Hôm nay,  

Cung Đàn Xưa: Ngườì Nghệ Sĩ Đường Luồn Cây Thị, Ninh-Hòa

13/06/201700:00:00(Xem: 5968)

Tiếng đàn Độc Huyền Cầm ngân nga mùi mẩn chấm dứt bài ca Bạc Liêu Mến Yêu của Nhạc Sĩ Thanh Sơn, khiến tôi nhớ đến một nghệ sĩ vang bóng mấy mươi năm trước ở quê tôi. Mặc dầu quê tôi lúc đó có nhiều người biết chơi đàn cổ nhạc, nhưng chỉ có ông ta là người biết dùng cây độc huyền cầm trong thị trấn. Ngoài cái tài đờn ca, ông còn có lòng can đảm vì dân tộc, cho đến ngày nay tại quê tôi, chưa có một ai thay thế vai trò của ông ta. Người mà tôi muốn nói đây là chú Mười Lực ở đường luồn Cây Thị tại thị trấn Ninh Hòa. Chú Mười hát hay và ăn nói vui vẽ, được mọi người trong thị trấn cảm mến, họ gọi ông bằng "Chú Mười" rất là thân mật.

Thị Trấn Ninh Hòa, nằm trên Quốc Lộ 1A, cách thành phố Nha Trang khoảng 30 cây số về phía Bắc. Ninh Hòa ngày xưa bao quanh bởi bốn chiếc cầu; Cầu Sắt và Cầu Dinh bắt qua sông Dinh nằm bên trái, bên phải có hai chiếc cầu nhỏ là cầu Trạm và cầu Gỗ, hai chiếc cầu nhỏ này đã biến dạng sau 1975. Phố xá Ninh Hòa chạy dài trên Quốc lộ 1A khoản hai cây số, mang tên đường Trần Quý Cáp. Giữa phố là ngôi chợ Dinh, bao vây bởi bốn dảy phố, ở một gốc phố chợ trên đường Trần Quý Cáp, có một con đường nhỏ hẹp gọi là đường luồn Cây Thị, cuối con đường luồn này là nhà của chú Mười Lực ở mấy mươi năm trước.

Chú Mười Lực là em của Cô Sáu Ngôn, khi tôi biết chú Mười thì chú còn trẻ, mù đôi mắt, không vợ, không con, độc thân ở chung nhà với cô Sáu. Thân hình của chú rất là mỏng manh, tôi nghĩ một thoản gió Lào thổi xuống có thể làm cho chú nghiên ngả như chiếc lá bàng bên hông chợ. Nhà chú Mười và nhà tôi đâu đít, chỉ cách nhau có một hàng rào cây điệp, có những buổi trưa hè chúng tôi ra sau nhà hái bông điệp chơi, thỉnh thoản tôi chui qua hàng rào nói chuyện với chú rất vui, ngày nào tôi thấy gương mặt của chú nghiêm chỉnh thì tôi tránh xa để cho chú tha hồ nhập men.

Chú Mười Lực là người rất đa tài, chú biết viết lời ca, biết hát và chú tự chế ra cây đàn Độc Huyền Cầm một giây cho chú. Cây đờn của chú Mười rất đơn giản, chú lấy ba miếng váng mỏng làm thành cái bình thùng thủng đít, dài khoản một thước, hai miếng váng nhỏ bịt hai đầu, chú dùi cái lỗ đặt cây cần ngấn, cột sợi giây đờn vào cây ngấn nối vào một cây đinh ở đầu bên kia, chú đến nhà ông Năm thợ mộc xin ông Năm phết lên một lớp vẹt ni đỏ đỏ, nâu nâu, không có trạm trổ, không gắng sa cừ, hay phết sơn mài như những cây đàn đang được bày bán trên thị trường Xả Hội Chủ Nghĩa bây giờ, nhờ vậy mà nó trở thành chiếc đàn độc nhất vô nhị của thị trấn Ninh-Hòa.

blank
Đường Luồn Cây Thị Ninh Hòa.

Không biết ai đã sáng chế ra cây đàn Độc Huyền Cầm và từ bao giờ, là một loại đàn một giây độc đáo của Việt Nam, hơn nửa thế kỷ trước Nhạc Sỉ Trần Văn Khuê đem cây Độc Huyền Cầm đi biểu diễn trước công chúng Âu Châu, được hoan nghênh nhiệt liệt. Cây đàn này có thể dùng để đàn tất cả nhạc cổ điển Việt Nam và nhạc tây phương. Chú Mười Lực là một thiên tài về âm nhạc, bị mù đôi mắt từ thuở thiếu thời, không ai biết chú đã học nhạc ở đâu, chú đã xử dụng bao lâu mà chú có thể đờn một cách điêu luyện như vầy. Chú đờn những bài Xàng Xê, Lý Con Sáo, chú đàn Vọng Cổ Hoài Kim, giữa chợ Dinh hay vào những dịp Tết hay cúng đình, các xã lân cận như Quán Tre, Lạc An, xuống tận Bến Đò, Hà Liên, họ mời chú đến để giúp vui.

Ai đã xem qua những đĩa tân nhạc của Paris By Night, cũng đều cảm phục khi thấy một nhạc sỉ trang trọng trong bộ quốc phục Việt Nam, áo dài đen quần lụa trắng, đầu đội khăn đóng mang đôi hia, ông ngồi chểm chệ trên sân khấu đèn màu quy mô hiện đại, với chiếc đàn độc huyền cầm chạm trổ vẹt ni bóng láng, ông đằn những bản nhạc dân ca mìền nam, làm rung động lòng người. Không dám so bì, nhưng nếu có ai còn nhớ tiếng đàn của chú Mười năm mươi năm trước, mới biết rằng ngón đàn của chú Mười không thua kém ai, nó chỉ khác nhau giửa cái không gian và thời gian mà thôi.

Khỏang thập niên 40-50, mỗi buổi sáng khi mặt trời vừa vượt cầu Dinh, mấy bác xich lô đổ chuyến hàng đầu tiên ở nhà lòng chợ, hàng quán hai bên hong chợ hé cửa dọn hàng là lúc chú Mười xuất hành, với mái tóc đen láy chải ngược, thoa dầu Brillantine láng cón, chú mang cập kiếng tối, quần tây áo sơ mi tay dài, cài hai nút manchet, chân chú mang đôi sandal kiểu rọ heo hở hang mát rợi, một tay ôm đờn, một tay cầm cây gậy, chú hăng hái vượt đường luồn Cây Thị, ra đến đầu chợ đường Trần Quý Cáp, gặp chú Hai Ngộ đang lây quây với chiếc xe hủ tiếu, mùi hủ tiếu bánh mì thịt thơm phức, chú Hai Ngộ mời chú Mười, nhưng chú không ăn vì chú chưa có cà phê buổi sáng. Mấy bác phu xich lô đang ngồi chờ khách ròn rã chào chú Mười, chú dơ cao cây gậy đáp lể, nói đùa vài câu rồi thẳng tiến, đến trước nhà lầu Hàng Tựu Thành, chú quẹo trái qua quán Café Ông Hai Khai Tám Ái. Chú Mười vừa đặc đít vào ghế là chú Hai pha cho một tách cà phê xiểu phé nại mang đến vui vẻ mời chú, chú húp một húp cà phê nóng nghe cái rọt cho ấm giọng, tằng hắng vài cái cho thông cổ họng, rồi chú cất giọng thanh tao hát lên vài câu mới sang tác đêm qua cho thực khách nghe chơi, đáp lại là những tràng pháo tay ầm ỉ, nhờ vậy mà sáng nào quán cũng đông khách. Để tỏ lòng ưu ái với chú Mười, chú Hai hoan hỷ không tính tiền ly cà phê, và ai cũng biết chú Mười không phải là người phải đi hát mới có ăn, chú đi hát là để giúp vui cho mọi người thôi.

Chú Mười hát dân ca, vọng cổ Hoài Hương, chú hát chòi, khi cách mạng khởi nghĩa, mùa Thu 1945 chú đờn và ca bản khởi hành rất là hùng hồn. Bỏng một đêm nọ, một đoàn quân Viễn Chinh Pháp với xa tăng thiết giáp, Tây trắng, Tây đen mặt mày rằng ri từ Banmethuot xuống chiếm thị trấn Ninh-Hòa, những ngày đó chợ Dinh không nhóm, xe tăng thiết giáp đậu dầy trước sân chợ, thỉnh thoản một chiếc xe tăng thả trái lựu đạn khói màu đỏ, chiếc xe rồ mát gầm ghì chạy quay tròn, làm cho khói màu tỏa mù trời rất là khiếp đảm. Ngay giữa chợ họ phơi bày mấy xác chết bị giết tôi hôm qua. Một người đàn ông bị trói hai tay sau lưng nằm dưới đất làm bàn đạp cho người lính Pháp bước lên xe. Mỗi lần bị đạp lên lưng thì tiếng la thất thanh phát ra, thật là man rợ, họ làm vậy để cảnh cáo dân chúng đừng theo cách mạng.

Tiếp theo đó là những ngày huyện Ninh Hòa bị bố ráp, bọn lính Tây ngày đêm hành quân tảo thanh các vùng Lạc An, Hòn Khói, Hòn Hèo và xả Tân Hưng, mỗi lần hành quân họ bắt về một số người bỏ tù, vài bửa họ khiên về mất xác chết, phơi bày trước chợ cho công chúng khiếp sợ. Chú Mười vì mù lòa, không thể cầm súng giết giặc, cứu lấy quê hương, nhưng nhờ lòng can đảm của một thanh niên Ninh Hòa, chú dùng tiếng hát và lới ca nhắc nhở mọi người biết rằng quê hương đang chìm trong khói lữa, chú khéo léo diển tã cặn kẻ cuộc chiến, chú đã kích bọn xăm lăng, chú hát quên mình mà không sợ Tây trả thù. Chú hát cho đến khi quân Pháp thất trận phải đầu hàng Việt Minh ở Điện Biên Phủ, và Chú không ngừng hát vì quê hương bị chia đôi bởi Hiệp Định Geneve vào tháng bảy một ngàn chín trăm năm mươi tư.

Ngày tháng trôi qua, nước sông Dinh nghìn Thu vẫn chảy, tuổi đời cứ chồng chất lên cao, nhưng nghiệp cầm ca vẩn cứ bám chặt tâm hồn của chú Mươi, dù thân hình của chú bây giờ mỏng manh như cành liểu úa bên chùa Tàu, màu tóc của chú đã nhuộm đầy phong sương, cuộc đời của chú thay đổi, âm thanh của tiếng đờn độc huyền cầm của chú Mười câm lặng giữa chợ đông, ngày nào khỏe mạnh chú Mười tận dụng hết năng lực còn lại trong người, chú khom lưng vát cây đàn trên vai, một tay cầm cây gậy, vẫn đeo cặp kiếng tối, bước chân âm thầm yếu ớt, chú mò từng bước đi theo con đường luồn Cây Thị mà chú đã từng đi mấy mươi năm qua. Chú đi qua khỏi nhà Ông Bốn Thơ, chú lết dần đến chiếc xe nước mía ở đầu đường, chú ngừng lại mở miệng cười, chào hỏi ông chủ xe nước mía, rồi chú nghiêng mình rẻ qua bên trái, vượt khỏi cửa tiệm Vạn Thành của bà Mười, đến vách tường nhà Chú Chỉ sát bên tiệm hớt tóc của chú Chín Ngọt, chú tựa lưng vào vách tường từ từ ngồi bệt xuống đất, chú lấy hai chiếc dép Nhựt kê vào bàn toạ cho êm bộ sương chậu, chú chẩm rải đặc cây đàn vào vị trí, một tay cầm que, một tay cầm cây ngấn, sau điệp khúc mở đầu chú cất tiếng rời rạt, giọng run run, hơi chú ngắn ngủn, chầm chậm chú nhai lại những bài ca quá quen thuộc mà chú đã hát mấy chục năm nay rồi. Tiếng đờn và giọng hát của chú bây giờ êm dịu quá, đến nổi không còn nghe được nữa, cứ thế chú tiếp tục kéo dài, cho đến khi mặt trời lặn sau dảy núi Hoành Sơn, chợ tan, hàng quán đóng cửa, mấy đống lá bàng to tướng bên hong chợ đã được hốt sạch, sẵn sàng cho ngày mai, phố xá đã lên đèn, tiếng hát của chú Mười xa dần, tan theo ánh đèn mờ của đường luồn Cây Thi.

Kể từ đó đât nước thêm tao loạn, tôi phải đi xa thị trấn Ninh Hòa tìm lẽ sống, không còn nghe tiếng đờn và tiếng hát của Chú Mười Lực nữa.

Đường Bình

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
Quán bún bò 199 là chỗ dựa tài chính vững chắc giúp ông Lâm Kim Hùng (66 tuổi, Đồng Nai) nuôi hàng chục sinh viên nghèo hiếu học. Quán của ông vừa là nơi ăn ở miễn phí vừa là nơi tạo công ăn việc làm cho các bạn kiếm thêm thu nhập…May mắn trong việc kinh doanh, quán bún bò mang lại nguồn thu nhập ổn định. Thế nhưng, vì sống một mình, nên khoảng lợi nhuận ấy quá dư giả so với cuộc sống bình thường của ông. Nhận thấy cứ để dành tiền mãi cũng chẳng được gì nên ông quyết định giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
Đảng CSVN đang rối beng lên về tình trạng cán bộ tham nhũng quyền lực, nhưng lại đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khiến dân te tua. Tình trạng này được báo của Trung ương đảng “vạch áo cho người xem lưng” cả trong hai lĩnh vực...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.