Hôm nay,  

Cảm Giác Chiến Tranh

7/26/201700:00:00(View: 9879)

Các sự kiện xảy ra dồn dập trong tuần qua ở thủ đô Washington DC tựa như là một tấn tuồng bi hài kịch xã hội (soap opera) trình chiếu ở tốc độ nhanh chóng mặt.

Những diễn viên trên sân khấu từ TT Trump đến Trump Jr., con rễ Kushner, cựu giám đốc chiến dịch tranh cử Manafort, bộ truởng tư pháp Sessions, thứ trưởng tư pháp Rosenstein, ngoại truởng Tillerson, bà counselor Conway, bà phụ tá văn phòng báo chí Sanders, ông tân giám đốc truyền thông Scaramucci, ông công tố viên đặc biệt Mueller... đang làm cho chính trường Hoa Kỳ ít nhất là trong 12 tháng sắp tới xáo trộn với những tình tiết ly kỳ.

TT Trump đang ngồi trên một cái ghế quá nóng (hot seat) mà ông phải chọn lựa giữa một trong hai thái độ, và chỉ có hai để chọn.

Một là chấp nhận các cuộc điều tra của ông Mueller, hai viện quốc hội, các cơ quan tình báo, tiểu bang New York... và các phơi bày càng ngày càng nhiều từ tin mật bị lộ và từ các kết quả điều tra. Ông phải chống chọi với ít nhất 4 loại điều tra (1) có thông đồng với Nga về bầu cử hay không? (2) có cản trở công lý hay không? (3) có thủ lợi từ chức vụ hay không? (4) có phạm tội tài chánh về rửa tiền cho tài phiệt Nga hay không? Qua cuộc phỏng vấn ông bởi New York Times hôm 19/7 cho thấy, ông rất lo ngại về vấn đề thứ tư và nhắn với ông Mueller là như thế sẽ vượt lằn ranh đỏ, hàm ý là ông có thể đuổi ông Mueller. (http://nyti.ms/2v5eary)

Hai là chiến đấu cho tới cùng, tức sẵn sàng đuổi việc ông Mueller, thay thế ông Sessions, ông Rosenstein, ngay cả bà Conway, chiến lược gia trưởng Bannon, bà bộ trưởng giáo dục Devos, bộ trưởng y tế Price (hôm Thứ Hai 24/7 ở sinh hoạt hướng đạo toàn quốc ông đã đe doạ - http://nyti.ms/2v5DfTr)... Ông đang xây dựng đội hình để điều tra ngược lại ông Mueller, cho rằng ông Mueller có động cơ chính trị và nằm về phía đảng Dân Chủ để hạ ông.

Tình hình cho thấy là ông chọn giải pháp hai. Với giải pháp này thì nghe đâu đây có mùi thuốc súng.

Quy luật thông thường của các lãnh tụ khi bên trong bị khủng hoảng thì tìm cách tống nó ra bên ngoài, hướng dư luận về một chiều khác có lợi cho vị thế chính trị của mình. TT George Herbert Walker Bush (Bush cha) vào cuối năm 1990 được dư luận ủng hộ khoảng 50%, sau khi đánh Iraq để giải phóng Kuwait thì vọt lên 89% vào tháng Hai, tháng Ba năm 1991. Hiện tượng gây chiến bên ngoài để giải quyết các khó khăn bên trong mà tiếng lóng thường gọi là "cái đuôi vẫy con chó" (wagging the dog) dường như đang được team Trump chuẩn bị.


TT Trump chỉ có hai vùng trên thế giới để động binh, đó là vùng Trung Đông và vùng Đông Bắc Á.

Nhưng ở vùng Trung Đông, những nước mà TT Trump muốn đánh là Syria, Iran thì lại là đồng minh của Nga. Xét tình thế rất tế nhị trong khủng hoảng nội bộ của Hoa Kỳ hiện nay có liên quan trực tiếp đến Nga và việc Nga trả đũa có thể tạo thêm sóng gió cho TT Trump với những nút nhấn mà Nga đang nắm nhưng chưa sử dụng thì TT Trump không dại gì mà đi gây hấn với Nga.

Nhìn đạo luật trừng phạt Nga mà hai viện Quốc Hội HK vừa thoả thuận hôm Thứ Bảy 22/7 thì thấy rằng QH không tin tưởng là TT Trump sẽ trừng phạt Nga nên QH ra tay trước và trong đó có điều khoản cấm tổng thống tự ý bãi bỏ trừng phạt mà không thông qua QH. Cho đến khi viết bài này thì bên phía Toà Bạch Ốc không cho biết là TT Trump có chịu ký ban hành hay không. Cái khó cho ông Trump là trong luật này không phải một mình Nga mà còn có Iran và Bắc Hàn, nếu không ký thì hai nước sau cũng sẽ thoát luật này. (http://cnn.it/2v5hCCD)

Cho nên còn lại là vùng Đông Bắc Á mà hiển nhiên nhất là Bắc Hàn. Theo Fox News 25/7/17 thì BH sắp sửa bắn thử hoả tiển liên lục địa và chủ tịch liên quân HK nói rằng chỉ còn vài tháng là hết hạn giải pháp ngoại giao (http://fxn.ws/2v59j9O). Cũng hôm 25/7 báo Time loan tin bà nghị sĩ Cộng Hoà Susan Collins (R-Maine) nói mà quên tắt micro với NS Dân Chủ Jack Reed của Rhode Island sự "lo lắng" của bà về TT Trump (http://bit.ly/2v5tFzF).

Tình trạng chính trị hiện nay của HK là tác dụng phụ (side effects) của liều thuốc dân chủ. HK vẫn vững như bàn thạch do đã xây dựng được những định chế vững chắc và TT Trump dù có làm gì thì cũng không thể mặc áo qua khỏi đầu (Hiến Pháp). Chính quyền TT Trump chỉ kéo dài 4 hay 8 năm tối đa, nên chỉ là hiện tượng nhất thời trong lịch sử HK. Các yếu tố thiên nhiên, địa chính trị, sức mạnh nội tại của đại khối quần chúng, nền dân chủ pháp trị vững chắc, nền giáo dục đại chúng rộng sâu... cho phép HK vẫn là siêu cường số một trong ít nhất là thế kỷ 21 này.

Nhưng trước mặt thì dường như có tanh tanh mùi thuốc súng.

Lê Minh Nguyên

25/7/2017

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Ngày 24 tháng 2 năm 2022, nổ ra cuộc xung đột Nga-Ukraine, cuộc chiến tàn khốc ở Châu Âu, Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto từng tuyên bố: “Giờ đây khi những chiếc mặt nạ đã tháo xuống, sẽ chỉ còn lại bộ mặt lạnh lùng của chiến tranh.” Nguyên thủ quốc gia Phần Lan, tại vị hơn một thập niên, đã gặp gỡ Tổng thống Vladimir V. Putin nhiều lần theo chính sách của Phần Lan trong việc tiếp cận với Nga, quốc gia có chung đường biên giới dài gần 835 dặm. Tuy nhiên, chính sách đó, cùng với ảo tưởng của Châu Âu về việc ‘làm ăn bình thường’ với ông Putin, đột nhiên tan thành mây khói.
Trong tuần qua, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken khi họp báo nhân chuyến thăm Kazakhstan đã nói rằng nếu Trung Quốc cung cấp vũ khí sát thương cho Nga, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quan hệ TQ với Mỹ và phần còn lại của thế giới: Ông nói: "Trung Quốc không thể hai mặt khi nói đến sự xâm lược của Nga ở Ukraine."
Tính đến ngày 24-2-2023, cuộc tấn công của Tổng Thống Nga Putin vào thủ đô Kiev của Ukraine tròn đúng một năm. Nhìn dưới bất cứ góc độ nào, đây là cuôc tấn công trên một qui mô lớn, mỗi mũi nhọn của cuộc tấn công phải được Moskova nghiên cứu tường tận...
Đất nước “được” dẫn dắt bởi một đám người nông nổi, tiểu tâm, ngu tối, và thiển cận nên vấn đề (tất nhiên) không chỉ giới hạn vào ngôn ngữ. Họ còn tạo ra một “cái nền dân trí luôn là mảnh đất cho hận thù, ngờ vực và chia rẽ” nữa...
Sau 20 năm thi hành Nghị quyết về “phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, tình hình đoàn kết trong nước và giữa người Việt Nam ở nước ngoài với đảng Cộng sản cầm quyền vẫn mờ nhạt hơn bao giờ hết...
Hôm trước ngày kỷ niệm một năm chiến tranh Ukraine, Đại Hội Đồng LHQ lên tiếng kêu gọi Putin hảy rút hết quân đội Nga ra khỏi biên giới được quốc tế nhìn nhận của Ukraine, ngay lập tức, vô điều kiện (afp), để tái lập một nền hòa bình chánh đáng và bền vững...
Vài lời tâm huyết của Kỹ sư Nguyễn Đức Tiến, một chuyên gia kỳ cựu về Địa chất & Dầu khí, nhân đọc bài chuyên luận công phu “Nửa thế kỷ cải tạo làm cạn kiệt tài nguyên một ĐBSCL đang chết dần” của nhà văn Ngô Thế Vinh. Việt Báo trân trọng giới thiệu…
Dù Chiến tranh Lạnh đã kết thúc, nhưng Hoa Kỳ vẫn còn là cường quốc quan trọng nhất trong trật tự thế giới hiện đại. Trong các phân tích về chính sách ngoại giao hiện nay, chủ đề Hoa Kỳ luôn gây nhiều thu hút cho công luận.Nhìn trong toàn cảnh, dường như Hoa Kỳ luôn bị dao động giữa hai thái cực của chủ thuyết quốc tế và cô lập. Tại sao tình trạng này lại xảy ra? Những lý thuyết hay truyền thống nào làm cho Hoa Kỳ phải lâm cảnh như vậy? Có những yếu tố nào khác đã gây ảnh hưởng không? Dĩ nhiên, đề tài này đã có vô số các sách vở bàn đến và đưa ra nhiều câu trả lời khác nhau.Nói chung, câu trả lởi đơn giản nhất cho vấn đề là diễn biến tùy thuộc vào hai khía cạnh chủ yếu, một là tình trạng của hệ thống quốc tế luôn biến động và hai là Hoa Kỳ có còn là một tác nhân duy nhất tự quyền định đoạt không. Vấn đề lý thuyết trong mối bang giao quốc tế trở thành tâm điểm trong thế giới quan của người quan sát.
Chiến tranh đang tái định hình lại thế giới. Ngoài những tổn thất về sinh mạng và vật chất, chiến tranh còn làm thay đổi số phận của các xã hội và quốc gia; của các thị tộc, các nền văn hóa và các nhà lãnh đạo. Chiến tranh lập ra các đường tiếp cận mới đối với các nguồn lực và sức ảnh hưởng, xác định ai có gì – và ai không có gì. Nó cũng đặt ra tiền lệ về cách biện minh cho các cuộc xung đột khác trong tương lai và các cuộc chiến có thể sẽ sắp lại bàn cờ chính trị thế giới.
✱ RFI: Hersh cáo buộc các thợ lặn của Hải quân Hoa Kỳ đã đặt bom phá hủy đường ống Nord Stream dưới biển Baltic vào tháng 9 năm ngoái - Hersh, hiện đã 85 tuổi, đã từng bị buộc tội truyền bá thuyết âm mưu vô căn cứ. ✱ TASS: Liên Hợp Quốc không thể xác minh bài viết của một nhà báo Mỹ về việc Washington đứng sau các vụ nổ đường ống dẫn khí đốt Nord Stream ✱ Russia Today: Quốc hội Nga đã thông qua kiến nghị yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc điều tra về các vụ nổ vào tháng 9 năm ngoái tại các đường ống dẫn dầu ở biển Baltic mà các thành viên của hội đồng này đã đổ lỗi cho Mỹ gây ra...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.