Hôm nay,  

Memorial Day từ Arlington đến Biên Hòa

27/05/201707:13:00(Xem: 6985)
Memorial Day
từ Arlington đến Biên Hòa
 
Giao Chỉ, San Jose.

 C:\Users\Giao Chi\Desktop\MAY MAY         MAY MAY\THANG TU 2017\BBBB\HO SO NAM CU\New folder\TOTAL NEW\000 TONG KET- TONG KET\HO SO CU\15-2015 2015\PHOTOS PHOTOS PHOTOS\PHOTOS\Pictures\a.png

 
Lịch sử của Memorial Day bắt đầu từ 5 tháng 5 năm 1868 là ngày kết thúc cuộc Nội Chiến Nam Bắc Mỹ .
Lễ Chiến sĩ trận vong là một ngày lễ liên bang tại Hoa Kỳ, diễn ra vào ngày thứ Hai cuối cùng trong tháng 5 hằng năm. Ngày lễ đầu tiên tưởng niệm quân Liên bang miền Bắc đã hy sinh trong cuộc nội chiến. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất ngày lễ này bắt đầu được mở rộng để tưởng niệm các tử sĩ trong các cuộc chiến khác. Lễ quan trọng đầu tiên được tưởng niệm tại Nghĩa trang quốc gia Arlington gần Washington, D.C. Vào cuối thế kỷ 19, Lễ Chiến sĩ trận vong được tưởng niệm vào ngày 30 tháng 5 toàn quốc. Các cơ quan lập pháp tiểu bang đã thông qua luật chọn ngày này để làm lễ tưởng niệm.
 
Từ năm 1971 Ngày Lễ chiến sĩ trận vong chính thức trở thành ngày lễ liên bang ở Hoa Kỳ. Vào ngày này người Mỹ đi viếng thăm các nghĩa trang và các đài kỉ niệm; lá cờ Mỹ để rũ cho đến trưa theo giờ địa phương. Nhiều người Mỹ coi Ngày Chiến sĩ trận vong là ngày bắt đầu mùa hè. Theo truyền thống dân chúng đi thăm mộ chiến sĩ, cắm các lá cờ tưởng niệm kèm theo các hoạt động gia đình, đi cắm trại hay các sự kiện thể thao.
 
Người Việt tại các địa phương sinh hoạt với các cựu chiến binh Hoa Kỳ. Đặc biệt vùng Hoa Thịnh Đốn thường thăm viếng bức tường tưởng niệm chiến tranh Việt Nam và đặt hoa tại nghĩa trang Arlington. Mang ý nghĩa của ngày chiến sĩ trận vong tháng 5 từ Mỹ về quê hương, người Việt cũng bắt đầu nghĩ đến ngày quân lực VNCH tháng 6 tại Nghĩa trang Biên Hòa. Đầu tháng 5 vừa qua tại San Jose lần đầu tiên có đại hội về việc trùng tu nghĩa trang quân đội Biên Hòa với kết quả rất khích lệ, chúng tôi xin đăng lại bài phỏng vấn của VOA để độc giả có thể hiểu rõ phần nào câu chuyện từ 1975 đến nay
.
 

VOA phỏng vấn ông Vũ Văn Lộc về Nghĩa trang Biên Hòa
 

http://www.namkyluctinh.com/PICTURE/BaiViet/BaiHoc8.jpg    http://www.namkyluctinh.com/PICTURE/BaiViet/BaiHoc9.jpg

     Tượng Thương Tiếc bị phá năm 1975
 

VOA: Xin ông cho biết sự liên hệ giữa tổ chức IRCC của ông và Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa?

Ông Vũ Văn Lộc: IRCC là cơ quan định cư của người di dân tài Bắc CA.USA. Bên cạnh đó, tôi có thực hiện một viện bảo tàng thuyền nhân và Việt Nam Cộng Hòa tại San Jose. Trong viện bảo tàng, tôi có nhu cầu thực hiện lịch sử và mô hình của nghĩa trang quân đội Việt Nam Cộng Hòa, thành ra chuyện này là cái duyên của tôi. Trước năm 75 tôi là một trong những người có liên hệ đến việc xây dựng nghĩa trang này, chúng tôi có theo dõi để biết các diễn tiến của nghĩa trang cho đến bây giờ.
 

VOA: Cách đây mấy năm, Thủ tướng Việt Nam đã ký quyết định dân sự hóa nghĩa trang này, quyết định này có ý nghĩa gì và kết quả cụ thể cho tới giờ này ra sao?
Ông Vũ Văn Lộc: Tôi nghĩ rằng các ông cầm quyền ở Hà Nội đã đến lúc phải quyết định, nhưng chuyển thành nghĩa trang nhân dân thì chẳng đi đến đâu cả. Bởi vì cái ý nghĩa quan trọng nhất là những người chiến binh miền Nam, khi người ta nằm xuống trong nghĩa trang đó, người ta không thể biến thành nhân dân được. Các ông ấy làm như vậy là lẩm cẩm. Từ lúc đó chúng tôi đã yêu cầu nghĩa trang này phải là một di tích lịch sử của chiến tranh. Vẫn luôn luôn là những ngôi mộ và nghĩa trang của quân lực Việt Nam Cộng Hòa, như vậy mới đúng. Thực ra thì có vẻ như họ đã nhìn nhận có sự kiện đó, nhưng họ muốn bẻ ngoặt sang phía khác. Trên thực tế có một điểm như thế này: họ chưa có hành động tàn nhẫn là bốc đi chỗ khác hay là giải tỏa. Nếu đó là một nghĩa trang nhân dân thì sẽ giống như các nghĩa trang nhân dân khác trên đất nước. Có thể một ngày nào đó, nếu có nhu cầu muốn xóa bỏ thì vẫn giải tỏa được. Nhưng nếu là một di tích lịch sử của chiến tranh để lại thì việc giải tỏa không thể thực hiện được. Thêm nữa, đã là nghĩa trang nhân dân thì sẽ theo quy chế của nghĩa trang thường, tức là ai muốn bốc mộ đem đi chỗ khác cũng được, muốn chôn thêm người vào đó cũng được. Như vậy chỉ độ vài chục năm sẽ có dân thường chôn ở đó; thế thì ý nghĩa của một nghĩa trang quân đội VNCH trong một thời kỳ chiến tranh hoàn toàn mất hết.
 

VOA: Cách đây mấy năm, cựu Phó Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Cao Kỳ cũng kêu gọi Việt Nam xét lại vấn đề Nghĩa Trang Biên Hòa khi ông ấy về Việt Nam, ông có ghi nhận kết quả nào về lời kêu gọi này hay không?

    http://www.namkyluctinh.com/PICTURE/BaiViet/BaiHoc10.jpg   http://www.namkyluctinh.com/PICTURE/BaiViet/BaiHoc11.jpg                      

         Nghĩa Dũng Đài bị cắt đầu 2004


Ông Vũ Văn Lộc: Tôi có theo dõi nhiều nhưng không thấy kết quả gì cụ thể cả, mà ông Kỳ không  suy tính tham mưu khoa học đầu đuôi. Ông chỉ nói theo ngẫu hứng, theo nhu cầu chính trị và cá nhân. Ông ấy cũng chẳng biết trong đó còn lại bao nhiêu ngôi mộ, chia lô như thế nào, hoàn cảnh thực tế như thế nào. Do nhu cầu nghiên cứu nên chúng tôi biết khi chúng ta bỏ nước ra đi năm 75 thì ở đó có 16.000 ngôi mộ, và do diễn tiến từng ngày một xảy ra thì bây giờ cũng còn vào quãng 11.000. Như vậy đang còn một số đất trống có thể chôn cất thêm được quãng bốn năm ngàn người nữa. Còn nhà máy nước Bình An thì bên cộng sản họ cho đóng vào ngay chính giữa khu nghĩa trang, làm cho con đường đi từ cổng nghĩa trang đi qua Đền Tử Sĩ tới Nghĩa Dũng Đài bị cắt ra. Xong họ mở một cửa hông nhỏ để cho mọi người vào thăm. Tính chất họ làm chẳng có gì gọi là đàng hoàng cả. Vì thế tôi nghĩ ông Kỳ cũng chưa tạo được một ảnh hưởng gì và cũng không biết mình đòi hỏi cái gì cho đúng đắn và làm cái gì cho nó rõ ràng cả. Ông chỉ nói có tính cách chính trị mà thôi.
 

VOA: Ông vừa nói nghĩa trang bây giờ đã mở cửa cho mọi người vào thăm. Hiện nay việc thăm viếng này đã dễ dàng hay vẫn còn khó khăn như trước?

Ông Vũ Văn Lộc: Nói một cách công bình thì không khó khăn nhưng cũng rất lẩm cẩm. Chẳng hạn như không giống một nghĩa trang dân sự thực sự, nó vẫn tạo ra sự nghi ngờ và thân nhân vào thăm viếng không thoải mái. Phải ghi tên, phải trả lời xem thăm ngôi mộ nào, ở đâu. Những cái đó không giống một di tích lịch sử mà cũng không giống một nghĩa trang thường. Còn một điểm quan trọng nhất là bởi vì không có sự gìn giữ đàng hoàng nên có cây mọc giữa ngôi mộ, đường xá có cỏ mọc. Thành ra tôi có một ước mong là chẳng cần xây cất bằng một ngân khoản lớn lao gì, chỉ cần giữ cho cây cỏ đừng tàn phá nghĩa trang; rồi nhiên hậu, lịch sử đến một giai đoạn nào người ở hải ngoại hay trong nước còn mồ mả thân nhân có thể có cơ hội chấn chỉnh cho đàng hoàng.
 

VOA: Mới đây, nhà sử học Tạ Chí Đại Trường đề nghị Quốc hội Việt Nam công nhận Nghĩa Trang Biên Hòa là chứng tích lịch sử quốc gia, ông nghĩ sao về đề nghị này?

Ông Vũ Văn Lộc: Đúng như vậy, nghĩa trang này phải là một di tích của quốc gia. Sau đệ nhất, đệ nhị thế chiến, chiến tranh Nam Bắc của Mỹ, hay bất cứ một cuộc chiến tranh nào, khi có một nơi tập trung chôn cất những tử sĩ như vậy thì đương nhiên nó phải là một di sản lịch sử của quốc gia. Nhưng thực tình mà nói, cái này nó nằm trong tay Chính Trị Bộ, chứ còn Quốc hội Việt Nam thì tôi chả có hy vọng gì. Cái này do đảng cộng sản phải nhìn ra vấn đề rồi đến chính phủ phải thi hành.

Ở hải ngoại này mình phải vận dụng các chính phủ thông qua Quốc hội các nước thì mới có thể được,  Tôi cũng có biên thơ cho nhiều ông Dân biểu và Thượng nghị sĩ Mỹ, nói với họ bây giờ chúng tôi là công dân Mỹ, và đó là những mồ mả của thân nhân chúng tôi thì các ông phải lưu ý chứ. Nhưng lẽ dĩ nhiên vấn đề này chưa phải là ưu tiên của họ. Tôi ước mong toàn thể khối hải ngoại và cả người trong nước cùng nhau vận động, bởi vì kể cả các chiến binh đối phương của chúng tôi họ cũng phải nhìn nhận như thế.

Cuộc chiến tranh Nam Bắc của Hoa Kỳ là một bài học về tính chất văn minh của con người là luôn luôn phải tôn trọng những người chết, cho nên ba mươi mấy bốn chục năm sau thì tất cả những tử sĩ của miền Nam rải rác đều được đưa vào trong nghĩa trang quốc gia Arlington của liên bang chôn cất. Họ làm cũng đàng hoàng lắm. Việt Nam muốn học đòi văn minh thế giới thì cũng phải làm như vậy.
 

VOA: Theo ông, giải pháp lý tưởng đối với Nghĩa Trang Biên Hòa nên theo hướng giải quyết như thế nào?

Ông Vũ Văn Lộc: Bây giờ tôi nghĩ người cộng sản họ có những khó khăn nội tại, nhưng họ vẫn có thể tiến từng bước một. Thứ nhất là tuyên bố đó là di sản lịch sử quốc gia.

Thứ hai, các ông ấy phải di tản ngay nhà máy nước đá Bình An đang nằm chình ình ngay giữa nghĩa trang, làm sao một di sản quốc gia mà có một nhà máy chặn đường vào nghĩa trang được.

Thứ ba, không cần phải xây cất sửa chữa lớn lao, chỉ cần giữ cho có căn bản, bảo toàn từng ngôi mộ,  để nhiên hậu những bước kế tiếp, có thể con cháu của các liệt sĩ đã chết từ từ sẽ làm lại các kiến trúc tưởng niệm.

Khi chúng tôi đi khỏi Sài gòn 1975 thì ở đó còn 16.000 ngôi mộ, bây giờ đã cải táng và trùng tu được ít nhất 5.000; và cũng còn một số đất trống nữa. Nếu theo đúng kiểu trên thế giới người ta làm, thì những liệt sĩ VNCH được chôn rải rác ở khắp nơi, khi tìm được thì họ đem vào cải táng ở đó.

Bây giờ những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa chết trong lúc bị tù cải tạo ở các nơi, nếu bây giờ muốn cải táng từ những miền xa xôi thì cũng phải được chôn ở đó. Lẽ dĩ nhiên, gia đình hay bạn bè có thể làm, không cần chính phủ cộng sản phải làm. Như vậy nó mới trở thành một di sản quốc gia một cách rõ ràng, thể hiện được tình người Việt Nam nói chung cho các thế hệ tương lai.

Cũng có thể ngay cả những người như chúng tôi có thể cải táng từ ngoại quốc đem về chôn ở đó. Tôi cũng sẵn sàng rất mong khi tôi chết trở về nằm ở đó, giống như nhạc sĩ Nam Lộc đã đặt lời trong một bài hát “...xin cho tôi một mộ phần, bên ngàn chiến hữu của tôi.”

VOA: Xin cảm ơn ông.
  .

blank blank blank blank blank blank blank

Giao Chỉ, SanJose City, VietMuseum, Book 1, 2 đã phổ biến, sẽ in 3, 4, 5 đến 12.

Một cuốn $10 Mua sách ghi IRCC 3017 Oakbridge Dr. San Jose CA 95121

Lịch sử ngàn người viết, tác giả ghi chép lại, giữ sách là giữ lửa cho mai sau.

 








Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bài báo của phóng viên Martin Wisckol ghi nhận là năm 2000 chỉ có một vị dân cử gốc Việt tại Quận Cam. Vậy mà bây giờ có tới 10 dân cử gó6c Việt, trong đó 4 người mới thắng cử
Ở Việt Nam, năm 2006 ghi nhận hai sự kiện quan trọng nổi bật. Một là, Việt Nam được gia nhập WTO. Hai là, tổng thống Hoa Kỳ George Bush sang thăm Việt Nam nhân Hội nghị APEC 14
Sáng nay tiết trời Hà nội lạnh, không khí bị phủ một lớp sương mờ, không có ánh mặt trời. Ngày đầu tiên của năm 2007
Nhưng nếu không có sự đụng chạm giữa các nền văn minh, thế giới chúng ta cũng đang đối đối đầu trước một sự đụng chạm khác. Học giả Dominique Moĩsi, một cố vấn thâm niên của
Thời gian thắm thoát trôi, mới đó mà đã 22 năm kể từ ngày các Anh vĩnh viễn ra đi. Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại có rất nhiều đổi thay, nhưng các anh nào có biết! Hôm nay nhân ngày giỗ
tôi mong là từ năm nay, Hà Nội nên có chính sách văn minh hơn với người dân của mình. Đó là bình thường hóa quan hệ với người Việt Nam chứ đừng chỉ có sợ người ngoại quốc...
Gerald R. Ford, tổng thống thứ 38 của Hoa Kỳ, lên nắm quyền sau khi Tổng Thống Richard Nixon 
Tổng thống Ford là một người tử tế. Nhưng thiếu mưu mô... Trong một số báo đầu năm, chúng ta nên nói về chuyện tử tế. Không có gì tử tế hơn là nói về nhân vật đang được quốc táng
Căn cứ Khe Sanh nằm lọt giữa một thung lũng, các ngọn đồi bao bọc chung quanh, do đó đây không hẳn là một vị trí có thể quan sát bao quát hết các vị trí địch.
Vấn đề dự án xây Chùa Quan Âm tại Garden Grove đã trở thành một đề tài được đề cập đến
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.