Hôm nay,  

8 Năm Dệt Mộng 100 Ngày Còn Lại Bao Nhiêu

21/04/201713:43:00(Xem: 8256)
8 Năm Dệt Mộng
100 Ngày Còn Lại Bao Nhiêu
 
Vĩnh Tường

… khó mà tìm thấy lối nào hợp lý để nói quanh co; nước Mỹ chừng như đang lâm chiến; bên trong biểu tình, đánh đấm khắp nơi cả tháng, bên ngoài như bát quái trận đồ, từ Âu sang Á đến cả Trung đông, mặt trận nào cũng đến lúc buộc phải kết thúc. Tình hình như phải cần đến ngựa, roi sắt để vùng vẫy, chọc thủng, mở đường sinh “Phù Đổng” trở lại. Và bài này chỉ sắp xếp lại những gì dễ thấy, đã xảy ra cho có trật tự sau trước. Hoa Kỳ vẫn còn là xứ tự do không ai buộc ai phải đi theo đường nào. Nhận định tốt, xấu, phải quấy do mỗi người đứng ở phía nào, góc độ nào của xã hội. Có người say mê chủ nghĩa chủ nghĩa cộng sản, cấp tiến xhcn, chủ nghĩa toàn cầu hoá (globalism) trước khi biết ấy là những gì, và cũng có người đơn giản, thích quốc gia tự do tư bản …; có người thích làm ông chủ còn có kẻ chỉ thích làm công nhân, cơm vua ngày trời, khỏi phải lo lời, lo lỗ; có kẻ thích cái đẹp của mùa đông tuyết trắng, và cũng có người thích mùa xuân ấm áp, có bông hoa đua nở nhiều màu sắc; tốt bên này có khi lại là xấu của bên kia ngay cả một chữ tự do ở Hoa Kỳ cũng khác chữ ấy ở Việt nam.

   TTDC bận rộn với chiến dịch tấn công này chưa hết lại chồng lên chiến dịch khác. Nghe râm ran họ bắt đầu chỉ trích ông Trump tiêu nhiều tiền chơi golf cuối tuần. Cũng phải, nhưng có điều làm việc nhiều quá thì cần phải nghỉ ngơi, dãn xả nhiều; còn làm việc ít mà chơi nhiều chẳng kém như Obama trong 8 năm qua thì người ta đã quên mất. Không đâu, có lẽ người ta đã không nhìn kỹ nên cho rằng ông Obama kém hiểu biết, không có chút kinh nghiệm lãnh đạo, hay làm việc xìu ễnh vân vân…  Tám năm qua, người tiền nhiệm của ông Trump, Obama dường như rất có lòng và rất bận rộn với giấc mơ lớn, tư tưởng lớn, lo xây dựng nền móng cho thế hệ tương lai hoá toàn cầu, pha trộn phong cách sống, mức sống, tập tục văn hoá hay tôn giáo để nhân loại cùng sống chung bình đẳng một nhà; lo cho hoá toàn cầu hơn là cho quốc gia. Muốn thay đổi một xã hội đã có nền văn hoá hàng trăm năm tự do dân chủ vững chắc như HK không phải là việc một sớm một chiều mà phải khổ công  trong nhiều năm tháng, ít ra cũng phải mất năm ba nhiệm kỳ hoặc lâu hơn nữa và đặc biệt là phải liên tục. Chính vì vậy phong trào tả khuynh cấp tiến Marxism nổi rộ từ thập niên 60 rồi phải trải qua nhiều thăng trầm, đến nay, sau 8 năm của tổng thống Obama mới bắt đầu khởi sắc mạnh mẽ trở lại. Trước khi đắc cử ngài Obama tuyên bố sẽ “biến đổi tận căn nước Mỹ”(fundamentally transform the USA), “san sẻ sự thịnh vượng” (spread the wealth), và những điều tưởng chừng xã hội Mỹ không có như: “chia xẻ công bằng” (fair share), “cơ hội bằng nhau” (fair shot), “làm như  nhau, trả  công như nhau” (equal pay for equal work/ có sắc lệnh). Sau khi đắc cử 2008, trong bài diễn văn nhậm chức, ông còn tuyên bố một tiền đồ vĩ đại hơn: “…, đây là lúc mực nước biển dâng lên bắt đầu chậm lại và hành tinh của chúng ta bắt đầu chữa lành”. (this is the moment when the rise of the oceans began to slow and our planet began to heal). Nghe những lời trên tin chắc nhiều người sẽ mơ hồ mường tượng ra một thế giới mới và có lẽ họ cũng dần dần hiểu ra hiện tình của đất nước HK.

   Có thể nói người tính không bằng Trời tính, nhân định thật không dễ thắng Thiên chút nào! Tiếc thay nửa đường đã gãy gánh!, ông Obama và phe cấp tiến DC đã thất bại, bà Clinton thua cuộc kéo theo một số ghế quyền lực khá lớn và tiền đồ của ông trở nên mong manh; 8 năm dệt mộng, chiến trận giờ chỉ còn lại những tàn tích; nếu mượn được từ ngữ mới sau ngày quốc hận 1975 của người Việt để gọi, thì đây là những “tàn dư của chế độ cũ”. Nguyên tắc túc lý mà ai cũng biết là trên đời không có gì xảy ra mà không có lý do. Trước hết phải có lý do nhất định, chẳng hạn xã hội phải có chia rẽ, xung đột, khủng hoảng, nghèo khó, nợ nần, suy đồi, có nguy cơ đổ vỡ khiến lòng dân sợ hãi và mong muốn, chờ đợi thay đổi. Nhưng việc gì cũng vậy, có khi tính già quá hoá non, ở HK có chờ đợi thay đổi thì cũng còn có tự do chọn lựa một trong hai ngả để đi: hoặc bên trái hoặc bên phải, và kết cục người ta đã chọn bên phải. Tuyệt đại đa số dân Mỹ vì đặc trưng tâm lý sống cho hiện tại, yêu chuộng sự minh, bạch trắng – đen rõ ràng, vì tập quán thiếu kiên nhẫn, vì nỗi sợ hãi mơ hồ về một tương lai không biết bao giờ đến và vì ý chí muốn khôi phục nước Mỹ: an toàn trở lại, thịnh vượng trở lại, làm việc trở lại, đứng đầu trở lại, vĩ đại trở lại, trở lại, trở lại và trở lại. . . mà dân đã chọn rẽ phải, một hướng đi trở về cho đất nước dù phải quay ngược cổ xe đang đổ dốc hơn là vì thích chọn cá nhân ông Trump. Có lẽ vì vậy mà ông Trump bị đánh đến nát nhừ, mặt mũi tèm lem, có thể nói khi về nhà chó của ông cũng sủa mà ông vẫn thắng. Một số cử tri khác, chọn ông Trump như chọn một cây búa tạ thô cứng để đập, gò cho bỏ ghét những cong queo, phải đạo chính trị của DC - của bà Clinton, đã coi thường, qua mặt dân chúng đến mức quá đáng; một số còn lại ít hơn bầu cho ông Trump vì nhìn ở kinh nghiệm lãnh đạo kinh tế thành công, ở gia đình, ở đàn con của ông mà tin tưởng. Nếu tiếp tục theo gót Obama, nương theo con đường vạch sẵn, xây nhà trên nền móng đã đặt thì khỏe hơn nhiều, nhưng vì đi hướng phải, 100 ngày đầu ông Trump phải loay hoay trong nước như con con mồi trong mạng nhện, bên ngoài có thể nói ông đang tìm cách phá bát quái trận đồ. Độc giả thông minh hơn người viết, dĩ nhiên thừa hiểu đó là những gì và vì sao lại như thế:

Bên trong nước:

    Nợ đất nước vọt lên nhiều trói chặt đến mức day trở khó khăn vô cùng.

    Số người nghèo khó, thất nghiệp gia tăng, càng nhiều càng có nguy cơ dễ bị kiềm chế bỡi nhà nước.

    Số người hưởng trợ cấp và tem phiếu thực phẩm càng nhiều, khiến dân càng lệ thuộc nhà nước, nhà nước dễ khi rộng quyền thao túng.

   Tu chính án thứ nhất, tự do ăn nói hình như đã biến nghĩa – cùng với ta mới là tự do ăn nói, không cùng với ta đều là sai trái, có tư tưởng khác, nói khác, diễn thuyết khác thì phải coi chừng bị đập, vân vân …. Ở trường Berkeley, lần trước một diễn giả thuộc CH, ông Milo cũng phải bỏ chạy. Lần này vào ngày 27 tháng Tư tới đây cô Ann Acoulter, CH cũng có lịch trình diễn thuyết nhưng bị từ chối với lý do là an ninh không bảo đảm, nhưng cô tuyên bố cô vẫn đến. Có những tổ chức như chân rết cùng mục tiêu, người Mỹ bình dân không phe phái nghe tên những tổ chức như các đội quân xung kích “đấu tranh” chắc không khỏi sợ và né tránh: “Bằng Bất Kỳ Phương Tiện Gì Cần Thiết” (By All Means Necessary/BAMN), Mới đây vừa có thêm tổ chức mới cũng hăng không kém “Tổ Chức Chống Phát Xít” (Anti Facist/ ANTIFA); không biết ở HK fascist trốn ở đâu, nhưng chỉ thấy đánh đấm tơi bời; các cậu trẻ bịt mặt hăng hái, anh hùng ra phết, đòi Mỹ tự do và chống người ủng hộ tổng thống Trump, chống cả lá cờ. Mấy tấc lưỡi truyền thông phe phía có hiệu quả đáng nể. Tuổi trẻ kể cả trình độ cấp đại học, lên tiếng góp phần phục hồi, xây dựng đất nước trong lúc đang cần là điều quan trọng lại ít hơn là cùng nhau đào bới những thứ tầm thường nhất và còn sẵn sàng hy sinh để đánh đấm, bị miệng kẻ khác…

    Tu chính án số 2, súng ống, khả năng tự vệ của người dân, sém chút nữa bị kiềm chế, hủy bỏ hoàn toàn. Trời khiến sao trong những năm qua bịnh tâm thần người lớn, trẻ em có người chăm sóc đặc biệt mà vẫn xảy ra bắn giết khắp nơi, cộng với khủng bố đã có hồ sơ mà không kịp bắt cũng dùng súng bắt giết dân lành khiến cho cây súng lại gánh tội thay, và tu chính án số hai lung lay như sắp bật rễ. Chỉ có ở Hoa Kỳ mới có tu chính án này - rất quan trọng không kém tu chính án số một - tự do ngôn luận. Nó là một phần của văn hoá HK; chính nhờ nó mà HK khác với các nước; nhờ nó mà dân có rộng quyền tự vệ, kiềm chế lẫn nhau và còn cân bằng, kiềm chế nếu nhà nước trở nên độc tài.

   Giáo dục tự do. Không ít người đã sai lầm khi nghĩ rằng LBSV sụp đổ thì cộng sản hoàn toàn bị tiêu diệt. Điều đó chỉ đúng có một phần mà thôi. Sự sụp đổ chỉ do ở căn nhà mục nát chứ không phải tư tưởng làm nhà. Tuy có bằng chứng hiển nhiên rằng tư tưởng cộng sản, xã hội chủ nghĩa sai lầm và lỗi thời cũng như cơ chế vận hành xã hội của nó mục nát chính vì bản chất của nó. Nhưng một khi lớp già kinh nghiệm máu xương chầu trời thì tất cả chỉ còn trong tài liệu lịch sử dành cho những ai muốn tìm hiểu, nghiên cứu. Còn đối với lớp trẻ, thì sao? Chủ nghĩa Marxism, tư tưởng xhcn cấp tiến trở nên mới toanh và được gieo lại, tân trang cho phù hợp thời thế, Nó đã thật sự tái nẩy mầm và vẫn hấp dẫn vô cùng! Lớp trẻ đang say mê lãnh hội và sẵn sàng dấn thân hy sinh hơn là e dè. Chương trình và nội dung đang tràn ngập tư tưởng Marxism cấp tiến. Hiện tượng phe phái hành hung liên tục xảy ra ở trường Berkley, mà còn nhiều nơi khác, cả thương phế binh cũng bị tấn công, lá cờ Mỹ bị tấn công, xé, đốt khắp nơi; người Mỹ, ở Mỹ chống Mỹ. . .

   Về tôn giáo, biểu tượng thánh giá bị tấn công, đòi di dời nhiều nơi, niềm tin Thượng đế cũng đang bị đánh phá - ngay cả người chết cũng chẳng yên - bia mộ của người Do Thái lâu đời cũng bị đập phá. Ở HK, từ tổng thống, phó tổng thống, nội các, thành viên Quốc hội… đều phải đặt tay lên cuốn thánh kinh khi tuyên thệ nhậm chức, ngay cả đồng bạc dính liền đời sống con người cũng có ghi “In God We Trust”. Dù là người di dân theo tôn giáo nào đi nữa, niềm tin Thượng đế đối với HK là một trong đặc trưng văn hoá, lịch sử không thể tách rời với đất nước. Tín ngưỡng này một khi bị đánh sập thì HK không còn gì là HK nữa.

  Giá trị và cấu trúc gia đình, nền tảng của chủ nghĩa tư bản cũng bị đánh phá đến suy biến đáng kể. Hôn nhân trong tự điển cũng bị tái định nghĩa. Phong trào phụ nữ được đốt nóng, vùng dậy không phải để dẹp loạn mà đòi quyền phá, nạo, trục thai. Phá, nạo, trục thai đã trở thành quyền sử dụng cơ thể. . . Ma túy đã được lý luận như thuốc lá và bia, rượu. Một số tiểu bang đã hợp pháp hoá việc trồng và sử dụng cần sa với luận cứ nhằm giảm chi phí cảnh sát, nhà tù mà còn thu được tiền thuế. Không biết mai kia ai bỏ tiền ngăn tội phạm đủ loại, và không biết thanh thiếu niên sẽ ra sao? Có cần phải coi chừng con em không? CH từ thời tổng thống Regan, đến Bush cha, Bush con và nay đến Trump Penn vẫn giữ lập trường không tán thành. Họ có hủ lậu lắm không?

  Biên giới, di dân bất hợp pháp kết hợp ăn khớp với thành phố bảo hộ (sanctuary city): Biên giới thả lỏng, luật lệ không thi hành nghiêm minh; di dân bất hợp pháp khắp thế giới tụ tập ở biên giới Mễ mang theo tiền rơi rụng và cũng mang theo sự vô hiệu hoá luật pháp của chính quyền; xã hội đen, tổ chức ma túy tha hồ thao túng tàn phá xã hội ở nơi đó và mang sang HK. Trong khi di dân hợp pháp phải chờ dài cổ, phải qua bao nhiêu thủ tục mới được vào còn ở đây, ai cố vượt biên, lọt vào Hoa Kỳ để thay đổi cuộc đời thì có chính sách lạ lùng: bắt - rồi -thả (catch - and - release), và từ người bất hợp pháp (illegal immigrant) được đổi tên mới là “người không có giấy tờ” (undocument immigrant). Đạp rào xông đại vào nhà người mà không phải bất hợp pháp, ai gọi bất hợp pháp bị coi là kỳ thị!  Còn có chính sách dễ dãi để họ sớm trở thành công dân cũng được đẩy thêm. Kết hợp rất ăn khớp với hơn 300 thành phố, quận hạt hay tiểu bang “bảo hộ” chờ sẵn để phục vụ, như vậy đâu có khác bao nhiêu với lời nhắn: ‘Hãy cứ qua đây cứ nhắm các nơi này mà trực chỉ, sẽ được bảo bọc, luật liên bang không làm gì, ngay cả khi phạm pháp”. Cơ quan ICE bất đồng với chính quyền ở loại thành phố này trong mấy tuần qua trong khi họ thi hành luật pháp di dân CÓ SẴN trong sách luật, lùng bắt và trụ xuất tội phạm. Qúi nhà báo Việtnam, có người  theo cơn công lý trỗi dậy này hù cả cộng đồng tỵ nạn rằng công dân Mỹ gốc Việt  (VietnameseAmerican) phải cẩn thận, phải mạnh mẽ chống lại. Không biết là cẩn thận và chống  cái gì – trong khi ở HK hay ở bất kỳ quốc gia nào, người di dân di cư hoàn toàn hợp pháp và đã là công dân thì không có gì phải sợ; chỉ có người thuộc diện cư trú bất hợp pháp, phạm tội mới phải lo mà thôi. Hàng năm, các thành phố “bảo hộ” nuốt chửng hang tỉ dollars tiền thuế. DC lý luận rằng các thành phố này bảo vệ, lo cho dân “không có giấy tờ” ăn ở, việc làm, chăm sóc y tế, trường học… đúng là tinh thần của ngưòi Mỹ, nhân đạo, hoan nghênh di dân, tạo an bình nhờ có sự thông cảm giữa chính quyền, cảnh sát và dân “không có giấy tờ”. Có thật vậy không hay dùng tiền thuế, xây dựng nền tảng khắp các nơi có tính toán nhằm thay đổi địa chính trị cho đảng mình có dư phiếu để vĩnh viễn nắm quyền trong tương lai mà không cần tính lợi hại bao nhiêu cho đất nước? Vấn đề này có khó hiểu lắm không? Vấn đề có nghiêm trọng không? Còn bên CH thì quả quyết rằng đất nước có luật lệ, phải thi hành nhằm bảo vệ trật tự an toàn cho dân và duy trì Hiến pháp, và tổng thống đang tháo gỡ cắt trợ cấp bảo hộ cho các thành phố này. Kết quả làm việc trong mấy tuần đầu, di dân bất hợp pháp giảm đáng kể đến 61% và hàng trăm dân bất hợp pháp phạm tội đủ loại bị bắt và trục xuất. Không có luật pháp nào có điều khoản vị tình, và thi hành nghiêm minh mới đem lại an bình lâu dài cho xã hội – xưa vậy, nay  cũng vậy, có khi va chạm đến tình, ví dụ: vô phúc có người phạm tội và bị bắt, theo luật phải cách ly người thân có khi xa, có khi gần, nhưng không thể cho rằng người thi hành luật pháp là kỳ thị. Muốn xử sự khác đi thì Quốc hội phải thay đổi bộ luật. Hành pháp du di, tùy tiện vị tình thì vi phạm luật pháp. Ông Sessions, Bộ trưởng tư pháp cảnh báo thẳng thừng rằng: sự phi pháp, từ bỏ trách nhiệm thi hành luật pháp di trú và chính sách “bắt - rồi - thả” (catch - and - release) từ nay sẽ chấm dứt; biên giới đã đóng, ai định vào HK bất hợp pháp cần được biết HK sẽ trả họ về quê quán.

Bản đồ sau đây chỉ thành phố bảo hộ đã tràn ngập mát mắt ở nước Mỹ. Nếu cứ tiếp tục thì nước Mỹ sẽ ra sao? (Nation.foxnews) 

 

http://nation.foxnews.com/sites/nation.foxnews.com/files/styles/style592x333/public/Sanctuary-Cities-Map.pngImage result for picture of border fence with illegal immigrants crossing

                                                                        (hàng rào biên giới)

 

Bộ luật bảo hiểm y tế chết danh Obamacare là bộ luật gây nhiều tranh cãi, nó đã đóng đinh khá chắc vào âm điểm của DC trong kỳ bầu cử qua và còn đe dọa dài hạn bỡi cái nguy tiềm tàng của nó lớn hơn là cái được. Chỉ có một cách thuận buồm là giao quách trọn gói cho nhà nước vào xhcn như mục tiêu của nó (single payer) thì xong ngay; nhưng ngặt nỗi điều này đến sớm quá, sớm hơn các điều khác trên đây - chưa đồng bộ chín mùi.  Chủ nghĩa tư bản HK không biết còn sống bao lâu nữa nhưng bây giờ có lẽ chưa tới lúc chịu đầu hàng. Biện hộ cách nào cũng không che hết sự thật mà chính DC cũng đã muộn màng thừa nhận. Tổng thống Clinton đã trung thực cho biết đây là bộ luật điên rồ nhất thế giới. Theo bộ luật này, dân số được hưởng lợi ít hơn là đại đa số dân bị thiệt thòi, ngặt nỗi số này lại là dân vắt bớt mồ hôi để đóng thuế giúp cho người được hưởng. Một số vị truyền thông đã quá vội vàng tung hô vạn tuế 2700 trang trong lúc mình chưa đọc hay đọc vài ba trang, và bây giờ có lẽ đã biết bộ luật không hoàn hảo, đã ảnh hưởng đến cả kinh tế HK. Mới đây, lại lần nữa nhiều vị vội vàng kết luận rằng vừa qua ông Trump không biết làm việc nên đã thất bại chua cay. Có lẽ họ đã quên, ông Trump không còn là người kinh doanh đơn thuần nữa mà là người mang trách nhiệm hàng đầu trong “chính trị” - việc làm của ông là “chính trị”. Bộ luật như đã chết chưa chôn, hủy bỏ và thay thế đã là đáp số, chỉ chờ ngày tốt để chôn và thay luật mới vào thời điểm nào tốt nhất mà thôi. Và phải chăng CH đang chơi kéo co chờ cơ hội chín mùi?

   Truyền thông trở thành cơ quan tuyên truyền tấn công chính phủ không mệt mỏi. Từ tháng 6 năm ngoái sau khi tuyên bố tranh cử thì ông đã không còn lạn bạn làm ăn ở truyền hình nữa. Chiến dịch này chưa hết lại mở chiến dịch khác mặc dù lần nào DC cũng thua: Đếm phiếu lại, khuynh loát đại cử tri, tung tin ông Trump thông đồng với Nga, cực hữu da trắng, kỳ thị HG, kỳ thị di dân, kỳ thị cả đàn bà; trong Thượng viện thì chống tới cùng, cái gì cũng chống từ việc bổ nhiệm nội các đến ông Toà Pháp viện Neil Gorsuch – DC đe dọa dùng filibuster (chiến thuật ngăn chặn) có lẽ nhằm đặt điều kiện gỡ bỏ sai lầm của DC (ông Harry Reid) để những lần sau buộc CH phải xin DC cho đủ 60 phiếu thay vì 51; nếu CH tính nhầm mà nhường bước thì chắc chắn CH sẽ chết tốt trong những đợt tới, và những ông toà sau đều phải là liberal cấp tiến. Nhưng nghị sĩ Chuck Schumer đã tính sai. CH phải chơi luôn nuclear option và bây giờ là DC hết gỡ, ít nhất cho đến khi DC nắm quyền trở lại. Dai dẳng nhất là tin cho rằng ông nhóm ông Trump thông đồng với Nga – Nga hại bà Clinton, giúp ông Trump thắng cử! Hơn 8 tháng qua các ngành thuộc an ninh, tình báo ráo riết điều tra và kết quả tuyên bố trên đài vẫn là KHÔNG CÓ BẰNG CHỨNG NÀO CẢ - VÀ CŨNG KHÔNG CÓ ẢNH HƯỞNG GÌ ĐẾN KẾT QUẢ BẤU CỬ. Làm sao và biết chừng nào cho có bằng chứng. Chỉ có cách là đừng vội vàng kết luận mà chỉ nên chờ xem vỡ tuồng còn gì nữa và kết cục thế nào. Từ đầu 17 cơ quan ra “ước định” (assessment) rồi sau đó chỉ cần truyền thông phe mình chớp cơ hội phóng đại, thêm vào chữ “kết luận” (conclude) trong các bản tin thì có ai chạy theo cho kịp. Điều tra riết lại lòi thêm chuyện: phe Obama theo dõi nhóm ông Trump thế nào mà xì tên tuổi của bọn họ. Hoá ra ông Trump nói ông bị theo dõi là có thật! Vừa qua, sau khi ông Trump ra lệnh bất ngờ bắn hoả tiễn thành công trừng phạt về vụ Syria dùng vũ khí hoá học giết dân. Cả CH và DC đồng loạt lên tiếng ủng hộ. Kể như ông Trump đã gửi ra thông điệp rất mạnh mẽ cho thế giới, cả đồng minh và kẻ thù rằng Mỹ đã trở lại, lằn ranh đỏ Obama vẽ trên cát không thực hiện, nhưng Trump thì khác. Lawrence O’Donnel đài MSNBC có lẽ ngứa ngáy không chịu nổi nên đưa ra lời giả sử khiến người có chân tâm không khỏi rùng mình: giả sử có thể nào Nga bật đèn xanh cho Assad rải hoá học giết thường dân để Trump bắn phạt nhằm giúp Trump thay đổi vấn đề ở HK! Nếu đã có tội thật thì liệu làm như thế có chạy được không? Giả sử này đã tiếp tục gieo vào thiên hạ khơi dậy nghi ngờ thông đồng trong lúc “ước định” thông đồng với Nga coi bộ đã sắp tàn phai. Những lời như thế mà người ta vẫn nói được! lại nữa, nhân vào ngày khai thuế, chiến dịch quật mồ đã mở - mồ của mấy tờ giấy thuế ông Trump chôn ở đâu, đóng bao nhiêu. . . Tháng trước, cũng trên MSNBC, bà Rachel Maddow chớp được 2 trang giấy thuế 2005 của ông Trump ở đâu đó, liền mừng rỡ đưa lên đài như khai quật được hột xoàng, không ngờ khi xem lại thì bật ngữa, ông Trump thu được 153 triệu và đã đóng thuế tất cả 38 triệu - gần 25% hơn cả Obama, Clinton, và cụ xã nghĩa Sander! Im re!  Không biết những thứ ấy mang lại bao nhiêu lợi ích cho quốc gia? Trong lúc này đất nước trong ngoài hàng trăm thứ, gánh nào cũng nặng nghìn cân, rất cần đài báo truyền thông quan tâm xây dựng đoàn kết quốc gia để có sức xây dựng, phục hồi!

Bên ngoài nước:

   Khủng bố ISIS và vấn nạn di dân vì sao nên nỗi? Chẳng bao lâu sau khi tổng thống xem là “Đội bóng trẻ” (JV team), nó đã tràn lan trên dưới 30 nước chẳng những có đội ngũ mà còn có nằm vùng, “sói đơn độc” (lone wolf). Chiến thuật đánh khủng bố chủ yếu là dùng máy bay không người lái để tiêu diệt kẻ chỉ huy; nhưng giết hết tên này thì có ngay tên khác ngoi lên, chiến thuật này hầu như chẳng nhằm gì cả; đánh bom đoàn xe chở nhiên liệu thì rải truyền đơn báo trước cho tài xế để tránh. . . Thế đấy, và cuối cùng là vấn nạn di dân toàn cầu, nhất là Châu Âu và Mỹ lãnh đủ; hoá ra lại có dịp pha trộn dân, chẳng khác nào bước đầu của việc xóa dần biên giới khác biệt giữa quốc gia. Tuy đã muộn, nhưng nhiều nước đã giật mình thức tỉnh và đóng biên giới; đặc biệt Anh quốc Brexit thành công để giữ nền độc lập, các nước khác đã lỡ mở cửa thì gặp nhiều rắc rối và chỉ còn lối nói “phải đạo chính trị”.

   Syria, vẫn còn là bãi sình khiến Mỹ tấn thối lưỡng nan. Đó trở thành vùng xôi đậu có ISIS, Al Qeada, Hezzbllar, Iran, Nga, cả phe dân quân nổi dậy. Quyết định trễ và chính sách lãnh đạo từ phía sau, kế hoạch đầu rùa; việc binh đã đánh mất chữ “thời” để lại hậu quả cả nửa triệu người tang thương, hàng triệu người bỏ xứ và đất nước tang hoang.

   Thoả hiệp Iran, sai lầm thiếu sót hay không mà CH, một số nghị viên DC không đồng ý. Một lô tiền cash khổng lồ nọp cho Iran, và bây giờ phập phồng do Iran là nước trợ giúp khủng bố khắp nơi; người ta lo Iran sẽ tiếp tục theo đuổi vũ khí nguyên tử, vươn lên làm chủ trong vùng Trung đông là điều đáng tin. Vùng Trung đông mai này sẽ do Iran cân bằng lực lượng thì sẽ được bình an. Có được không?

   Biển Đông đáng ngại không kém. Obama mình “xoay trục”, từ xoay trục về biển Đông nghe hoài phát nhàm, tưởng đâu là sáng sủa lắm. Nhưng rốt ráo 8 năm được gì? Có phải đó đúng là kế hoạch cân bằng lực lượng mà một số vị phe mình ca tụng chờ đợi kết quả không? Nghe chữ cân bằng lực lượng, ai bình tĩnh mà chẳng thấy rằng để cho TC xây dựng sức mạnh dần hồi cân bằng với lực lượng của các nước đồng minh với Mỹ chung quanh. Như thế thì sẽ được bình an. Có thể nào được không?

   Phải chăng chung quanh Mỹ, mục tiêu là thực hiện nguyên tắc “BÌNH – AN” tức là cân bằng thì không ai đe ai, hay đánh ai được. Được như thế thì tốt biết mấy, đáng hoanh nghênh biết mấy. Nhưng thực tế có thể nào không?

   Mở cửa sinh phá trận bát quái:

   Vừa qua, trong vòng một tuần ông Trump đã ra lệnh đã bắn trả 59 hoả tiễn huỷ hoại một số phi cơ chiến đấu của Syria để trừng phạt vụ rải chất độc hoá học giết thường dân và thả một quả bom nặng 11 tấn giết chết gần trăm tên khủng bố ISIS, phá hủy hệ thống địa đạo, nơi trú ẩn và cất giấu vũ khí ở Afghanistan. Hành động này đã làm thế giới kinh ngạc, đồng minh thức tỉnh sai 8 năm dài thiếu sự lãnh đạo của HK, và cả kẻ thù khắp nơi cũng không khỏi giật mình: Ông Trump không phải Obama, và nước Mỹ đã trở lại vị trí lãnh đạo từ đàng trước. Đây cũng chính là American First khi nhìn trọn vẹn nguyên tắc bất biến là quyền lợi đi đôi với trách nhiệm. Không lý do gì muốn quyền lợi trên hết (American first) mà không đi đầu trong trách nhiệm. Đem cái đầu rùa và cái mu rùa chắc cứng ra chơi thì có thể nào đòi quyền lợi ưu tiên được. Ông Trump thật sự đã thành công phá được trận tâm lý thứ nhất, đem lại lòng tin vào Mỹ đối với đồng minh và sự quyết tâm giải quyết vấn đề nguy hiểm khiến cho kẻ thù phải có thái độ dứt khoát. Ngay sau hành động của HK vừa qua, Ngoại trưởng Rex Tillerson đi Nga, nhìn tướng ông ngoại trưởng này, tin chắc ông không mang theo cái nút reset button, nhưng có lẽ mục tiêu cũng tái lập quan hệ ở mức độ nào đó nhằm trước mắt là giải quyết vấn đề Syria và con gà chết Bashar Assad.

   Bắc hàn, 8 năm Clinton ký thỏa hiệp đút cho BHàn 4 tỉ để nước này từ bỏ tham vọng vũ khí hạt nhân, và kết quả được cụng ly champagne. 8 năm Bush dùng 6 nước đàm phán để trói, cuối cùng sau khi ai về nhà nấy thì đâu vào đấy. 8 năm Obama, B. Hàn thử bom và hoả tiễn ngày càng nhiều, chính phủ có cấm vận nhưng không có kết quả gì. Bây giờ thời Trump, BHàn, Kim Ủn tiếp tục khiêu khích thử hoả tiễn đạn đạo, và tàu chiến của Mỹ đã giương oai. Họ Tập đã hứa áp lực với B.Hàn, ông Trump hứa bỏ nhãn “thao túng tiền tệ” , còn những cam kết gì nữa thì chưa biết. Nhân lúc tàu Mỹ đi ngang qua Biển Đông có vẻ như để giương oai đe dọa; Kim Ủn đứng ngồi chẳng yên, có bao nhiêu thứ dữ để đâu, định làm gì đều đem ra hù HK, cùng lúc đó thì phó tổng thống Penn được cử sang nói chuyện với các nước đồng minh quanh vùng. Đối với Bắc Hàn, chính phủ Trump tuyên bố dứt khoát “chiến lược kiên nhẫn đã không còn”, vấn đề BH cần phải được giải quyết dứt điểm. Ông Trump trả lời phỏng vấn trên Fox với cô Maria Bartiromo rất chậm rải có vẻ cẩn thận từng câu: “Chúng tôi gửi hạm đội đi. Rất hung mạnh” Chúng ta có Tàu ngầm. Rất mạnh. Mạnh hơn cả chiến hạm chở máy bay. Điều đó tôi có thể cho cô biết” (“We are sending an armada. Very powerful,” … “We have submarines. Very powerful. Far more powerful than the aircraft carrier. That, I can tell you.”) Thế rồi truyền thông vội vàng điền vào chỗ trống: ông Trump cho chiến hạm đến North korea. Và chiến hạm, tiếp tục hành trình đã dự định qua hướng khác. Ông Trump phải cảm ơn truyền thông tin giả thì mới phải đạo! Bây giờ họ quay sang chỉ trích ông Trump là chiến hạm đi Australia chứ không phải đi B. Hàn trong khi ông Trump chỉ nói gửi đi mà không nói gửi đi đâu!

   Chơi với lão tổng thống này lúc nào cũng có chuyện vui với nghệ thuật nói nửa lời! Cười chút chơi đi!

   B. Hàn là tử huyệt của TC nhưng TC chơi trò che đậy bằng cách bấm nút cho con robot này quậy để vừa che đậy vừa cùng làm cánh tay đòn trong thương lượng. Một mai nếu B.Hàn có vũ khí nguyên tử thì BH trở thành tiền đồn của TC mà họ không có trách nhiệm gì! Mong sao chính phủ Trump biết rõ điều này. Có phải ông Trump thay đổi lập trường với TC như TTDC nói không? Tin chắc là không, cũng như đá bong vậy. Cái goal - mục tiêu không dời, khi đá sẽ dời banh tới lui, đá trái, đá phải, có khi đưa trở về nhưng cuối cùng cũng phải đá vào goal mới tính điểm. Đứng vội kết luận có lẽ tốt hơn.

   Trong nước thì tổng thống Trump đã ráo riết làm rất nhiều việc. Chủ yếu là gỡ bỏ những sắc lệnh của Obama; thứ nhất là những qui luật phi lý trói chân kinh tế do lý thuyết Hâm nóng toàn cầu – Thay đổi khí hậu, nguyên tắc quan tâm đến thay đổi khí hậu nhưng không nhận chìm tiềm năng và sự phát triển kinh tế; thứ hai là gỡ bỏ những sắc lệnh về di dân, an ninh quốc phòng, và ký nhiều sắc lệnh mới. Tuy hai lần sắc lệnh tạm ngưng nhận di dân 7 - 6 nước HG có liên can đến khủng bố bị mấy ông toà đình chỉ nhưng thanh lọc vô cùng kỹ (extreme vet) cũng đang áp dụng. Ông toà đã căn cứ vào “Ý” đã cho rằng ông Trump có ý kỳ thị, thay vì dựa vào điều luật giấy trắng mực đen. Quí cụ nào cho rằng ông Trump làm ra sắc lệnh phi pháp e không đúng vì không biết rõ pháp sao gọi rằng phi? WH có cả đoàn luật sư chứ không phải ông tự ‘mình ênh’ làm việc. Các sắc lệnh ấy chưa hoàn toàn bị hủy bỏ mà đang chờ toà trên phán quyết.

   Như vậy,Obama mất 8 năm dệt mộng, xây dựng tiền đồ, tiếc thay không ai tiếp tục công trình. Sau 100 ngày làm việc của ông Trump, bây giờ nền móng căn nhà lý tưởng chủ nghĩa toàn cầu hoá, cấp tiến ấy còn lại được bao nhiêu? Điều xa vời thì khó đến và những gì trong tầm tay đã sớm trở thành mây khói chỉ vì hai lối đi nghịch chiều. Mọi cố gắng công phá của các tổ chức lực lượng cấp tiến DC dần hồi trở thành những cơn giãy giụa chống chế làm đời sống người dân bất ổn, người dân dần hồi sẽ rõ ra và chán ngán. Tiếc thay, riêng ở HK, “đánh trâu” theo lý thuyết này e không thích hợp và sẽ mang lại thất bại nữa mà thôi. Đất nước vì hai hướng đi nghịch nhau cho nên đã nổi lên cơn xung động, dội đục lắng trong, loại nào chìm, loại nào nổi; phe nào ra phe đó. Trong nước rình rang phe nhóm. Một bên ngày đêm nghỉ sở, chắc được lãnh lương đi biểu tình, nay có lẽ đã trở thành chuyên nghiệp và còn có nhóm huấn luyện biểu tình nữa. Mọi thứ đã được phơi bày đâu ra đó, bây giờ thì chính phủ chắc đã rõ các yếu tố được phơi bày giúp cho kế hoạch tái xây dựng được soạn thảo hợp lý và có hiệu quả hơn.  

Hai tấm hình sau đây có thể giúp người đọc có thêm ý kiến về đội ngũ của hai chính phủ.

 

Image result for image situation room Obama and TrumpImage result for image situation room Obama and Trump

Team giám sát tình hình đột kích Bin Ladin/TTObama   // Team giám sát tình hình bắn phi tiễn ở Syria.
 

Kính chúc qúi độc giả một ngày vui và tiếp tục xem phim mới.

Vĩnh Tường



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.