Hôm nay,  

Cảnh Sát Biển Việt Nam

14/07/201720:28:00(Xem: 7999)

CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM



  1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

  2. TRANG BỊ

  1. TÀU ĐÓNG TRONG NƯỚC

  2. VIỆN TRỢ HAY MUA TỪ NƯỚC NGOÀI

  1. TRANG BỊ TRONG TƯƠNG LAI

  2. KẾT LUẬN


LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

Vietnam Marine Police insignia.jpg

Đảm nhận việc thực thi pháp luật và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia trên vùng biển có diện tích hơn 1 triệu km2 với 3,260 km đường bờ biển và hơn 3,000 hòn đảo lớn nhỏ là nhiệm vụ nặng nề. Trước đây, Việt Nam không có một cơ quan Cảnh sát biển hay Lực lượng Duyên phòng chuyên dụng nào cả, chỉ có lực lượng hải quân tuần tra ngoài khơi cùng các hoạt động bán quân sự khác. Ngoài ra là các đội tàu tuần tra thuộc Bộ Tư lệnh Biên phòng, trong đó có các trạm kiểm soát ở cửa sông, cảng biển. Do đó, cục Cảnh sát biển Việt Nam được thành lập ngày 28/8/1998 là lực lượng chuyên trách thực hiện chức năng quản lý về an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật của Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan trên các vùng biểnthềm lục địa của nước Việt Nam. Bộ Quốc phòng trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.



blank

Các vùng trách nhiệm của Cảnh sát biển Việt Nam

TRANG BỊ

Từ lúc mới thành lập năm 1988 với khoảng 10-20 tàu tuần tra loại nhỏ, Cảnh sát biển Việt Nam đã phát triển nhanh chóng nhất là 5 năm vừa qua. Hiện nay, CSB Việt Nam đã có 12 tàu tuần tra mới trọng tải trên 1,000 tấn gồm có: 4 chiếc lớp DN 2000: 2,500 tấn, 2 chiếc lớp Offshore Patrol: 1,200 tấn, 1 chiếc lớp sông Hàn của Hàn Quốc: 1,400 tấn, 4 tàu cứu nạn lớp CV-3500: 1,400 tấn, 1 tàu tuần duyên lớp Hamilton từ Hoa Kỳ: 3,250 tấn.

Các tàu Cảnh sát biển Việt Nam được mang số hiệu bắt đầu với CBS, tiếp theo với 3 hay 4 số. Các tàu của Cảnh sát biển Việt Nam được trang bị cho phù hợp với từng chức năng riêng biệt. Hầu hết là tàu tự sản xuất hoặc đóng theo thiết kế của Hòa Lan, liên doanh với công ty Damen:

  1. Nhiệm vụ tuần tra và bảo vệ bờ biển bao gồm các tàu có trọng tải từ 120-400 tấn, có tốc độ cao, trang bị vũ khí mạnh mẽ, số hiệu là 00XX, 20XX, 30XX, 40XX, 50XX.

  2. Nhiệm vụ hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn bao gồm các tàu có trọng tải từ 1,000 – 2,000 tấn, số hiệu thường là 60XX.

  3. Nhiệm vụ tuần tra ngoài khơi, bảo vệ các vùng biển, bảo vệ các đảo và chỉ huy bao gồm các tàu có trọng tải 2,500 tấn trở lên được trang bị vũ khí hiện đại, có sàn đỗ trực thăng, số hiệu thường là 80XX.

  4. Riêng nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn còn có các tàu mang số hiệu thường là 90.. hoặc SAR

  5. Nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, chống buôn lậu trong 500 hải lý bao gồm các xuồng tuần tra cao tốc mang số hiệu thường là 4XX, 6XX, 7XX.

  6. Ngoài ra còn có 3 máy bay tuần thám CASA C-212 mang số hiệu 8981, 8982, 8983 với nhiều trang bị kỹ thuật hiện đại theo tiêu chuẩn châu Âu, được thiết kế chuyên biệt cho nhiệm vụ tuần thám hải quân (máy bay mang số hiệu 8983 đã bị rơi khi thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn chiếc Su-30MK2 bị mất tín hiệu khi đang huấn luyện trên biển)

blank

TÀU TUẦN TIỂU LOẠI NHỎ:

Gồm có 3 lớp TT-120 (120 tấn), TT-200 (200 tấn), TT-400 (400 tấn) có chức năng tuần tra bảo vệ chủ quyền và an ninh trật tự vùng biển Việt Nam, kiểm soát và ngăn chặn các loại tàu thuyền vi phạm các qui định của Nhà nước về Hải quan, đánh bắt hải sản, khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường trong hải phận Việt Nam.

Tàu tuần tiểu cao tốc TT-120: Gồm 12 chiếc mang số hiệu CSB 001, 1011, 1012, 1013, 1014, 3001, 3002, 3003,3004, 3005, 3006, 3007.

Tàu tuần tiểu cao tốc TT-200: Là dạng tàu cao tốc vỏ thép do Viện kỹ thuật Hải quân thiết kế. Tàu hoạt động được trong điều kiện sóng cấp 7 và 8, có thể chịu được cấp 9, tầm hoạt động là 1,800 hải lý. Khả năng tự động hóa, tích hợp các thiết bị trên tàu đồng bộ và chịu được sóng đến cấp 10. Gồm 13 chiếc mang số hiệu CSB-2001, 2002, 2003, 2004, 2005, 2006, 2007, 2008, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014.

Tàu tuần tiểu cao tốc TT-400: Có chiều dài 54 m, rộng 9.3 m, lượng giãn nước đầy tải 425 tấn; được trang bị nhiều thiết bị hiện đại và đồng bộ, có khả năng hoạt động trong điều kiện sóng cấp 8. Gồm 9 chiếc mang số hiệu CSB-4031, 4032, 4033, 4034, 4035, 4036, 4037, 4038, 4039 trong đó 5 chiếc đã đưa vào sử dụng và 4 chiếc đã hạ thủy.

TÀU TUẦN TIỂU HẠNG TRUNG:


DN 2000: Tàu cảnh sát biển đa năng DN 2000 là dạng tàu có thiết kế tiên tiến, hiện đại đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn Quốc tế. Tàu có chức năng và nhiệm vụ là tuần tra bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thực thi pháp luật trên các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam. Tìm kiếm cứu nạn trên vùng biển Việt Nam và quốc tế khi có yêu cầu, cứu kéo các tàu bị nạn có lượng dãn nước đến 2,200 tấn. Chuyển quân, chi viện hậu cần cho các lực lượng hoạt động trên biển, đảo, thực hiện các nhiệm vụ khác khi được giao. 4 chiếc CSB-8001, 8002, 8004, 8005 đã được đưa vào hoạt động. Loại tàu này do Công ty đóng tàu Hồng Hà chế tạo theo thiết kế của hãng Damen (Hà Lan). Đây được đánh giá là tàu tuần tra hiện đại nhất khu vực. DN-2000 có chiều dài 90m, rộng 14m, mớn nước 4m, lượng giãn nước toàn tải tới 2,561 tấn. Tàu được trang bị 4 máy chính (4x2.240 kW), 2 chân vịt tiến bước cho phép đạt vận tốc tối đa 21.3 hải lý/h. Tàu có khả năng hoạt động trong điều kiện gió cấp 12, thời gian liên tục trên biển là 40 ngày đêm, tầm hoạt động là 5,000 hải lý. Thủy thủ đoàn của tàu gồm 70 người (trong đó kíp lái là 40 người, kíp cứu nạn là 30 người). Ngoài ra, tàu có thể chở thêm người bị nạn hoặc chuyển quân đến 120 người. DN-2000 có khả năng vận chuyển: nhiên liệu cho tàu 270m3, nhiên liệu hàng hóa 100m3, nhiên liệu cho máy bay trực thăng 10m3, nước ngọt cho tàu 50m3, nước ngọt hàng hóa 50m3. Ngoài ra, tàu có thể kéo tàu khác với lượng giãn nước đến 2,200 tấn. Đuôi tàu có một sân đáp cho phép trực thăng 14 tấn hạ cánh.


blank

CSB 8001

TÀU CHUYÊN DỤNG

Tàu kéo cứu nạn 3500CV: Tàu do Tập đoàn Damen (Hòa Lan) thiết kế chế tạo với các tính năng tối ưu, được trang bị các loại máy móc, thiết bị hiện đại, đồng bộ theo tiêu chuẩn châu Âu. Tàu được phân loại theo cấp 100A1 Coastal service (phục vụ ven biển) và LMC (lai kéo cứu hộ). Tàu CV-3500 sử dụng để tìm kiếm, cứu người bị nạn trên biển; cứu đắm, cứu hỏa cho các tàu khác hoặc các công trình trên biển; cứu kéo các tàu, phương tiện nổi mắc cạn hoặc trôi dạt trên biển; cấp dầu, nước cho các tàu bị nạn hoặc các trạm đảo xa; lai kéo tàu thuyền và phương tiện nổi trên vùng biển Việt Nam; tham gia bảo vệ môi trường biển, chống sự cố tràn dầu; tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh hải Việt Nam và sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ khác khi được giao.

Tàu CSB 9003 do Công ty Sông Thu đóng mới cho lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam

Tàu cứu hộ CSB 9001-9003


Có màu sơn đỏ - trắng rất nổi bật, khác với màu xanh thường thấy của Cảnh sát biển đó là 4 chiếc tàu kéo cứu nạn
CV-3500 mang số hiệu lần lượt 9001, 9002, 9003, 9004 do Tập đoàn Damen (Hà Lan) thiết kế, Công ty Sông Thu chế tạo. Tàu có công suất 3,500 CV, chiều dài 46 m, lượng giãn nước 1,400 tấn. Theo thiết kế, tàu có thể hoạt động ở mọi điều kiện thời tiết, mọi cấp sóng, có khả năng cứu nạn trong siêu bão, có "mắt thần" nhìn đêm đến 10 km và đủ sức hoạt động liên tục 30 ngày đêm trên biển. Tàu được trang bị các loại máy móc, thiết bị hiện đại, đồng bộ theo tiêu chuẩn châu Âu, được phân loại theo cấp 100A1 Coastal service (phục vụ ven biển) và LMC (lai kéo cứu hộ).

VIỆN TRỢ HAY MUA CỦA NƯỚC NGOÀI

Nga Sô (Sô Viết củ): Hiện Cảnh sát biển vẫn còn sử dụng 4 tàu tuần tra do Hải quân chuyển giao mang số CSB-5011, 5012, 5013, 5014. Shershen là ám danh của NATO cho loại tàu phóng lôi lớp T-3 do Liên Xô nghiên cứu và sản xuất vào những năm 1960. Tên thiết kế của tàu là Project 206 Shtorm, có lượng giãn nước đầy tải 172 tấn, dài 34 m, tốc độ tối đa 45 gút.

Hàn Quốc: Năm 1983, Hàn Quốc đã viện trợ cho Việt Nam 3 tàu tuần tra được đổi tên là CSB 8003, 2015 và 2016. Tàu tuần tra lớp sông Hàn, lượng giãn nước tối đa từ 1,000-1,860 tấn, mang số hiệu từ 1001 đến 1010. Trong đó, tàu tuần tra số 1003 đã được viện trợ cho Cảnh sát biển Việt Nam và được mang số hiệu mới: CSB 8003. Tàu tuần tra lớp Haeuri (bao gồm Haeuri kiểu A - 300 tấn và Haeuri kiểu B - 250 tấn). Hai tàu tuần tra lớp Haeuri đã được viện trợ cho Cảnh sát biển Việt Nam và mang số hiệu mới: CSB 2015 và 2016.

Image result for Tàu tuần tra lớp sông Hàn

Nhật Bản: Nhật Bản là nước giúp rất nhiều cho Việt Nam phát triển lực lượng Cảnh sát biển.

  • Tháng 8/2013, 2 tàu Cảnh sát biển CSB 2015-2016 đã được tân trang tại nhà máy Z173 (Hải Phòng) với sự giúp đỡ của Nhật Bản.

  • Năm 2015, Nhật Bản viện trợ thêm cho Việt Nam lớp tàu tuần tra cỡ trung bình, được xây dựng vào những năm 80 và mang tên Teshio và đổi tên là  CSB 6001, 6002, 6003. Là một lớp tàu tuần tra cỡ trung bình dựa trên việc cải tiến thiết kế tàu Bihoro - là một lớp tàu tuần tra đã đóng một loạt 20 chiếc trong các năm 1974-1978. Kích thước chủ yếu của tàu PM lớp Teshio: Trọng tải 500 tấn, chiều dài 67.8 m, tốc độ 18 gút, tầm hoạt động 3,200 hải lý, thủy thủ đoàn 33 người, vũ khí là một pháo 20mm loại JM61A1.

  • Cũng năm 2015, chính phủ Nhật Bản đã viện trợ thêm cho Việt Nam 6 tàu kiểm ngư đã qua sử dụng loại Yuhzan Maru được đóng năm 1996. Tàu có chiều dài 65.19 m; tổng tải trọng 619 tấn; vận tốc kinh tế 15 gút.

Hình ảnh tàu kiểm ngư hiện đại Nhật Bản vừa trao tặng Việt Nam - Ảnh 1.

Tàu kiểm ngư loại Yuhzan Maru - Ảnh: fish-u.ac.jp

Hoa Kỳ: Với sự hủy bỏ lệnh cấm vận quân sự đối với Việt Nam tháng 5/2016, Hoa Kỳ bắt đầu viện trợ cũng như bán thiết bị quân sự cho Việt Nam.

  • Ngày 22/5/2017, Cảnh sát biển Việt Nam đã tiếp nhận 6 xuồng tuần tra cao tốc dài 15 m lớp Metal Shark 45 Defiant (số hiệu từ СSB 701 đến CSB 706) do công ty Metal Shark của Mỹ ở Lousiana đóng với chi phí (18 triệu USD) do Bộ Quốc phòng Mỹ cấp theo chương trình viện trợ cho Việt Nam theo thỏa thuận năm 2015.

Image result for Metal Shark 45 Defiant

  • Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng (DSCA) thông tin trên website rằng Hoa Kỳ đã chuyển giao tàu tuần duyên USCGC Morgenthau (WHEC 722) vừa rút khỏi biên chế lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ cho phía Việt Nam. Việc chuyển giao là một phần trong chương trình bán trang bị quốc phòng dư thừa (EDA) của Hoa Kỳ. Theo dữ liệu của DSCA, phía Việt Nam đã đề nghị mua lại 3 tàu tuần tra lớp Hamilton và 2 tàu lớp Island 168 tấn của Tuần duyên Hoa Kỳ; tuy nhiên, phía Hoa Kỳ nói chỉ chuyển giao một chiếc. Hiện Tuần duyên Hoa Kỳ vẫn còn giử 4 chiếc lớp Hamilton. Tàu Tuần duyên Morgenthau chính thức được bàn giao cho Cảnh sát biển Việt Nam và được đổi tên thành CSB-8020. Lớp này được Tuần duyên Hoa Kỳ đưa vào sử dụng vào năm 1969 được loại biên vào đầu năm 2017. USCGC Morgenthau có lượng choán nước 3,250 tấn, thủy thủ đoàn 160 người. Tàu có tốc độ tối đa 29 gút, phạm vi hoạt động hơn 14,000 hải lý và có thể hoạt động liên tục 45 ngày. Cũng như khi bàn giao các tàu tuần duyên cho Philippines, Hoa Kỳ đã tháo gỡ nhiều loại khí tài tương đối mới như Radar SPS-40, tổ hợp pháo phòng không Phalanx và hai bệ pháo tự động Mk 38 M242. Không loại trừ khả năng Việt Nam sẽ tự lắp đặt các hệ thống vũ khí mới trên tàu tuần tra này.

Image result for Việt Nam nhận tàu tuần duyên lớp H amilton của H oa Kỳ

Liên Âu: Hãng EADS CASA của Tây Ban Nha đã cung cấp 3 máy bay tuần thám CASA C-212-4000 mang số hiệu 8981, 8982, 8983 với nhiều trang bị kỹ thuật hiện đại theo tiêu chuẩn châu Âu, được thiết kế chuyên biệt cho nhiệm vụ tuần thám hải quân. Có thể bay tuần tiểu liên tục 8 tiếng đồng hồ với tầm hoạt động 1,000 hải lý. Phi cơ hoạt động rất tốt ở tốc độ cũng như cao độ thấp, rất thuận tiện cho việc tuần tiễu bờ biển, được cải biến với phòng điều khiển với 2 quan sát viên trong thân tàu.


blank



TRANG BỊ TRONG TƯƠNG LAI


Trong tương lai, Cảnh sát biển Việt Nam sẽ có các loại tàu mới như sau: Công ty Larsen & Toubro của Ấn Độ sẽ đóng 4 tàu tuần tra cỡ 500 tấn, Nhật Bản sẽ đóng 4 tàu tuần tra PL-31 Isu cỡ 3,500 tấn, Việt Nam cũng có thể nhận thêm 2 tàu tuần tra lớp Hamilton cỡ 3,250 tấn từ Hoa Kỳ, Việt Nam sẽ đóng 2 tàu tuần tra hạng nặng (DN-4000) cỡ 4,000 tấn.

Tàu tuần của Larsen & Toubro (L&T, Ấn Độ): Sơ khởi thì Việt Nam định chọn tàu tuần tra xa bờ OPV lớp Saryu dùng cho xuất khẩu với thông số kỹ thuật cơ bản: Chiều dài 74.8 m, lượng giãn nước: 1,440 tấn; biên chế: 12 sĩ quan và 52 thủy thủ. Tuy nhiên, trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng 9/2017 của Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi, chính phủ Việt Nam và Ấn Độ đã ký kết nhiều văn kiện quan trọng, trong đó có hợp đồng bốn tàu tuần tra cao tốc cho lực lượng Biên phòng Việt Nam. Trong số khoản tín dụng 500 triệu USD cho Việt Nam được cung cấp bởi chính phủ Ấn Độ thì ngân sách cho bốn tàu tuần tra này là khoản 100 triệu USD. Tàu tuần của Larsen & Toubro (L&T, Ấn Độ) đóng cho Bộ đội Biên phòng Việt Nam có thể dài khoảng 46 m, tốc độ tối đa ước tính 33 gút.

Lo trang bi tren tau An Do dong cho Viet Nam 

Tàu tuần tra lớp PL-31 Isu: Trong khuôn khổ chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tháng 6/2017 đã diễn ra cuộc hội đàm cấp Thứ trưởng giữa hai Bộ Quốc phòng Việt Nam và Nhật Bản. Thông tin đáng chú ý nhất trong cuộc hội đàm trên là phía Nhật Bản sẽ đóng mới cho Việt Nam 6 tàu tuần tra trị giá khoảng 38.5 tỉ Yen Nhật (khoảng 329 triệu USD) bằng nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ Nhật dành cho Việt Nam. Nguồn tin thông thạo cho biết 6 tàu này thuộc lớp PL-31 Isu là loại tàu tuần tra cỡ lớn Izu được đưa vào biên chế của Tuần duyên Nhật Bản năm 1997. Tàu được thiết kế với nhiệm vụ tuần tra bảo vệ bờ biển, ứng phó thiên tai, tìm kiếm cứu nạn. PL-31 Izu hiện là con tàu duy nhất thuộc lớp này được đóng. Thông số cơ bản: Lượng giãn nước 3,500 tấn, dài 95 m, vận tốc tối đa 20 gút. Vũ khí trang bị gồm 1 pháo 20 mm JM-61MB Gatling, tàu không có nhà chứa để mang trực thăng khi tuần tra dài ngày nhưng sàn đáp đủ khả năng tiếp nhận trực thăng hạng trung.

Image result for Japanese Coast Guard PL-31 Isu

               Tàu tuần tra cở lớn lớp PL-31 Izu


Tàu tuần tra hạng n
ặng (DN-4000): Tháng 4/2016, Tổng giám đốc Liên hợp xí nghiệp Sông Thu cho biết sắp tới Sông Thu sẽ triển khai đóng mới ít nhất 2 tàu cảnh sát biển đa năng theo thiết kế DN-4000. Đây có thể sẽ là một trong những tàu tuần tra đa năng hiện đại và lớn nhất của Cảnh sát biển Việt Nam theo thiết kế và chuyển giao công nghệ của Tập đoàn Damen (Hòa Lan). Được biết, đầu năm 2016 vừa qua, Sông Thu đã hoàn tất ký kết với đối tác về việc đóng cặp tàu DN-4000 đầu tiên. Các tàu này sẽ có chiều dài lên đến 120 m, lượng giãn nước vào khoảng 4,000 tấn, lớn gấp đôi so với các tàu thuộc lớp DN-2000 trước đó.

Cảnh sát biển Việt Nam sẽ có tàu tuần tra 4.000 tấn


KẾT LUẬN

 

Trong nhiệm vụ bảo toàn lãnh hải và bảo vệ ngư dân hoạt động tại ngư trường Hoàng Sa, Cảnh sát biển Việt Nam có thể xem như lực lượng đứng đầu sóng ngọn gió khi đương đầu với Trung Quốc.

 

Image result for hải dương 981 vào biển đông

 

Đầu tháng 5/2014, Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào hạ đặt trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. Trung Quốc đã huy động lên tới 80 chiếc các loại, trong đó có 7 tàu hộ vệ Hải quân, 33 tàu hải cảnh, hải giám, ngư chính; cùng nhiều tàu vận tải, tàu đánh cá bằng thép. Ngoài ra, hàng ngày còn có hàng chục tốp máy bay hoạt động trên khu vực. Việt Nam đã điều động 29 tàu bao gồm tàu cảnh sát biển, tàu kiểm ngư tới các khu vực gần giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc, khi nhận thấy giàn khoan này định "thiết lập vị trí cố định". Ngoài ra còn có hàng chục tàu đánh cá bằng gỗ tuy không phải nằm trong lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam nhưng lại có liên quan mật thiết tới sự kiện hạ giàn khoan Hải Dương 981. Ngày 15 tháng 7 năm 2014, Bộ Ngoại giao Trung Quốc dẫn thông báo của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) nói rằng công ty dầu mỏ này đã "hoàn thành việc khoan và thăm dò" ngoài khơi và xác nhận về việc nước này đã dịch chuyển giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi khu vực tranh chấp sau 75 ngày hoạt động từ 2/5 đến 15/7/2014.

 

Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam cần được ưu tiên phát triển và yểm trợ để có thể hoàn tất nhiệm vụ của mình. vớicác hệ thống phòng thủ hải quân thông thường.

THAM KHẢO


  1. Cảnh sát biển Việt Nam - Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

  2. Bài viết “Toàn cảnh đội tàu tuần tra của Cảnh sát biển Việt Nam” trên mạng Quyết Thắng ngày 19/5/2014.

  3. Bài viết “Chiêm ngưỡng đội tàu hùng hậu của cảnh sát biển Hàn Quốc” trên mạng Soha News ngày 25/5/2014.

  4. Bài viết “Mỹ bàn giao 6 tàu tuần tra cao tốc cho Cảnh sát Biển Việt Nam” trên mạng Tin Nóng ngày 22/5/2017.

  5. Bài viết “Việt Nam tiếp nhận tàu tuần tra Mỹ Morgenthau” trên mạng Tin Nóng ngày 28/5/2017.

  6. Bài viết “Việt Nam sẽ tự lắp vũ khí trên tàu chiến Mỹ?” trên mạng Kiến Thức ngày 22/4/2017.

  7. Bài viết “Cảnh sát biển VN nhận bao nhiêu tàu DN-4000 hiện đại và khi nào?” trên mạng Kiến Thức ngày 13/4/2016.

  8. Bài viết “Lộ diện hình ảnh tàu tuần tra DN-4000 của Cảnh sát biển Việt Nam?” trên mạng Kiến Thức ngày 19/6/2016.

  9. Ấn Độ đóng 4 tàu tuần tra cho Việt Nam” trên mạng Soha News ngày 3/9/2016.

  10. Bài viết “Vụ hạ giàn khoan Hải Dương 981” trên Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.


File: ITN-071517-VN-QS-Cảnh sát biển Việt Nam.doc



Nguyễn Mạnh Trí

E-Mail: prototri2012@yahoo.com

Tu chỉnh: 15 tháng 7 năm 2017





Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.