Hôm nay,  

Ông Công Tố Đặc Biệt Rất... Đặc Biệt

01/08/201710:16:00(Xem: 8107)

...Ưu tư dân Mỹ là cải tổ y tế, giảm thuế, tạo công ăn việc làm,...

Trên nguyên tắc, nhân vật quyền thế nhất nước Mỹ phải là tổng thống, tức là ông Trump. Trên thực tế, người quyền thế nhất hiện nay là thẩm phán Robert Mueller, công tố đặc biệt điều tra vụ Nga can dự vào bầu cử tổng thống vừa qua.
Thật vậy, nếu ông Mueller ngày mai họp báo tuyên bố TT Trump thông đồng với Putin để đạt thắng lợi trong cuộc bầu cử vừa qua, cũng như đã bãi chức giám đốc James Comey bất hợp pháp để ngăn chặn cuộc điều tra của FBI, hay TT Trump bất ngờ ra lệnh bãi nhiệm ông Mueller, thì bảo đảm cái ghế tổng thống lắc lư mạnh. Dù không mất job thì uy tín TT Trump cũng bị sứt mẻ khó hàn gắn.
Những kịch bản trên có thể thành sự thật không? Không ai biết hết. Chỉ vì chẳng ai rõ quan hệ giữa TT Trump và các phụ tá của ông với Nga như thế nào, ai đã liên lạc với ai, trao đổi những gì? Bởi vậy mới có cuộc điều tra của ông Mueller.
Câu chuyện Nga can dự vào cuộc bầu tổng thống nổ bùng cách đây khoảng một năm khi Ủy Ban Quốc Gia của Đảng DC tố Nga thâm nhập hệ thống emails của họ. Chẳng có bằng chứng cụ thể nào, xì hơi, đi vào quên lãng. Chẳng ai nói đến điều tra điều trần gì ráo. Cả bà Hillary lẫn TT Obama đều cố dìm đi vì tin chắc bà Hillary sẽ đắc cử, không muốn làm khó TT Putin, bất lợi cho bà tổng thống Hillary. Nhưng sau khi bà Hillary thất cử, câu chuyện được hồi sinh lại vì là lý do duy nhất có thể giải thích sự thất cử quá bất ngờ của bà Hillary. Ít ra thì cũng là lý cớ đánh phá TT Trump cho đỡ tức.
Việc bổ nhiệm ông công tố mang ý nghĩa và có thể có hậu quả nào?
Nhìn lại câu chuyện, ta thấy TT Trump làm việc rất lủng củng. Ông sa thải ông Comey, giải thích là làm theo đề nghị của thứ trưởng Tư Pháp, Rod Rosenstein, là người đã viết một phúc trình nặng nề chỉ trích giám đốc Comey tắc trách, vi phạm rất nhiều nguyên tắc và thủ tục công vụ trong việc điều tra emails của bà Hillary, cần phải bãi nhiệm. Sau đó, lại có tin TT Trump đã quyết định bãi nhiệm trước khi hỏi ý ông Rosenstein. Tức là TT Trump quyết định trước, rồi vịn vào phúc trình của ông này để biện giải.
Ông Rosenstein bực mình, coi như bị lợi dụng. Mặt khác bị phe DC và TTDC tố là tay sai của Trump. Ông muốn chứng tỏ mình công tâm và độc lập, bổ nhiệm một công tố đặc biệt để điều tra toàn bộ câu chuyện Nga can thiệp. Ông có quyền này vì bộ trưởng Sessions đã tự ý rút ra khỏi cuộc điều tra để tránh xung khắc quyền lợi vì nghĩ chính ông cũng có thể sẽ bị điều tra.
Một lý do nữa cần điều tra là cuộc nói chuyện riêng giữa TT Trump và ông Comey bị ông này xì ra làm bằng chứng FBI đã bị TT Trump áp lực chấm dứt điều tra tướng Flynn, tức là cản trở công lý. Chính ông Comey xác nhận ông cố ý xì cuộc nói chuyện này ra cho báo chí để tạo áp lực bắt buộc phải bổ nhiệm công tố đặc biệt.
Như vậy, ngay từ đầu, việc bổ nhiệm công tố đặc biệt đã bị tỳ vết vì là kết quả của hai hành động mang tính đòn thù của hai ông Rosenstein và Comey.
Đã vậy, việc ông Rosenstein lựa ông Mueller lại còn mờ ám hơn nữa.
Để chống đỡ những chỉ trích ông đã đánh ông Comey quá mạnh với bản phúc trình nặng nề chỉ trích ông Comey, ông Rosenstein lựa ngay… ông bạn chí thân của ông Comey làm công tố.
Hai ông Mueller và Comey có quan hệ mật thiết với nhau từ hơn 15 năm nay, tự coi nhau như “brothers in arms”, đại khái như “huynh đệ chi binh”.
Tháng Ba năm 2004, ông Comey là thứ trưởng Tư Pháp, dưới quyền bộ trưởng John Ashcroft, do TT Bush con bổ nhiệm. Ông Mueller làm giám đốc FBI, cũng do TT Bush con bổ nhiệm. Khi đó, một luật liên quan đến việc theo dõi điện thoại các người bị nghi ngờ là khủng bố Hồi giáo mãn hạn, cần phải được gia hạn. Phe diều hâu của PTT Cheney muốn gia hạn vì chủ trương mạnh tay với khủng bố. Bộ trưởng Tư Pháp Ashcroft và thứ trưởng Comey không đồng ý vì cho rằng luật này đi quá xa, có thể vi phạm nhân quyền. Hai bên giằng co cãi nhau. Bất thình lình, bộ trưởng Ashcroft bị đột qụy, vào nhà thương, thứ trưởng Comey xử lý. Gần ngày hết hạn, luật được sửa đôi chút, PTT Cheney ô-kê, ra lệnh mang qua cho ông Comey ký. Ông này từ chối không chịu ký.
Câu chuyện lên đến TT Bush con. Ông ra lệnh mọi người đến gặp ông. Ông Comey gặp trước, nói thẳng nhất định không ký, nếu bị ép sẽ từ chức ngay. Rồi ông dọa thêm, nếu ông từ chức, giám đốc FBI Mueller cũng từ chức luôn. TT Bush hỏi ông Mueller, ông này xác nhận sẽ từ chức cùng ông Comey.
Hai ông Comey và Mueller sát cánh bên nhau áp lực TT Bush con. Cuối cùng TT Bush chịu thua, không gia hạn luật, bắt sửa lại luật cho nhẹ hơn.
Sau thắng lợi của liên minh Comey-Mueller, hai ông gắn bó với nhau từ ngày đó đến nay. Qua thời TT Obama, ông Mueller đi làm cho một văn phòng luật chuyên lùng bắt tham nhũng trong các đại công ty, dĩ nhiên hợp tác chặt chẽ với ông Comey khi đó đã được TT Obama bổ nhiệm giám đốc FBI, vì thành tích chống TT Bush con.
Trở lại tình trạng ngày nay.
Việc bổ nhiệm ông Mueller làm công tố điều tra việc Nga can dự vào bầu cử tổng thống chẳng có gì đáng thắc mắc. Nhưng rồi cuộc điều tra dường như đã ra ngoài đề, bắt đầu bằng việc cứu xét xem TT Trump có cản trở công lý khi áp lực rồi bãi nhiệm ông Comey hay không.
Nếu có chuyện này thật thì tất nhiên có vấn đề lớn. Nếu cuộc điều tra bây giờ nhắm vào việc ông Comey bị sa thải, thì làm sao thiên hạ có thể tin là ông Mueller sẽ đủ công tâm, không tìm cách bảo vệ hay giúp đỡ ông “huynh đệ chi binh” từ mười mấy năm qua của ông?
Giáo sư luật Glenn Reynolds của đại học Tennessee viết bài trên USA Today, nhận định đây là chuyện xung khắc quyền lợi lớn nhất và rõ ràng nhất. Ông Mueller không thể nào được phép điều tra về việc ông Comey bị bãi nhiệm. Luật lệ Mỹ rất rõ rệt ghi nhận xung khắc quyền lợi, kể cả quyền lợi cá nhân –personal conflict of interest-.
Đã vậy câu chuyện lại trở thành rắc rối hơn khi ông Mueller bắt đầu thuê luật sư vào ê-kíp của ông. Cho đến nay, ông đã kiếm được một chục.
TTDC dĩ nhiên đã tung hô mấy ông bà luật sư mới này lên đến chín từng mây. Theo TTDC, đây là một ê-kíp chuyên gia có một không hai, vô địch về thành tích, khả năng, và công tâm. Toàn là siêu nhân.
Tất cả đều là chuyên gia về luật hình sự -criminal law-, không có một ai là chuyên gia về luật công quyền, luật bầu cử, hay Hiến Pháp. Một cách cụ thể, mấy ông bà luật sư này là chuyên gia đi bắt tham nhũng, gian lận sổ sách. Đưa đến câu hỏi ông Mueller hình như muốn chui vào sổ sách xem ông Trump và gia đình làm gì, kinh doanh như thế nào, chẳng dính dáng gì đến chuyện Nga can dự bầu cử.
Đã vậy, đa số những luật sư ông Mueller mới thuê vào đều là phe DC, đã đóng từ vài ngàn đến vài chục ngàn đô yểm trợ cho ông Obama, bà Hillary, và các chính khách DC như Al Gore, John Kerry,... Không có một người nào góp tiền yểm trợ TT Trump hết.
Trong đám, có một bà luật sư gốc Hàn Quốc, Jeannie Rhee, từng là luật sư riêng của bà Hillary, biện hộ cho Quỹ Clinton Foundation trong một vụ thưa kiện lớn. Bà này có đủ công tâm không hay sẽ tìm cách trả thù dùm bà Hillary?
Một luật sư khác trước đây dính dáng vào một vụ thưa kiện chống con rể TT Trump, và hai ông này trở thành kình địch. Vài ngày sau khi ông luật sư này gia nhập nhóm điều tra, văn phòng ông Mueller loan báo họ sẽ điều tra luôn tất cả những giao dịch kinh doanh của ông con rể. Những giao dịch kinh doanh của ông này có liên quan gì tới vụ Nga can thiệp bầu cử?
Bình tâm mà nhận xét, bây giờ còn quá sớm để khen hay chê. Rất có thể ê-kíp của ông Mueller là những chuyên gia rất công tâm, làm việc rất nghiêm chỉnh, nhưng dù muốn hay không, với những yếu tố vừa nêu trên mà sau đó họ ra kết luận bất lợi, đưa đến việc truy tố hay đàn hặc TT Trump thì thật sự mà nói, họ sẽ khó giải thích cho hơn 60 triệu cử tri đã bầu cho TT Trump. Khối cử tri này đang coi toàn bộ câu chuyện Nga can dự như là một đòn bề hội đồng của phe cấp tiến, của cái trục Cấp Tiến-Dân Chủ-TTDC nhắm vào tổng thống của họ. Một kết luận bất lợi cho TT Trump sẽ bị coi như là một bước nữa trong cuộc “đảo chánh”, lật đổ một tổng thống đã được bầu và đắc cử hoàn toàn hợp pháp, hợp Hiến, và chính danh.
Thực tế, lịch sử cho thấy những cuộc điều tra này thường kéo dài lê thê lướt thướt, dây dưa chuyện này qua chuyện khác, cho đến khi tóm được vài con nhạn làm vật tế thần để biện giải cho chi phí bạc triệu cho các luật sư rất cao giá này.


Bằng chứng: cuộc điều tra về mua bán đất đai Whitewater của TT Clinton rốt cuộc đưa đến xì-căng-đan Monica Lewinsky, rồi đàn hặc TT Clinton. Ai biết được cuộc điều tra của ông Mueller rồi sẽ dây dưa qua chuyện gì?
Tin mới nhất cho biết ông Mueller đang điều tra luôn những giao dịch kinh doanh của TT Trump với Nga từ cả chục năm trước. Chẳng hạn như đang điều tra về việc ông Trump tổ chức thi hoa hậu tại Nga năm 2013, hay bán một căn nhà tại Florida cho một doanh gia Nga năm 2008.
Quý độc giả nào giải thích được những chuyện thi hoa hậu hay bán nhà cửa cách đây cả chục năm liên hệ như thế nào đến việc Putin can thiệp vào bầu cử tổng thống năm 2016, xin chỉ giáo. Hay chỉ là chuyện ông Mueller hợp tác với phe DC để cố tìm cho ra lý cớ “đảo chánh” TT Trump, xoá bỏ kết quả bầu cử 2016?
TT Trump đã công khai cảnh cáo nếu ông Mueller đi quá xa, TT sẽ dành quyền sa thải ông, là điều TT có thể ra lệnh thứ trưởng Tư Pháp làm. Đừng ai nghĩ TT Trump không dám làm. Có người nghi ngờ những tranh cãi giữa TT Trump với ông bộ trưởng Sessions hiện nay chỉ là dàn cảnh để có cớ thay ông bộ trưởng để bổ nhiệm một người khác sẵn sàng cách chức công tố Mueller.
Chính vì bộ trưởng Sessions tự ý rút lui quá nhanh mà TT Trump nổi đóa, cho rằng ông này đã không chu toàn trách nhiệm bảo vệ tổng thống mà chỉ lo thân mình, cho ông Rosenstein cơ hội bổ nhiệm ông Mueller làm công tố đặc biệt, gây khó dễ cho TT Trump.
Hầu hết các chính khách cả hai phe đều chỉ trích hay e ngại thái độ của TT Trump đối với ông Sessions hiện nay. Đây không phải là lần đầu ông Trump làm chuyện quái lạ.
Câu chuyện cãi vả giữa TT Trump và ông Sessions cũng để lộ ra sự giả dối thô bạo của “phe ta”. Thượng Viện biểu quyết ông Sessions làm bộ trưởng Tư Pháp không có MỘT phiếu của các đồng nghiệp DC của ông. Tất cả phe cấp tiến và TTDC sỉ vả ông Sessions không thương tiếc, cũng chẳng nể tình “đồng nghiệp thượng nghị sĩ” gì hết. Thế nhưng bây giờ vì có xung đột với TT Trump thì lại quay qua bênh ông Sessions. Một cụ nhà báo tỵ nạn bẻ cong ngòi bút “trong suốt 20 năm ở Thượng Viện, ông Sessions được kính nể bởi các đồng nghiệp…”. Viết vậy có thẹn với lương tâm không? Có coi thường độc giả không?
Có thể TT Trump đang tìm cách giải nhiệm công tố Mueller bằng cách kiếm cớ thay thế ông Sessions trước. Dĩ nhiên ông hiểu rõ mức nguy hiểm đặc biệt của quyết định nếu xẩy ra. Nhưng có thể ông sẳn sàng chấp nhận hậu quả vì cuộc điều tra của ông Mueller nếu xen vào việc kinh doanh của ông từ cả chục năm trước thì chẳng những đi quá xa, bằng chứng rõ ràng đây rốt cuộc chỉ là âm mưu bứng ông bằng mọi cách, mà còn gây thiệt hại tài chánh rất lớn cho ông.
Ta đừng quên ông Trump đã có quan hệ kinh doanh với cả vạn doanh gia và doanh nghiệp. Chính ông đã phải từ nhiệm khỏi mọi chức vụ trong gần 500 công ty trước khi vào Tòa Bạch Ốc. Thương trường đấu đá còn kinh khủng hơn chính trường, có cả vạn thoả ước, trao đổi không thể để các đối thủ cạnh tranh biết được. Kiểu như giao dịch với ai, về việc gì, mua bán gì, giá cả và điều kiện ra sao,...
Nếu những giao dịch kinh doanh của TT Trump trước khi làm tổng thống bị ông Mueller xiá vào và lôi ra ánh sáng cho dù chẳng dính dáng gì đến việc Nga can thiệp vào bầu cử, tất nhiên các đối thủ kinh doanh của mấy trăm công ty của ông sẽ khai thác tối đa, đưa đến thiệt hại tài chánh khó tưởng tượng được cho ông Trump, gia đình ông, cả vạn nhân viên làm việc cho các công ty này, và không biết bao nhiêu đối tác kinh doanh của ông.
Vì tính nguy hiểm đó, rất có thể TT Trump sẽ chấp nhận mọi hậu quả chính trị để giải nhiệm ông Mueller, bảo vệ quyền lợi của ông, gia đình, cả trăm công ty của ông, và các đối tác. Cùng lắm, ông mất job tổng thống, nhưng không mất bạc tỷ, không phải sa thải cả vạn nhân viên của ông.
Thực tế, chuyện sa thải ông Mueller khó xẩy ra vì nếu xẩy ra, quốc hội sẽ bị áp lực chính trị phải bổ nhiệm một công tố độc lập mà TT Trump sẽ không sa thải được. Ông này dĩ nhiên sẽ hung hãn gấp bội ông Mueller. TT Trump đương nhiên đã cân nhắc chuyện này rồi.
Hậu quả như thế nào khó biết, mà TT Trump có thể cũng không cần biết luôn. Hình như chưa có tổng thống nào bất cần cái job tổng thống như ông Trump hết. Cùng lắm bị đàn hặc mất job thì về làm chủ khách sạn và sòng bạc kiếm bạc tỷ dễ hơn và đỡ nhức đầu hơn, PTT Pence lên thay thế.
Tới đây, đảng DC sẽ phải suy nghĩ lại ít nhất năm phút. Còn TT Trump, TTDC và phe DC còn đánh ông tơi tả, tê liệt hoàn toàn bộ máy chính quyền, phe CH không làm được chuyện gì hết. Có lợi lớn cho DC trong những kỳ bầu cử tới. Loại ông Trump, để ông phó Mike Pence lên thay, TTDC sẽ cụt hứng, hết người đánh, phe CH sẽ đoàn kết lại sau lưng TT Pence, các kế hoạch của phe bảo thủ CH có triển vọng được xúc tiến dễ dàng hơn, như cải tổ y tế, sửa luật thuế, phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm mạnh cho dân. Trong trường hợp đó, phe DC sẽ gặp khó khăn vô vàn trong các kỳ bầu quốc hội năm 2018 và bầu tổng thống năm 2020. Sẽ là đại họa không phải cho CH mà là cho DC. Như vậy, thật sự có nên bứng ông thần Trump đi không? Đó là câu hỏi vĩ đại nhiều ông DC đang bóp trán tính toán.
Nhiều ông bảo thủ CH thật sự cũng đã nghĩ đến giải pháp này rồi. Họ không cần bảo vệ cá nhân ông Trump, mà chỉ muốn thực hiện các kế hoạch bảo thủ. Nếu ông Trump là trở ngại lớn, và nếu cần bứng ông Trump đi để có thể thực hiện được các chương trình bảo thủ, thì họ sẽ không ngần ngại bái bai ông Trump đâu.
Dĩ nhiên với những người không nhìn xa vào chính sách gì hết, mà chỉ thù ghét cá nhân ông Trump, thì đây là chuyện thương ghét cá nhân nông cạn, không đáng bàn.
TTDC rầm rộ loan tin TT Trump đang nghiên cứu việc ân xá cho các cộng sự viên và ngay cả cho chính mình luôn. Đây là loại fake news tiêu biểu của TTDC hiện nay. Tung ra cho có đề tài đả kích mà chẳng cần một ly bằng chứng hay nhân chứng.
Tất cả đều mù mờ, chỉ có một chuyện rõ ràng: ông Mueller đã nhận một trách nhiệm cực kỳ lớn, mà kết quả dù thế nào cũng sẽ gây rối loạn lớn trong chính trường. Bạch hóa ông Trump thì cả phe cấp tiến và TTDC sẽ lên cơn điên ngay. Kết tội ông Trump thì ông thần này sẽ không ngồi yên, và cả khối 60 triệu cử tri của ông sẽ nổi loạn ngay.
Không ai nghi ngờ Nga cố tình can thiệp vào bầu cử Mỹ, chuyện chính trị bình thường. Điều tra là việc làm cần thiết để có biện pháp ngăn chặn mọi can thiệp trong tương lai. Nhưng không ai có thể lẫn lộn, xập xí xập ngầu kiểu TTDC mập mờ ám chỉ TT Trump đã cấu kết với Nga, hay ông Mueller tìm cách tra cứu kinh doanh cách đây cả chục năm của ông Trump. Khác nhau xa.
Nếu thực sự công bằng, ông Mueller cần phải điều tra luôn việc Nga có thông đồng với bà Hillary hay không. Chính quyền Putin đã trực tiếp hay gián tiếp đóng bao nhiêu tiền cho bà Hillary? Ta đừng quên khi bà còn làm ngoại trưởng, một công ty Nga mua được bản quyền khai thác 20% dự trữ uranium của Mỹ. Cũng công ty đó đóng góp 100 triệu đô cho Quỹ Clinton Foundation. Chưa kể ban vận động của bà đã đi gặp đại sứ Ukraine để tìm tin quan hệ của Ukraine với ông Manafort, giám đốc ban vận động của ứng viên Trump khi đó. Việc phụ tá bà Hillary đi gặp đại sứ Ukraine khác việc phụ tá của ông Trump đi gặp đại sứ Nga ở điểm nào? Cần điều tra những chuyện đó không?
Chưa hết, sẽ còn phải điều tra luôn vai trò của TT Obama. Tại sao ông biết Nga can thiệp vào bầu cử mà không tìm cách ngăn cản hay điều tra gì hết?
Chưa ai biết cuộc điều tra của ông Mueller sẽ kéo dài bao lâu và lôi chuyện gì ra ánh sáng. Chỉ biết cuộc điều tra về ma Nga chỉ là một trò đấu đá chính trị do phe chống TT Trump quậy mà dân Mỹ chẳng để ý mấy. Theo một thăm dò mới của Bloomberg, chỉ có 6% dân Mỹ thắc mắc về chuyện này.
Ưu tư của dân Mỹ là cải tổ y tế, giảm thuế, tạo công ăn việc làm,... TT Trump giải quyết được những chuyện này thì toàn thể câu chuyện “thông đồng” với Nga chỉ là loại tin rác rến vớ vẩn do TTDC thổi phồng. TT Trump không thực hiện những chuyện lớn này thì ông sẽ là tổng thống một nhiệm kỳ, bất kể Nga có can thiệp hay không, mà cũng bất kể những lủng củng, đấu đá nội bộ trong ê-kíp Trump mà TTDC đang làm rùm beng. (30-07-17)

Vũ Linh

Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng trên Việt Báo mỗi thứ Ba.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.