Hôm nay,  

Trang Sử Việt: Trương Tử Anh

6/2/201700:01:00(View: 9533)
TRƯƠNG TỬ ANH
(1914 - 1946)
 
    Trương Tử Anh quê huyện Tuy Hòa (VNCH gọi là quận Hiếu Xương), tỉnh Phú Yên, tên lúc trẻ là Trương Khán. Bí danh là Phương nên thường gọi là Anh Cả Phương, thân phụ là ông Trương Bội Hoàng. 
    Năm 1934, Trương Tử Anh ra Hà Nội học Luật khoa tại Viện đại học Đông dương. Ngày 10-12-1938, ông công bố chủ thuyết: “Chủ nghĩa Dân tộc sinh tồn”. Ông khẳng dịnh: "Vấn đề Sinh Tồn là trung tâm điểm của lịch sử. Mục đích thiêng liêng của mọi sự hành động của loài người từ xưa tới nay là mưu sự sinh tồn cho mình".
  
    Năm 1939, ông thành lập “Đại Việt Quốc Dân Đảng” gọi tắt là “Đảng Đại Việt”, được toàn thể sáng lập viên bầu ông làm Đảng trưởng. Trụ sở đảng đặt tại Hà Nội, lúc mới thành lập “Đảng Đại Việt” gồm có: Đảng trưởng Trương Tử Anh và các nhân vật chủ chốt: Bùi Diễm, Bửu Hiệp, Đặng Vũ Trứ, Đặng Văn Sung, Đặng Xuân Tiếp, Đặng Vũ Lạc, Dương Thiệu Di, Hà Thúc Ký, Hoàng Xuân Tửu, Lê Thăng, Ngô Gia Huy, Nguyễn Đình Luyện, Nguyễn Sơn Hải, Nguyễn Tiến Hỷ, Nguyễn Sĩ Dinh, Nguyễn Định Quốc, Phan Bá Trọng, Phan Cảnh Hoàng, Phan Huy Quát, Tạ Thành Châm, Trần Trung Dung, Trương Bá Hoành. Và Nguyễn Tôn Hoàn làm phát ngôn viên của Đảng và liên lạc giữa các Xứ bộ.
 
     Với tài lãnh đạo khôn khéo của ông, chỉ trong thời gian ngắn, Đảng đã thành lập các cơ sở khắp Việt Nam, Lào và Miên. Năm 1943, Pháp đã bắt giữ ông nhưng sau đấy lực lượng chìm của Đảng Đại Việt giải thoát. Ngày 21-7-1944, Thống sứ Bắc Kỳ ra lệnh bắt ông lần hai, ông tuyệt thực phản đối và được Nhật can thiệp nên được trả tự do. 
     Năm 1944, Đại Việt Quốc Dân Đảng phối hợp với: Đại Việt Duy Tân của Lý Đông A, Đại Việt Quốc Xã của Nguyễn Xuân Tiếu và Đại Việt Dân Chính của Nguyễn Tường Tam, thành lập một mặt trận duy nhất là Đại Việt Quốc Gia Liên Minh.
 
     Đến tháng 10-1944, ông củng cố chiến khu Kép (Bắc Giang), thành lập trường Võ Bị Lạc Triệu, nằm giữa hai tỉnh Bắc Ninh và Hải Dương. Tháng 4-1945, Trương Tử Anh chính thức gởi một phái đoàn ngoại giao sang Trung Hoa Dân Quốc, gồm có: Nguyễn Tiến Hỷ, Đặng Vũ Trứ, Phạm Khải Hoàn, với nhiệm vụ lo việc hợp nhất giữa các đoàn thể Việt Nam lưu vong tại nước Tàu với Đại Việt Quốc Dân Đảng, đang hoạt động trong quốc nội. 
 
     Tháng 9-1945, ông đưa ra 4 điểm:  
 1- Phát động phong trào toàn dân bất hợp tác với Việt Minh. 
 2- Tách rời cựu Hoàng Bảo Đại ra khỏi Việt Minh, và vô hiệu hóa Quốc hội của Việt Minh. 
 3- Thành lập một trung tâm chính trị Hải ngoại. 
 4- Củng cố các chiến khu, tăng cường khối Quốc Dân Quân, mở rộng địa bàn hoạt động.
  
     Ngày 15-12-1945, Đại Việt Quốc Dân Đảng hợp nhất với Việt Nam Quốc Dân Đảng và Đại Việt Dân Chính. Trương Tử Anh làm Chủ tịch, Võ Hồng Khanh làm Tổng thư ký và Nguyễn Tường Tam làm Bí thư trưởng. Đề cử Nguyễn Tôn Hoàn lo việc tách rời lực lượng Quốc gia ra khỏi Mặt trận Việt Minh và tướng Phạm Cao Hùng tăng cường cho Quân ủy miền Nam. 
 
     Tháng 12-1945, ông thành lập trường Lục Quân Yên Bái, chiến khu ở Thanh Hóa, quy tụ các lực lượng quân sự các đảng phái Quốc Gia chống Cộng thành Mặt Trận Quốc Dân Đảng Việt Nam, gọi tắt là Việt Quốc. 
     Đêm 12-7-1946, cán bộ Việt Minh đột nhập vào trụ sở Việt Nam Quốc dân đảng ở Hà Nội, lấy nhiều tài liệu: Truyền đơn, khẩu hiệu, thông cáo và tài liệu đặc biệt do Trương Tử Anh soạn về “Kế hoạch đảo chính Chính phủ Hồ Chí Minh”.
 
     Sau khi gởi phái đoàn ra hải ngoại (cuối năm 1946) để thành lập Trung Tâm Chính Trị Hải Ngoại, ông vẫn bí mật hoạt động tại Hà Nội, điều hành các cơ sở Đảng chống Cộng sản và Thực dân Pháp. 
     Ngày 19-12-1946, quân Pháp tái chiếm Hà Nội, trước cảnh tranh tối tranh sáng. quân dân đang hợp sức chống quân Pháp thì ông bị mất tích, có người cho rằng ông đã bị Việt Minh bắt và thủ tiêu trong thời gian này?!.               
 
Cảm phục: Trương Tử Anh
  
Trương Tử Anh, tiết nghĩa sắt son!
Miệt mài tranh đấu, giữ giang sơn
Quốc gia độc lập, lòng mong mỏi
“Dân tộc sinh tồn”, vương vấn luôn!   
 
Nguyễn Lộc Yên  

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Trong dã tâm bá quyền này, Bắc Kinh đã trơ tráo thông báo rằng sẽ mở các chuyến du lịch bằng tàu lớn, để du khách có thể thưởng ngoạn
Tính đến ngày 25 tháng 9, những cuộc biểu tình rộng lớn của hàng chục ngàn nhà sư Miến Điện tại thủ đô Rangoon đã trải qua ngày thứ 9
Ở nhiều nước văn minh cũng như kém văn minh, tham nhũng và lãng phí của công bị coi như chuyện xấu xa trong xã hội
Đầu tháng 9 năm ngoái, 2006 khi tôi phổ biến lá thư ngỏ đầu tiên lên tiếng với cộng đồng về việc chồng tôi bị nhà cầm quyền Cộng sản bắt ở Việt Nam
Kể từ ngày đảng cộng sản Việt Nam chiếm miền Nam đến nay là 32 năm. Cuộc tranh đấu giành tự do dân chủ và nhân quyền cho đất nước
Đây là dự luật có ý nghĩa to lớn đối với Phong Trào Dân chủ Việt Nam. Nó chứng minh sức mạnh của xu thế hội nhập và thời đại toàn cầu hoá
Từ năm 1949 Mao Trạch Đông chiếm được Trung Hoa lục địa, thiết lập chế độ Cộng Sản trên toàn cõi nước Tàu, ngoại trừ Đài Loan, Hông Kông và Ma Cau
...Suy trầm khi đà tăng trưởng sản xuất giảm sút trong sáu tháng liên tục; hậu quả là thất nghiệp tăng, lợi tức giảm...
Ở Việt Nam trước năm 1954, khi mà cách mạng Việt Nam còn lệ thuộc vào viện trợ của Trung Quốc và Liên Xô, trong các hội trường diễn ra cuộc họp của Đảng
Theo bản tin ngắn DCVonline “Ba Lan muốn tiếp nhận Lê Thị Công Nhân” có phổ biến nguyên văn bức thứ của chủ tịch thượng viện Ban Lan như sau
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.