Hôm nay,  

Vụ James Comey và TT Donald Trump trong nền Dân chủ Hoa Kỳ

09/06/201716:36:00(Xem: 6959)

Vụ James Comey và TT Donald Trump trong nền Dân chủ Hoa Kỳ
 
GSV Andrew Đỗ
 

Hôm thứ Năm mùng 8, cả Hoa Kỳ lẫn thế giới đều theo dõi cuộc điều trần của cựu Giám đốc Cơ quan Điều tra Liên bang (FBI) là ông James B. Comey trước Ủy ban Tình báo Thượng Viện. Là người đã từng hành nghề luật pháp, chúng tôi là Andrew Đỗ xin có một số nhận xét về cuộc điều trần này, đặt trong khuôn khổ dân chủ của Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ có một cuộc tranh cử Tổng thống lạ thường với kết quả bất ngờ cho nhiều người, là khi ông Donald Trump lại đắc cử Tổng thống vào ngày 8 tháng 11 năm ngoái. Vì các yếu tố lạ thường đó, mà một thí vụ là sự can thiệp của Liên bang Nga vào cuộc bầu cử, các cơ quan hữu trách của Thượng viện. Hạ viện, bên an ninh hay tình báo đã mở cuộc điều tra xem nước Nga có quan hệ phi pháp gì với ban tranh cử của ông Trump hay không? Cho tới nay thì chưa ai tìm ra chứng cớ nhưng việc đó cũng gây thiệt hại cho giá trị dân chủ của nước Mỹ.

Trong khung cảnh chung có đầy nghi kỵ, Tổng thống Donald Trump nhiều lần gặp Giám đốc FBI, và sau mỗi lần hội kiến, từ tháng Giêng ông Comey lặng lẽ ghi riêng nội dung của bốn lần nói chuyện này. Ngày 9 tháng Năm, ông Comey bất ngờ bị Tổng thống giải nhiệm nên đã trao cho người bạn thân là một Giáo sư tại Đại học Columbia tiết lộ nội dung ra ngoài. Chính tiết lộ ấy mới khiến ông được Ủy ban Tình báo Thượng viện gọi ra điều trần công khai vào trưa mùng 8, rồi điều trần riêng sau đó.

Khi được các Nghị sĩ của hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ thẩm vấn, ông Comey cho biết ông muốn công khai hóa mọi chuyện để dẫn tới cuộc điều tra của Công tố viên Đặc biệt là ông Robert Mueller về sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ. Là thẩm phán có uy tín, ông Mueller từng giữ chức Giám đốc FBI cho tới năm 2013, rồi được Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ đề cử việc điều tra toàn diện kể từ ngày 17 tháng 5, sau khi ông Comey bị ngưng chức.

Nếu theo dõi tìm hiểu thì người ta đã có thể thấy ra vài điều đáng chú ý sau đây.

Hoa Kỳ có cơ chế phân quyền giữa Hành pháp và Lập pháp, bên trong Hành pháp thì Bộ Tư Pháp trực tiếp điều khiển cơ quan FBI và ngần ấy viên chức, từ Tổng thống là vị dân cử cao cấp nhất cho tới người chỉ huy Bộ Tư Pháp hay FBI, đều phải tuân thủ luật lệ. Hai viện của Quốc hội thì có quyền mở cuộc điều trần và các nhân chứng được mời ra phải tuyên thệ là nói thẳng, nói thật, nói hết, nếu không thì phạm luật, nhẹ nhất là “khinh thường Quốc hội”, nặng hơn thế thì có tội “cản trở công lý”. Trên cùng, Tổng thống cũng có thể bị Quốc hội điều tra, đàn hặc để đề nghị bãi nhiệm (impeach) với đa số là hai phần ba.

Trên đại thể như vậy, nền dân chủ pháp định của Hoa Kỳ có những luật lệ rất phức tạp để người cầm quyền phải tuân thủ và bị kỷ luật nếu vi phạm. Khác biệt này rất quan trọng nếu chúng ta so sánh với các quốc gia độc tài là nơi mà một đảng, hay một thiểu số cầm quyền, lại có thể tự tiện lấy những quyết định phi pháp mà không hề bị luật pháp trừng phạt. Chúng ta không nên quên khác biệt ấy, hay giá trị của nền dân chủ, khi theo dõi những mâu thuẫn quá phức tạp tới khó hiểu giữa một viên chức cao cấp là ông James Comey với một vị đại diện dân cử cao nhất, là Tổng thống. Sau khi hiểu ra những luật dân chủ này, chúng ta có thể nhìn thấy rõ hơn đấu pháp chính trị của các phe trong cuộc.

ViệcTổng thống phải bận tâm đối phó với một cuộc điều trần công khai sau nhiều lời đồn đại về tính chất hợp pháp hay phi pháp của các quyết định từ Phủ Tổng Thống có thể gây thiệt hại cho chương trình hành động và việc cầm quyền của ông Trump. Các quốc gia đang có tranh chấp về quyền lợi với Hoa Kỳ có thể thấy đây là cơ hội nên khai thác. Nhưng mà từ đó, ta có nên kết luận rằng nền dân chủ có nhiều nhược điểm không? Tôi nghĩ rằng không vì xã hội Hoa Kỳ vẫn tiếp tục vận hành và người dân vẫn có quyền đàn hặc và điều tra các viên chức của nhà nước. Hoa Kỳ sẽ mạnh hơn chứ không yếu đi nhờ sự vận hành đó của chính quyền và của người dân.

Ở cấp thứ hai là Quốc hội, chúng ta có hai viện và hai đảng lớn là Cộng Hòa và Dân Chủ. Cả hai đều phải tuân hành luật lệ và nhiều thủ tục rắc rối hầu bảo vệ cơ chế dân chủ của quốc gia và nhất là bảo đảm rằng họ phải tái đắc cử hầu có thể tiếp tục đường lối chánh sách mà cử tri giao phó cho mình qua lá phiếu. Trong trận đấu hiện nay, cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ Tổng thống vào năm tới cũng là dấu mốc mà các dân biểu nghị sĩ không thể quên được.

Khi vào cuộc, qua từng lời hỏi đáp khi điều trần hay gián tiếp tranh luận với nhau trên màn ảnh thì hai phe đều phải tuân thủ luật lệ mà họ nắm vững hơn quần chúng. Mục tiêu lý thuyết là để làm công lý sáng tỏ, nhưng mục tiêu thật lại là thuyết phục công chúng về lẽ phải của mình.

Như trong một phiên tòa công khai có bồi thẩm đoàn, họ cần tranh thủ dư luận của bồi phẩm đoàn. Nhưng họ cũng chẳng quên rằng dư luận ấy còn bị truyền thông báo chí chi phối qua cách bình luận về “trận đấu”.

Trong một trận đấu thể thao, luật chơi đã rõ và các trọng tài đều biết luật và tinh mắt, lời bình luận hay tường thuật của các ký giả thể thao không thể chi phối kết quả. Trong một trận đấu chính trị lồng vào khuôn khổ luật pháp rất phức tạp, giới bình luận có thể tác động vào dư luận mà nhiều khi dư luận lại không biết.

Chúng ta nên biết điều ấy để có thể tìm ra kết luận đúng đắn chứ không để người khác lung lạc. Sống dưới chế độ độc tài, chúng ta phải câm nín cúi đầu. Trong chế độ dân chủ, người ta nên dùng cái đầu để thẩm xét từng sự việc. Bài này được viết trong tinh thần đó để Cộng Đồng hiểu ra luật của một quốc gia dân chủ và để hiểu vai trò rất quan trọng của báo chí.

Andrew Đỗ,

Giám sát viên Địa hạt I của Quận Cam

blank
Giám Sát Viên Andrew Đỗ, Phó Chủ Tịch Hội Đồng Giám Sát Quận Cam, quản trị Địa Hạt 1 Quận Cam bao gồm các thành phố Garden Grove, Fountain Valley, Midway City, Santa Ana và Westminster. Là thế hệ di dân đầu tiên người Mỹ gốc Việt đầy hảnh diện, Luật Sư Andrew Đỗ đã phục vụ với tư cách phó biện lý Quận Cam, cựu nghị viên thành phố Garden Grove và thẩm phán chỉ định Quận Cam.



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bản đồ Việt Nam đây, cụ Hồ vừa ý chưa" (Ảnh Bà Phạm Thúy Hằng, Phó Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa
Cựu Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại (PDDDD HVK Thoại) là Tư Lệnh Hải Quân vùng I Duyên Hải
Đại hội thanh niên sinh viên thế giới kỳ VI được tổ chức ở Mã Lai, số người tham dự hơn 200
Chịu đựng được bao đày ải trong tù đã là hay. Nhưng ngẩng đầu đứng thẳng trước đe dọa của gông cùm, họng súng thì thật xứng là anh hùng
Tết Mậu Tý năm nay đánh dấu 40 năm ngày Cộng sản Việt Nam lợi dụng  Đêm Giao thừa thiêng liêng của dân tộc Tết Mậu Thân (1968)
Các cuộc tranh cử sơ bộ đã chính thức bắt đầu qua hai cuộc bầu cử tại hai tiểu bang Iowa và New Hampshire. Cả hai cuộc bầu đều mang lại bất ngờ
Vào ngày này cách đây bốn năm, Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn đã lặng lẽ ra đi về cõi vĩnh hằng
Đó là tựa đề trên báo điện tử đảng Cộng sản Việt nam ngày 28/09/2007, để trả lời câu hỏi trên, tôi chọn cách tìm hiểu từ nội tình Việt nam ta
Đường vào Bạch Cung có thể ví như một cuộc chạy đua đường trường 50 vòng và với khoảng 15 vận động viên ở mức khởi hành
Một Thư Mời, ký tên Thầy Thích Hạnh Đạo, đề ngày 6-1-2008 nhân danh Đại Hội Bất Thường của Giáo Hội Phật Giáo VN Thống Nhất
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.