Hôm nay,  

Vài kỷ niệm với nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm

03/08/201710:39:00(Xem: 5211)

Gặp nhau nơi Thung Lũng Tử Thần, cùng chung số phận cận kề cái chết. Bác Nghiêm bị nhốt chung với tù Côn Đảo, những tù nhân từng trải qua nhiều chế độ và án chồng án, kẻ thấp nhất đã từng thụ án mười lăm năm, có người hơn ba mươi năm. Họ bị cách ly xã hội quá lâu năm nên sống chung với họ quả là một bài toán gồm toàn chữ Nhẫn.


Dáng người nhỏ nhắn, hiền hòa, đôi mắt đăm chiêu như luôn nghĩ về một cõi xa “gọi người yêu dấu”. Người ấy bây giờ ở đây là Thượng đế, gia đình vợ con và có hai trong số nhiều bạn hữu mà Nhạc sĩ nhắc đến nhiều nhất là Cụ Hà Thượng Nhân và thi sĩ Tô Thùy Yên. Hầu như mỗi chiều hay có khi cả tuần chúng tôi mới gặp nhau, Bác đọc nhiều thơ của hai vị “Thần thơ” cho tôi nghe. Bác thuộc rất nhiều. Tôi nhớ những câu thơ thật sâu đậm, đầy ân tình của người tù cải tạo như khi Cụ Hà tiễn đưa bà Cụ, chân lê trên bờ đê bước xa dần khỏi trại giam, những làn cỏ non xuôi gió bao ân tình:

Xin làm cỏ biếc vuơng chân em đi

Mai em, anh về
Xin làm cỏ biếc
Vương chân em đi
Xin làm giọt mưa
Mưa dầm rưng rức
Trên vai người yêu
Anh cầm tay em
bàn tay khô héo
anh nhìn mắt em
gió lùa lạnh leõ
anh nhìn lòng mình
muà đông mông mênh
cỏ non mùa xuân
còn xanh dấu chân
trăng non mùa hạ
uớt đôi vai trần
có xa không nhỉ
ngày xưa thật gần
có xa không em?
Ngày xưa thật gần.

Tôi được biết Bác từ chối sáng tác những ca khúc ca tụng chế độ lao cải, trước đó nhạc sĩ được ở trong đội văn nghệ và Bác cũng gặp nhiều chuyện rất khổ tâm trong vấn đề này, nên giám thị trại giam đã chuyển Bác vào đội hình sự như một hình thức kỷ luật. Vì đối với cộng sản, kết tội là kết từ trong tư tưởng, cái tội bất hợp tác vào tù mà còn chống đối.


Sự khốn cùng vẫn không đủ cho sự khốn nạn, đó là chuyện bị ăn vạ mỗi khi thăm nuôi “phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí”. Những trò ăn hôi thường xảy ra từ cán bộ cai tù đến mỗi người tù Côn Đảo vốn từng là đại ca, đại bàng. Chúng thường chạy đến thăm hỏi hay gây sự một cách vô cớ để xin quà và sau đó nếu không bằng lòng chúng dọa nạt đòi đánh đập trên tấm thân mảnh mai của Bác hay những tù nhân lương tâm nào khác chẳng may bị nhốt chung với chúng. Quả thật là chúng tôi nhức cả cái đầu về những chuyện vặt vãnh mà con người khi đi vào con đường cùng của sự đói khát, hầu như không có gì về tinh thần nữa, tất cả như chỉ còn là vật chất. Đối với các tù nhân Côn đảo này, với họ không còn Chúa, Phật là gì nữa. Sống gởi, thác về! Chết là hết!


Nhưng cũng thật kỳ lạ như có luật trừ, các tướng cướp nổi tiếng trong đội hình sự nầy, đó là Điền Khắc Kim, Lâm Chín Ngó, Sơn Nhỏ từng là tù trưởng khét tiếng một thời “Chúa Sơn lâm” Côn Đảo, họ rất điềm tĩnh và nếu không nói là “rất hiền”, có thể hiểu như cọp khi chưa được thả về rừng.


Bác Nghiêm thường được các tướng cướp khét tiếng này bênh vực, đúng là trong cái họa may còn gặp được chút hơi cọp. Và một ngày kia, một hảo hớn Côn Đảo đã vác Bác trên vai, chạy thật nhanh đến bệnh xá trại giam. Bác đang hấp hối! Thật vậy, khuôn mặt trở nên vàng tái, người sốt cao. Tin tức về Bác Nghiêm bị bệnh nặng đã loan truyền toàn trại Xuân Phước và nhiều lời bàn tán “chắc Bác không qua khỏi”.


Sau khi được các Bác sĩ tù nhân chẩn đoán chính xác nhạc sĩ bị sốt rét rừng đến sốt ác tính. Phân trại chúng tôi đang ở rất xa với trại chính, sự liên lạc với gia đình cũng như thăm gặp là vô cùng trở ngại, khó khăn. Nơi Bác gái và các em Duyên Thơ, Thơ  Trinh…từng băng rừng vượt núi để gặp Nhạc sĩ mới thấu hiểu hết được đoạn trường của mỗi chuyến thăm nuôi.


Sốt ác tính nhưng không có thuốc đặc trị, thật là vô phương cứu chữa, tôi liền bàn với linh mục Lê Thanh Quế, dòng Tên, Ngài cũng đang bị sốt cao và nằm điều trị tại đây, tôi nói chúng ta chia bớt loại thuốc tốt nhất mà Nhà Dòng mới đưa lên để cứu Nhạc sĩ. Cha Quế rất vui vẻ, một cách kín đáo tôi cùng Y sĩ tù Nguyễn Văn Lượng, người gốc Phan Thiết, mang đến cho Bác uống liên tục, mấy ngày sau Nhạc sĩ khỏe lại và mối ân tình nầy với Dòng Tên, chắc Bác không bao giờ quên.


Bác Nghiêm rất thích cầu nguyện và mỗi lần gặp nhau, ngoài những chuyện thời sự, thơ văn, chúng tôi đều có ít phút cầu nguyện trước khi tiếng kẻng trại giam vang lên để tù nhân trở về phòng giam riêng.  


Bác luôn cầu nguyện cho các con của Bác được bình yên và trung thành với Chúa. Tôi chưa có gia đình và cầu nguyện cho Mẹ tôi được bình an. Tôi luôn có hình của Mẹ trong người. Một hôm tôi giới thiệu đó là Mẹ tôi thời còn trẻ. Bác cảm động vô cùng và chỉ nói khi ra trại giam tôi sẽ đến thăm Bà Cụ. Nhạc sĩ nói cũng có Bà Mẹ và những lời ru ngọt ngào thật sự đã ảnh hưởng lên ông, lòng yêu âm nhạc đã gắn liền với nhạc sĩ tự bao giờ. Theo thời gian đúng như lời hứa Bác đã đến thăm gia đình chúng tôi khi trở về.


Theo diện HO, Bác và gia đình đến định cư tại Hoa Kỳ, sau đó một thời gian, Bác là người đầu tiên tôi gởi tác phẩm ra bên ngoài và nhờ lưu trữ. Đó là tác phẩm Biển Đỏ Việt Nam. Khi nhận được tác phẩm, Bác lấy làm mừng lắm nhưng cũng email về Việt Nam trong sự quan tâm đầy lo lắng cho sự an toàn của tôi. Bác đã đề nghị tôi tìm một tên khác thay cho tên thật và bút hiệu Nguyễn Quang xuất hiện từ đó.

Lời cầu nguyện qua lời nhạc Tôi Uớc Mơ Là Viên Than Hồng viết năm 86, 87 tại trại giam Xuân Phưóc, sau hơn 10 năm mòn mỏi trong tù, của chờ đợi, hy vọng và tuyệt vọng, qua một ca khúc khác “Khi Tôi Quỳ Nơi Chân Chúa”.

Lời cầu nguyện cũng là lời nguyền của chúng tôi một phần nào đã được thực hiện, chúng tôi ước mơ còn sống là còn sáng tác và tâm đắc nhất giữa chúng tôi trong tình bạn vong niên nầy nằm trong Tám Mối Phúc Thật từ Bài Giảng trên núi của Đấng Christ “Phúc cho những ai mang lại hòa bình trong anh em”. Ước mơ bình yên theo đuổi trong chúng tôi vì chính mình, gia đình và bạn hữu. Chúng con luôn hướng về quê hương và không bao giờ quên dân tộc mình.


Đức quốc, 4/8/2017

Nguyễn Quang

nguyenquang3000@gmail.com

http://vnqvn.blogspot.de/

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.