Hôm nay,  

Nhân Vụ Trịnh Xuân Thanh Bị VN Bắt Cóc Nói Về Tương Quan Giữa Đức Quốc Và Việt Nam

04/08/201709:02:00(Xem: 7223)

Tin tức báo chí:
- trong nước: Trịnh Xuân Thanh lên đài truyền hình VOV (Voice Of Vietnam) đọc một bài diễn tả sự tự ý hồi hương, đầu thú.
- Đức Quốc: các nhà bình luận qua những liên hệ mật thiết với chính giới cho rằng các bước sau đây sẽ được tiến hành:
1- yêu cầu cho nhân viên sứ quán Đức tại Hà Nội tiếp xúc với Trịnh Xuân Thanh
2- trục xuất thêm nhân viên ngoại giao của Hà Nội có thể lên đến sứ thần rồi đại sứ
3- các biện pháp chế tài về nhập cảng và xuất cảng, viện trợ kinh tế, giáo dục
4- tuyên bố ngưng việc đưa ra Quốc Hội (Bundestag) và Hội Đồng Liên Bang (Bundesrat) để phê chuẩn hiệp định thương mại đã ký kết 2015 với Liên Hiệp Âu Châu và Đức Quốc sẽ phải phê chuẩn các điều khoản liên quan đến quốc gia hội viên này
5- Bộ trưởng ngoại giao Đức Sigmar Gabriel tuyên bố: „Chúng tôi không thể dung thứ và sẽ không dung thứ.“
Tin của thông tấn xã Reuters ngày thứ sáu ngày 4 tháng 8 năm 2017

http://de.reuters.com/article/deutschland-vietnam-idDEKBN1AK1F6

Chính phủ Cộng Hoà Liên Bang Đức Quốc tăng áp lực đối với nhà nước CS Việt Nam trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, tại công viên Tiergarten, thành phố Berlin, thủ đô của quốc gia này, không xa Dinh Thủ Tướng, Tổng Thống Phủ, trụ sở Quốc Hội Liên Bang .

Lần này chính ông Sigmar Gabriel, bộ trưởng ngoại giao Đức Quốc, ngày thứ sáu ngày 4 tháng 8 năm 2017, ngoại trưởng Gabriel nói tại Wolfsburg, thành phố kỹ nghệ, trung tâm bản doanh của hãng xe nổi tiếng Volkswagen, Audi „Không những chỉ trục xuất những người có trách nhiệm, chúng tôi đang thảo luận về các biện pháp khác nữa"

Ông nói thêm „Theo chúng tôi nhận định, phương cách bắt đưa người ra khỏi xứ như người ta thấy trong các bộ phim về thời chiến tranh lạnh là một việc chúng tôi không thể dung thứ và sẽ không dung thứ.“

Tưởng cũng nên nhắc lai trong chuyến công du Việt Nam cuối năm 2014, ông Sigmar Gabriel, lúc đó là bộ trưởng kinh tế Đức và trong vị thế chủ tịch đảng Dân Chủ Xã Hội Đức SPD (Sozialdemokratische Partei Deutschlands) ngày 21.11.2014 ông đã tiếp xúc, nói chuyện, đàm thoại với nhiều nhà hoat động nhân quyền Việt Nam như anh Phạm Bá Hải, Huỳnh Trọng Hiếu, Lê Quốc Quyết, Nguyễn Trí Dũng, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Huỳnh Thục Vy.

Ông cũng chỉ trích chế độ cộng sản không cho phép nghiệp đoàn lao đông tự do hoạt động. Đề cập đến đường lối cứng rắn của Đảng Cộng Sản Việt Nam, ông Gabriel nói "Không thề tách rời tự do kinh tế với tự do chính trị".

Cần nói thêm :
- truyền thống Cộng Hỏa Liên Bang Đức Quốc đã giúp Việt Nam Cộng Hòa trong các chương trình nhân đạo và giáo dục trước 1975, điển hình như:
- tàu bệnh viện Helgoland tại Đà Nẵng
- đại học y khoa Huế (giúp đỡ giáo sư, học cụ, sách vở, ngân quỹ, từ đại học nổi tiếng Freiburg, tiểu bang Baden-Wuerttemberg)
- đương kim tổng thống Frank-Walter Steinmeier là nguyên ngoại trưởng (2013-2017)
1- và trong vị trí này đã đọc một bài diễn văn 2016 tại đại học luật khoa Hà Nội nhân dịp khai giảng khóa học về luật pháp của Đức Quốc, nhấn mạnh đến tính cách pháp trị (xem phía dưới)
2- khi là tổng thống 2017, đã tiếp tại dinh tổng thống đại diện của luật sư Nguyễn Văn Đài tại thủ đô Bá Linh, vì vị luật sư này không được nhà cầm quyền Hà Nội cho xuất ngoại qua Đức Quốc để nhận giai nhân quyền 2017 của liên đoàn thẩm phán Đức Quốc.
Vị luật sư 48 tuổi là một nhân vật bất đồng chính kiến. Ông từng bảo vệ nhiều vụ án nhân quyền và tôn giáo như vụ xử Mục sư Nguyễn Hồng Quang và nhà truyền đạo Phạm Ngọc Thạch năm 2004. Ông Đài năm 2007 đã bị xử tù 4 năm về tội "Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam", thời gian quản chế 4 năm, từ ngày 16 tháng 12 năm 2015 ông lại bị bắt giam về cùng tội trên. Tuy đang bị Việt Nam khởi tố, tạm giam, ông Đài được tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier trao giải Nhân quyền 2017 của Hiệp hội Thẩm phán Đức vào ngày 5 tháng 4 năm 2017.
- đương kim thủ tướng Angela Merke (2005 - today)
1- sẽ phải tranh cử ráo riết trong kỳ tổng tuyển cử Sep 24, 2017
2- lập trường là thu nhận người ty nạn, đồng thời xét kỹ lưỡng các đơn xin, quyết định mau chóng dựa trên đạo luật về ty nạn của Đức Quốc, trục xuất nhanh chóng các đơn xin không đủ điều kiện
4- nhấn mạnh vào tính cách pháp trị qua việc chấp nhận các đơn nộp tại tòa kháng án của các người bị từ chối hay nghĩ mình không được đối xử theo luật pháp hiện hành
5- chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu trục xuất các người ty nạn chính trị sau cuộc đảo chánh bất thành năm ngoái song Đức Quốc nhấn mạnh về sự pháp trị của quốc gia này
6- có nhiều người gốc Thổ Nhĩ Ký sinh sống tại Đức Quốc vẫn giữ quốc tịch hay song tịch, Đức Quốc từ chối không cho các chính trị gia Thổ Nhĩ Kỳ qua Đức Quốc triệu tập các buổi hội họp chính trị với kiều dân Thổ Nhĩ Kỳ (3 triệu) trong mục đích chính trị tranh cử
7- quốc vụ khanh Markus Ederer cho biết lập trường Đức Quốc là không tạo tiền lệ về việc bắt cóc, cưỡng bách hồi hương
8- Đức Quốc là quốc gia có nền kinh tế mạnh nhất trong Liên Hiệp Âu Châu (trên thế giới chỉ sau Hoa Kỳ, Trung Hoa , Nhật Bản và hơn Pháp Quốc, Anh Quốc) đông dân nhất (83 triệu, so với Pháp Quốc 67 triệu và Anh quốc 66 triệu) và cũng là quốc gia có nên giao thương nhiều nhất với Việt Nam

Ông Frank-Walter Steinmeier là ngoại trưởng từ 2005 đến 2009, phó thủ tướng 2007 đến 2009, sau đó trở lại chức vụ ngoại trưởng từ 2013 đến 2017. Ông được bầu là tổng thống Cộng Hỏa Liên Bang Đức Quốc và nhậm chức ngày 19 march 2017.

DIỄN VĂN CỦA NGOẠI TRƯỞNG ĐỨC STEINMEIER
trong lễ khai giảng chương trình học mới về ‘‘Pháp luật Đức và Châu Âu‘‘ tại Đại học Luật Hà Nội


31.10.2016

Kính thưa ngài Lê Tiến Châu, Thứ trưởng Bộ Tư pháp kiêm Hiệu trưởng Đại học Luật Hà Nội
Kính thưa Giáo Sư Tiến Sĩ Simon
Kính thưa quý vị giảng viên, các đồng nghiệp dân biểu
Kính thưa các quý vị trong đoàn đại biểu tháp tùng
Và đặc biệt: Các bạn sinh viên thân mến

Trước hết tôi lấy làm tiếc khi phải thú nhận tiếng Việt của tôi rất kém. Vì thế tôi sẽ nói bằng tiếng Đức và hy vọng qua thông dịch quý vị sẽ hiểu tôi rõ ràng.

Trước chuyến đi này dĩ nhiên tôi đã chuẩn bị kỹ lưỡng, đã đọc nhiều tài liệu về Việt Nam do nhân viên của tôi đã khổ công sưu tập: về lịch sử đất nước các bạn, về tình hình chính trị hiện tại, về phát triển kinh tế. Nhưng sự chuẩn bị quan trọng nhất lại là cái khác: Trên Youtube và Facebook tôi đã xem những đoạn video - không phải về vịnh Hạ Long hay chùa Bà Đá, mà là về giao thông ở Hà Nội!

Tôi đến Hà Nội từ hôm qua và bây giờ tôi biết giao thông ở Việt Nam trên thực tế như thế nào. Tôi chỉ có thể nói là tôi rất mừng vì không phải tự lái xe lấy… Những người nào trong các bạn đã từng đến Đức một lần, có lẽ hẳn biết ở Đức giao thông trật tự hơn. Như người bộ hành thông thường sẽ đứng đợi trước đèn đỏ, dù trên đường không có xe chạy.

Nhưng đó không phải là lý do để các bạn đến đây. Tôi đoán rằng, trong số các bạn ngồi đây những bạn nào sắp sửa sẽ học luật Đức chắc chọn môn này không phải vì luật đi đường, mà vì những điều lớn lao hơn. Những điều đó hôm nay chúng ta sẽ nói đến.

Hãy cho tôi bắt đầu bằng một câu hỏi trong giảng đường này: Ai trong các bạn học Luật? Cám ơn. Và ai trong các bạn học năm đầu của học trình "Pháp luật Đức và Châu Âu" mà chúng ta khai giảng hôm nay? Đó là một chọn lựa tốt. Và tôi hy vọng rằng, khi buổi nói chuyện của tôi kết thúc, tôi có thể thuyết phục được thêm các bạn khác chọn học trình mới này.

Bây giờ tôi xin tiết lộ với các bạn: Tôi cũng đã học Luật, dĩ nhiên là luật Đức.
Các bạn chắc đã tự hỏi, cũng như tôi hồi đó đã từng tự hỏi: Tại sao lại học Luật?
Mỗi người trong các bạn đều có những lý do riêng của mình. Tất nhiên là trong đó có những dự kiến nghề nghiệp, chẳng hạn thu nhập tốt trong lĩnh vực kinh tế, hoặc có thể là một con đường công danh trong chính trị hoặc hành chính. Hoặc tôi với tư cách Ngoại trưởng có thể bổ sung thêm một chọn lựa: Có thể một số trong các bạn sẽ trở thành nhà ngoại giao. Lãnh vực này cũng cần luật gia giỏi. Nữ Đại sứ của các bạn ở Đức nhiệm kỳ trước, bà Nguyễn Thị Hoàng Anh, cũng là luật gia và hiện nay vừa trở thành Thẩm phán Toà án Tối cao. Các bạn thấy đấy, có biết bao cơ hội hấp dẫn mở ra cho quý vị.

Nhiều năm trước đây bản thân tôi cũng có những lý do rất thực tiễn để quyết định học Luật. Tôi muốn có một nghề „kiếm cơm“ (nghề „bánh mỳ và bơ“ như người Đức nói). Nhưng trong quá trình học tôi đã đánh giá cao những khía cạnh khác của ngành Luật. Nếu quý vị cho phép, tôi xin được chia sẻ đôi điều.

Khi viết những chương cuối của luận án tiến sĩ tôi đã phải chôn chân nhiều tháng trời trong căn hộ áp mái của mình, thì một sự kiện không thể nào ngờ đã xảy ra cho đất nước tôi: Bức tường Berlin sụp đổ. Nước Đức phân đôi được thống nhất.

Tại sao tôi lại kể chuyện này ngay nơi đây ở Việt Nam? Vì những gì, mà sau khi bức tường sụp đổ, đụng chạm va đập với nhau, thì không xa lạ gì đối với các bạn ở Việt Nam. Đó không chỉ là hai nước Đức mà còn là các khối của chiến tranh lạnh va đập vào nhau. Cộng Hòa Liên Bang Đức, nơi tôi sinh ra, là một nước Tây Âu theo kinh tế thị trường tự do, và DDR (Cộng Hoà Dân Chủ Đức) là một nước Xã Hội Chủ Nghĩa, lại thuộc về khối Đông Âu theo Liên Xô. Tại bức tường Berlin hai hệ tư tưởng đối đầu với nhau, một theo lý tưởng Tự Do, một theo Xã Hội Chủ Nghĩa với lý tưởng Bình Đẳng và tinh thần tập thể đứng ở vị trí trung tâm.

Sau khi bức tường sụp đổ, dĩ nhiên ở Đức đã có nhiều cuộc bàn thảo sâu rộng về việc hai nửa nước Đức sẽ cùng nhau phát triển như thế nào. Và tôi, lúc đó đang là sinh viên làm luận án tiến sĩ luật, đã suy nghĩ rất nhiều về Hiến Pháp của một nước Đức tái thống nhất. Tôi chợt nhận thức rằng, thật ra trong tư tưởng về Luật, trong tư tưởng về Nhà nước Pháp quyền, đã có sự gắn kết của Tự Do với Binh Đẳng. Ở đâu đó trong thời chiến tranh lạnh giá trị của Tự Do đã được dùng để chống lại giá trị của Bình Đẳng -như thể được điều này sẽ mất điều kia. Mà thật ra trong Luật pháp và trong Nhà nước Pháp quyền, điều này bắt buộc phải gắn kết với điều kia. Bởi vì Luật pháp đảm bảo và bảo vệ các quyền Tự Do của mỗi cá nhân - tự do phát triển cá nhân, tự do kinh doanh, tự do ngôn luận và vân vân. Nhưng đồng thời một nguyên tắc cơ bản của Nhà nước Pháp quyền là mọi cá nhân đều Bình Đẳng trước pháp luật. Tự do của người này không thể xâm phạm đến tự do của người khác, và quyền tự do dành cho người này như thế nào, thì cũng phải dành cho những người khác như thế đó. Theo tôi, đó là sức mạnh của nhà nước pháp quyền! Và đó cũng là lý do tại sao Hiến Pháp với những quyền Tự Do được bảo đảm và Bình Đẳng trước pháp luật đã trở thành nền tảng của nước Đức tái thống nhất.

***
Điều đó có liên quan gì tới các bạn ở Việt nam, nơi đây và hôm nay? Đất nước các bạn đã biết quá rõ về sự đối đầu của ý thức hệ. Khi trải qua cuộc chiến tranh lạnh, Việt Nam đã không yên lành (nguyên văn: „không lạnh“), mà là nóng và đẫm máu trong những cuộc xung đột. Và hiện nay thì sự cân bằng khó khăn giữa Tự Do và Bình Đẳng cũng giữ một vai trò - Đất nước quý vị đang trải qua một quá trình đổi mới, cốt kết hợp hài hòa truyền thống xã hội chủ nghĩa với chính sách mở cửa tự do. Và vì Nhà nước Pháp quyền bao gồm cả Tự Do lẫn Bình Đẳng, nên cách đây vài năm chúng ta đã nói: Nước Đức và Việt Nam nên bàn về đề tài này! Nước Đức và Việt Nam nên trao đổi kinh nghiệm về luật pháp và nhà nước pháp quyền! Ngoài ra đó cũng phát xuất từ sáng kiến của đảng cộng sản Việt Nam. Từ đó "Đối thoại nhà nước pháp quyền Đức-Việt" đã được hình thành. Và trong cuộc đối thoại này ý tưởng về một học trình „Luật Đức và Âu Châu“ đã được phát sinh, mà hôm nay chúng ta chính thức khai giảng.

Các bạn sinh viên thân mến

Nhà nước Pháp quyền, Tự do và Bình đẳng – Trong bài phát biểu này tôi muốn đưa cho các bạn một vài thí dụ, tại sao tôi tin tưởng rằng sự gắn kết cả ba điều này với nhau là một thành tựu to lớn!

Trước tiên thật là cụ thể: Luật pháp bảo đảm cho mỗi người trong các bạn sự tự do phát triển bản thân mình. Và dĩ nhiên nó bắt đầu bằng học vấn! Tôi thán phục tính hiếu học của người Việt Nam mà ở nước Đức người ta cũng biết tới trong dân cư gốc Việt.
Các bạn, những sinh viên thân mến, nắm lấy cơ hội học vấn với quyết tâm thật đặc biệt! Qua việc học Luật và học tiếng Đức các bạn tự tạo cho mình những triển vọng nghề nghiệp tuyệt vời.
Và như vậy là chúng ta đang đề cập đến đề tài tự do kinh tế. Có lẽ một vài người trong các bạn sẽ đi du học một thời gian dài ở nước Đức và làm việc ở đó. Hoặc là các bạn thích tự mình tạo dựng ra và thành lập một doanh nghiệp. Tất cả đều có liên quan đến những quyền cơ bản quan trọng: quyền tự do chọn lựa nghề nghiệp, quyền tự do đi lại, quyền tự do lập nghiệp.

***
Khi tôi nói đến tự do kinh tế, thăng tiến và thành công, thì tất cả những điều này phải dựa trên các điều kiện cần thiết, và đó phải là những điều kiện có tính hệ thống. Nếu ngay sau đây các bạn nói chuyện với một trong số những đại diện doanh nghiệp Đức đang ngồi ở đây, thì các bạn thử hỏi: một doanh nghiệp muốn đầu tư vào một nước nào đó thì thật sự lệ thuộc vào điều gì. Điều mà chắc chắn các bạn sẽ được nghe: lệ thuộc vào hệ thống luật pháp!

Ai đầu tư, thì đều cần có an toàn pháp lý và có thể tin cậy vào nền hành chính. Bây giờ chúng ta đang trong đề tài nhà nước pháp quyền! Thủ tướng Phúc đã đặt những ưu tiên hàng đầu cho công cuộc hiện đại hóa hành chính nhà nước – và tôi tin chắc rằng Thủ tướng sẽ phải cần đến các bạn trong công việc này! Trong học trình này các bạn sẽ được học những công cụ cụ thể mà nhất thiết phải có để hiện đại hóa hệ thống hành chính. Đó là những đề tài như minh bạch, chống tham nhũng và tăng cường sự hữu hiệu.

Những cải tiến này đối với Việt Nam cực kỳ quan trọng như thế nào, có thể thấy rõ qua thảo luận của Tổng Bí thư với cử tri Hà Nội cách đây vài ngày và ở đó ông nghe thấy người dân bức xúc như thế nào. Ông Tổng Bí thư đã công khai nói rõ, những đề tài này là quan trọng đối với Việt Nam, và với những đề tài này các bạn có thể nghiên cứu thật cụ thể trong chương trình học ở đại học. Các bạn thấy không: Luật không phải là cái gì khô khan và trừu tượng, chí ít ra không phải luôn luôn là vậy …!

Tuy nhiên, hữu hiệu và diễn tiến trôi chảy không phải là tất cả. Nếu chúng ta muốn có một công cuộc hiện đại hóa thành công, thì chúng ta phải phóng tầm mắt xa hơn nữa. Chúng tôi ở nước Đức đã học được rằng, một nhà nước hiện đại cũng cần phải có một xã hội dân sự mạnh mẽ mà trong đó không thể thiếu những quyền tự do dân sự!

Tôi muốn đưa cho các bạn một thí dụ từ cuộc đời của chính tôi: Bảo vệ môi sinh và thiên nhiên sẽ không thể nào chiếm được một vị trí có giá trị cao ở nước Đức như ngày nay, nếu hồi thập niên 80 không có những phong trào quần chúng luôn luôn chú ý đến những chuyện tồi tệ, và phong trào hoạt động bền bỉ kiên trì cho tới khi quan điểm của đa số và chính sách dần dần được thay đổi.

Tôi kể ra việc này không phải tình cờ mà chính tôi đã nghe những tranh luận sôi nổi ở Việt Nam sau sự kiện nhà máy gang thép Formosa gây ra thảm họa cá chết. Thảm họa đã xảy ra không ai có thể đảo ngược lại được nữa, nhưng tôi tin chắc rằng việc người dân và các nhà chính trị bàn luận với nhau là điều quan trọng để làm sáng tỏ nguyên nhân thảm họa và rút ra bài học cho tương lai. Tôi biết đây là điều mới lạ đối với nền hành chính Việt Nam, khi phải đối mặt với những phê phán trực diện từ đảng, từ quốc hội và từ những người dân là nạn nhân trực tiếp, nhưng tôi tin rằng như thế sẽ có ích lợi! Đến tận nơi lắng nghe những chuyện tiêu cực sẽ giúp cho nhà cầm quyền đạt nhiều hiệu quả hơn, và ngoài ra tăng thêm tính chính đáng trong mắt người dân!

Và vì lẽ đó một Nhà nước Pháp quyền thành công không thể không có những quyền tự do dân sự, và không có quyền tự do ngôn luận! Và điều đó thật sự không chỉ có nghĩa là phê phán những sự phát triển sai trái, mà cũng có nghĩa rằng, người dân có thể phát huy những sáng kiến và thử nghiệm nó. Tôi thật khó mà hình dung là có bao nhiêu ý tưởng sáng tạo ngay trong hội trường này. Đặc tính của Nhà nước Pháp quyền là những sáng kiến của các bạn không những không bị xem thường, mà còn có cơ hội được đem ra thử nghiệm!

Chính vì những lý do này mà ngay từ đầu đề tài xã hội dân sự đã có trong chương trình Đối thoại Nhà nước Pháp quyền của chúng ta: thí dụ như Viện Friedrich-Erbert, Viện trao đổi hàn lâm Đức và bà Stahl, Trưởng đại diện của viện này ở Hà Nội, cũng như những trường Đại học ở Berlin, Franfurt, Gießen vaw Passau đã góp phần vào học trình này.
Tôi chân thành cảm ơn tất cả các bạn, và cũng cảm ơn Điều hợp viên Giáo sư Simon. Cũng thế, tôi cảm ơn chính phủ Việt Nam về việc hỗ trợ cho sáng kiến này, và tôi hy vọng rằng hỗ trợ này sẽ được tiếp tục dài lâu.

Tôi nghĩ rằng nhà nước Việt Nam đã nhận ra, việc tăng cường những yếu tố xã hội dân sự trong cộng đồng có tầm quan trọng như thế nào. Nó được thể hiện rõ ràng trong một nghiên cứu với tựa đề „Báo cáo Việt Nam 2035“ mà đã gây chú ý trong Đại hội đảng vừa rồi và tôi cũng khuyên các bạn dùng làm tài liệu nghiên cứu cho học trình này. Bộ Kế hoạch đã công bố nghiên cứu này, đó là một dấu hiệu tốt và hiện đại.

Các bạn sinh viên thân mến
Thưa quý vị

Luật pháp cũng quan trọng như vậy khi chúng ta phóng tầm nhìn ra xa hơn: trên bình diện quốc tế, trong quan hệ giữa các quốc gia!

Khi tôi bắt đầu với phương diện kinh tế, thì có nghĩa là chúng ta đang bàn về đề tài thương mại! Các hiệp định thương mại giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ cũng đang là đề tài nóng bỏng ở quê hương tôi tại châu Âu. Rốt cuộc thì ở đây cũng là những giá trị như Tự do và Bình đẳng:

Một mặt, đó là quyền tự do kinh tế vượt ra ngoài phạm vị biên giới quốc gia; liên quan đến tự do trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ với nhau. Quyền tự do này cũng không phải là điều đương nhiên và không là một điều nhỏ - nó có tầm quan trọng sống còn đối với các nền kinh tế của các nước! Đặc biệt nhất là đối với nước Đức, hầu như không có một nước nào khác mà sự thịnh vượng và chỗ làm phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu như nước Đức.

Tuy nhiên trong các hiệp định thương mại những vấn đề về Bình Đẳng ngày càng tăng - đó là các quyền xã hội và các chuẩn mực. Khi các quốc gia giao thương với nhau thì hai bên phải tuân thủ những những quy định giống nhau, như bảo vệ người lao động, bảo vệ môi trường, tôn trọng sở hữu trí tuệ. Tôi thấy đòi hỏi phải đưa những yêu cầu này vào các hiệp định thương mại hiện đại là hoàn toàn chính đáng, nhằm tạo sân chơi công bằng cho toàn cầu hóa. Đúng là cần phải thảo luận công khai về điều này. Cạnh tranh toàn cầu không được phép làm cho người lao động bị gánh chịu những bất lợi hoặc gây thiệt hại cho môi trường. Những hiệp định như thế phải bảo đảm được điều đó. Và tất nhiên đúng sự thật là không phải tất cả những hiệp định thương mại đều làm theo một cách thức giống nhau.

Hiệp định thương mại tự do, mà EU đàm phán với Việt Nam, coi trọng những yêu cầu này. Cả hai đều có ở trong đó: Dỡ bỏ những rào cản thương mại, và đồng thời tăng cường các quyền của người lao động, bảo vệ môi trường và quyền sở hữu trí tuệ. Đó là một hiệp định với những đòi hỏi khắt khe nhất mà EU đã ký kết với một nước đang phát triển. Tôi nghĩ rằng, đó là tín hiệu cho thấy chúng ta có thể thiết kế toàn cầu hóa với những luật chơi do chúng ta đặt ra, cũng như giữa châu Âu và châu Á.

Nhưng qua hiệp định này sức ép lên Việt Nam cũng nảy sinh. Những chuẩn mực cao, mà hiệp định đòi hỏi, đặt ra nhu cầu cần thiết phải cải cách. Và một ngày nào đó các bạn ngồi đây cũng sẽ tham gia, vì học trình „Luật Đức và châu Âu“ có những trọng tâm về luật môi trường, luật lao động, luật sở hữu trí tuệ. Các bạn có thể cùng tham gia tạo dựng con đường đưa đất nước các bạn hội nhập vào kinh tế toàn cầu!

Các bạn sinh viên thân mến, cuối cùng với tư cách là Bộ trưởng Ngoại giao, tôi không thể nói về luật pháp và công pháp quốc tế, mà không nhắc tới điều quý giá nhất mà chúng ta theo đuổi trong chính sách đối ngoại: đó là hoà bình.

Tôi biết và các bạn cũng biết: Hiện tại trên thế giới có nhiều mối bất hòa. Ở quê hương tôi, tại những nước lân bang giáp ranh với châu Âu nổi lên những cuộc xung đột đẫm máu. Cũng như ở đây, khu vực của các bạn xuất hiện nhiều căng thẳng ngày càng tăng. Các cường quốc và những thế lực tranh dành sự thống trị và đọ sức với nhau.

Ngay trong tình huống này, tôi thiết nghĩ, chúng ta cũng cần phải quay trở lại với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật: Vì nguyên tắc kép về Tự do và Bình đẳng cũng làm cơ sở cho công pháp quốc tế. Tất cả các nước đều là tự do, có chủ quyền và quyền tự quyết vận mệnh của mình. Tất cả các quốc gia, dù to và mạnh hoặc nhỏ và yếu, đều hưởng được sự bảo vệ chủ quyền như nhau. Đó là thành tựu văn minh của công pháp quốc tế: Sự thống lĩnh của quyền lực và bạo lực được thay thế bằng sự thống lĩnh của luật pháp. Nước nào, mà vi phạm công pháp quốc tế và xâm phạm chủ quyền các nước khác, là làm nguy hại đến những thành quả của trật tự hòa bình mà thế giới phải trải qua bao cuộc chiến tranh mới có được tại Liên hiệp quốc.

Và công pháp quốc tế không chỉ thiết lập một trật tự cho hòa bình, mà trong trường hợp xung đột nó còn giúp ích một cách thật cụ thể trong việc giải quyết bình yên các mối căng thẳng và những tranh chấp quyền lợi. Và tôi lại muốn đưa ra cho các bạn một thí dụ và không hoàn toàn ngẫu nhiên nó liên quan đến luật biển. Ai trong các bạn đã nghe nói về Thỏa ước Ems-Dollart? Không ai? Không có gì đáng ngạc nhiên. Trái lại, tôi sẽ lấy làm ngạc nhiên nếu có bạn nào biết ... Đó là một tranh chấp trong 400 năm giữa Đức và Hà Lan vì tranh cải về đường biên giới trên biển Nordsee. Có thể quý vị ngạc nhiên, nhưng mà đúng như vậy, Đức và Hà Lan đến thời gian gần đây vẫn còn tồn tại những vấn đề về biên giới mà chưa được giải quyết. Do đó chúng tôi đã ngồi với các chuyên gia về luật, những người như các bạn, và đã tìm ra giải pháp. Giải pháp đó không phải là lấy thước kẻ một đường biên giới trên bản đồ, mà là thay vì thế chúng tôi đã thỏa thuận pháp lý với nhau về việc sử dụng chung hải phận.

Bây giờ tôi biết trong khu vực các bạn cũng có những căng thẳng liên quan đến biển trong vùng này, mà nó quan trọng hơn nhiều so với vùng biển ở Nordsee. Nhưng câu hỏi vẫn là liệu những căng thẳng được giải quyết như thế nào về pháp lý và chính trị. Có lẽ người này hay người kia trong số các bạn còn đang tìm đề tài cho một tiểu luận hoặc luận án thạc sĩ, thì có thể lấy thí dụ vừa nêu từ đất nước tôi để xem xét kỹ.

Đối với chúng tôi và cả với Việt Nam, một nước ngày càng đóng vai trò quan trọng trong ASEAN cũng như tại Liên hiệp quốc, trong mọi trường hợp rõ ràng rằng, hòa bình chỉ được bảo đảm nếu công pháp quốc tế và chính trị kết hợp với nhau. Công pháp quốc tế nhắm đến việc „lái“ quyền lực đi đúng trong „quỹ đạo“ định trước, và những cường quốc trong chính trị phải chấp nhận „quỹ đạo“ này. Phán quyết mới nhất dựa trên cơ sở của Công ước quốc tế về luật biển của Liên hiệp quốc là một bước pháp lý quan trọng. Bây giờ là tùy thuộc vào việc, những yếu tố hướng dẫn nêu trong phán quyết từng bước một dần dần sẽ trở thành thực tiễn pháp lý quốc tế.

Trên bình diện quốc gia cũng như quốc tế, điều quan trọng là việc chung sống cần phải có những luật lệ. Về việc áp dụng những luật lệ này như thế nào thì phải do những tòa án độc lập quyết định. Chỉ như vậy mới bảo đảm được rằng, sức mạnh của pháp luật chứ không phải luật của kẻ mạnh là có giá trị.

Các bạn sinh viên thân mến

Bắt đầu bài phát biểu tôi đã kể rằng, giao thông ở Việt Nam khá là ấn tượng đối với tôi ... Nhưng dĩ nhiên đó không phải là điều duy nhất đập vào mắt, khi tôi đi trên đường phố Hà Nội. Còn một điều đã gây chú ý cho tôi và điều đó quan trọng hơn nhiều: Có biết bao người trẻ tuổi trên đường phố! 2/3 người dân Việt Nam là dưới 30 tuổi - điều mà người ta ở nước Đức không thể quả quyết được, ở đó các bạn thường thường nhìn thấy trên đường toàn mầu tóc giống như tôi ...

Ở đây tại Hà Nội tôi cảm nhận được đất nước này thuộc về thế hệ trẻ! Các bạn sinh viên thân mến, đó là cơ may tuyệt vời cho các bạn! Tương lai thuộc về các bạn, các bạn sẽ xây dựng đất nước mình và có thể chứng minh rằng, tự do và bình đẳng có thể được kết hợp hài hòa với nhau trong một xã hội, mà ở đó mỗi cá nhân được tự do phát triển đồng thời với cộng đồng lớn mạnh. Đó là nhiệm vụ nặng nề và tôi chúc các bạn nhiều thành công … nhưng dĩ nhiên trước tiên là việc học hành. Cho việc học đại học tôi chúc các bạn tất cả những điều tốt lành và hy vọng các bạn tìm thấy những điều lý thú trong luật Đức. Và nếu đúng thế, thì các bạn hãy giữ sự hứng thú không chỉ trong khi nghiên cứu học hỏi những điều khoản, mà cả sau đó trong tương lai các bạn cộng tác cụ thể làm việc chung với chúng tôi ở nước Đức. Chúng tôi rất vui mừng về điều đó.

Xin cảm ơn.

Dịch giả: Nhóm THQBK

Nguồn: Rede von Außenminister Steinmeier zur Eröffnung des Studiengangs "Deutsches und Europäisches Recht" an der Rechtshochschule Hanoi, Bộ Ngoại giao Đức

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.