Hôm nay,  

Câu Chuyện Trong Tù: Bánh Xe Lãng Tử

8/29/201700:00:00(View: 14482)
Bùi Phú/VBMN

Thoạt mới nghe qua danh xưng BÁNH XE LÃNG TỬ ai cũng tưởng lầm là bánh xe hơi của dân chơi thứ thiệt, đâu có ai ngờ đây là danh từ ma anh em tù nhân trong lao tù CS đặt tên cho 1 cái bánh khoai mì mà CS phát cho anh em tù nhân ăn sáng trong các trại tù CS..

Thực ra đây là cái bánh hình tròn bằng lòng bàn tay, tròn giống như miệng chén ăn cơm, bề dầy nửa đốt ngón tay, làm bằng bột khoai mì có pha muới,ăn lơ lớ mặn, rồi đem hấp chín mà CS phát cho tù nhân ăn sáng đặng có sức đi lao động khổ sai. Nếu ai đó mới ăn qua thì cũng ngon miệng đấy,nhưng đặc biệt đem nướng tỏa bay mùi thơm phức thì lại càng hấp dẫn hơn, nhất là đối với anh em tù nhân đang trong tình trạng đói khổ thì có còn hơn không.

Nhưng oái ăm thay, sự việc đâu có đơn thuần như vậy, có tù nhân ăn xong thì không ảnh hưởng gì, nhưng lại có tù nhân ăn vào thì sinh biến chứng khiến bụng,đau âm ỉ rồi còn bị tào tháo đuổi nữa, nếu đi không kịp chắc quý vị cũng đoán ra cái hậu quả của nó như thế nào rồi, nên anh em tù nhân mới khai sinh ra danh từ đặt tên cho cái bánh để nhớ đời, không bao giờ quên: BÁNH XE LÃNG TỬ.

Không biết ở các trại tù khác ở rải rác trên khắp nước VN có xẩy ra sự kiên nêu trên hay không? Nhưng đối với 3 Trại Z.30A Z. 30B và Z.30C Xuân Lộc Đồng Nai thì không ai không biết hậu quả của Bánh khoai mì gây biến chứng thật tác hại vô cùng đến nỗi mỗi khi anh em tù nhân lãnh bánh khoai mì ăn sáng, có người bụng tốt vẫn lãnh ăn bình thường không sao, có người thì chỉ nhìn sơ qua rồi lắc đầu ngao ngán: Thà đói còn hơn ăn.có người miễn cưỡng lãnh cho lấy lệ rồi cũng len lén tìm cách liệng đi. Nhất là không phải mấy anh em tù nhân, ăn uống thiếu thốn, thiếu dinh dưỡng, cơ thể suy nhược mới bị như vậy mà ngay cả mấy tên vệ binh trai trẻ CS cũng không sao tránh khỏi,nhưng chúng bèn biểu lộ phản ứng bằng cách vào những đêm tối trời chúng bèn liệng bánh xe lãng tử lăn lóc rải rác quanh trại, máng lên cả hàng rào hoặc liệng chung quanh nhà viên tù trưởng Thượng Tá Trịnh Văn Thích, cưu tù trưởng Lý Bá Sơ ở ngoài Bắc chuyển về đảm trách trại tù. nên mỗi khi anh em tù nhân đi lao động được chứng kiến tận mắt cũng cảm thấy được phần nào.an ủi trong lòng. Nhưng bọn vệ binh CS cũng sợ bị cấp trên khiển trách nên chúng bắt anh em tù nhân trong đội đi lao động sau cùng phải lượm cho bằng hết những bánh xe lãng tử vô tội được khoảng gần 2 cần sé lớn rồi bắt anh em tù nhân khiêng về traị nuôi heo để bồi dưỡng cho heo ăn chóng lớn, thật nhất cử lưỡng tiện...

Ôi! Bánh xe lãng tử, một kỷ niệm để đời, độc nhất vô nhị trong nhà tù CS ở 3 trại.Z.30 Xuân Lộc Đồng Nai mà không tù nhân nào không biêt. Ngoài Bánh xe lãng tử ta cũng phải kể đến một loại thuốc trị bá bệnh độc đáo của CS, của đỉnh cao trí tuệ loài người. Sic! Đó là thần dược trị bá bệnh XUYÊN TÂM LIÊN, nghĩ đến mà rùng mình khiến anh em tù nhân lại có thêm sáng kiến đặt tên cho nó là loại thuốc măt nhăn được chế biến từ cây mật nhân vì nó đắng vô cùng.Vô cùng đắng!

BÙI PHÚ/VBMN

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Ngày 30 tháng Tư năm 1975 khép lại trang sử Việt của hai lực lượng dân tộc đối đầu nhau trong thế tương tranh quốc tế giữa tư bản và cộng sản. Thế tương tranh này kéo dài từ tranh chấp giữa hai triết thuyết xuất phát từ phương Tây – Duy Tâm và Duy Vật, đã làm nước ta tan nát. Việt Nam trở thành lò lửa kinh hoàng, anh em một bọc chém giết nhau trong thế cuộc đảo điên cạnh tranh quốc tế.
Galang là tên một đảo nhỏ thuộc tỉnh Riau của Indonesia đã được chính phủ nước này cho Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp quốc sử dụng trong nhiều năm để người tị nạn Đông Dương tạm trú, trong khi chờ đợi được định cư ở một nước thứ ba. Trong vòng 17 năm, kể từ khi mở ra năm 1979 cho đến lúc đóng cửa vào năm 1996, Galang đã là nơi dừng chân của hơn 200 nghìn người tị nạn, hầu hết là thuyền nhân vượt biển từ Việt Nam và một số người Cam Bốt.
Hình ảnh thay cho ngàn lời nói, ghi nhận rõ "sự hấp hối" của chế độ Việt Nam Cộng Hòa, ghi lại cảnh hỗn loạn, sự hoảng hốt, nỗi lo sợ của dân chúng lũ lượt rời nơi đang sinh sống, đã bỏ nhà cửa trốn chạy trước khi VC tràn vào thành phố
Chúng ta liệu có thể đóng vai trò giúp đỡ những người nhập cư và tị nạn trong tương lai như là người Mỹ đã từng làm cho chúng ta không? Theo lời của Emma Lazarus, liệu chúng ta có nâng “... ngọn đèn bên cạnh cánh cửa vàng” cho “... kẻ bão táp, người vô gia cư ... người mệt mỏi, người nghèo khổ” không? Đối với chúng tôi, trong ngày 30 tháng 4 này, không có câu hỏi nào có ý nghĩa và tính quan trọng hơn câu hỏi này.
Khách đến Việt Nam ngày nay thấy nhiều nhà cao cửa rộng, xe chạy chật đường hơn xưa. Nhưng đa số người Việt Nam có vẻ không có cái nhu cầu dân chủ của người Myanmar hay người Hồng Kông. Hay là họ có, nhưng 20 năm chiến tranh đã làm họ mệt mỏi, xuôi xị chấp nhận chút đầy đủ vật chất, nhắm mắt với tương lai? Và Đảng Cộng sản Việt Nam có thể hy vọng người Việt sẽ ngoan ngoãn như người dân Bắc Hàn, không cần dự phần tự quyết cho tương lai của mình và con cháu mình?
Ngày 30/4 năm thứ 46 sau 1975 đặt ra câu hỏi: Còn bao nhiêu năm nữa thì người Việt Nam ở hai đầu chiến tuyến trong chiến tranh mới “hòa giải, hòa hợp” được với nhau để thành “Một Người Việt Nam”? Hỏi chơi vậy thôi chứ cứ như tình hình bây giờ thì còn mút mùa lệ thủy. Nhưng tại sao?
30 tháng Tư. Đó là ngày nhắc nhở chúng ta cần có dự tính cho tương lai. Vào năm 1975, ai có thể ngờ rằng sẽ có gần 2 triệu người Việt tại Hoa Kỳ nuôi dưỡng cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp một cách đáng kể cho xã hội? Ai ngờ được rằng hiện đã có thế hệ người Mỹ gốc Việt thứ ba, thứ tư?
Tổng thống Joe Biden như một người thuyền trưởng, nắm con thuyền quốc gia giữa cơn bão dữ. Chỉ trong cơn sóng lớn mới thấy được khả năng người lèo lái. Những thách thức vẫn còn trước mặt, nhưng con thuyền quốc gia hứa hẹn sẽ đến được chân trời rộng mở. Sự lãnh đạo và phục vụ thầm lặng, bền đỗ cho quốc gia và người dân của tổng thống Joe Biden đã được chứng minh bằng kết quả hiển hiện trong 100 ngày vừa qua.
Ca sĩ Tina Turner, có lẽ ai cũng biết nhưng quá trình tìm đến đạo Phật, trở thành Phật tử và sự tinh tấn của cô ta chắc không nhiều người biết. Giáo lý đạo Phật đã vực dậy đời sống cá nhân cũng như sự nghiệp của cô ta từ hố thẳm đau khổ, thất vọng.
Một nhân vật còn sống sót sau thảm họa Lò sát sinh (Holocaust) và từng đoạt giải Nobel Hòa bình, Elie Wiesel, nói: "Sự đối nghịch của tình thương không phải là sự ghét bỏ, mà là sự dửng dưng. Sự dửng dưng khiến đối tượng thành vắng bóng, vô hình…"
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.