Hôm nay,  

Trang Sử Việt: Hoàng Phạm Trân

27/06/201700:01:00(Xem: 6144)
HOÀNG PHẠM TRÂN
(1904 - 1949)
   
        Hoàng Phạm Trân, bút danh Nhượng Tống, quê huyện Ý Yên, Nam Định. Thân sinh là Tú tài Hoàng Hồ nổi tiếng chống Pháp, nên ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động chính trị của ông sau này. Nhượng Tống thông thạo chữ: Việt, Nho và Pháp. Ông đã viết cho các báo: Khai Hóa, Nam Thành, Thực nghiệp Dân báo, Hồn Cách Mạng, Hà Nội Tân văn...
 
blank
 
       Cuối năm 1925, ông cùng với Phạm Tuấn Lâm và Phạm Tuấn Tài thành lập Nam Đồng Thư xã ở bên bờ hồ Trúc Bạch, Hà Nội, chuyên trước tác, dịch thuật và xuất bản các sách với mục đích nhen nhúm tinh thần ái quốc, như: Cách Mạng Thế giới, Nguyên Tắc Tam Dân v.v...
    Năm 1927, Nguyễn Thái Học tham gia Nam Đồng thư xã và thành lập chi bộ để tiến tới thành một đảng cách mạng. Ngày 25-12-1927, Nhượng Tống cùng với các chiến hữu thành lập Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ) tại làng Thể Giao, Hà Nội.
 
     Năm 1929, Nhượng Tống vào Huế gặp Phan Bội Châu, trên đường trở về nhà thì bị Pháp bắt rồi đày ra Côn Đảo. Trong thời gian ông ở Côn Đảo, thì VNQDĐ tổ chức cuộc tổng khởi nghĩa Yên Bái (1930), nhưng thất bại. Đến năm 1936, ông mới được thả nhưng bị quản thúc tại quê nhà.
       Tháng 12 năm 1945, các đảng phái Quốc gia: Việt Nam Quốc dân đảng, Đại Việt Dân chính đảng, Đại Việt quốc dân đảng, liên minh thành Mặt trận Quốc dân đảng Việt Nam.
      Cuối năm 1946, Pháp tái chiếm Đông Dương. Đến năm 1947, hết thời gian quản thúc, Nhượng Tống trở về Hà Nội để cùng một số chiến hữu tái tổ chức hoạt động VNQDĐ, tại một số vùng do quân Pháp kiểm soát.
 
        Ngày 17-2-1947, VNQDĐ tham gia Mặt trận Quốc gia Thống nhất toàn quốc, chống lại Việt Minh và ủng hộ giải pháp Bảo Đại để thành lập chính quyền Quốc gia Việt Nam.  Đến năm 1949, ông hành nghề thầy thuốc Bắc tại số 128 phố Chợ Hôm, Hà Nội.      
      Ngày 20-8-1949, ông bị công an mật của Việt Minh ám sát tại Hà Nội, vì ông đã viết báo nêu đích danh Hồ Chí Minh là kẻ bán đứng cụ Phan Bội Châu cho Pháp tại Thượng Hải, nước Tàu.
 
      Nhượng Tống là một nhà cách mạng chống Pháp bền bỉ, còn là một nhà văn nhà thơ và nhà dịch thuật uyên bác.
- Sáng tác: Lan Hữu (1940, tiểu thuyết); Nguyễn Thái Học (1945, hồi ký) và một số bài thơ.
- Dịch thuật: Nam Hoa kinh và Đạo đức kinh của Lão Tử (1944-1945); Sử ký của Tư Mã Thiên (1944); Hồng lâu mộng của Đào Tuyết Cần (1945); Thơ của Đỗ Phủ (1945)...
 
Bài thơ: “Cảm Đề Lịch Sử”(*) của Nhượng Tống, ông đã nghiền ngẫm, lo lắng cho quê hương vô cùng thống thiết:
  
Ba xứ non sông một giải liền
Máu đào, xương trắng điểm tô nên
Cơ trời dù đổi trò tang hải
Mặt đất chưa tàn nghiệp tổ tiên!
Có nước, có dân đừng rẻ rúng
Muốn còn, muốn sống phải đua chen
Giật mình nhớ chuyện nghìn năm cũ
Chiêm-Lạp xưa kia vốn chẳng hèn?!!!
 
Cảm phục: Nhượng Tống
  
Nhượng Tống, tâm can vẹn sắt son!
Lo toan chống Pháp, giữ giang sơn
Văn thơ, nghiền ngẫm gìn non nước
Nhiệt huyết quốc gia, mặc mất còn!
 
Nguyễn Lộc Yên
__________
  
(*)- Kính họa bài thơ “Cảm Đề Lịch Sử” của Nhượng Tống:
  
Nước Việt giang sơn một giải liền
Máu xương bảo vệ, điểm tô nên!
Tiền nhân lo lắng tình nòi giống
Hậu thế noi gương nghĩa tổ tiên
Đất nước tiêu điều, mau chấn chỉnh
Toàn cầu tân tiến, sớm đua chen?!
Mưu mô Đại Hán luôn rình rập
Gìn giữ thổ cương, chớ có hèn?!
Nguyễn Lộc Yên

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngày nay việc sử dụng Internet được xem như là một phần trong sinh hoạt hằng ngày của đa số chúng ta. Internet là tai mắt và đồng thời cũng là sợi dây liên lạc
Những hoa hồng hôm qua nở đẹp dưới nắng buổi đầu thu, nay đã rụng xuống sân, vẽ thành một khoanh nhỏ
Có lẽ những người dân trong nước cũng như đảng viên của đảng cộng sản rõ hơn ai hết câu truyền miệng "Đi với Trung Quốc thì mất nước
Một năm, không theo trong Phật giáo, thông thường dân gian có ba ngày rằm chính. Đó là: Rằm tháng giêng, Rằm tháng bảy và Rằm tháng mười.
Kỳ họp 2 của  Quốc hội khoá XII kết thúc ngày 21/11 (2007) sau một tháng làm việc,nhưng xem ra tính bù nhìn vẫn không thay đổi
Đã thành thói quen, tôi thức dậy là mở máy computer, rồi mới đi pha ly cà phê đầu ngày. Khi ngồi vào chỗ thụ hưởng thì công việc đầu tiên là check mail
Anh Hùng Liệt Sĩ, các Anh Thư, các Chiến Sĩ Vô Danh, Hữu Danh và nguyện cho các vị đã quá vãng được siêu sinh, còn các vị hiện tiền được vạn sự cát tường
Kỷ niệm 40 năm thành lập, Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á ASEAN vừa chứng minh rằng tổ chức này vẫn chưa trưởng thành vào tuổi bốn mươi.
Máu chảy ruột mềm! Trong hoàn cảnh của những người lao động VN đình công thiếu thốn
Tại sao lại gọi đó là “cái gọi là Hiến Pháp” " Bởi vì đây không phải là một bản hiến pháp hiểu theo quan niệm phổ quát – một văn kiện pháp lý có gía trị tối ca
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.