Hôm nay,  

Giới Thiệu Tuồng Hát Bội Xưa (1883)

25/05/201709:07:00(Xem: 4614)
Giới thiệu tuồng hát bội xưa (1883)
 
Nguyễn Văn Sâm

  

Kho tuồng hát bội của Việt Nam tương đối nhiều, chỉ có điều là sự sưu tập để quảng bá đến số đông quần chúng chưa được bao nhiêu vì lý do binh lửa tiêu hao, vì hình thức chữ Nôm của bản in, bản viết, vì sự khó phổ cập đến quần chúng của thể loại trình diễn nầy, một thể loại đã làm trọn vai trò văn hóa và lịch sử của nó. Thêm nữa, vấn đề thực tế của xã hội: có được bản Nôm đã khó, phiên âm với mức độ chính xác cao lại càng khó hơn, giới thiệu được với quần chúng độc giả lại là chuyện gần như không tưởng. May tôi được vài phân nhỏ trong ba điều đó. Bởi vậy cố gắng đi vào phần gia tài văn hóa đã bị bỏ quên nầy.

blank

 
Việc phiên âm ai cũng có chỗ mạnh chỗ yếu. Các công trình phiên âm của học giả Trương Vĩnh Ký xa xưa, của nhà văn hóa Đào Duy Anh gần đây đã có người vạch ra những chỗ sai lầm. Sai lầm hay sơ sót hay gì gì khác để đọc một chữ Nôm không thiệt đúng với âm của nó  .. là chuyện thường có, không hẵn là quan trọng lắm. Người đọc đi sau thấy chuyện đó, nhưng không phải vì vậy mà toàn bộ sự nghiệp phiên âm hay một phiên bản nào đó của các vị này bị phủ nhận hoàn toàn. Sự đóng góp của người đi trước, dầu không hoàn mỹ cũng là những viên gạch lót đường cần thiết và rất tốt cho kẻ hậu học, không phải chỉ để phiên lại cho hoàn hảo hơn một tác phẩm mà còn là một thứ hành trang để phiên âm những bản chưa từng được giới thiệu. Một người trong giới Nôm học nói với tôi: “Ta phải thông cảm với các cụ, làm việc một mình, không ai giúp sức, phương tiện thiếu thốn, những kiến thức về liên ngành thời trước không được tiến bộ như ngày nay. Sự sơ xuất chắc chắn sẽ có. Những viên sõi đương nhiên được tìm thấy..” Tôi phiên âm tuy có bạn bè và thầy học để hỏi han, nhưng cũng cảm thấy nhiều trường hợp sự giải mã của mình sẽ gây tranh luận. Nhiều chữ đọc sai đã được chỉ giáo, nếu còn lại lỗi nào đó là trách nhiệm của người phiên âm. Nhân đây tôi kính gởi lời cảm ơn thầy học, cụ Nguyễn Khắc Kham, đã cho mượn nhiều bản Nôm, đã có công xem lại các bản phiên âm và đã góp nhiều ý rất đáng trân trọng. Các bạn bè xa gần, những bậc đàn anh, hay những học giả đi sau đã sẽ góp ý trong quá khứ hay tương lai. Chữ Nôm là loại chữ học không bao giờ biết hết, sự giúp đỡ của thầy cũ và anh em bầu bạn khắp nơi là điều tối cần. Một lần nữa xin trân trọng cảm ơn những ai đã giúp tôi về mặt chữ Nôm, cách này hay cách khác.
 

Tuồng Phụng Kiều - Lý Đán 鳯嬌李旦 in ra lưu thế đã được 115 năm rồi. Thời gian được viết ra phải là trước nữa. Hơn một thế kỷ, bao nhiêu biến thiên của cuộc đời, bao nhiêu thay đổi trong văn chương, bao nhiêu là quan cảm mới trong sự thưởng ngoạn. Nhân vật hoàng tử đã đi ra ngoài câu chuyện, thế vào là một người bình thường nào đó lắm khi còn không cần cả một cái tên. Vị quan to, ông vua già, cái ngai vàng mục nát cũng đã đi ra khỏi bối cảnh của những gì nhà văn viết ra cả hơn nửa thế kỷ nay rồi. Sự tranh chấp về quyền lực dưới danh nghĩa chánh thống và tiếm quyền của hai dòng họ, cũng là những điều gì xa lạ với quần chúng – ngoài các tuồng cải lương hay những bộ phim tràng giang đại hải du nhập từ phương Bắc. Càng xa lạ hơn nữa là cách nói nửa Hán nửa Việt trong tuồng. Càng gây ngạc nhiên là nhân vật nói về mình, than vãn hay diễn tả một điều về cảm xúc, về nội tâm lại được nói ra bằng những câu thuần Hán. Tác giả tuồng không viết về hành động, không mô tả cử chỉ của bất cứ nhân vật nào mà gói ghém hành động và cử chỉ bằng lời nói của chính nhơn vật đó hay một nhân vật khác. Tuồng là như vậy. Đó là sản phẩm của thời đại nó ra đời, thời đại đó tuồng đã làm vui thính chúng và khán giả lúc đó. Tuồng nói chung đã cung cấp cho họ khoái cảm thưởng ngoạn nghệ thuật để làm tròn vai trò văn hóa của mình. Ta lạ lẫm với tuồng vì thời gian xa cách giữa ta và tuồng quá lớn, và vì như đã nói, tuồng đã xong vai trò và bây giờ nó đang tan biến dầu bất cứ sự cố gắng vực dậy nào. Cũng vậy, những điều nhà văn viết hôm nay thế kỷ sau người đọc sẽ thấy có rất nhiều điều xa lạ. Tuy nhiên lẫn trong những lạ lẫm đó có một cái không đổi là tâm hồn của con người hay là tâm hồn chung của nhân loại mà thời nào cũng có. Đọc tác phẩm của văn hào Geoffrey Chaucer, Câu Chuyện Khi Đi Đến Thành Canterbury, Canterbury Tales, viết cách nay hơn sáu trăm năm ở nước Anh xa xôi ta vẫn thấy hình ảnh con người với những ham muốn, lừa đảo, ngoại tình, thái độ của vợ đối với chồng, không khác với bất kỳ xã hội nào hiện giờ. Cũng vậy, tuồng có biết bao nhiêu là điều giống ta hôm nay. Đừng chú ý đến hình ảnh hay danh xưng ông vua, vị hoàng tử, cô công chúa, bà hoàng hậu, bà thứ phi, nàng quận chúa, ông thừa tướng, ngài quan văn, bậc quan võ, viên thái giám, nàng cung nữ… mà cứ coi đó là những người bình thường như chúng ta trong xã hội nầy ta sẽ thấy được cái tâm lý hằng cữu của con người qua họ. Những ham muốn, đố kỵ, tính toán, tranh danh đoạt lợi, ghét ghen, thương cảm, yêu đương, tình bạn hữu, tình cha con, nghĩa vợ chồng… không thiếu gì hết.
 

Đi vào chi tiết, có thể những tình tự ngày nay không còn nữa  như tình chủ tớ, nghĩa vua tôi, nhưng xét cho cùng những thứ tình này không khác mấy với nghĩa của người mang ơn với kẻ ra ơn hay bổn phận người dân đối với tổ quốc, với công vụ. Những cái chết ta gọi là vô lý, ngu trung nhìn ở mặt ngoài sẽ là những cái chết rất bình thường của con người biết ơn nghĩa, biết trách nhiệm. Tuồng hát bội nhìn trong mặt đó là truyện ngắn, là kịch nói, là tuồng cải lương bây giờ. Đọc tuồng ta thấy tâm lý con người không thay đổi bao nhiêu với thời gian, chỉ có lối sống của xã hội là thay đổi thôi. Nội dung của ngôn ngữ tuồng và nội dung của những gì nhà văn bây giờ viết ra cũng vậy thôi, chỉ có cách nói là khác. Hiểu được cách nói, ta sẽ thú vị hơn khi đọc bản văn. Nắm được nét chính của tuồng, ta sẽ hiểu rõ hơn tâm lý của người xưa. Đọc nhiều tuồng, làm quen với ngôn ngữ tuồng, ta sẽ thấy được những gì tuồng chứa trong đó, thấy được sự biến thiên của ngôn ngữ ta sẽ ngạc nhiên về bước chân bảy dặm của ngôn ngữ Việt. Tuồng là một thể loại văn học đã hoàn chỉnh rồi vậy mà dân tộc Việt Nam không sử dụng nữa. Bỏ đi. Đi tìm những thể loại mới, những cách nói mới phù hợp với trào lưu hơn, và đã thành công. Phiên âm tuồng, ngoài những mục tiêu khác còn là muốn giới thiệu với học giới tâm hồn Việt và ngôn ngữ Việt vào giai đoạn xuất hiện tuồng. Đó là mắt xích mà ta không thể bỏ qua khi muốn hiểu về tình trạng văn hóa, văn chương của người Việt.
 

Phụng Kiều Lý Đán?

Nguyên bản chữ Nôm có tựa là Đường Lý Đán Diễn Ca 唐李旦演歌, có nghĩa là truyện Lý Đán đời Đường. Cái tựa không hay trong khi truyện thơ bình dân cũng lấy tích nầy nhưng có cái tựa hay hơn là Phụng Kiều Lý Đán 鳯嬌李旦. Người xưa thường nhắc đến tên hai nhân vật nầy coi như điển hình cho mối tình chung thủy và hiểu nhau của trai tài gái sắc. Nguyên bản tuồng chỉ nói môt phần nhỏ về Lý Đán, trong đó phần lớn là cuộc găp gỡ với người đẹp Phụng Kiều cho nên tôi nghĩ cái tựa Phụng Kiều Lý Đán chỉnh hơn.
 

Hoàng tử Lý Đán  李旦 lạc quần thần của mình khi chạy loạn. Cũng như những anh hùng gặp nạn khác, anh tạm đi hành khất để độ nhựt. Giấu thân phận mình, anh trá xưng Mã Ẩn 馬隐. Mã Ẩn được phú hộ Hồ Phát 胡發 thâu dụng để coi việc sổ sách, tính toán và cho đổi tên lại là Tiến Hưng 進興. Dùng thì dùng vậy nhưng vợ chồng họ Hồ vẫn coi Tiến Hưng là kẻ bần hèn, hạ đẳng, nhất là vợ con Hồ Phát và những người dây mơ rễ má với họ. Trong nhà còn có gia đình bà An Nhơn 安仁 tạm trú. Chồng mất, bà đến đây nương dựa em chồng, nhưng bà và đứa con gái không được ông em chồng đối đãi tử tế như người thân trong gia tộc mà bị coi như một thứ ăn nhờ ở đậu, gây tốn kém cho gia chủ. An Nhơn có mắt tinh đời, biết Tiến Hưng là viên ngọc trong đá nên khi thấy anh rách rưới đói lạnh bèn có lòng lân mẫn. Khi Tiến Hưng nghe cảm được tiếng đàn của con gái bà là Phụng Kiều 鳯嬌 thì lòng thương cảm càng tăng lên. Bà có ý muốn gả Phụng Kiều cho. Trong một giấc mộng, bà được thần nhơn mách bảo rằng hai người này có duyên tiền định chồng vợ. Tin tưởng ở giấc mộng, bà quyết định cho hai trẻ thành hôn. Để tỏ lòng ngay thẳng và tin tưởng bên vợ, Lý Đán giao cho vợ viên ngọc minh châu gia bảo của dòng họ mình nhưng vẫn không bộc lộ thân phận cho bên vợ biết. An Nhơn và Phụng Kiều tuy có lý do để nghi ngờ rằng Tiến Hưng là hoàng tử Lý Đán ở trong thời tiềm long nhưng không làm sao biết được chân xác vì không có chứng cớ nào rõ ràng.
 

Cuộc đời ở trọ giúp việc chủ ăn cơm trừ của Lý Đán có những đắng cay khi bị khinh dể nghèo nàn, có những ngọt ngào khi được quí trọng lân tài. Trong trường hợp nào anh cũng chấp nhận, không hở môi vì không thể tin cậy bất kỳ ai. Sơ lậu thân thế có thể nguy đến tính mạng và hư hỏng đại cuộc phục quốc nếu bị tố giác với tân trào.

Rồi người ủng hộ cựu trào tìm được hoàng tử. Lý Đán từ giã gia đình vợ và thân hữu lên đường phục nghiệp, thác là lên đường về nơi chú mình trấn nhậm. Cuộc chia tay bịn rịn và cảm động với những dặn dò và hứa hẹn thề thốt mà bất cứ gia đình nào khi chia ly cũng đều có…

Câu chuyện tình tiết thì như vậy, nhưng chúng ta ngày nay không tha thiết mấy về những sự kiện cấu thành câu chuyện khổ cực của hoàng tử như ông bà ta ngày xưa nữa. Chúng ta chú ý hơn đến tình cảm, lời nói, cách thế phản ứng của từng nhơn vật. Chúng ta học ở họ tâm lý người đời, cách nói, cách ứng xử trong từng trường hợp. Chúng ta thấy kẻ xấu người tốt, không phải để khen chê, ghét thương hay để học hỏi như là gương luân lý mà để biết rằng cuộc đời có muôn mặt, đời nào cũng bao nhiêu chuyện bi hài đó. Hãy nghe lời nói của một bà vợ khi nghe chồng đem một người lạ về nhà cho ở làm công nuôi cơm: Á thôi! Khéo làm điều hao phí, nghe nói bỗng trái tai! Nghĩ trong nhà đà vắng vẻ không ai hay mần răng, cho nên ra ngoài chợ rước về cho đông mặt? Hay là cơm thiu đà đổ chật, mắm thúi lại để đầy đó phải nên mới đem về kẻ ăn mày, đặng ăn chơi kẻo uổng đó thê! Hãy nghe lý luận của người chủ trương phân cách kẻ giàu người nghèo, kẻ thành đạt người không thành đạt: Vậy thời Giải Nguyên hà tự thân khinh thị đi trọng hạ tiện chi nhơn. Hễ là kỳ lân giả sanh lân, phượng hoàng hề sanh phượng. Ai đi hoàng tự tôn trọng giá cả tiểu nhơn mà mần chi! Xưa nay đường lang khởi cảm đương viên, cẩu đầu yên năng sanh giác cho đặng?...
 

Những đoạn giá trị tâm lý và ngôn ngữ như vậy thiệt nhiều, kể hết thì nhàm đi mất hứng thú cho người đọc, xin mời quí vị đi vào chính văn để có được sự sảng khoái khám phá những điều cần khám phá.

Cũng xin nói thêm một điều đã cũ: Tác phẩm Việt Nam xưa, dầu viết bằng chữ Nôm, cũng bắt chước theo thói Tàu, viết từ trên xuống dưới, từ trái qua mặt, không xuống hàng phân cách lời nói của những nhân vật, càng không có sự phân cảnh. Để tiện cho người đọc thời nay, chúng tôi trình bày lại cho rõ ràng, dễ hiểu, kể cả thêm sự phân cảnh và vài chữ nói đại ý mỗi cảnh.

Hơn ba mươi trang Nôm, đủ để diễn chừng hai giờ trong một buổi diễn tuồng, được có thể chia làm mười cảnh.

  1. Hoàng Tử Lý Đán lánh nạn vào giúp việc nhà Hồ Phát.
  2. Cảm tiếng đàn của Phụng Kiều, Tiến Hưng tìm xem mặt ngọc.
  3. Thần, người tác hợp duyên Phụng Kiều Lý Đán.
  4. Nhà Hồ Phát đãi tiệc, mẹ con Phụng Kiều bị cấm vãng lai sảnh đường.
  5. Đông Giao thành, Tiến Hưng so tài bắn cung.
  6. Xấu hổ vì cháu rễ bị thua tỉ tiễn, Hồ Phát hành hạ Tiến Hưng.
  7. Sau trận đòn hằn, Tiến Hưng ngọa bệnh.
  8. Thông Châu thành, Tào Bưu hội ngộ Tử hoàng.
  9. Giã từ thân nhơn, hoàng tử Lý Đán lên Thúy Vân sơn.

10. Hoàng tử Lý Đán hội ngộ tướng sĩ, sửa soạn phục quốc.

Vậy thì diễn tiến của đoạn nầy nhất quán, dễ hiểu. Ban đầu là lưu lạc, rồi gặp nhân duyên, gặp nạn, nhưng cuối cùng rồi cũng thấy được ánh sáng cuối đường hầm.

Sự trích đoạn kiểu nầy như vậy hợp lý, người viết tuồng không có tham vọng đi hết quyển truyện Thuyết Đường nên đã không viết trọn một chương của nguyên bản mà viết một sự kiện nào đó mình ưng ý và nghĩ là khán giả sẽ thích. Cách này nay gọi là trích đoạn người xưa thường làm đối với tuồng dài mà Tam Cố Mao Lư, Từ Thứ Qui Tào, Đương Dương Trường Bản, Hán Sở Tranh Hùng là những thí dụ...
 

Bản Nôm hiện chúng tôi có là bản khắc mới năm Quí Mùi 癸未年新刊 chúng ta có nhiều lý do chắc chắn rằng đó là năm 1883. Nguyên bản học giới trong nước chưa bao giờ nhắc đến, các thư viện lớn ngoại quốc thường lưu trữ các bản văn Việt Nam không thấy ghi trong danh sách những tác phẩm Hán Nôm của họ. Do đó tôi nghĩ là chuyện in lại và phiên âm Phụng Kiều Lý Đán nầy là chuyện cần thiết. 
 

Ông Minh Chương 明章 là một người Minh Hương, cùng với một vài người Minh Hương khác làm chuyện san định sách Nôm ở xóm Phụng Du Lý 鳳油里 ngày xưa thời người Pháp mới ngấp nghé đất Nam Kỳ.  Ta không biết được ông làm việc khắc in nầy vì tư lợi hay vì thương thích văn chương của cái xứ ông trú ngụ, nhưng biết chắc rằng việc làm của ông hơn thế kỷ trước đã cứu sống nhiều tác phẩm của Việt Nam. Ta trân trọng ghi công đức đó, nhứt là sự kiện dòng máu Việt, chắc chắn không có trong ông.

 

Nguyễn Văn Sâm

Port Arthur, TX, Nov. 98 

(Những ngày dạy học ở xứ đạo.) 


 



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.