Hôm nay,  

Lính Mỹ đọc thơ Lính Cộng Hòa

06/06/201710:52:00(Xem: 64424)

Thơ Linh Miền Nam do tủ sách Tiếng Quê Hương ấn hành và sẽ được giới thiệu cùng với một số sách khác của TQH trong buổi sinh hoạt văn học tại Westminster Community Center 8200 Westminster Blvd, Westminste, nam California lúc 1 giờ 30 chiều Chúa Nhật 18-6-2017.  Các nhà báo Trịnh Bình An, Mặc Lâm, Đinh Quang Anh Thái, các nhà văn Uyên Thao, Trần Phong Vũ sẽ có mặt trong buổi sinh hoạt này,


Giới thiệu: "ARVN Soldiers’ Poetry edited by Nguyễn Ngọc Bích" là bài điểm sách của David Wilson về tuyển tập "Thơ Lính Chiến Miền Nam – ARVN Soldiers' Poetry" do Nguyễn Hữu Thời sưu tầm và dịch tiếng Anh. David Wilson là một cựu quân nhân Hoa Kỳ tại Việt Nam và viết điểm sách nhiều năm trên trang "Books in Review" của hội VVA (Vietnam Veterans of America). https://vvabooks.wordpress.com/tag/vietnam-war-arvn-poetry/

blank

Nguyễn Hữu Thời, người đã chuyển ngữ tiếng Anh các bài thơ trong tác phẩm "Thơ Lính Chiến Miền Nam: ARVN Soldiers’ Poetry" cho chúng ta biết bộ sưu tập thơ này "… là sản phẩm của lính. Không phải lính ma, lính kiểng, lính bàn giấy, lính văn phòng mà là lính chiến đấu trong một cuộc chiến cam  go,  đứng  trước  một  kẻ  thù dầy dạn chiến trường, đầy mưu mẹo và không cho ta bao nhiêu lựa chọn: hoặc mình sống thì anh ta phải chết và ngược lại." (1)

Chính Nguyễn Hữu Thời cũng đã "thực sự vào sinh ra tử để có thể thông cảm sâu xa với những tình cảm mãnh liệt của những thi sĩ này, những đồng đội anh dũng của anh." (1)

Không một tác giả bài thơ nào trong tuyển tập này mà không từng cầm súng chiến đấu. "Người dịch mong tập thơ sẽ giúp độc giả có khái niệm tốt về người lính chiến miền Nam, những người suốt 20 năm ròng rã xả thân bảo vệ hòa bình và an ninh cho hơn 20 triệu dân miền Nam, một phần tư quân đội Việt Nam Cộng Hòa thiệt mạng, hàng trăm nghìn người đã bị tàn phế suốt cuộc đời và 300 ngàn người bị giam cầm trong các trại tập trung." (1)

Những bài thơ được dịch, và được trình bày chung với bản gốc tiếng Việt, đa số nói về những điều người lính Miền Nam đã trải qua và phơi bày một bức tranh ảm đạm về chiến tranh và giai đoạn sau chiến tranh. Lời lẽ trong thơ thường khắc nghiệt hơn lời lẽ của những bài thơ người Mỹ viết về những trải nghiệm của họ trong Chiến Tranh Việt Nam. Mực độ cay đắng cũng đậm nét hơn so với các bài thơ cựu chiến binh Mỹ, bày tỏ cảm giác bi phẫn vì bị bán đứng bởi các lợi ích chính trị.

Dưới đây là một ví dụ, "Bữa cơm ngoài Chiến Trường" của Trần Dzạ Lữ, sĩ quan tác chiến ở một đơn vị thuộc tiểu khu Kiến Hòa:


Bữa cơm ngoài Chiến Trường


Bốn năm thằng lơ láo
Áo quần rách tả tơi
Ăn cơm bên xác người
Tay bốc, tay cầm súng

Lòng nhớ mẹ phương Tây
Ý thương em chạy giặc
Xóm làng sầu khôn khuây
Đất trời thêm hiu hắt

Ăn xong, múc nước ruộng
Uống đại cho qua ngày
Quê nhà em có biết
Chinh chiến thân lưu đày?

Ăn được là điều may
Có khi hai, ba ngày
Không ăn, chẳng có uống


Ta nằm với cỏ cây


(Phong Điền 25.5.1972)


The Meal on the Battlefield


Four or five boys look helpless

In their ragged clothes

Eating besides the bodies

They pick their rice, holding the rifles

My heart’s with Mom in the Western Paradise

My mind’s with sister in the refugee camp

Villages and hamlets are inconsolably sad

The world is more deserted

After the meal, we scoop from the field

Some water we drink to get by

At home, do you know it?

The war dooms us the soldiers

It’s still lucky I can eat

Sometimes for two or three days

Having neither meal nor drink

I lie beside the plants and trees


Đây là một trong những bài thơ ngắn và nhẹ nhàng của tuyển tập.


Riêng tôi, thích những bài thơ của Trần Đắc Thắng. Mở đầu với từ "Đ.m!"


Khi dắt quân đi tắm biển


Đ.m.! Cứ bơi trên mặt biển

Để quên lúc lấy nước trên rừng

Cho lòng tan trăm ngàn vết tích

Mà đi lên dưới nắng mùa xuân (2)


Bathing in the sea with my men


Fuck! Just swim in the sea

To forget the minutes of collecting water in the jungle

To wash away one hundred thousand traces

Then come up under the spring sunlight (2)


Ngủ trên rừng


Đ.m! Sao ta vẫn ngủ rừng

Đêm trường muỗi đốt cháy da lưng

Nhưng bây không một lời than thở

Như thế lòng ta cũng đã mừng


Sleep in the jungle


Fuck! Why sleep in the jungle again?

All night, the mosquitoes bite and burn one’s back

But you boys have made no complaints

And that set my mind at rest (2)


Khóc chiến hữu

— Khóc Trung sĩ Quý, Thành và Thiếu úy Tư


Đ.m.! Tụi bây chết thật rồi

Ta nghe hồn chết giữa mưa rơi

Bao giờ ta lại ngồi uống rượu

Cùng kể nhau nghe những chuyện rời


Mourning my companions in arms

— To late Sgt. Quý, Thành and 2nd Lieut. Tư


Fuck! You boys are dead, actually

I hear my heart break in the falling rain

When shall we sit and drink again?

To tell one another the unconnected stories (2)


Tôi đặc biệt muốn giới thiệu cuốn thơ lính này tới các cựu chiến binh Hoa Kỳ thường hay phàn nàn về quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Những người lính ấy có thể không oai vệ cỡ chúng ta, nhưng chắc chắn họ đã chịu đựng và đã chịu chết nhiều hơn chúng ta tưởng. Và do đó, họ xứng đáng được tôn trọng.


Hãy đọc cuốn sách này và hãy khóc. Như chính tôi đã khóc.

Nguyên tác: David Willson, Chuyển ngữ: Trịnh Bình An


Chú thích:


  1. Những đoạn David Wilson trích là từ bài giới thiệu của cố Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích.

  2. Những đoạn thơ của Trần Đắc Thắng là người dịch thêm vào cho rõ nghĩa.

  3. Tuyển tập "Thơ Lính Chiến Miền Nam – ARVN Soldiers' Poetry" do Tủ Sách Tiếng Quê Hương xuất bản – 475 trang – giá 25.0 USD  

Mua sách: VLAC / TS Tiếng Quê Hương, P.O. Box 4653, Falls Church, VA 22044, USA. Email: uyenthaodc@gmail.com / uyenthao174@yahoo.com

Hoặc mua tại: Người Việt  - 14771 Moran Street, Westminster, CA 92683

Phone: (714) 892-9414 - Website: www.nguoivietshop.com

Sách cũng có bán trên trang điện tử Amazon.com

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.