Hôm nay,  

Yêu Nhau Từ Thuở Mẫu Giáo

05/08/201700:00:00(Xem: 6994)
Trong đời không có chuyện nào đẹp bằng chuyện tình. Và chuyện tình lãng mạn mới đẹp hơn hết. Mà có chuyện tình nào lãng mạn hơn chuyện tình cúa Laura Scheel và Matt Grodsky khi hai cô cậu bé yêu nhau lúc cả hai còn học mẫu giáo. Matt Grodsky nắm tay Laura Scheel tuyên bố "anh sẽ cưới em sau này”. Và quả thật, đúng 20 năm sau, hai người yêu nhau gặp lại, cùng nói "đồng ý" để trở thành đôi uyên ương, cưới hỏi nhau đàng hoàng.

Mối tình từ Mẫu giáo

Lúc trẻ, chúng ta, ai cũng có những mối tình. Yêu một chàng trai, môt cô bé, bạn học cùng lớp, cùng trường hoặc bạn lối xóm. Có thể đó là người yêu mà chúng ta thề sẽ yêu suốt đời, sẽ cưới nhau trong ít lâu nữa thôi. Nhưng rất có thể chúng ta sẽ quên đi khi đổi trường, đổi nhà.

Nhưng trường hợp của cô cậu bé Laura Scheel và Matt Grosdky lại quá đặc biệt. Hai đứa bé gặp nhau ở Phoenix khi hai đứa cùng đi học Mẫu giáo. Ngay lúc đó, hai đứa đã không rời nhau. Chơi chung với nhau, ngủ trưa ở trường, nằm bên cạnh nhau.

Laura dạy Matt biết chơi đánh đu, vẽ những ngọn đồi cỏ xanh rì, cách ăn phó-mác (fromage) chảy đúng cách và giữ tay, miệng sạch sẽ. Cô cậu không thể quên được những buổi chơi năm mười trốn kiếm,....

Matt Grơdsky và Laura Scheel ở lớp Mẫu giáo

Chẳng may, vài năm sau đó, cô cậu bé mất liên lạc nhau. Chuyện bình thường vì hai đứa không còn học chung một trường khi lên Tiểu học. Tuy xa nhau, nhưng hai đứa, không ai quên người minh yêu. Và nhờ gia đình hai bên hằng năm, vào dịp lễ Giáng sanh, gởi thiệp chúc Tết nhau mà hai đứa trẻ vẫn biết tin nhau, và có khi nhìn được mặt nhau qua hình gia đình.

Phải chăng hai đứa yêu nhau từ đây?

Ngày nay, Matt thuật lại trên Instagram của mình “Tôi nhớ lại rõ lắm. Hồi 3 tuổi, trước trường Mẫu giáo, tôi hứa với Laura là sau này, tôi sẽ cưới nàng".

Ở Pháp, có mục “Mất liên lạc: làm sao đây" trên tập chí của “Cơ quan Phụ cấp gia đình" (Caisse d'Allocations Familliales).

Vì ở Pháp ngày nay, có hơn 50% trường hợp vợ chồng ly dị. Có khi có với nhau năm ba đứa con khá lớn, học trung học, bổng một hôm, dẫn nhau ra trước Tòa án xin ly dị. Thường thì người vợ đưa ra đề nghị trước. Nên Cơ quan Phụ cấp Gia đinh mới có tạp chí này để hướng dẫn vợ chồng, khi xa nhau, tránh tối đa sự thiệt hại, giải quyết ổn thỏa việc cùng nhau trông coi con cái. Sau những lời hướng dẫn do một luật sư chuyên về các vấn đề gia đình và một bác sĩ tâm thần trẻ con đảm trách, còn có thêm những phóng sự nêu lên những trường hợp thành công sau khi ly dị.

Nhưng đó là người lớn xa nhau. Ở đây là hai đứa bé xa nhau vì học khác trường.

20 năm sau lời hứa long trọng của Matt, người yêu Mẫu giáo, hai kẻ yêu nhau giờ đây gặp lại nhau. Quả đúng là ông Trời có mắt biết xét và ban ơn lành cho cô cậu bé Laura Scheel và Matt Gordsky.

Khi cả hai vào Trung học Đệ II Cấp (Lycée) thì họ gặp lại nhau. Một sự bất ngờ vô cùng thú vị. Nhờ một người bạn chung của hai người báo tin.

Không đầy hai tuần sau đó, hai người quyết định cặp tay nhau đi chơi. Và cứ như vậy, họ gần nhau sát cánh suốt thời gian trung học. Cả khi lên Đại học tuy cùng ở khác Tiểu bang họ vẫn giữ liên lạc mật thiết với nhau.

Năm 2015 đúng 20 năm sau lời hứa của Matt Grodsky "Anh sẽ cưới em sau này"! Ngày hôm ấy, Matt Grodsky quì gối xuống đất, cất tiếng yêu cầu Laura Scheel chấp nhận làm vợ của Matt. Dĩ nhiên Laura nhận lời. Và hai người dẫn nhau trở lại trường Mẫu giáo khi xưa họ cùng học làm lễ đính hôn!

20 năm sau, Matt và Laura cưới nhau

4 tuổi, cô bé trốn nhà đi tìm người yêu

Tình yêu thời Mẫu giáo sôi nổi nhưng thường chỉ thoáng qua. Khi yêu nhau, không ai tính tuổi tác, gia thế. Ông Tổng thống Pháp yêu và kết hôn với một bà lớn hơn 24 tuổi, đang là bà nội, bà ngoại. Trong lúc đó, ông Tổng thống Huê kỳ lớn hơn bà vợ hiện tại 24 tuổi. Ở hai bên bờ Đại dương, họ vẫn đang sống hạnh phúc bên nhau.

Nhưng có người hỏi người ta có thể yêu nhau từ thuở lên 4 sao? Thưa, tại sao không ? Và đó là những trường hợp đẹp tuyệt vời vì chỉ biết yêu nhau do sự thổn thức từ con tim non nớt, chưa hề biết tính toán hơn thiệt. Nghe nói, chắc các cụ thủ cựu sẽ rủa không tiếc lời, nào là "thứ đồ tiểu yêu", "đồ ranh con"!

Mời bạn đọc qua câu chuyện tình sau đây để thấy có phải đúng chỉ có tình yêu mới là đẹp nhứt hay không?

Một cô bé 4 tuổi, 6 giờ sáng hôm 11 tháng 5/2017, trốn khỏi nhà ông bà nội (ngoại) ở Saint-Épain, tỉnh Indre-et-Loire, Tây-Bắc nước Pháp, để tìm gặp lại người yêu, một cậu bé đồng trang lứa. Người si tình 4 tuổi khi ra khỏi nhà còn mặc bộ pyjama, chơn mang giép đi trong phòng ngủ, lội bộ hơn 3 km dọc theo tỉnh lộ 57, giữa Saint-Épain và Noyant-de Touraine.

Tới 7 giờ sáng, một bà từ hộp đêm đi về, trông thấy cô bé đi bộ một mình trên đường lộ, đang do dự trước bùng binh (Rond-point), chưa biết chọn ngã nào, bà bèn gọi cảnh sát báo tin. Cảnh sát tới đưa cô bé trở về nhà ông bà, bình yên vô sự.

Có thể yêu nhau từ 4 tuổi?

Nhiều cha mẹ không khỏi lúng túng trước trường hợp con em của mình vừa bỏ tã mà đã nói yêu nhau. Khi bảo yêu nhau, chúng nó thật sự có phân biệt được đâu là tình yêu (tình ái) và đâu là tình bạn hay không?

Theo bác sĩ tâm thần trẻ con (pédopsychiatre) Stéphane Clerget thì trẻ con 4 tuổi có thể yêu nhau thật sự bằng tình yêu lứa đôi, tức tình ái. Nhưng đó là một thứ tình yêu thuần nhứt, tinh ròng, hoàn toàn không có sự ham muốn sắc dục trong đó. Tình yêu có nhưng chưa định hình trọn vẹn, nghĩa là hai đứa trẻ Mẫu giáo yêu nhau không giống hai người trưởng thành yêu nhau. Tình yêu của trẻ con, nói là tình yêu thật sự vì nó vượt qua khỏi sự thân tình của tình bạn bình thường. Nó đòi hỏi hai đứa có nhu cầu ở sát cánh nhau. Một thứ tình cảm có sức quyến rủ mãnh liệt. Một thứ ghiền nhau. Vắng nhau là không ai chịu nổi.

Vẫn theo bác sĩ tâm thần trẻ con, người ta biết yêu nhau từ lúc mới sanh nhờ mối quan hệ tình cảm với cha mẹ và những quan hệ tình cảm với môi trường thân thiện chung quanh. Người ta lớn lên với tình yêu. Nhờ tình yêu nuôi dưỡng.

Khi đứa trẻ 3, 4 tuôi nói "Tôi yêu", ý muốn nói một thứ tình cảm thiết tha, muốn tìm đến một sự thân thiện, âu yếm gần gũi, một thứ mình đang cần. Tình cảm này biểu lộ dưới nhiều hình thức khác nhau và nó cũng có thể thay đổi nhanh chóng theo thời gian. Dĩ nhiên đứa bé không thể nói rõ đó là tình yêu trai gái nhưng cảm thấy nó quan trọng, có khi nó ảnh hưởng mạnh đến đời sống tình cảm của đứa bé cho tới sau này.

Dĩ nhiên khi yêu, đứa bé không thể nghĩ mình yêu như thế nào. Vì đối với đứa bé, tình yêu là sự khám phá đầy mới mẻ. Khi yêu người ta thường ghen nên tuy còn bé, chúng nó vẫn biết ghen với bạn để bảo vệ người yêu của mình chỉ riêng cho mình. Lo sợ mình sẽ không được yêu nữa.

Tình yêu của trẻ con cũng sôi nổi, cũng đậm đà nhưng thường không thể so sánh với tình yêu ở người vị thành niên hoặc người trưởng thành.

Người lớn có xu hướng coi thường tình yêu ở trẻ con, con em của mình. Đó là một sai lầm nghiêm trọng trong việc giáo dục con em. Khi hai đứa bé yêu nhau, nếu chẳng may chúng xa nhau vì hoàn cảnh gia đình thì khó tránh ít nhứt có một đứa sẽ bị khủng hoảng tinh thần. Tuy nhiên cũng không nên quá lo nghĩ vi dù sao, với tuổi trẻ non dại, mọi việc sẽ sớm trở lại bình thường.

Có người đặt vấn đề khi hai đứa trẻ con yêu nhau, chúng có sự ham muốn gần gũi xác thịt không? Bác sĩ tâm thần trẻ con, Stéphen Clerget, bảo trẻ con có thể có nhu cầu thỏa mãn nhục dục. Như hun nhau bằng miệng như người lớn, tò mò muôn khám phá cơ quan sinh dục của nhau. Có đứa muốn bìết cha mẹ chúng yêu nhau như thế nào? Nhiều bà mẹ kể lại con bé, thằng cu của bà muốn nựng thử vú của bà cho biết. Một cử chỉ đòi hỏi không giống như trước đây chúng vẫn thường làm khi ngã vào lòng mẹ.

Biểu hiện tình yêu ở trẻ con dễ ghi nhận khi chúng vuốt ve nhau, nựng nịu nhau, hun nhau. Biết mắc cở khi tới 5, 6 tuổi.

Bác sĩ tâm thần khuyên khi trẻ con nói tới chuyện quan hệ tình dục thì cha mẹ đừng rầy la, đừng gạt ngang, tỏ ra không quan tâm hoặc cho đó là điều xấu, điều cấm kỵ. Trái lại, nên giải thích cho chúng nó hiểu chuyện đó là dĩ nhiên, là bình thường nhưng phải đợi lớn lên, tới tuổi trưởng thành, tức 18 tuổi. Phải nhìn nhận và khuyên chúng nó chờ đợi. Phải cho chúng nó con số tuổi tác rõ ràng để chúng nó yên lòng chờ đợi.

Xác nhận với trẻ con đó là chuyện làm được dể dàng, ai cũng làm cả nhưng phải đợi khi lớn lên.

Rất quan trọng.

Nguyễn thị Cỏ May

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.