Hôm nay,  

Lycée Petrus Ky 1954

16/04/201700:02:00(Xem: 6076)

Lycée Petrus Ky 1954

 

Nguyễn Văn Sâm

 

Vì theo gia đình di chuyển nhiều lần trong chiến cuộc, tôi học lớp Nhứt 4 (lớp 5) tại trường Tiểu học Trương Minh Ký niên khóa 1953-54 khi đã 13 tuổi. Trường tọa lạc ở góc đường Kitchener và Galliéni, nay là trường Nguyễn Thái Học cũng ở góc đó nhưng tên đường đã thay đổi:  Nguyễn Thái Học và Trần Hưng Đạo, Saigon.

 

Những ngày cuối năm, thầy Đại nói trong lớp vài ba lần: ‘Cả lớp nầy tao thấy không có đứa nào đậu vô trường Petrus Ký được hết, đứa nào đậu về đây tao thưởng, muốn gì được nấy!’ Là một trong ba đứa giỏi nhứt lớp lúc đó, nghe thầy nói thì nghe, không biết bạn bè cùng lớp thì sao, chứ tôi không có ý kiến gì. Ừ thi thì thi chứ biết làm gì khác hơn? Anh Thơm tôi đã đậu năm trước. Con đường đi đã sẵn thì phải đi thôi, cũng không biết là có trường nào khác dễ đậu hơn hay không vì nhà tôi chẳng có đàn ông để biết chuyện ngoài xã hội, bỏ thí hai anh em tôi cho trời đất, nghe ai xúi biểu gì thấy phải phải thì làm, may nhờ rủi chịu.

 

Khi có giấy báo danh tôi phải tự mình đi trước nhiều lần cho quen đường đề phòng trễ giờ ngày thi. Sáng sớm đi bộ từ nơi đương ở là cái quán nho nhỏ bán đồ bazaar của cô tôi ở góc đường Quai de Belgique (nay là Bến Chương Dương)  và Yersin, theo đường Yersin ra tới đường Galliéni. Năm đó có sự kiện đất nước bị chia hai và có sự người Bắc di cư vào Nam. Một số được cho tạm trú  tại trường Trương Minh Ký. Mặc dầu đi đâu, khi ngang trường cũ, ngó vô cảnh tượng nhộn nhịp, thế nào tôi cũng bước vô cửa nhìn ngó vì thấy những người mới tới lạ trong cách nói và giọng nói. Ngó chán thì thằng nhỏ  băng qua lộ đón xe autobus đi tới trạm Nancy xuống để quẹo mặt vô đường Nancy (nay là đường Nguyễn Văn Cừ) lội bộ tới trường.

 

Khoảng đường nầy, độ chừng hai cây số, với con trai tuổi 14 thì không xa lắm, đường rộng, hai bên đường có hàng cây dầu mát mẻ. Thỉnh thoảng có vài cái ao nho nhỏ. Có lần đi về trễ, mặt trời xuống thấp mau, tiếng ếch nhái hòa nhạc đã bắt đầu, khiến thằng bé bước dồn lẹ chưn hơn.

 

Nhớ là thi ba buổi: Luận văn, Câu hỏi thường thức và Toán. Mỗi môn có hệ số của nó, nhưng môn Toán có hệ số lớn nhứt.

 

Luận văn thì làm dễ dàng vì từ lúc biết chữ cho tới lúc đi thi tôi ngốn hết cả trăm quyển tiểu thuyết tiền chiến, Tự Lực Văn Đoàn và gần như thuộc lòng hầu hết các câu chuyện trong mấy bộ truyện Tàu của nhà xuất bản Tín Đức Thư Xã ở đường Sabourin (sau nầy là Tạ Thu Thâu) vì cái sạp của cô tôi có bán thơ truyện. Thêm nữa, trong khi học lớp Nhứt, tôi thuờng tới nhà thằng Trang mượn nhiều tiểu thuyết ở ngoài tiệm không có bán vì gia đình ba nó giàu, trước chiến tranh đã mua sách thẳng từ Hà Nội.

 

Câu hỏi thường thức và Sử ký Địa lý thì tôi trả lời theo cách của mình, viết câu văn của mình, theo lời thầy Đại dạy: ‘Tụi bây ráng học cho hiểu rồi theo đó mà viết, đừng học thuộc lòng mà trả lời theo sách. Giám khảo cả ngày đã chấm cả mấy trăm bài, chán tới bản họng nên cho điểm sàng sàng không lớn dầu mầy làm trúng một trăm phần trăm, gặp bài thằng nào viết đúng mà giọng văn riêng của nó thì hứng chí cho lớn điểm.’ Tôi cứ theo cái chỉ nam đó mà thực hiện, lại còn vẽ hình như đã làm trong các kỳ thi Lục Cá Nguyệt ở lớp mỗi khi bài cần hình vẽ con nầy con kia hoặc là hình dễ hơn nhưng có tính cách minh họa cho bài như hai cái thùng trong bình thông nhau, hay kiểu cất rượu để hơi rượu chạy qua lò so xoắn nhúng trong bồn nước lạnh…. Nhớ là hôm đó tôi có vẽ hình với sự hồi hộp giám khảo không coi đó là dấu hiệu để gian lận.

 

Bài Toán làm rồi kiểm tra ba bốn lần vẫn còn dư giờ, tôi ngồi ngó bâng quơ, liếc thấy thí sinh kế bên trả lời , nay kêu làđáp số, khác mình thì dò lại lần nữa, thấy mình đúng thì quyết định đưa bài cho giám thị với câu an ủi trong lòng. Nó trúng thì nó đậu, mình trúng thì mình đậu. Tuy nói vậy nhưng tôi tin tưởng là mình trúng vì đã dò đi dò lại nhiều lần, trước khi trao cho giám khảo còn đứng xớ rớ dò tới dò lui lần chót. Thường thì loại Toán miếng đất hình chữ nhựt bề dài… bề ngang… bốn góc có cắt ra bốn hình chữ nhựt nhỏ cho người khác. Còn lại thì rào, tiền rào mỗi thước là… Hỏi tốn bao nhiêu tiền hàng rào… Nếu cần thì thêm câu hỏi giá mua mỗi mét vuông là... thì tất cả phải mất bao nhiêu tiền. Kiểu nầy tôi vẽ hình ra cho lớn thì thấy rõ ràng. Một trong cái khó là phải làm toán nhơn với số lẻ, làm xong sau khi thử bằng số 9, còn phải làm lại lần nữa coi có giống không mới chắc ăn vì thử bằng số chín mau mà có thể sai.

 

Hơn sáu chục năm qua, không còn nhớ mấy bài thi tuyển năm đó thế nào, dầu sao cũng tương tợ như trong chương trình lớp Nhứt đã học.

 

Trường báo tin sẽ có kết quả ngày đó tháng đó, nhưng một tuần trước tôi nóng lòng đã đi tới trường cầu may coi có công bố kết quả chưa. Vậy mà đã có sớm. Thấy tên mình đậu thứ 119 trong số 400 học sinh được chọn, với sỉ số hơn bốn ngàn. Tôi mừng quá, khi xuống xe autobus thì chạy u liền về báo tin lung tung cho mọi người. Rồi cả tuần nầy mỗi ngày tôi đều lên trường coi cái bảng phong thần kia còn hay mất, sợ rằng người ta làm lộn gì đó, lấy vô sửa lại không có tên mình thì ‘chết cha’, hút gió không kêu. Thêm nữa, cũng sợ cái bảng đó không phải bảng kết quả.

 

May quá đâu vẫn còn đó. Chỉ có điều là nhiều tên có viết nguyên tử quẹt tới quẹt lui do ai đó thò viết vô lỗ lưới gạch dưới tên con em của mình.

 

Vậy mà tới ngày  chánh thức có kết quả, tôi cũng tới, chen lấn coi bảng như mọi người khác, cũng bị người lớn ép gần ngộp thở để vô cho được hàng trong cùng trình diện cái bảng. Nó nằm đó, giống y chang bao lần mình dò trước đây. Vậy là chắc ăn không còn lo sợ gì nữa.

 

Rồi cô tôi sắm cho quần Tây dài, giày sandale da do người thợ giày quen ngồi ở góc đường trước tiệm chụp hình Phong Lai gần cầu Ông Lãnh đóng theo ni chưn, dưới đế còn được tăng cường thêm miếng sắt, người thợ nói để cho gót da khỏi bị mòn. Giày mới đi nghe lộp bộp oai vệ như người lớn khi đi làm với nón nỉ, cặp da. Cô tôi nhắc đi hớt tóc. Cho tiền  mua cái đồng hồi cũ o lại của ông thợ sửa đồng hồ trước tiệm nước của chú ba tàu mập chuyên môn bận áo thun ba lỗ và quần xà lỏn lòi rún. Chưa tới ngày đi học nhưng được đeo đồng hồ lần đầu tiên tôi lâu lâu ngó xuống cườm tay mình ra điều hãnh diện.

 

Đi học trường nhỏ, học trò ăn bận lôi thôi… vô trường lớn, phải bận quần xanh áo trắng bỏ vô quần, chúng tôi thấy mình đã lớn. Lại còn có phù hiệu bằng sắt, lúc đó kêu là ensigne, đeo lên túi áo, tưởng chừng như con gái cùng lứa thế nào cũng ngó trầm trồ.

 

Tôi được xếp vô lớp Đệ Thất G, trong đó có trò Nguyễn Tuấn Anh đậu vô hạng nhứt. Nghe nói anh ta đậu hạng nhứt tôi nể quá, chắc là mình không theo kịp, phải cố gắng tối đa.  Học chung với nhiều bạn rất dễ mến như Châu Thành Tích, anh nầy học có một năm thôi, vậy mà sau nầy lớn lên gặp nhau ở CA, qua phôn, hai đứa nói chuyện xưa mệt nghỉ. Thằng Khâm rất dễ mến vì nói năng nhỏ nhẹ trong khi nó lớn con đen bóng vì tập tạ và chơi đá banh cả năm trước. Sau nầy Khâm làm thầy giáo, bị động viên sau Tết Mậu Thân rồi mất không lâu sau đó. Thằng Quách Văn Thành ngồi kế bên 2 năm liền, đã có vẻ người lớn trong khi đa phần chúng tôi còn tánh tình con nít. Tiếc là ra đời chỉ gặp lại có một lần ở tỉnh lẻ miền Tây rồi không bao giờ gặp lại nữa. Còn nhiều đứa nữa: Trí bớt, hiện ở CA, Trí Đinh làm luật sư ở Sàigòn, Lễ cây xăng sau nầy phát nguyện tu hành, Nam cao, Mẫn chị Hai, Hàn Minh Đức, Lê Cảnh Tuệ tất cả sau nầy cũng đều thành đạt, ra đời có chức vị nhưng không bị tai tiếng gì…… Sang năm thứ hai, lớp Đệ Lục G thì có đứa bạn, thằng Mai T. Tr., cái tên lạ lùng mà dễ nhớ, đã cùng học chung lớp ở trường Trương Minh Ký được tuyển vô lớp Đệ Lục. Bạn bè trước ở trường nhỏ, gặp nhau ở trường mới thiệt là hạnh ngộ. Chúng tôi gắn bó từ đó. Ra đời cùng làm nghề giáo ở Sàigòn, liên hệ với nhau thường, qua Mỹ gặp nhau lại, giao tình như ngày cũ.

 

Năm học bắt đầu với những vị thầy mà chức vụ kêu là Giáo Sư, mỗi Giáo Sư phụ trách một hay hai môn, tới giờ thì đi tới lớp mình phụ trách. Học trò thì ở nguyên trong lớp đợi sẵn. Điều nầy rất lạ đối với học trò  Tiểu học mới lên như tôi. Còn nhớ Anh Văn thầy Nguyễn Văn Thái cao, ốm đen, răng hô, nói nhiều, bắt học trò phiên âm quốc tế mệt nghỉ, nhờ vậy mà sau nầy tôi phiên âm quốc tế rất chì. Một lần tôi gặp ái nữ của thầy đang sanh sống ở Orange County, cũng mừng! Sử Địa Bà Dung mặt thiệt nghiêm, không thấy cười bao giờ, học trò sợ xanh mặt khi bà đưa cây viết trên cuốn sổ điểm danh rà rà kêu tên, đứa nào chỉ con sông từ cửa biển vô là lãnh trứng vịt lộn, nghe đâu sau nầy bà định cư ở Canada và qua đời bên đấy. Cô Sâm trẻ trung, vui tánh, dạy Việt Văn, học trò đứa nào cũng thích. Sau nầy khi ở Mỹ về, tôi thường ghé thăm cô, rất đau lòng khi thấy người cô thần tượng của mình, cuối đời bệnh hoạn. Toán Giáo Sư Nguyễn Thạch dạy năm đó rồi năm sau ra làm huấn luyện viên Thể Dục, Vạn Vật Giáo Sư Trần Huệ, người thầy hiền mà sau nầy trên đường đời tôi có duyên được gặp trong nhiều giai đoạn. Nhận xét là các Giáo Sư đều dạy tận tâm, nếu có khắt khe là vì tương lai và lợi ích của học sinh chớ không vì gì khác.

 

Năm đó, tôi bày đặt mua báo Ciné Monde và Ciné Revue để coi hình tài tử thì ít mà dò coi có cô đầm trẻ nào thì viết thơ chơi correspondent. Cuối cùng cũng liên lạc được 2 cô trong 2, 3 năm gì đó, tới giờ già đầu rồi mà vẫn còn nhớ tên các nàng tuy rằng quên tuột tỉnh thành của họ. Lần nào thầy giám thị Phấn đi xuống, tay chấp sau đít có cầm cái bao thơ thì tôi run run vì mừng biết rằng mình sẽ có thơ từ tuốt bên trời Tây xa lắc lơ. Thầy Phấn lần nào đưa thơ cũng nói: ‘Học không lo học, thơ với từ.’ Mười hai năm sau, khi về dạy lại ở trường cũ, tôi chào kính các thầy cô xưa của mình, khi nhắc với thầy Phấn về chuyện thơ từ của mình thì thầy cười: ‘Nhớ chứ sao không nhớ, lúc đó Giáo Sư là một trong hai ba học sinh có thơ từ bên Pháp qua thường xuyên.’ Ôi thời trẻ sao mà ngông nghênh, dám đưa tay lên tính ngắt sao trời! Nói theo bây giờ: Yếu mà đòi ra gió!

 

Năm đó 1955, tháng ba, có trận đụng độ giữa quân đội của chánh phủ và quân đội Bình Xuyên.  Một đơn vị Bình Xuyên có tên là Công An Xung Phong đóng trong trường từ lâu. Một đơn vị Nùng tấn công để đuổi họđi. Chúng tôi học trò các lớp nhỏđương giờ học thì súng nổ lốp bốp điếc tai. Đứa nào đứa nầy sợ xanh mặt nhưng vẫn ngồi yên chờ sự chỉ dẫn của Giáo sưđương dạy. Chúng tôi đương học giờ Pháp Văn với thầy Phạm Văn Thới. Thầy từ tốn ra lịnh cho tất cả nằm xuống đất. Tất cả lẹ làng làm y theo nhưng đứa nào cũng lén liếc lên coi thầy làm gì. Thầy Thới ung dung đi qua đi lại trong phòng, hút thuốc, thỉnh thoảng bước ra ngoài hành lang nghe ngóng khi súng đã êm êm trước khi dứt hẳn.

 

Chúng tôi chưa từng nghe tiếng súng quá gần, đứa nào cũng phục thầy. Thầy bình tĩnh, giữ lớp thiệt kỷ luật, không có đứa nào chạy lộn xộn, không đứa nào khóc la. Thầy luôn miệng trấn an: ‘Mấy toi nằm xuống là đạn không trúng đâu, có lính vô đây moi sẽ đuổi họ ra.’ Mà hình như lớp nào cũng vậy, êm re, không nhốn nháo dầu chưa thực tập để biết phải làm sao trong tình huống nầy.

 

Vậy mà ban Giám Đốc trường đã làm nhiệm vụ mình tuyệt vời. Ông Hiệu Trưởng Phạm Văn Còn yêu cầu viên Đại Úy có trách nhiệm tấn công lúc đó ngừng bắn để cho tất cả học sinh ra về.  Chúng tôi lục đục ra lấy xe đạp về, vẫn là theo kỷ luật như mọi ngày chớ không chạy giành trước giành sau chen lấn gì hết.

 

Hôm sau đi học lại, tôi còn nhớ một xác chết đầy máu nằm trên hành lang bên tay trái, học trò đứa nào đi ngang cũng né. Và tượng ông Petrus Ký bị một viên đạn bắn vô má bên tay mặt, chúng tôi sau nầy thường nhắc lại với nhau với vẻ buồn buồn: ‘Chiến tranh cho ông học giả của chúng mình một đồng tiền trên má!’

 

Năm đầu tiên Trung Học, tôi có nhiều ấn tượng tốt với sự ngưỡng mộ các Giáo sư của mình, hỏi các bạn trong các lớp khác cũng có cảm tưởng y chang như vậy. Quí thầy chăm lo việc học của chúng tôi và tạo được tình thương cũng như sự kính nể của học trò. Hơn sáu mươi năm qua, bạn bè thất lạc, mất còn, quí thầy cũng đi về miền miên viễn hầu hết, nhưng hình ảnh trong tâm trí tôi, và chắc chắn các bạn khác, cũng vậy, không phai.

 

Tại sao vậy? Tôi nghĩ đó là truyền thống lâu đời của ngôi trường danh tiếng, ngôi trường đến nay đã ngót nghét một thế kỷ, đào tạo được nhiều người tài nặng lòng giúp nước thương dân.  Mà cũng nhờ truyền thống tương quan thầy trò ngày xưa. Một tương quan bên nầy thương, bên kia kính mà ngày nay hình như đương bị xói mòn.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.