Hôm nay,  

Trang Sử Việt: Nguyễn Văn Vĩnh

18/04/201700:01:00(Xem: 4797)
NGUYỄN VĂN VĨNH
(1882 - 1936)
 
     Nguyễn Văn Vĩnh quê Hà Đông, ông là nhà tân học, nhà văn, nhà báo Việt Nam. Nhà của ông nghèo, nhờ thông minh nên Hiệu trưởng D’Argence cấp học bổng để theo học trường thông ngôn (Collège des Intreprêtes) năm 1893-1896, khi ông 15 tuổi thi đỗ thủ khoa, được bổ làm thông ngôn ở tòa Khâm sứ: Lào Cai, Bắc Ninh, sau cùng ở tòa Đốc lý Hà Nội.
 
     Thời Toàn quyền Beau, nhờ sự giúp đỡ của Hauser, ông và các bạn hữu làm đơn xin thành lập Hội Trí Tri (tại Hà Nội), Hội Dịch sách, Hội giúp đỡ người Việt du học Pháp. 
     Năm 1906, ông cùng Hauser sang Pháp lo việc tổ chức gian hàng Bắc Kỳ tại Hội chợ Marseille. Nơi đây, ông nhìn tận mắt nền văn minh xứ người, khi trở về nước, ông quyết tâm truyền bá chữ Quốc ngữ, canh tân đất nước. Hauser giới thiệu ông với Schneider là nhà báo và làm nghề in. Khi đã quen việc, ông xin từ chức ở Phủ Thống sứ để đứng ra làm báo và làm nhà in. Ông thảo điều lệ, xin giấy phép trường Đông Kinh nghĩa thục, còn là giáo viên tiếng Pháp của trường. Đến tháng 11 năm 1907, trường bị Pháp ra lệnh đóng cửa.
     Trong năm 1907, ông được Schneider mời biên soạn và in tờ Đại Nam đồng văn nhật báo. Tờ báo này lại đổi tên là Đăng cổ Tùng báo, ông làm Chủ bút và bị đóng cửa năm 1908. 
      Sau đấy, ông là người Việt đầu tiên gia nhập Hội nhân quyền Pháp. Khi Pháp bắt giam Phan Chu Trinh, ông cùng với bốn người Pháp đã ký tên yêu cầu nhà cầm quyền Pháp thả Phan Chu Trinh, còn đăng bài báo “Đầu Pháp chính phủ thư” của Phan Chu Trinh, Pháp nghi ngờ và hăm dọa ông.
 
     Năm 1908, ông được bầu vào Hội đồng thành phố Hà Nội, trong năm này, ông ra tờ Notre Journal (Nhật báo của chúng ta), hoạt động được 2 năm. Năm 1910, ông ra tờ Notre Revue (Tạp chí của chúng ta), rồi ông vào Sài Gòn lập tờ Lục Tỉnh tân văn. Năm 1913, ông trở lại Hà Nội làm Chủ bút tờ tuần báo Đông Dương tạp chí, là tờ báo đầu tiên ở Việt Nam quy tụ được nhiều nhân sĩ cả Nho học lẫn Tân học trong ban biên tập, đồng thời cũng là tờ báo đầu tiên ở Việt Nam dạy người Việt cách làm văn bằng chữ Quốc ngữ. 
     Sau đó, ông được bầu vào Hội đồng Tư vấn Bắc Kỳ (sau đổi là Viện dân biểu). Năm 1914, ông làm Chủ bút tờ Trung Bắc tân văn, rồi mua tờ báo này. Ngày 15-9-1919, Đông Dương tạp chí đóng cửa, ông liền phối hợp lập tờ Học báo cho bậc tiểu học, ông làm Chủ nhiệm, Trần Trọng Kim lo bài vở.
  
     Năm 1927, ông cùng với Vayrac lập tủ sách Âu Tây tư tưởng (La pensée de l’Occident), rồi in các sách do ông dịch thuật. Năm 1929, ông được bầu vào Hội đồng Kinh tế và tài chính Đông Dương. Năm 1931, ông cho ra tờ An Nam Nouveau (An Nam mới). Ông làm Chủ nhiệm kiêm Chủ bút cho đến năm 1934.
 
    Năm 1932, ông đi dự họp Hội đồng Kinh tế và tài chính Đông Dương tại Sài Gòn. Trong buổi họp, ông đã thay mặt giới doanh nghiệp phản đối việc chuyển đồng tiền Đông Dương từ ngân bản vị sang kim bản vị, vì có lợi cho ngân hàng Pháp nhưng lại có hại cho nền kinh tế Đông Dương. Đang họp thì có trát của Tòa án đòi tịch biên gia sản của ông vì thiếu nợ, do vay tiền lập tờ An Nam Nouveau.     Vì bị túng thiếu nên ông phải qua Lào đi đào đất tìm vàng, rồi bị sốt rét và chết trong một chiếc thuyền con trên sông Sepole. Khi chết, tay ông đang cầm bút và quyển sổ viết về “Một tháng những người tìm vàng” bằng tiếng Pháp. 
 
    Ông đã đóng góp rất to lớn về phát triển chữ Quốc ngữ, ông nói: “Nước ta mai sau hay hay dở là ở chữ Quốc ngữ”. Về văn học, ông đã sáng tác và dịch thuật:
 a- Sáng tác: Phận làm dân; Xét phận mình, Chỉnh đốn lại cách cai trị dân xã; Hương Sơn hành trình...
 b- Về dịch thuật: - Từ tiếng Pháp qua tiếng Việt: Thơ ngụ ngôn của La Fontaine; Ba người ngự lâm pháo thủ (Les trois mouquetaires); Miếng da lừa (La peau de chagrin)...
 - Việt ngữ ra Pháp ngữ: Kim Vân Kiều tân dẫn Pháp văn. 
 - Chữ Hán ra Pháp ngữ: Tiền Xích bích và Hậu Xích bích.
 
Cảm kích: Nguyễn Văn Vĩnh
  
Nguyễn Văn Vĩnh, Quốc ngữ vun bồi 
Tận tụy nước nhà, thương giống nòi!
Mong mỏi giữ gìn truyền thống Việt!
Lo lường Quốc ngữ, vấn vương đời?!
 
Nguyễn Lộc Yên  


Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.