Hôm nay,  

Bí ẩn: Tại sao Lưu Hiển Ba "phải" chết sớm trên đất Trung Cộng

22/07/201709:10:00(Xem: 13088)

             Biên khảo  

Trần Nguyên / Người Xứ Bưởi

          21 Tháng 07, 2017


Bí ẩn: Tại sao Lưu Hiển Ba "phải" chết sớm trên đất Trung Cộng?


Description: Image result for Lưu Hiểu Ba


Hôm thứ bẩy cuối tuần vừa qua đám tang của nhà tranh đấu nhân quyền Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo) "phải" tổ chức gấp rút và rất đơn giản chỉ lèo tèo chưa đến chục người thân thuộc được tham dự. Thực vậy trước đó chỉ 2 ngày vào hôm thứ năm 13/07/2017, nhà tranh đấu nhân quyền Lưu Hiểu Ba (1955 - 2017) trút hơi thở cuối cùng dưới sự canh chừng khắt khe của hệ thống công an Trung Cộng trong một bệnh viện tại Thẩm Dương.

Description: Lưu Hiểu Ba

Bà Lưu Hà (ngoài cùng, bên phải), góa phụ của ông Lưu Hiểu Ba, và tang quyến tại tang lễ ở Thẩm Dương.


Nếu so sánh những nhân vật cùng hoàn cảnh cùng được lảnh giải thưởng Nobel Hòa Bình như nhà bác học Sakharov (Liên Sô), Tổng Thống Mandela (Nam Phi) hoặc Tổng Thống Havel (Tiệp Khắc) thì những nhân vật này đều có hàng triệu người được tự do đến tiễn biệt lần cuối. Thời gian trôi qua lần lượt nhiều chi tiết được công bố và nhờ vậy chúng ta có thể suy đoán một số bí ẩn liên quan đến cái chết của nhà tranh đấu nhân quyền này.


I / Ông Lưu Hiển Ba là ai ?

Một kết quả bất ngờ không thể tưởng tượng nổi khi giới báo chí quốc tế thăm dò dân chúng ở Trung Cộng về nhân vật Lưu Hiểu Ba và được trả lời lúng túng : Ông Lưu Hiểu Ba là ai vậy ?.

Ngay ở bệnh viện tại Thẩm Dương hỏi các y tá phụ trách trực rằng Lưu Hiểu Ba ở đâu, họ không những không thể tìm được tên ông trong dữ liệu mà còn thể hiện như mình chưa bao giờ nghe về ông và đưa ra câu hỏi ngược lại : "Xin lỗi, ông có thể đánh vần lại cái tên đó được không? Tại sao nhiều người hỏi thăm người đàn ông này thế ? Ông ấy là aỉ ?".

Sự kiện này cho thấy chính quyền Trung Cộng đã "bóp chết" mọi nguồn thông tin và dân chúng trong nước sống như trong một nhà tù khổng lồ nên không biết gì về những diễn biến chính trị trong và ngoài nước. Ngay cả một công dân nước mình được lảnh giải Nobel Hòa Bình cao quý nhứt mà họ còn chả biết gì cả.

Ông Lưu Hiển Ba  là nhân vật nổi tiếng được coi như một biểu tượng tự do của Trung Hoa (xem Nguồn 1 phía dưới), một tù nhân lương tâm mà cả thế giới biết đến khi được chọn trao giải Nobel Hòa Bình năm 2010 (xem Nguồn 2). Ông đã bị chế độ Trung Cộng khủng bố và ra tù vào khám liên tiếp từ cuộc thảm sát Thiên An Môn 1989 cho đến nay gần 30 năm trời dài đằng đẳng (xem Phụ đính về tiểu sử).


II / Tại sao được trao giải Nobel Hòa Bình năm 2010  ?

Ông đã được Ủy ban giải Nobel Hòa Bình Na Uy (Norway) chọn trao giải với lý do chính thức "vì cuộc đấu tranh trường kỳ bất bạo động, vì quyền con người ở Trung Hoa".

Nhưng thực ra ngầm hiểu giải thưởng này không phải chỉ trao cho một mình ông ấy. Ủy ban Nobel Hòa Bình đã nói rất rõ rằng ông Lưu Hiểu Ba là một biểu tượng. Điều này cũng có nghĩa là ở Trung Cộng có đến hàng ngàn hàng vạn người cũng đã ra sức tranh đấu trong hoàn cảnh của mình. Tình cảnh của những người đó có thể còn khổ sở, còn nguy hiểm hơn tình cảnh của ông Lưu Hiểu Ba. Những việc mà họ làm còn gian khổ hơn nhiều.  Như vậy mà chỉ cần một người được trao giải là đủ và làm phấn khởi cho tất cả mọi người có cùng mục tiêu.


III / Ẩn ý sâu xa của Ủy ban giải Nobel Hòa Bình ?

Trên bề mặt như vậy, nhưng thực sự Ủy ban giải Nobel Hòa Bình có một hậu ý rất sâu xa, mà nhìn kỹ tiến trình hoạt động chọn giải thưởng này sẽ thấy rõ. Thực vậy họ đã từng chọn những nhân vật sống trong chế độ độc tài hội đủ các điều kiện sau:

a) có uy tín lớn với dư luận quần chúng

b) có chủ trương tranh đấu bất bạo động

c) sẳn sàng nói chuyện với nhà cầm quyền (độc tài) để tìm một giải pháp không đỗ máu


Chính vì vậy 4 nhân vật điển hình sau đây đã được lựa chọn lảnh giải Nobel Hòa Bình trong quá khứ và cuối cùng xóa bỏ được chế độ độc tài:

a) Nhà tranh đấu da đen Mandela (Nam Phi) chống lại chế độ độc tài kỳ thị màu da ở Nam Phi (South Africa) và bị tống giam cô lập suốt 27 năm. Cuối cùng nhà cầm quyền da trắng Nam Phi phải thả ông này ra để cùng nhau tìm một thỏa hiệp chuyển quyền không đổ máu.

Vào năm 1993, ông đã được chọn lảnh giải Nobel Hòa Bình. Sau đó ông Mandela đắc cử Tổng Thống trong cuộc bầu cử tự do dân chủ thực sự vào năm 1994.

b) Nhà bác học Sakharov (Liên Sô) là cha đẻ của bom khinh khí và trở thành  "con cưng" của chế độ độc tài CS Liên Sô. Nhưng cuối cùng đã nhìn thấy chế độ độc tài này đi vào ngõ cụt vì thực sự không phục vụ cho dân chúng và đất nước. Từ năm 1962, ông đã bắt đầu phản kháng & phê bình sai lầm của chế độ và chủ nghĩa CS. Đến năm 1974, ông quyết định tuyệt thực để phản đối chính sách khủng bố tù nhân lương tâm. Năm sau, ông đã được chọn lảnh giải  Nobel Hòa Bình. Vì phản kháng mạnh mẽ chống hành động Liên Sô xua quân xâm lăng chiếm A Phú Hản (Afghanistan), ông đã bị tống giam vào năm 1980 và đầy ra vùng giá lạnh Gorki . Cuối cùng mãi đến năm 1986, Tổng Bí Thư Gorbachev bắt đầu chính sách đổi mới nên đã quyết định thả ông ra và phục hồi danh dự. Nhà bác học Sakharov từ đó là tiếng nói đòi hỏi cải cách dân chủ mạnh bạo nhứt và có uy tín nhứt. Có thể nói sự giải thể chế độ độc tài Liên Sô vào năm 1991 đã có sự đóng góp không nhỏ của nhà bác học này.

c) Nhà tranh đấu Walesa (Ba Lan) cầm đầu phong trào đòi hỏi quyền tự do lập nghiệp đoàn để bảo vệ quyền lợi cho giới công nhân tại Ba Lan (Poland). Điều đòi hỏi này đi tái ngược với chủ trương cai trị của chế độ độc tài. Cho nên ông đã bị trấn áp và bắt giử bỏ tù nhiều lần. Trong thời gian căng thẳng này , ông đã được chọn lảnh giải  Nobel Hòa Bình vào năm 1983. Cuối cùng chế độ độc tài Ba Lan và CS Đông Âu lần lượt bị sụp đỗ, mà công lao rất lớn là nhờ có một nhân vật kiên cường dũng cảm Walesa và ông đã được dân chúng Ba Lan tín nhiệm làm Tổng Thống vào năm 1990.

d) Nhà tranh đấu Suu Kyi (Miến Điện) vào năm 1988 đã bỏ đời sống êm đềm nhung lụa bên gia đình tại London / Anh Quốc để dấn thân vào trong công cuộc tranh đấu cho đất nước Miến Điện (Burma) thoát khỏi chế độ độc tài quân phiệt. Bà đã bị ở tù tại gia liên tiếp trong 15 năm và không được tiếp xúc với chồng con. Trong thời gian tranh đấu này, bà đã được chọn lảnh giải  Nobel Hòa Bình vào năm 1991 và đến năm 2010  thì được tự do để tham gia cuộc bầu cử vào năm 2012. Sau đó bà đãm nhận chức vụ ngoại trưởng, nhưng thực sự nắm quyền điều khiển đất nước biến Miến Điện trở thành một quốc gia tự do dân chủ và thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Cộng.

Qua 4 trường hợp trên cho thấy ẩn ý sâu xa của Ủy ban giải Nobel Hòa Bình: Mong có một nhân vật đủ bản lãnh để thay đổi chế độ độc tài thành tự do dân chủ thực sự và nhờ đoạt giải Nobel Hòa Bình thì tính mạng an toàn hơn không sợ chính quyền độc tài ám hại.

Với nhân vật Lưu Hiểu Ba , họ cũng có kỳ vọng tương tự như vậy, nhưng không ngờ được nhà cầm quyền Trung Công có mưu kế thâm độc.


IV / Tại sao Lưu Hiển Ba "phải" chết sớm trên đất Trung Cộng ?

Dư luận quốc tế, nhứt là những cá nhân và tổ chức có trách nhiệm & liên hệ đến nạn nhân đã lên tiếng chỉ trích chính sách đàn áp thâm độc của nhà cầm quyền Trung Cộng đã dẫn đến cái chết sớm của ông Lưu Hiểu Ba. Chẳng hạn điển hình như:

1) Bà Berit Reiss-Anderssen - Chủ tịch Ủy ban giải Nobel - đã tố cáo rằng ông Lưu Hiểu Ba đã không được điều trị đúng mức trước khi căn bịnh trở nặng không cứu chửa được. Như vậy chính phủ Trung Cộng phải chịu trách nhiệm nặng nề về cái chết quá sớm của ông Lưu Hiểu Ba.

2) Bà Sophie Richardson - Giám đốc đặc trách Trung Hoa của tổ chức Human Rights Watch - lên tiếng chỉ trích rằng ngay giữa lúc căn bịnh của ông  Lưu Hiểu Ba trở nặng, chính phủ vẫn tiếp tục cô lập ông với gia đình và đồng thời không cho ông được tự do chọn cách điều trị . Sự kiện này cho thấy tính cách kiêu ngạo , cố chấp và độc ác của nhà cầm quyền.

3) Những lãnh tụ sinh viên Trung Hoa trong biến cố Thiên An Môn vào năm 1989 như Wang Dan, Wu'er Kaixi ..... có nhiều kinh nghiệm với  Trung Cộng đã lên tiếng kết án nhà cầm quyền là kẻ sát nhân vì đã khủng bố & tra tấn ông Lưu Hiểu Ba cho đến chết. Rỏ ràng đây chính là cuộc mưu sát có tính cách chính trị (xem Nguồn 3).


Qua những diễn tiến và nhận xét của nhiều người trong cuộc cho thấy Bắc Kinh đã quyết tâm muốn tiêu diệt ông Lưu Hiểu Ba khi ông này được giải Nobel Hòa Bình vào năm 2010. Họ đã đưa ra những biện pháp dồn cho ông này phải chết mà chả cần xử dụng gươm dao súng đạn gì cả:

1) Giam tù cô lập ông không cho gia đình thăm viếng . Cả bà vợ - nhà thơ Lưu Hà - cũng bị tù tại gia đến 8 năm trời khiến mãi khi gần chết mới được phép gặp lại nhau khiến ông không còn điểm tựa an ủi tinh thần nào để đủ sức sống chống lại suy yếu bịnh tật.

2) Tạo điều kiện bất lợi khiến cho ông bị bịnh ung thư gan và chờ cho đến giai đoạn cuối sắp chết mới loan báo cho gia đình mang ra ngoài bịnh viện cứu chửa để được tiếng nhân đạo.


Nhưng tại sao họ lại cương quyết không cho phép đem ông Lưu Hiểu Ba ra ngoại quốc chửa bịnh ?

Đây có thể là một bí ẩn lớn. Thông thường các chế độ độc tài cũng đã cho nhiều nhà tranh đấu được phép ra ngoại quốc chửa bịnh. Tàn ác như Bắc Hàn cũng đã  cho  ông Warmbier về Mỹ để chửa chạy. Nhưng nhà cầm quyền Bắc Kinh lại bác bỏ thẳng thừng để lộ ra ý đồ là muốn bắt ông Lưu Hiểu Ba phải chết trên đất Trung Cộng. Có thể có nhiều lý do khiến cho họ phải làm như vậy:

1) Trong đó họ không muốn ông Lưu Hiểu Ba khi chết trở thành một "Thánh Tử Đạo" có một ngôi mộ là nơi hành hương cho hàng triệu người đã từng ngưỡng mộ tấm gương tranh đấu kiên cường của ông này.

2) Nhưng cũng rất có thể họ muốn che dấu kế hoạch mưu sát làm cho ông Lưu Hiểu Ba bị bịnh ung thư gan. Theo tin tức y khoa cho biết có nhiều trường hợp bị ung thư gan do tác hại của vi trùng căn bịnh Hepatitis C (xem Nguồn 4). Căn bịnh này đa số bị truyền nhiễm qua đường máu (giống như bịnh Aids) và có tỷ lệ khá cao tại Trung Cộng (xem Nguồn 5). Nếu ông Lưu Hiểu Ba được mang ra điều trị tại ngoại quốc thì với phương tiện y khoa tối tân có thể khám phá ra ông này có "bị" truyền nhiểm vi trùng Hepatitis C trong thời gian bị tù đầy - chẳng hạn qua kim chích thuốc - .

blank


Trong quá khứ có nhiều tù nhân chính trị tại Trung Cộng phải chết trong tù  một cách mờ ám vì tình trạng sức khỏe suy yếu khác thường. Nổi tiếng nhứt là trường hợp bà Giang Thanh (vợ thứ ba của Mao Trạch Đông) cũng bị ung thư không được cho chạy chửa đàng hoàng nên phải đã treo cổ tự vận trong ngục tù vào năm 1991 (xem Nguồn 6). Phía tổ chức Pháp Luân Công còn cả quyết Trung Cộng có chính sách mổ lấy nội tang tù nhân như thận , tim ... để buôn bán cho các bịnh nhân có nhu cầu cần thay thế trong cơ thể (xem Nguồn 7).


Description: Trong bức hình do Văn phòng Thông tin Thành phố Thẩm Dương cung cấp, bà Lưu Hà, vợ ông Lưu Hiểu Ba, nhìn theo khi tro của chồng được rải xuống biển ở ngoài khơi bờ biển thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc, ngày 15 tháng 7, 2017.

Nghi vấn trên càng mạnh mẽ khi nhà cầm quyền Trung Cộng bắt gia đình ông phải hoả táng thi hài và bà Lưu Hà phải mang tro của chồng rải xuống biển ở ngoài khơi bờ biển thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh. Như vậy không còn dấu vết tang chứng gì hết để sau này không thể điều tra tại sao ông Lưu Hiểu Ba chết quá sớm và nhứt là không để lại thứ gì để tưởng nhớ ông ấy trên đất Trung Cộng.


V / "Không thành công cũng thành nhân !"

Khúc quanh cuộc đời của ông Lưu Hiểu Ba là từ năm 1988 được xuất ngoại làm thỉnh giảng tại các đại học ở Hoa Kỳ và Na Uy. Chính nhờ vậy thấy tận mắt xã hội Tây Phương được sống hạnh phúc trong thể chế dân chủ tự do, nên ông đã có mục tiêu cũng muốn cho dân tộc Trung Hoa được hưởng tương tự như vậy. Cho nên vào tháng 4 năm 1989, ông Lưu Hiểu Ba đang ở Hoa Kỳ đột nhiên quyết định về nước thực hiện lý tưởng đó, vì dịp may hiếm có là Trung Cộng đang diễn ra làn sóng dân chúng lan rộng đòi dân chủ hóa nương theo mô thức cải cách chính trị của ông Gorbachev tại Liên Sô. Làn sóng này lên cao độ vào đầu tháng 6 khi hàng triệu người biểu tình chiếm đóng quảng trường Thiên An Môn tại Bắc Kinh, trong đó ông Lưu Hiểu Ba đóng vai trò là một trong những thủ lãnh then chốt của phong trào.


Description: Image result for Thiên An Môn


Mặc dù bị đàn áp dã man, nhưng với ý chí kiên cường, ông Lưu Hiểu Ba biết rằng chỉ có giải pháp tự do dân chủ hóa mới cứu vãn được dân tộc Trung Hoa ra khỏi vòng độc tài đang gây đầy tội ác với nhân loại.

Nhìn kỹ lại thấy một nhân vật lịch sử Việt Nam đã để lại câu nói bất hủ trước khi lên đoạn đầu đài. Đó là anh hùng Nguyễn Thái Học (1902 – 1930) đã khẳng khái nói :


"Không thành công cũng thành nhân !"


Há chẳng phải nhân vật lịch sử Văn Thiên Tường (1236-1283) của Trung Hoa thời Nam Tống, cũng từng để lại 2 câu thơ đầy khí phách:


Nhân sinh tự cổ thùy vô tử

Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh

(Xưa nay hỏi có ai không chết?

Hãy để lòng son chiếu sử xanh)


Ông Lưu Hiểu Ba đã theo tinh thần ái quốc đó chọn lý tưởng tranh đấu cho lý tưởng tự do dân chủ cho đến hơi thở cuối cùng.



VI / Kết luận  

Sự kiện này khiến anh em chúng tôi chợt nhớ tới một nhân tài VN quê quán tại Biên Hòa xứ bưởi cũng suốt đời ôm ấp tranh đấu tự do dân chủ cho VN và từng đã giải thích về khả năng tuyệt vời của thể chế tự do dân chủ. Đó là Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy (1924 - 1990), một nhà học giả đa tài có tầm kiến thức uyên thâm và là bực thày đào tạo rất nhiều môn sinh tại các đại học trước đây, mà đến ngày 28/07/2017 sắp tới là lễ giỗ lần thứ 27. (xem Nguồn 8 về tiểu sử) .

blank


Số là trong một lần diễn thuyết vào thời điểm trước khi ông Gorbachev nắm chánh quyền tại Liên Sô vào năm 1985, lúc mà thế lực độc tài cộng sản lên đỉnh cao nhứt chiếm trên nửa thế giới, Giáo sư Huy được thính giả đặt 2 câu hỏi "hóc búa" như sau:


1) Tại sao chúng ta không sáng tạo ra một chủ thuyết hoàn hảo khác để thắng được sức mê hoặc hấp dẫn của chủ nghĩa cộng sản ?

Giáo sư Huy đã trả lời rằng thể chế tự do dân chủ đã có từ mấy trăm năm và theo dòng thời gian đã và sẽ biến cải hoàn hảo hơn. Cho nên đồng bào VN ta đang sống ở các xứ Tây Phương dưới thể chế tự do dân chủ thực sự thì hầu như không có ai bất mãn và muốn xóa bỏ thay thế bằng thể chế khác. Ưu điểm lớn nhứt của thể chế tự do dân chủ là dể dàng sửa chữa được những sai lầm - nếu có - . Chính vì vậy nếu được lựa chọn thì hầu hết ai cũng muốn sống dưới thể chế tự do dân chủ. Kể cả bà vợ đầu tiên Kha Tiểu Minh (Ke Xiaoming) của nhà độc tài Tập Cận Bình trước đây vào năm 1982 từng thuyết phục ông này bỏ Trung Cộng di cư qua Anh Quốc sinh sống luôn, nhưng không thành công nên đành phải ly dị và hiện nay đang sống ở thủ đô London / Anh Quốc (xem Nguồn 9).


2) Phải chăng mối thù "truyền kiếp" cả ngàn năm giữa 2 dân tộc láng giềng Việt Nam và Trung Hoa không bao giờ hóa giải được ?

Giáo sư Huy đã cho biết giữa 2 dân tộc láng giềng Pháp (France) và Đức (Germany) còn thù hận nhiều hơn nữa và vì vậy đã gây ra 2 trận thế chiến "long trời lở đất" khiến cả chục triệu người chết. Tuy nhiên từ khi cả 2 quốc gia này theo thể chế tự do dân chủ thực sự thì mối hận thù này không những tan biến mà còn trở thành đống minh thân thiết sáng lập ra được Liên Âu (EU) để đủ sức  tranh tài với siêu cường Mỹ và Liên Sô (xem Nguồn 10). Như vậy điều kiện tiên khởi để 2 dân tộc Việt Hoa xóa bỏ được hận thù là phải có thể chế tự do dân chủ tại 2 quốc gia này.

Chính vì lý do chính đáng đó đã có biết bao nhiêu người sẵn sàng hy sinh thời giờ, tiền bạc và cả mạng sống để tranh đấu cho lý tưởng tự do dân chủ. Trong đó có một người bất khuất vừa mới bị bạo quyền gián tiếp giết chết: Đó là nhà tranh đấu Lưu Hiểu Ba (1955 - 2017).


Trần Nguyên / Người Xứ Bưởi

           21 Tháng 07, 2017


Xin click xem thêm hình ảnh & chi tiết của bài viết trên web Ngô Quyền:

http://ngo-quyen.org/p3590a6177/bien-khao-tran-nguyen-nguoi-xu-buoi-bi-an-tai-sao-luu-hien-ba-phai-chet-som-tren-dat-trung-cong-


--------  ----  -------


Nguồn 1: Lưu Hiểu Ba, biểu tượng tự do của đất nước Trung Quốc đã qua đời

http://danlambaovn.blogspot.com/2017/07/luu-hieu-ba-bieu-tuong-tu-do-cua-at.html


Nguồn 2: Liu Xiaobo: A giant of human rights who leaves a lasting legacy for China and the world

https://www.amnesty.org/en/latest/news/2017/07/liu-xiaobo-a-giant-of-human-rights-lasting-legacy-for-china-and-the-world/


Nguồn 3: This is a political murder undisguised

http://www.chinapost.com.tw/2017/07/13/499379/latest-chinese.htm


Nguồn 4: Nhiều trường hợp bị ung thư gan do tác hại của vi trùng căn bịnh Hepatitis C

https://www.krebsgesellschaft.de/onko-internetportal/basis-informationen-krebs/krebsarten/andere-krebsarten/leberkrebs/risiko-und-ursache.html


Nguồn 5: Bịnh truyền nhiểm Hepatitis C

https://en.wikipedia.org/wiki/Hepatitis_C


Nguồn 6: Giang Thanh (vợ thứ ba của Mao Trạch Đông) bị ung thư đã treo cổ tự vận trong ngục tù vào năm 1991

https://en.wikipedia.org/wiki/Jiang_Qing


Nguồn 7: Trung Quốc đang mổ cướp nội tạng của 3.000-4.000 tù nhân chỉ trong hơn 2 năm ở một bệnh viện

https://vi.wikipedia.org/wiki/Gh%C3%A9p_n%E1%BB%99i_t%E1%BA%A1ng_%E1%BB%9F_Trung_Qu%E1%BB%91c


Nguồn 8: Nhân tài Xứ bưởi Biên Hòa: Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy

http://www.aihuubienhoa.com/p120a144/nhan-tai-xu-buoi-bien-hoa-giao-su-nguyen-ngoc-huy


Nguồn 9: "Vợ cũ" Tập Cận Bình chia sẻ về cuộc hôn nhân tan vỡ

http://www.tinmoi.vn/vo-cu-tap-can-binh-chia-se-ve-cuoc-hon-nhan-tan-vo-011373825.html

http://kienthuc.net.vn/ho-so/doi-tu-song-gio-ngot-ngao-cua-tbt-tap-can-binh-181073.html


Nguồn 10: European Union

https://en.wikipedia.org/wiki/European_Union



--------  ----  -------


Phụ đính 1


Tiểu sử nhà tranh đấu Lưu Hiểu Ba


Khi ông Lưu Hiểu Ba được chọn lảnh giải Nobel Hòa bình năm 2010  thì dư luận thế giới nhìn thấy & hy vọng ông tương tự như nhà bác học Liên Sô Sakharov cũng nhận giải thưởng cao quý vào năm 1975 để có thể giải thể được chế độ độc tài đương nắm quyền.

Ông Lưu Hiểu Ba sinh vào ngày 28 tháng 12 năm 1955, mất 13 tháng 7 năm 2017 là một nhà hoạt động nhân quyền và trí thức Trung Quốc.

Ông từng là Chủ tịch của Trung tâm Văn Bút Quốc tế độc lập của Trung Quốc từ năm 2003. Vào ngày 8 tháng 12 năm 2008, Lưu Hiểu Ba bị bắt giam vì hậu quả của việc ông tham gia viết Hiến chương 08. Ông bị bắt chính thức vào ngày 23 tháng 6 năm 2009, vì bị nghi có dính líu tới việc "xúi giục chống phá nhà nước."  ông bị buộc cùng tội danh vào ngày 23 tháng 12 năm 2009, và bị kết án 11 năm tù và hai năm bị tước quyền chính trị vào ngày 25 tháng 12 năm 2009. Lưu Hiểu Ba thi hành án tù tại Cẩm Châu, tỉnh Liêu Ninh. Vào ngày 26 tháng 6 năm 2017, ông đã được cấp cứu sau khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan giai đoạn cuối và qua đời vào ngày 13 tháng 7 năm 2017 tại bệnh viện.

Giải Nobel Hòa bình năm 2010 được trao cho ông bất chấp áp lực từ chính quyền Trung Hoa ngăn cản việc trao giải cho ông. Người phát ngôn Chính quyền Bắc Kinh nói với phóng viên rằng ông Lưu Hiểu Ba vào tù vì vi phạm pháp luật, và rằng trao giải Nobel Hòa bình sẽ mang đến thông điệp sai trái. Ông được ủy ban giải Nobel hòa bình trao giải vì "cuộc đấu tranh trường kỳ bất bạo động vì quyền con người ở Trung Quốc". Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon cho rằng giải thưởng dành cho Lưu Hiểu Ba là "sự công nhận rằng thế giới ngày càng đồng thuận trong việc cải thiện quyền con người". Phát ngôn viên của chính phủ Đức Steffen Seibert tuyên bố Trung Quốc nên thả Lưu Hiểu Ba để ông ta có thể tham gia lễ nhận giải. Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Bernard Kouchner cũng hoan nghênh giải thưởng và cũng kêu gọi Trung Quốc thả ông Lưu Hiểu Ba.

Ông Lưu Hiểu Ba là công dân đầu tiên của Trung Quốc được trao giải thưởng Nobel khi vẫn còn sống ở trong nước. Ông cũng là người thứ 3 được trao giải thưởng này khi còn ở trong tù hay bị giam giữ sau Carl von Ossietzky (1935) của Đức và bà Aung San Suu Kyi (1991) của Miến Điện. Ông cũng là người thứ hai (người đầu tiên là Ossietzky) đã bị từ chối không cho người đại diện đi nhận giải dùm và chết trong trại giam.


Description: Image result for Lưu Hiểu Ba


Học vấn & s nghip

Ông Lưu Hiểu Ba sinh tại Trường Xuân, Cát Lâm, năm 1955 trong một gia đình trí thức. Từ năm 1969 đến năm 1973, ông được cha đưa theo về Nội Mông trong phong trào Về Nông Thôn. Năm 19 tuổi, ông bắt đầu làm việc trong một ngôi làng ở tỉnh Cát Lâm và sau đó tại một công ty xây dựng. Ông kết hôn với bà Lưu Hà, hiện sống trong căn hộ đôi tập thể ở Bắc Kinh.

Năm 1976, ông học tại Đại học Cát Lâm và nhận bằng Cử nhân Văn học năm 1982 và bằng Thạc sĩ năm 1984 từ Đại học Sư phạm Bắc Kinh. Sau khi tốt nghiệp, Lưu Hiểu Ba trở thành giảng viên tại Đại học Sư phạm Bắc Kinh, nơi ông cũng nhận được bằng tiến sĩ năm 1988.

Trong những năm 1980, các bài bình luận quan trọng nhất của ông, "Phê bình về những lựa chọn - Đối thoại với Lý Trạch Hậu" và "Thẩm mỹ học và Tự do Con người" khiến ông nổi tiếng trong lĩnh vực học thuật. Các bài luận đầu tiên chỉ trích triết lý của một nhà tư tưởng Trung Quốc nổi tiếng, Lý Trạch Hậu.

Giữa năm 1988 và 1989, ông thỉnh giảng tại nhiều trường đại học ngoài Trung Quốc, bao gồm Đại học Columbia, Đại học Oslo và Đại học Hawaii.

Năm 1989, Lưu Hiểu Ba đang ở Hoa Kỳ thì ở Trung Quốc diễn ra cuộc biểu tình tại quảng trường Thiên An Môn. Ông đã quyết định quay trở lại Trung Quốc để tham gia phong trào. Sau này, Lưu Hiểu Ba được coi là một trong "bốn lãnh đạo chính trong vụ Thiên An Môn" đã đứng ra thuyết phục hàng trăm sinh viên rời quảng trường, nhờ vậy họ được cứu sống.


Tranh đấu cho nhân quyền

Lưu Hiểu Ba là một nhà hoạt động nhân quyền kêu gọi cuộc bầu cử dân chủ, ủng hộ các giá trị tự do, ủng hộ việc phân rõ quyền hạn và kêu gọi chính phủ chịu trách nhiệm về việc làm sai trái của mình. Từ năm 1989 đến nay, ông đã bị kết án tù và lao động khổ sai bốn lần vì các hoạt động chính trị hòa bình của mình, bắt đầu với việc tham gia cuộc biểu tình Thiên An Môn năm 1989. Khi ông không ở trong tù, ông cũng thường xuyên bị theo dõi và quản thúc tại gia trong thời gian nhạy cảm.

Tháng 6 năm 1989 sau cuộc biểu tình Thiên An Môn, Lưu Hiểu Ba bị giam trong nhà tù an ninh nghiêm ngặt Qincheng, và bị kết án về tội "tuyên truyền và kích động phản cách mạng ". Trong tháng 10 năm 1996, ông phải chịu ba năm cải tạo lao động về tội "gây rối trật tự công cộng" vì đã chỉ trích Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Khi ông được thả tự do vào năm 1999, báo chí đưa tin rằng chính phủ xây dựng một trạm canh gác bên cạnh nhà của ông, điện thoại và kết nối internet của ông đã bị ngắt. Vào tháng 1 năm 2005, sau cái chết của cựu Thủ tướng Trung Quốc Triệu Tử Dương, người đã đồng cảm với cuộc biểu tình của các sinh viên trong năm 1989, Lưu Hiểu Ba đã ngay lập tức bị quản thúc tại gia trong hai tuần trước khi biết tin về cái chết của ông Triệu.

Năm 2004 khi ông bắt đầu viết Báo cáo Nhân quyền Trung Quốc tại nhà, máy tính, thư từ, tài liệu của ông bị tịch thu. Ông đã từng nói, "vào ngày sinh nhật của Lưu Hà (vợ ông), người bạn tốt nhất của cô mang hai chai rượu vang tới (nhà tôi) nhưng đã bị cảnh sát ngăn lại. Tôi đã đặt mua một bánh [sinh nhật] và cảnh sát cũng từ chối người mang bánh đưa bánh vào. Tôi đã cãi nhau với cảnh sát và cảnh sát nói, "đó là vì lợi ích an ninh cho ông. Có nhiều vụ đánh bom xảy ra trong những ngày này ". Những biện pháp đã chỉ được nới lỏng năm 2007, khi Thế vận hội Olympic được tổ chức tại Trung Quốc.

Những bài viết về Quyền Con người của Lưu Hiểu Ba đã nhận được sự công nhận rộng rãi từ quốc tế. Năm 2004, Tổ chức Phóng viên Không Biên giới vinh danh Báo cáo Nhân quyền của ông, trao giải Fondation de France cho ông như là một người bảo vệ tự do báo chí.


Bị kết án tù 11 năm

Trong năm 2007, Lưu Hiểu Ba đã bị giam giữ và thẩm vấn trong một thời gian ngắn về các bài báo ông viết được xuất bản trực tuyến trên các trang web bên ngoài Trung Quốc đại lục. Từ tháng 12 năm 2009, ông bị bắt và chịu án tù 11 năm và hai năm bị tước quyền chính trị vì tội "xúi giục chống phá nhà nước", hậu quả của việc ông tham gia viết Hiến chương 08. Còn vợ ông , bà Lưu Hà thì bị quản thúc từ năm 2010.


Lễ trao giải Nobel Hòa Bình cho ông Lưu Hiểu Ba

Theo thông tin từ Oslo, tại lễ trao giải trong ngày thứ Sáu ngày 10/12/2010 . Trong buổi lễ trao giải sáng 10/12/2010 tại Oslo, do ông Lưu Hiểu Ba vẫn bị giam và thân nhân của ông bị quản thúc hoặc công an giám sát nên ban tổ chức đã chọn một động thái biểu tượng.


Description: Friedensnobelpreis 2010 für Liu Xiaobo (picture-alliance/NTB scanpix)


Trước chiếc ghế trống, chủ tịch ủy ban Nobel Thorbjoern Jagland nhắc lại rằng: "Ông Lưu Hiểu Ba không làm điều gì sai trái. Ông chỉ hành xử quyền công dân của mình mà thôi".

Chủ tịch Ủy ban kêu gọi Trung Quốc trả tự do cho giải Nobel hòa bình 2010 và đặt bằng chứng nhận và huy chương Nobel Hòa bình lên chiếc ghế để trống.

Chủ tịch Ủy ban Nobel, ông Jagland nhấn mạnh giải thưởng không phải là hành động chống Trung Quốc. "Giải thưởng này ca ngợi người dân Trung Quốc," "Đây không phải là hành động phản đối, đây là tín hiệu cho Trung Quốc thấy rằng trong tương lai, phát triển kinh tế cần đi đôi với cải tổ chính trị, hậu thuẫn những người tranh đấu cho nhân quyền."

"Giải thưởng Nobel Hòa bình thuộc về giá trị nhân quyền phổ quát, không phải là tiêu chuẩn của Tây phương."

Ông Jagland nói tất cả thành viên của LHQ đều ký tên vào Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế, và họ phải có "nghĩa vụ tôn trọng tài liệu này."

Ông nói ghế dành cho ông Lưu Hiểu Ba tại buổi lễ trao giải sẽ không có người ngồi, đó chính là biểu tượng cho thấy "giải thưởng này cần thiết đến mức nào."

Tại buổi lễ trao giải ở thủ đô Oslo của Na Uy, diễn viên điện ảnh Liv Ullmann đọc lại tuyên bố mà ông Lưu đọc trước tòa tháng 12 năm 2009.

"Lòng tôi đầy lạc quan, tôi trông chờ vào tương lai tự do tươi sáng hơn của Trung Quốc."

"Không ai có thể dập tắt ngọn lửa tranh đấu cho tự do. Với nỗ lực của mọi người, hy vọng cuối cùng Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia pháp trị, nơi nhân quyền được tôn trọng."

Giám đốc Chương trình Nhân quyền của LHQ Navi Pillay kêu gọi giới chức hãy thả ông Lưu Hiểu Ba càng sớm càng tốt. Tại Hoa kỳ, Tổng thống Barack Obama cũng thúc giục Bắc Kinh trả tự do cho nhà ly khai, cựu lãnh đạo phong trào Mùa Xuân Bắc Kinh 1989, đồng tác giả Hiến chương 08 công bố tháng 12 năm 2008 đề xướng dân chủ hóa chính trị.

Còn tại Trung Quốc, theo AFP, khoảng 100 người nhân ngày quốc tế nhân quyền 10 tháng 12 đã biểu tình trước cơ quan Liên Hiệp Quốc tại Bắc Kinh. Dù cho chính quyền tìm cách ngăn chận thông tin và trấn áp đối lập, thông tin về giải Nobel Hòa Bình vẫn tràn ngập trên mạng internet và trong giới sinh viên.


Gần chết mới được chuyển từ nhà tù sang nhà thương

Ngày 26 tháng 6 2017, ông được chuyển từ nhà tù sang nhà thương sau khi được chẩn đoán ung thư gan giai đoạn cuối trong tháng 5/2017. Đầu tháng 7 cơ quan cầm quyền tại tỉnh Liêu Ninh cho biết, theo yêu cầu của gia đình ông, các chuyên gia hàng đầu từ Mỹ, Đức và các nước khác đã được mời để điều trị cho nhà bất đồng chính kiến 61 tuổi.

Ông Lưu Hiểu Ba tuy nhiên đã không qua khỏi chứng bệnh và từ trần vào ngày 13/7/2017. Trung Quốc sau đó bác bỏ các chỉ trích của cộng đồng quốc về việc không cho phép nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng nhất của nước này, Lưu Hiểu Ba được chữa trị căn bệnh ung thư gan ở nước ngoài. Họ nói rằng đây là vấn đề nội bộ và các nước khác "không có thẩm quyền để đưa ra những bình luận không đúng đắn." Trước đó, Đức, một trong những quốc gia cân nhấc là một lựa chọn cho ông Lưu Hiểu Ba, hối hận rằng việc di chuyển đã không diễn ra, Ngoại trưởng Sigmar Gabriel nói:"Trung Quốc có trách nhiệm trà lời một cách nhanh chóng, công khai và rõ ràng vì sao không phát hiện ra bệnh ung thư này sớm hơn". Ngoại trưởng Anh Boris Johnson cũng nói Trung Quốc đã "sai" khi từ chối cho ông Lưu Hiểu Ba đi nước ngoài. Giới bình luận cho rằng Bắc Kinh có thể đã không muốn ông Lưu Hiểu Ba rời khỏi Trung Quốc vì e ngại ông sẽ 'tiết lộ các thông tin' về thời gian ông bị giam giữ, theo truyền thông quốc tế.


Đám tang nhỏ bé chỉ vài người thân thuộc

Ông Lưu Hiểu Ba được hỏa táng trong tang lễ riêng tư vào ngày 15/07/2017. Các bức ảnh do chính quyền địa phương chia sẻ cho thấy bà Lưu Hà và những người trong tang quyến ở bên cạnh quan tài mở của ông Lưu Hiểu Ba , được bao quanh bởi cúc trắng. Sau đó tro của ông Lưu Hiểu Ba được rải xuống biển ở ngoài khơi bờ biển thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, trong một hành động mà một người bạn của gia đình mô tả là nhằm xóa bỏ mọi ký ức về ông.

Luật sư của ông Lưu Hiểu Ba, Jared Genser, cho biết bà Lưu Hà đã bị câu lưu từ sau khi chồng bà qua đời.


Một số sáng tác của ông Lưu Hiểu Ba

Ông Lưu Hiểu Ba, là giáo sư văn học, tác giả của nhiều bài viết nổi tiếng tại Trung Quốc. Một số tác phẩm nổi tiếng của ông bao gồm:

- Phê phán về quyền lựa chọn - Đối thoại với Li Zehou. Nhà xuất bản nhân dân Thượng Hải. 1987.

- Thẩm mỹ và quyền con người. Nhà xuất bản Đại học sư phạm Bắc Kinh. 1988.

- Huyền thoại về siêu hình học. Nhà xuất bản nhân dân Thượng Hải. 1989.

- Trần trụi gặp chúa. Nhà xuất bản văn học thời đại và nghệ thuật. 1989.

- Độc thoại:Những kẻ sống sót của ngày tận thế. Nhà xuất bản thời đại Đài Loan. 1993.

- Chính trị và các học giả đương đại Trung Quốc. Nhà xuất bản Đường sơn Đài Loan. 1990.

- Những bài thơ tuyển chọn của Lưu Hiểu Ba và Lưu Hà. Nhà xuất bản quốc tế Xiafeier Hồng kông. 2000.

Dưới bút danh Lưu Hà và đồng tác giả với Vương Sóc (2000).

- Một mỹ nhân cho tôi viên thuốc tối hậu. Nhà xuất bản văn học nghệ thuật Trường Dương.

- Gửi tới đất nước dối trá chính lương tâm của nó. Nhà xuất bản Jieyou. 2002.

- Tương lai của Trung Quốc tự do trong cuộc đời chúng ta. Quỹ cải cách lao động. 2005.

- Lưỡi gươm đơn tẩm thuốc độc: Phê phán chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc đương đại. Nhà xuất bản Boda. 2006.

- Cái chết chìm của đại quốc: Giác thư đến Trung Quốc. Yunchen Culture.ngày 1 tháng 10 năm 2009.


Chỉ trích chính sách khủng bố của chính quyền

Viết về cái chết bất ngờ của ông Lưu Hiểu Ba, chuyên gia Bùi Mẫn Hân về vấn đề cai trị tại Trung Quốc cho là, việc ngược đãi của chính quyền Trung Quốc đối với Lưu cho thấy dấu hiệu của sự yếu đuối, bất an, và sợ hãi của mình. Tới một thời điểm nào đó, có lẽ trong vòng hai thập kỷ tới, sự kết hợp của diễn biến hòa bình nội bộ và áp lực bên ngoài từ quần chúng đòi tự do sẽ làm sụp đổ chính sách cai trị độc đảng ở Trung Quốc - và, hy vọng, sẽ dẫn tới một loại xã hội cởi mở mà ông Lưu Hiểu Ba đã chiến đấu trong suốt cuộc đời của ông.


-----------------

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.