Hôm nay,  

Vài kỷ niệm với nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm

03/08/201710:39:00(Xem: 5208)

Gặp nhau nơi Thung Lũng Tử Thần, cùng chung số phận cận kề cái chết. Bác Nghiêm bị nhốt chung với tù Côn Đảo, những tù nhân từng trải qua nhiều chế độ và án chồng án, kẻ thấp nhất đã từng thụ án mười lăm năm, có người hơn ba mươi năm. Họ bị cách ly xã hội quá lâu năm nên sống chung với họ quả là một bài toán gồm toàn chữ Nhẫn.


Dáng người nhỏ nhắn, hiền hòa, đôi mắt đăm chiêu như luôn nghĩ về một cõi xa “gọi người yêu dấu”. Người ấy bây giờ ở đây là Thượng đế, gia đình vợ con và có hai trong số nhiều bạn hữu mà Nhạc sĩ nhắc đến nhiều nhất là Cụ Hà Thượng Nhân và thi sĩ Tô Thùy Yên. Hầu như mỗi chiều hay có khi cả tuần chúng tôi mới gặp nhau, Bác đọc nhiều thơ của hai vị “Thần thơ” cho tôi nghe. Bác thuộc rất nhiều. Tôi nhớ những câu thơ thật sâu đậm, đầy ân tình của người tù cải tạo như khi Cụ Hà tiễn đưa bà Cụ, chân lê trên bờ đê bước xa dần khỏi trại giam, những làn cỏ non xuôi gió bao ân tình:

Xin làm cỏ biếc vuơng chân em đi

Mai em, anh về
Xin làm cỏ biếc
Vương chân em đi
Xin làm giọt mưa
Mưa dầm rưng rức
Trên vai người yêu
Anh cầm tay em
bàn tay khô héo
anh nhìn mắt em
gió lùa lạnh leõ
anh nhìn lòng mình
muà đông mông mênh
cỏ non mùa xuân
còn xanh dấu chân
trăng non mùa hạ
uớt đôi vai trần
có xa không nhỉ
ngày xưa thật gần
có xa không em?
Ngày xưa thật gần.

Tôi được biết Bác từ chối sáng tác những ca khúc ca tụng chế độ lao cải, trước đó nhạc sĩ được ở trong đội văn nghệ và Bác cũng gặp nhiều chuyện rất khổ tâm trong vấn đề này, nên giám thị trại giam đã chuyển Bác vào đội hình sự như một hình thức kỷ luật. Vì đối với cộng sản, kết tội là kết từ trong tư tưởng, cái tội bất hợp tác vào tù mà còn chống đối.


Sự khốn cùng vẫn không đủ cho sự khốn nạn, đó là chuyện bị ăn vạ mỗi khi thăm nuôi “phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí”. Những trò ăn hôi thường xảy ra từ cán bộ cai tù đến mỗi người tù Côn Đảo vốn từng là đại ca, đại bàng. Chúng thường chạy đến thăm hỏi hay gây sự một cách vô cớ để xin quà và sau đó nếu không bằng lòng chúng dọa nạt đòi đánh đập trên tấm thân mảnh mai của Bác hay những tù nhân lương tâm nào khác chẳng may bị nhốt chung với chúng. Quả thật là chúng tôi nhức cả cái đầu về những chuyện vặt vãnh mà con người khi đi vào con đường cùng của sự đói khát, hầu như không có gì về tinh thần nữa, tất cả như chỉ còn là vật chất. Đối với các tù nhân Côn đảo này, với họ không còn Chúa, Phật là gì nữa. Sống gởi, thác về! Chết là hết!


Nhưng cũng thật kỳ lạ như có luật trừ, các tướng cướp nổi tiếng trong đội hình sự nầy, đó là Điền Khắc Kim, Lâm Chín Ngó, Sơn Nhỏ từng là tù trưởng khét tiếng một thời “Chúa Sơn lâm” Côn Đảo, họ rất điềm tĩnh và nếu không nói là “rất hiền”, có thể hiểu như cọp khi chưa được thả về rừng.


Bác Nghiêm thường được các tướng cướp khét tiếng này bênh vực, đúng là trong cái họa may còn gặp được chút hơi cọp. Và một ngày kia, một hảo hớn Côn Đảo đã vác Bác trên vai, chạy thật nhanh đến bệnh xá trại giam. Bác đang hấp hối! Thật vậy, khuôn mặt trở nên vàng tái, người sốt cao. Tin tức về Bác Nghiêm bị bệnh nặng đã loan truyền toàn trại Xuân Phước và nhiều lời bàn tán “chắc Bác không qua khỏi”.


Sau khi được các Bác sĩ tù nhân chẩn đoán chính xác nhạc sĩ bị sốt rét rừng đến sốt ác tính. Phân trại chúng tôi đang ở rất xa với trại chính, sự liên lạc với gia đình cũng như thăm gặp là vô cùng trở ngại, khó khăn. Nơi Bác gái và các em Duyên Thơ, Thơ  Trinh…từng băng rừng vượt núi để gặp Nhạc sĩ mới thấu hiểu hết được đoạn trường của mỗi chuyến thăm nuôi.


Sốt ác tính nhưng không có thuốc đặc trị, thật là vô phương cứu chữa, tôi liền bàn với linh mục Lê Thanh Quế, dòng Tên, Ngài cũng đang bị sốt cao và nằm điều trị tại đây, tôi nói chúng ta chia bớt loại thuốc tốt nhất mà Nhà Dòng mới đưa lên để cứu Nhạc sĩ. Cha Quế rất vui vẻ, một cách kín đáo tôi cùng Y sĩ tù Nguyễn Văn Lượng, người gốc Phan Thiết, mang đến cho Bác uống liên tục, mấy ngày sau Nhạc sĩ khỏe lại và mối ân tình nầy với Dòng Tên, chắc Bác không bao giờ quên.


Bác Nghiêm rất thích cầu nguyện và mỗi lần gặp nhau, ngoài những chuyện thời sự, thơ văn, chúng tôi đều có ít phút cầu nguyện trước khi tiếng kẻng trại giam vang lên để tù nhân trở về phòng giam riêng.  


Bác luôn cầu nguyện cho các con của Bác được bình yên và trung thành với Chúa. Tôi chưa có gia đình và cầu nguyện cho Mẹ tôi được bình an. Tôi luôn có hình của Mẹ trong người. Một hôm tôi giới thiệu đó là Mẹ tôi thời còn trẻ. Bác cảm động vô cùng và chỉ nói khi ra trại giam tôi sẽ đến thăm Bà Cụ. Nhạc sĩ nói cũng có Bà Mẹ và những lời ru ngọt ngào thật sự đã ảnh hưởng lên ông, lòng yêu âm nhạc đã gắn liền với nhạc sĩ tự bao giờ. Theo thời gian đúng như lời hứa Bác đã đến thăm gia đình chúng tôi khi trở về.


Theo diện HO, Bác và gia đình đến định cư tại Hoa Kỳ, sau đó một thời gian, Bác là người đầu tiên tôi gởi tác phẩm ra bên ngoài và nhờ lưu trữ. Đó là tác phẩm Biển Đỏ Việt Nam. Khi nhận được tác phẩm, Bác lấy làm mừng lắm nhưng cũng email về Việt Nam trong sự quan tâm đầy lo lắng cho sự an toàn của tôi. Bác đã đề nghị tôi tìm một tên khác thay cho tên thật và bút hiệu Nguyễn Quang xuất hiện từ đó.

Lời cầu nguyện qua lời nhạc Tôi Uớc Mơ Là Viên Than Hồng viết năm 86, 87 tại trại giam Xuân Phưóc, sau hơn 10 năm mòn mỏi trong tù, của chờ đợi, hy vọng và tuyệt vọng, qua một ca khúc khác “Khi Tôi Quỳ Nơi Chân Chúa”.

Lời cầu nguyện cũng là lời nguyền của chúng tôi một phần nào đã được thực hiện, chúng tôi ước mơ còn sống là còn sáng tác và tâm đắc nhất giữa chúng tôi trong tình bạn vong niên nầy nằm trong Tám Mối Phúc Thật từ Bài Giảng trên núi của Đấng Christ “Phúc cho những ai mang lại hòa bình trong anh em”. Ước mơ bình yên theo đuổi trong chúng tôi vì chính mình, gia đình và bạn hữu. Chúng con luôn hướng về quê hương và không bao giờ quên dân tộc mình.


Đức quốc, 4/8/2017

Nguyễn Quang

nguyenquang3000@gmail.com

http://vnqvn.blogspot.de/

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.