Hôm nay,  

Trang Sử Việt: Phan Bội Châu

28/04/201700:01:00(Xem: 4781)
(Lời tâm tình: Bài viết về “Sử Việt” chỉ khái quát, không đi sâu từng chi tiết của mỗi nhân vật. Cuối mỗi bài viết, phần “Thiết nghĩ” nếu có chỉ là góp ý của tác giả, không ngoài mục đích làm sáng tỏ thêm về nội dung đã biên soạn. Trang Sử Việt luôn mong mỏi nhúm nhen tình tự dân tộc, niềm yêu thương quê hương và giữ gìn Việt ngữ cùng văn hóa Việt. Trang Sử Việt đăng trên Vietbao Online vào thứ Ba và thứ Sáu hàng tuần).
________________ 
  
PHAN BỘI CHÂU
(1867 - 1940)
 
Phan Bội Châu, còn tên là Phan Văn San, tự Hải Thu, hiệu Sào Nam (lấy từ câu “Việt Điểu sào nam chi”: Chim Việt làm tổ cành Nam), quê huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. 
    Năm 1885, nghe tin vua Hàm Nghi ban chiếu Cần vương, ông cùng các bạn sinh viên trong trường thành lập: “Nghĩa Tử Cần Vương” dùng ngọn bút chống Pháp qua bài hịch “Bình Tây Thu Bắc”. Năm 1900, ông đỗ đầu Giải nguyên. 
 
Năm 1904, ông và Nguyễn Hàm vận động thành lập Duy Tân hội để chống Pháp và kêu gọi “Dân tộc tự cường”. 
Năm 1905, ông và Tăng Bạt Hổ phát động “phong trào Đông du” đưa thanh niên Việt Nam có lòng yêu nước, qua Trung Hoa và Nhật Bản để học về quân sự và chính trị.  Lo lắng đất nước đang điêu đứng, ông viết cuốn “Lưu cầu huyết lệ thư” vô cùng cảm động. Ông tiếp xúc với các nhà cách mạng nước ngoài: Tử tước Khuyển Dưỡng Nghị (Inukaiki), Bá tước Trọng Tín của Nhật. Tôn Văn, Lương Khải Siêu của Trung Hoa. 
 
       Sau đó, ông viết cuốn “Việt Nam Vong quốc sử” ai đọc cũng bùi ngùi, u uất cho quê hương đang bị lầm than. Phong trào Đông Du, các thanh niên Việt Nam đang học tốt đẹp tại trường Waseda ở Nhật và trường Hoàng Phố ở Trung Hoa, Pháp thoả thuận nhượng bộ vài quyền lợi cho Nhật, nên thanh niên Việt Nam bị họ trục xuất về nước. 
      Khi nghe tin bà Lê Thị Đàn là thành viên Duy Tân hội đã tuẫn tiết trong ngục tù của Pháp ngày 25-4-1910, ông cảm khái:
                                      
“Tấm thân trót gả giang sơn Việt.
 Tấc dạ sáng soi nhật nguyệt trời”.
 
     Tháng 6 năm 1912, trong cuộc “Đại hội nghị” ở Quảng Đông, các đại biểu đồng ý giải tán Duy Tân hội và thành lập Việt Nam Quang phục Hội (VNQPH). Tôn chỉ thay đổi từ thể chế quân chủ sang thể chế dân chủ để đánh đuổi quân Pháp và cứu nước, thành lập Chính thể Cộng hòa. 
     VNQPH tổ chức nhiều cơ sở tại Việt Nam từ Nam tới Bắc, Pháp biết và lo ngại nên kết án ông tử hình khiếm diện vào năm 1913. 
 
Ngày 24-12-2013, Tổng đốc Quảng Châu là Long Tế Quang nhận tiền của mật thám Pháp bắt ông và các yếu nhân của VNQPH giam vào ngục, ở trong ngục ông viết “Ngục trung thư” rất tha thiết tổ quốc; đến tháng 2 năm 1917, ông mới được trả tự do. Sau khi VNQPH khởi nghĩa ở Thái Nguyên năm 1917, Phạm Hồng Thái ném bom ở Sa Điện năm 1924, Pháp kết án ông tử hình khiếm diện lần nữa.
  
     Năm 1925, cụ Phan bị Việt gian âm mưu bán đứng cho Pháp, ngày nay đã rõ ràng và được ghi nhận như sau: Lý Thụy (bí danh của Hồ Chí Minh: HCM) và Lâm Đức Thụ (tức Nguyễn Công Viễn: NCV), NCV theo Phan Bội Châu nhưng sau đấy liên hệ với Hồ Chí Minh. NCV có nhiều liên hệ với mật thám Pháp. HCM và NCV liên lạc và thỏa thuận điều kiện với mật thám Pháp, rồi điện tín mời cụ Phan về Quảng Châu để dự lễ thành lập phân hội “Á Tế Á”. 
     Ngày 30-6-1925, lúc 12 giờ trưa, cụ Phan vừa xuống xe lửa ở Quảng Châu nước Tàu thì bị ba tên mật thám Pháp bắt cụ đẩy lên xe hơi của chúng đang nổ máy chờ sẵn, liền cho xe chạy về tô giới(*) Pháp ở Thượng Hải. HCM và NCV đã lãnh một số tiền thưởng rất lớn là 100.000 đồng quan lúc bấy giờ của thực dân Pháp, cả hai dùng tiền này cưới 2 chị em ruột người Tàu làm vợ. 
 
     Theo cuốn “Hồ Chí Minh với Trung quốc” của tác giả Hoàng Tranh (Huang Zheng) người vợ HCM tên Tăng Tuyết Minh (Zeng Xuewming), sinh năm 1905, ở Quảng Châu. Cuốn “Ho Chi Minh A Life” của sử gia William J. Duker thì viết: “Họ Hồ có một người con gái với Tăng Tuyết Minh”. 
     Số tiền còn lại, HCM dùng vào việc củng cố “Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội” của ông ta. Ngoài ra, các chiến hữu của cụ Phan ở Quảng Châu, HCH lôi kéo về với họ Hồ được khoảng 200 người, ai không theo thì tìm cách thủ tiêu. Đến năm 1928, Nhượng Tống Hoàng Phạm Trân, trong tài liệu “Ai bán đứng cụ Phan bội Châu?”, đã chỉ đích danh Lý Thụy (HCM) bán đứng Cụ Phan cho Pháp. 
 
PhanBoiChau.jpg
Phan Bội Châu
 
     Cụ Phan bị giải về Hà Nội, Pháp kết án tử hình, đồng bào cả nước phản đối kịch liệt, toàn quyền Varenne phải bỏ án tử hình, an trí tại Bến Ngự (Huế). Dù cụ Phan bị quản thúc, đồng bào gọi cụ bằng từ thân thiết là “Ông Già Bến Ngự”. 
     Ngày 29-10-1940 (29-9 Canh Thìn) cụ mất tại Huế, thọ 73 tuổi. Cụ Phan Bội Châu chẳng những là một nhà cách mạng danh tiếng mà còn là tác giả của nhiều tác phẩm giá trị:     
 - Việt Nam vong quốc sử.    - Lưu Cầu huyết lệ thư.  
 - Hà Thành liệt sĩ truyện.     - Khổng học đăng. 
 - Phạm Hồng Thái truyện.   - Chu dịch quốc âm giải...
  
 *- Thiết Nghĩ: Cụ Phan Bội Châu, suốt đời bền bỉ đấu tranh mưu tìm độc lập cho nước nhà. Bona là một luật sư người Pháp cũng phải thán phục: “Phan Bội Châu là người ái quốc chân chính. Dù tôi là người Pháp, đối với ông tôi cũng hết lòng ngưỡng mộ. Tôi ngưỡng mộ bởi sự tranh đấu của ông quang minh và chính đáng, tinh thần ông cao thượng, cương quyết can trường mà ông đã thể hiện trong công cuộc đấu tranh ấy”. 
     Văn thơ của Cụ Phan sáng tác rất nhiều, nhiều mà không thừa, đều tha thiết nghĩa quê hương, nồng nàn tình dân tộc nên rất giá trị, đạt được trọng tâm về đấu tranh mà Cụ đã mong mỏi. Văn thơ của Cụ đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến quần chúng thời bấy giờ và mãi đến những thế hệ mai sau. Tâm hồn son sắt với quê hương của Cụ mấy ai sánh bằng?!
 
Cảm phục: Cụ  Sào  Nam
  
Sào Nam, nhiệt huyết giữ quê hương!
Nung nấu sinh viên chốn học đường!
Lệ thắm “Ngục Trung Thư” mỗi chữ
Huyết tô “Vong Quốc Sử” từng chương!
Diệt trừ giặc Pháp, sao nhân nhượng?!
Đánh đuổi xâm lăng, há nhịn nhường?!
Hào khí đấu tranh, chan chứa nghĩa 
Đồng bào lưu luyến khắp muôn phương!
             _____________
(*) - Tô giới hay nhượng địa: Vùng đất của một nước, đã cho nước khác thuê hay thỏa nhượng cho nước khác sử dụng.
 
Nguyễn Lộc Yên 


Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một bản tin của Việt Báo đã nhầm lẫn tên của một nhà hoạt động trong khi tường thuật về một sinh hoạt ở San Jose. Việt Baó trân trọng cáo lỗi
Đây là một chương trình phát hình tiếng Việt ở địa phương vùng Hoa Thịnh Đốn, được thực hiện
Mỗi năm, bắt đầu về lúc giao thừa đón năm mới, hàng loạt các luật lệ mới của liên bang
Những dịp dể cho cả một dân tộc cùng nhau hướng về một tình cảm, một tư tưởngđể cùng rung động …thật là hiếm có
Tại nhà hàng Seafood Place #2 vào lúc 7 giờ tối thứ 6 ngày 28 tháng 12 năm 2007, hơn 500 Chư Tôn Đức Tăng Ni
Trung Quốc sẽ vĩnh viễn cắm cờ ở Trường Sa" Một trang web chuyên bán các loại tiền lạ cho người sưu tập toàn cầu
Năm 2007 sắp trôi qua, trong năm 2007 các hoạt động tranh đấu dân chủ nhân quyền cho Việt Nam diễn ra sôi động khắp nơi ở trong nước và trên thế giới
Anh mà giết em, thầy mà giết trò, cái cớ không phải một sớm một chiều, mà do những nguyên nhân sâu xa và tiềm ẩn. Tình nghĩa chỉ là giả nhân giả nghĩa
Trong những ngày tháng qua, có những con người quên ăn quên ngủ nóng lòng hướng về miền Trung
Ai học về chụp hình thường phải qua một bài rất căn bản về nghệ thuật ánh sáng gọi là ánh sáng Rembrandt.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.