnh thổ Việt Nam". Trên thực tế, quân Trung Quốc chiếm đóng khoảng 60 km2 lãnh thổ tranh chấp mà Việt Nam kiểm soát trước khi chiến sự nổ ra. Tại một số nơi như khu vực quanh Hữu Nghị Quan gần Lạng Sơn, quân Trung Quốc chiếm đóng các mảnh đất không có giá trị quân sự nhưng có giá trị biểu tượng quan trọng. Tại các nơi khác, quân Trung Quốc chiếm giữ các vị trí chiến lược quân sự làm bàn đạp để từ đó có thể tiến đánh Việt Nam. Trung Quốc vẫn chuẩn bị trả thù.

Kể từ năm 1979, có ít nhất sáu đợt giao tranh lớn diễn ra tại một số điểm trên biên giới Việt-Trung từ 1980 cho đến 1987. Tất cả các cuộc giao tranh trên đều do Trung Quốc khiêu khích hay gây hấn trước, nhằm phục vụ cho các mục tiêu chính trị của họ. Nguy cơ thường trực của một cuộc xâm lăng mới từ nước láng giềng phía bắc buộc Việt Nam phải huy động một lực lượng cực lớn cho việc phòng thủ. Trong thập niên 1980, ước tính phía Việt Nam có khoảng 600,000-800,000 quân chính quy và dân quân hiện diện tại khu vực biên giới, đối chọi với khoảng 200,000-400,000 quân chính quy  Trung Quốc.

Đặc biệt, trong cuộc chiến biên giới Việt-Trung 1979-1990, là sự tham gia toàn diện của  Binh chủng Đặc công Việt Nam. Đây là một lực lượng đặc biệt được tổ chức, trang bị và huấn luyện đặc biệt, thường dùng để đánh các mục tiêu hiểm yếu nằm sâu trong đội hình chiến đấu, bố trí chiến dịch và hậu phương của địch. Hiện nay, binh chủng Đặc công Việt Nam có quy mô khoảng 10,000 người gồm 5 Lữ đoàn: Lữ đoàn 1 đóng ở Hà Nội, Lữ đoàn 5 đóng ở Ninh Thuận, Lữ đoàn 113 đóng ở Vĩnh Phúc, Lữ đoàn 198 đóng ở Đắk Lắk, Lữ đoàn 429 đóng ở Bình Dương. Trước năm 1979 chỉ mới có cấp Trung đoàn. Cả 3 Trung đoàn Đặc công 113, 198, 429 được điều động tham dự mặt trận biên giới.

Image result for C2ác quân khu của Việt Nam

Lúc cuộc chiến biên giới Việt-Trung 1979 xảy ra thì 2 Trung đoàn 113, 429 đang ở Campuchia. Tháng 2/1979, Bộ Quốc phòng lệnh cho Bộ Tư lệnh Đặc công điều động Tiểu đoàn đặc công 27 và Tiểu đoàn 198 trở về nước. Đồng thời Bộ điều động Tiểu đoàn đặc công 45 tăng cường cho Bộ Tư lệnh Quân khu 1 tham gia chiến đấu. Cuối tháng 2/1979, trước tình hình khẩn cấp nơi biên giới, Tổng Tham mưu trưởng quyết định điều động Tiểu đoàn 47 Quân khu 7 về trực thuộc Mặt trận 479 và Tiểu đoàn 406 Quân khu 5 về trực thuộc tỉnh Hoàng Liên Sơn. Tiểu đoàn 44 ở lại thuộc đội hình Quân đoàn 4. Nhận lệnh của Bộ, ngày 1/3, Trung đoàn 198b hành quân gấp về nước tăng cường cho Quân khu 1. Tiếp đó, tháng 6/1979, Bộ điều động Trung đoàn đặc công 113 đang ở chiến trường Campuchia về nước làm lực lượng cơ động. Tiểu đoàn 45 đã sáp nhập và Trung đoàn 113. Theo lệnh của Bộ Tổng Tham mưu, tháng 12/1979, tiểu đoàn 1A và đoàn A54, đoàn S74 hoạt động ở phía Tây được lệnh về nước, trực thuộc Lữ đoàn 1 Bộ Tư lệnh Đặc công. Như vậy là đến cuối năm 1979, lực lượng cơ động chiến đấu của Binh chủng Đặc công ở Campuchia đã về nước tham dự cuộc chiến biên giới.

Image result for SƯ ĐOÀN 313 ĐÃ ĐỂ MẤT CAO ĐIỂM 1509 ( LÃO SƠN ) NHƯ THẾ NÀO QUA LỜI KỂ CỦA CÁC NHÂN CHỨNG...

Các cao điểm dọc biên giới. Cao điểm 1509 nằm ở giữa sát biên giới

Mặt trận Vị Xuyên vào những năm 1984-1985 là mặt trận diễn ra các cuộc chạm trán ác liệt nhất. Tại mặt trận này có gồm nhiều đơn vị quân của cả hai phía luân phiên tham chiến. Theo thống kê chưa đầy đủ, 8 sư đoàn 313, 314, 325, 328, 341, 354, 356 và 411 của Việt Nam đã từng tham chiến tại mặt trận này trong khoảng giữa những năm 1980. Về phía Trung Quốc, các lực lượng bao gồm nhiều quân đoàn thuộc 7 đại quân khu cũng được luân chuyển qua mặt trận này để "vuốt đuôi hổ", tức huấn luyện trận mạc, theo chủ trương của Đặng Tiểu Bình. Từ năm 1984 đến năm 1989, ít nhất 14 Quân đoàn Trung Quốc bao gồm các Quân đoàn 1, 12, 13, 14, 16, 20, 23, 26, 27, 38, 41, 42, 47 và 67 đã thay nhau tham chiến tại khu vực này.

Bên cạnh sử dụng quân chính quy, Trung Quốc còn trang bị và huấn luyện các nhóm vũ trang người thiểu số (đặc biệt là người H'Mông) chống lại chính phủ Việt Nam và Lào. Từ năm 1985 trở đi, sự hỗ trợ của Trung Quốc đối với các lực lượng này mới giảm dần, khi chính phủ Lào khởi động tiến trình bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc.

Trận đánh cao điểm 1509 (Lão Sơn)

Related image

Trong suốt thời gian trước hoạch định biên giới Việt-Trung thì Lão Sơn và Giả Âm Sơn (cao điểm 1509-Núi Đất và 1250-Núi Bạc) là lãnh thổ của Việt Nam. Lão Sơn (núi Đất) với cao độ 1,422 m so với mặt biển là một vị trí chiến lược quan trọng trong phối trí quân lực trong suốt lịch sử vệ quốc của người Việt Nam. Từ đây có thể giám sát con đường huyết mạch nối từ Hà Giang của Việt Nam sang Trung Quốc.

Năm 1979 trên đường tiến quân sang đánh Việt Nam, tướng Dương Đắc Chí tư lệnh quân khu Côn Minh đã chiếm vùng này. Sự tiến quân quá nhanh của Trung Quốc vào Việt Nam đã khiến tướng Dương Đắc Chí khinh địch và đánh giá thấp tướng Võ Nguyên Giáp, một thiên tài quân sự của Việt Nam. Trong một công điện báo công với Đặng Tiểu Bình, sau khi xâm nhập vào Việt Nam mà không bị tổn thất nhiều, tướng Dương Đắc Chí đã xin phép cho thêm một tuần nữa để tiến quân đến Hà Nội, bắt sống toàn bộ ban lãnh đạo Việt Nam. Phía Việt Nam, Tướng Võ Nguyên Giáp đã áp dụng nhuần nhuyễn chiến thuật: Dụ địch vào sâu nội địa - Cắt đứt quân viện hậu cần - Tổng phản công … một chiến thuật trong kinh nghiệm bảo vệ đất nước hàng ngàn năm qua của người Việt Nam đối với Trung Quốc.

Tướng Võ Nguyên Giáp với các lực lượng khinh binh và địa phương quân đã phá hủy toàn bộ các tuyến quân viện hậu cần của Tướng Dương Đắc Chí; hành động quân sự này khiến trên 500 chiến xa của Giải phóng quân Trung Quốc dưới quyền của tướng Dương Đắc Chí trở thành những cục sắt chết không hoạt động được trên chiến trường vì thiếu nhiên liệu và trở thành các điểm tác xạ của dân quân VN. Trước tình thế tan rã toàn bộ các quân đoàn tiến chiếm Việt Nam, tướng Dương Đắc Chí buộc phải cấp tốc xin lệnh rút binh về nước. Trên đường rút binh, quân đội Trung Quốc đã bị tổn thất nặng nề bởi sự truy kích bằng pháo binh của quân đội Việt Nam từ điểm cao 1509 này.

Có một kỳ tích về hành quân mà đến thời điểm này, các nhà phân tích về chiến lược quân sự cũng không hiểu bằng cách nào, chỉ trong vòng một thời gian ngắn, tướng Võ Nguyên Giáp của Việt Nam có thể phối trí một lực lượng pháo binh mạnh tại Cao điểm 1509, một căn cứ có địa hình hiểm trở để có thể truy kích tận diệt các binh đoàn của Trung Quốc trên đường rút chạy khỏi VN. Mặc dầu Đặng Tiểu Bình tuyên bố đã dạy xong cho VN một bài học, nhưng trên thực tế thì có thể nói rằng gần như toàn bộ các quân đoàn của quân khu Côn Minh dưới quyền tướng Dương Đắc Chí đã bị thiệt hại nặng.

Từ sau bài học về sự đại bại chiến dịch quân sự đầu năm 1979, Đặng Tiểu Bình đã phải đi đến quyết định cải cách lại quân đội theo hướng hiện đại hóa. Tướng Dương Đắc Chí vẫn được sự ủng hộ của Đặng Tiểu Bình đã nắm chức Tổng tham mưu trưởng kiêm Ủy viên Quân ủy Trung ương. Để phục hận về trận đại bại 5 năm về trước, để có thể kiểm soát không phận và uy hiếp tỉnh Hà Giang, cũng như làm bàn đạp để tấn công bình định Việt Nam trong tương lai, đồng thời nhằm khôi phục lại uy tín của quân đội đã xuống đến tận đáy, tướng Dương Đắc Chí đã lên kế hoạch chiếm lĩnh 2 điểm cao của vùng núi Lưỡng Sơn này.

 

 

Một mất mác lớn khác đối với quân đội VN trong thời kỳ này đó là: sự thất sủng của tướng Võ Nguyên Giáp trước ban lãnh đạo chính phủ Việt Nam khi ông đưa ra yêu cầu giải quyết “Bài toán nước lớn”. Tướng Võ Nguyên Giáp chủ trương mở một nền ngoại giao đa phương với phương Tây kể cả cựu thù là Mỹ và các nước xung quanh, cùng với việc dùng lực lượng quân chính quy Việt Nam tại Lào đánh quy hồi sang từ Lào sang Campuchia, giải phóng Campuchia xong thì rút hết quân về nước giao lại Campuchia cho Liên Hiệp Quốc để giảm bớt sự hy sinh của binh sĩ và ngân sách quốc gia. Tìm cách phá mở thế bao vây từ kinh tế cho đến quân sự bởi các nước xung quanh. Chủ trương này của Tướng Võ Nguyên Giáp đã không được ban lãnh đạo chính phủ Việt Nam đương thời đồng ý. Sự thất sủng của một nhà chiến lược quân sự lừng danh đã khiến giới quân đội của Việt Nam dần dần bị xem nhẹ, đồng thời thế lực thân Trung Quốc trong giới chính trị gia Việt Nam có cơ hội quật khởi trở lại.

Thật sự, mặt trận Vị Xuyên kéo dài 5 năm từ 1984 đến 1989 mà cao điểm là trận Lão Sơn từ tháng 4 đến tháng 7 năm 1984. Trong trận Lão Sơn, phía Trung Quốc gồm Quân đoàn 1, 11, 14, các Tập đoàn (Quân đoàn hỗn hợp)  67, 27, 13 do tướng Dương Đắc Chí chỉ huy. Về phía Việt Nam, lực lượng tham chiến gồm Sư đoàn 313, 316, 356 chính quy cùng với địa phương quân và dân quân do tướng Văn Tiến Dũng chỉ huy, thay thế tướng Tướng Võ Nguyên Giáp.

Các cuộc giao tranh chia thành 3 giai đoạn:


Giai đoạn 1 (Từ ngày 2/4/1984 đến ngày 15/5/1984): Ngày 2/4 quân đội Trung Quốc bắt đầu pháo kích đại quy mô vào điểm cao 1509 của Việt Nam mở đầu cho trận giao tranh. Cuộc pháo kích kéo dài 26 ngày cho đến ngày 27/4. Tướng Dương Đắc Chí đã ra lệnh cho Sư đoàn 40 và 49 thuộc Quân đoàn 14, Quân khu Côn Minh bắt đầu tấn công căn cứ hiểm yếu này. Mặc dầu với số quân áp đảo là hai Sư đoàn, nhưng trước sự thiện chiến và quả cảm của lực lượng nhỏ quân đội Việt Nam đóng tại đó, phía Trung Quốc đã chịu nhiều tổn thất nặng nề. Phải sau 18 ngày chiến đấu, quân đội Trung Quốc mới chiếm lĩnh được một phần của Lão Sơn và Giả Âm Sơn vào ngày 15/5.


Giai đoạn 2 (Từ ngày 12/6/1984 đến ngày 10/7/1984): Trong tháng 6 được xem là giai đoạn giao tranh thứ 2, quân đội VN đã chiếm lại được Lão Sơn. Tướng Dương Đắc Chí đã cho sử dụng hỏa tiễn liên trang để đối kháng và sau đó dùng bộ binh tái chiếm căn cứ. Đối lại quân đội VN dùng súng cối và vũ khí hạng nhẹ, lưỡi lê với cách đánh cận chiến cảm tử bám sát vào quân đội Trung Quốc để đánh nhằm giảm nguy cơ thương vong vì hỏa tiễn đã gây thương vong khủng khiếp cho cả lực lượng hai bên. Tuy nhiên trước sự áp đảo về lực lượng và vũ khí của Trung Quốc, phía Việt Nam đã chịu thất bại trong nỗ lực phòng thủ. Sau trận giao tranh này Trung Quốc chiếm được cao điểm 1509.

Giai đoạn 3 (Từ ngày 12/7/1984 đến ngày 14/7/1984): Kế hoạch hành quân nhằm tái chiếm lại Cao điểm 1509 của Việt Nam có mật danh là MB84, thu hồi lãnh thổ đã được vạch công phu với 6 Trung đoàn từ các Sư đoàn 313, 316, 356. Tuy nhiên, tướng Dương Đắc Chí đã nắm rõ toàn bộ kế hoạch hành quân tái chiếm căn cứ của Việt Nam vì sự phản bội của một sĩ quan cao cấp trong Cục quân báo Việt Nam. Bằng cách bố trí pháo binh mạnh và hỏa tiễn đa liên tranh tập trung vào các điểm quân đội Việt sẽ tập kết bên mạn sườn núi ở cao độ 500 và 800, quân đội Trung Quốc chỉ còn chờ đợi quân đội Việt Nam bước vào cửa tử bằng trận địa bao vây bằng hỏa tiễn và pháo. Ngày 12/7 năm 1984, sáu Trung đoàn quân Việt Nam lần lượt tập kết vào các địa điểm đã được tướng Dương Đắc Chí đợi sẵn ở cao độ 500 và 800 bên dưới cao điểm 1509. 5 giờ sáng giờ Việt Nam ngày 14 tháng 7, quân đội VN bắt đầu men theo triền núi để tổng công kích và trận pháo kích bao vây tận diệt của Tướng Dương Đắc Chí cũng bắt đầu. Sau 17 tiếng đồng hồ dưới pháo kích tập trung của địch, quân đội VN buộc phải rút lui vì thương vong quá nặng. Lãnh thổ Việt Nam đã mất vùng núi Đất (Lão Sơn) vào tay Trung Quốc từ đó. Sau hiệp định hoạch định biên giới Việt-Trung thì 2 vùng núi này chính thức trở thành lãnh thổ của Trung Quốc.

Chiến tranh kết thúc, có cao điểm bị bạt đi hơn 3 m vì đạn pháo, ác liệt đến mức được gọi là "lò vôi thế kỷ". Số binh sĩ thương vong về phía Trung Quốc không rõ (có nguồn thông tin cho biết khoảng 939 binh sử tử trận). Về  phía Việt Nam, Sư đoàn 356 là đơn vị chịu thiệt hại nặng nhất. Hơn 4,000 binh sĩ Việt Nam đã hy sinh trên mặt trận Lão Sơn. Đến nay còn hơn 2,000 hài cốt nằm rải rác khắp chiến trường Vị Xuyên chưa quy tập được. 


Trận đánh cao điểm 211 (A6B) - Lính Trung Quốc phẫn uất bắn chỉ huy tại mặt trận

Cao diem Vi Xuyen: That tran, linh Trung Quoc noi loan ban chi huy - Anh 1


Cùng trong thời gian trên, ngày 18/5/1984, Tập đoàn 67 do tướng Trương Chí Kiên chỉ huy tiếp nhận bàn giao trận địa từ Quân đoàn 1. Cao điểm A6B (phía Trung Quốc gọi là cao điểm 211) là khu vực trách nhiệm của Sư đoàn 199 do Thiếu tướng Trịnh Quảng Thần chỉ huy. Cao điểm 211 được Quân đoàn 1 (Trung Quốc) chiếm được ngày 11/2/1985 nhưng sau đó bị Việt Nam chiếm lại ngày 31/5/1985. Thiếu tướng Trịnh Quảng Thần, Tư lệnh Sư đoàn 199 nhận định, trận chiến đầu này rất quan trọng, không đánh thì thôi đánh thì nhất định phải thắng, phải có được cơ sở là đã nắm chắc mọi thứ thì mới nên tiến hành chiến đấu. Ý kiến của ông không được chấp nhận mà còn bị Tham mưu trưởng Quân đoàn là tướng Túc Nhung Sinh cho là “sợ đánh”, “tinh thần dao động”. Túc Nhung Sinh đến gặp Tư lệnh Quân đoàn báo cáo sự việc. Quân trưởng giận dữ cắt luôn quyền chỉ huy của Sư trưởng, cho phép Túc Nhung Sinh vượt thẩm quyền của ông Trịnh, trực tiếp nắm quyền Trung đoàn 595 tiến hành phản kích. Trong các ngày từ 2/6 đến 11/6, quân Trung Quốc không tiếp cận nổi được cao điểm 211, mà các người chỉ huy ở Bộ Tư lệnh Tiền phương vẫn cứ liên tục thúc giục xung phong. Cả trung đoàn 595 đã mất sức chiến đấu, không thể đảm đương được nhiệm vụ tác chiến, phải đưa ra khỏi mặt trận để chỉnh đốn. Quân khu Tế Nam phải khẩn cấp thành lập Trung đoàn 598 để thay thế. Sau khi tin tức về thất bại của Trung đoàn 595 lan truyền, toàn quân Trung Quốc đều sửng sốt. Thế nhưng, đối với các quân binh 595 đã bỏ mình trong trận đó, điều đáng tiếc không chỉ có thế. Rất nhiều người viết đơn tố cáo, kiện lên tới Quân ủy và Tổng bộ, chỉ trích Tham mưu trưởng Quân đoàn không nghe ý kiến bộ đội, đánh nhau trên giấy, gây nên thất bại nghiêm trọng ngay trận đầu ra quân. Bộ Tổng tham mưu Trung Quốc lần lượt cử các đoàn do Cục trưởng Quân huấn dẫn đầu xuống điều tra. Sau khi điều tra kết luận khẳng định không phải do lãnh đạo Sư đoàn 199 sợ chiến đấu, mà do Tham mưu trưởng Quân đoàn không phán đoán chính xác tình hình địch, ta, chỉ huy vượt cấp, sau khi thất bại lại đùn đẩy trách nhiệm cho Sư đoàn, đề nghị “nghiêm khắc phê bình” quân đoàn 67. Tướng Túc Nhung Sinh phải dẫn nhóm cán bộ cơ quan rút về Bộ Tư lệnh Quân đoàn; Tư lệnh Sư đoàn Trịnh Quảng Thần được phục hồi quyền chỉ huy.

Trận thảm bại 31/5 của Trung đoàn 595 còn sinh ra một chuyện có một không hai trong cuộc chiến tranh Việt-Trung kéo dài 10 năm: một binh sĩ quê Tảo Trang sống sót trên cao điểm 211, trong khi ăn sáng đã mang súng xông vào nhà ăn Bộ Tư lệnh Quân đoàn nhằm Túc Nhung Sinh bắn quét. Sinh nhanh chóng chui xuống gầm bàn nấp tránh nên không bị thương, nhưng người cảnh vệ của Sinh bị bắn chết. Tư lệnh Quân đoàn Trương Chí Kiên bị trúng vào vai, hơn chục quân binh khác cũng trúng đạn bị thương. Cảnh tượng khi đó rất hỗn loạn, mấy ngày sau vẫn không làm rõ được điều gì đã xảy ra. Người lính đã nổ súng sau đó rút ra ngoài an toàn, mấy ngày sau mới phát hiện anh ta đã tự sát chết dưới hồ nước phía sau Bộ Tư lệnh, tay vẫn ôm khẩu tiểu liên đã dùng gây án. Sau khi sự việc xảy ra, các đoàn của Quân ủy, Bộ Công an, Bộ An ninh quốc gia tới tấp về BTL Quân đoàn 67 điều tra nguyên nhân sự cố. Khi Tư lệnh Trương Chí Kiên bị nhân viên điều tra thẩm vấn trong bệnh viện đã khóc, nói: “Tôi không thể nào nghĩ đến chuyện chiến sĩ của mình lại vác súng bắn Tư lệnh Quân đoàn của họ như thế”.

KẾT LUẬN

Trước năm 1979, đảng Cộng Sản Việt Nam chia ra 2 khuynh hướng: Khuynh hướng cố gắng hòa giải với Hoa Kỳ và Tây phương cũng như hòa hoãn với Trung Quốc gồm có Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp và một số tướng lãnh thân cận. Khuynh hướng thứ 2 chủ trương thân Liên Sô, gồm có Lê Duẫn, Lê Đức Thọ, Phạm Hùng chủ trương không để Trung Quốc gây ảnh hưởng tại Campuchia. Có lẻ tại Campuchia, Việt Nam không có sự chọn lựa nào tốt cả. Trong các giải pháp, Việt Nam phải chọn giải pháp cho sự sống còn của mình. Để Trung Quốc gây ảnh hưởng tại Campuchia cũng như đưa dao nhọn kề vào cổ Việt Nam. Việt Nam đã phải chấp nhận đối đầu với Trung Quốc khi quyết định tiến công vào Campuchia dù giá phải trả rất đắt.

Đối với Trung Quốc, chiến thắng của trận chiến Lão Sơn trùng khớp với thời kỳ sĩ khí đang hồi phục lại ở Trung Quốc nhờ vào hiệu quả của chính sách cải cách, khai phóng. Kết quả trận chiến đã chấp cánh, tăng thêm uy tín cho Đặng Tiểu Bình trong việc chỉ đạo thể chế cầm quyền của Trung Quốc. Báo chí Trung Quốc đã lợi dụng trận thắng này để phát dương quốc uy và ca ngợi công đức chỉ đạo của Đặng Tiểu Bình. Việc tuyên truyền này khiến cho dân chúng Trung Quốc phần nhiều đều chỉ biết đến Chiến tranh biên giới Việt-Trung qua chiến thắng Lão Sơn năm 1984 chứ không phải trận đại bại năm 1979.

Đối với Việt Nam: trận chiến Lưỡng Sơn đã khiến phía Việt Nam tái nhận thức về kẻ thù truyền kiếp của họ chính là Trung Quốc, tâm lý phục thù của người Việt đã trỗi dậy.

Cùng với chính sách cải cách khai phóng thành công của Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc đã tạo mối bang giao thân mật với Mỹ và Nhật Bản; chính sách này đã khiến cho quốc lực của Trung Quốc nhanh chóng hồi phục. Ngược lại mối quan hệ đồng minh của Việt Nam và Liên Xô bởi phái thân Liên Xô là Lê Duẩn ngày càng suy giảm khiến cho Chính phủ Việt Nam chuyển đổi chính sách sang cải thiện quan hệ với Trung Quốc. Sau 10 năm xảy ra giao tranh, vào ngày Tết âm lịch năm 1989, Việt Nam và Trung Quốc đột ngột mở cửa lại giao dịch ở vùng biên giới. Quan hệ Trung-Việt cấp tốc hồi phục. Sau đó Trung Quốc lần lượt triệt thoái các lực lượng quân sự lớn đóng ở Lão Sơn và Giả Âm Sơn. Xung đột võ trang biên giới Việt-Trung xảy ra lần cuối cùng vào năm 1989 khi Trung Quốc cho xây dựng các đài ra đa dọc theo các điểm cao mà họ đã chiếm được sau các lần xung đột. Một số lượng lớn công nhân xây dựng người Trung Quốc đã xâm nhập xây dựng nhà cửa, lán trại bất hợp pháp trên phía lãnh thổ Việt Nam. Xung đột đã nổ ra khi lực lượng cảnh sát đương cục của Việt Nam đã tìm cách bài trừ, đuổi họ ra khỏi Việt Nam. Trong lần này quân đội hai nước không có nổ súng và sự kiện kết thúc khi phía Trung Quốc chịu đưa toàn bộ số công nhân đó về nước. Có thể coi sự kiện cuối cùng đó là bài thuốc thử của Trung Quốc đối với cố gắng cải thiện bang giao của phía Việt Nam.  
 

THAM KHẢO

CÁC BÀI VIẾT CŨ
1. “Sino-Vietnamese War” trên Wikipedia.

2. “Chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979” trên Wikipedia.
3. “Xung đột Việt–Trung 1979–1990” trên Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.
4. Bài viết “Nhìn lại cuộc chiến Việt-Trung năm 1979” ngày 4/11/2015 trên mạng nghiencuuquocte.org.
5. Bài viết “Shadow of Brutal ’79 War Darkens Vietnam’s View of China Relations” trên báo New York Times ngày 5/7/2014.
6. Bài viết “Chiến tranh Biên giới 1979: Không thể quên lãng” trên mạng VietnamNet ngày 17/02/2016.
7. Bài viết “Cảng quốc tế Cam Ranh tiếp nhận tàu sân bay 110,000 tấn” trên mạng Tuổi Trẻ Online ngày 8/3/2016.
8. Các bài viết về Hải Quân Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc Đại Lợi và Việt Nam của tác giả.
9. Cuoc chien Viet-Trung 1979 va Tranh chap Bien Dong.doc
 
CÁC BÀI VIẾT MỚI

1. Bài viết “Chiến tranh xâm lược của Trung Quốc được đưa trong sách Lịch sử Việt Nam” trên mạng VNE ngày 19/8/2017 (vnexpress.net/.../chien-tranh-xam-luoc-cua-trung-quoc-duoc-dua-trong-sach-lich-su-vie...)
2. Bài viết “Tin chiến tranh biên giới phía Bắc mới nhất 2017” trên mạng Đầu Báo ngày 19/8/2017 (daubao.com/tin-tuc/chien-tranh-bien-gioi-phia-bac)
3. Bài viết “8 trang lịch sử, hơn 2,500 chữ viết về chiến tranh biên giới 1979” trên mạng Tiền phong ngày 19/8/2017
4. Bài viết “Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử: Chúng tôi đã viết rõ về chiến tranh biên giới 1979” trên mạng Tiền phong ngày 18/8/2017.
5. Bài viết “Tiếp tục chuyện về trận Vị Xuyên” của nhà văn Phạm Viết Đào gửi cho BBC từ Hà Nội ngày 18/7/2015.
6.
7. Bài viết “Hơn 4,000 chiến sĩ hy sinh bảo vệ biên giới Vị Xuyên” trên mạng VNE ngày 14/7/2016.
8. Bài viết “Giao tranh đẫm máu tại cao điểm 1509 (Lão Sơn), Thanh Thủy, Hà Giang năm 1984” của Nghiên cứu viên Nakamura Masanori (Nhật Bản) trên mạng Postbvnpost ngày 30/07/2010.
9. Bài viết “Cao điểm Vị Xuyên: Thất trận, lính Trung Quốc nổi loạn bắn chỉ huy” trên mạng NTD.org ngày 28/7/2017.
10. Bài viết “Tổng chủ biên bộ sử Việt Nam: gọi “ngụy quân, ngụy quyền” là miệt thị!” trên mạng RFA ngày 21/8/2017.
11. Bài viết “Binh chủng Đặc công, Quân đội Nhân dân Việt Nam” - Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.

 

File: ITN-090117-VN-QS-Cuộc chiến biên giới Việt-Trung 1979-1990 phiên bản mới.doc


Nguyễn Mạnh Trí
Tu chỉnh: 1 tháng 9 năm 2017

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.