Hôm nay,  

Trang Sử Việt: Quốc tổ Hùng Vương

07/04/201700:01:00(Xem: 5214)
QUỐC TỔ HÙNG VƯƠNG (18 CHI: 47 ĐỜI VUA)
 (2879 TCN - 258 TCN)
 
Theo Hùng triều Ngọc phả, Quốc tổ của dân tộc Việt Nam là Hùng Vương, được gọi là thời Hồng Bàng, dựng nước Văn Lang (Việt Nam), đóng đô ở Phong Châu. Quốc tổ Hùng Vương đã gìn giữ và sửa sang đất nước, 18 chi Hùng Vương (một chi có nhiều đời vua, 18 chi có tất cả 47 đời vua), gồm có:
 
- Chi 1, đứng đầu: Kinh Dương Vương (huý Lộc Tục)
- Chi 2, đứng đầu: Hùng Hiền Vương (huý Sùng Lãm) 
- Chi 3, đứng đầu: Hùng Quốc Vương (huý Hùng Lân)
- Chi 3, đứng đầu: Hùng Hoa Vương (huý Hùng Bửu Lang)
- Chi 5, đứng đầu: Hùng Huy Vương (huý Bảo Lang)
- Chi 6, đứng đầu: Hùng Hồn Vương (huý Long Tiên Lang)
- Chi 7, đứng đầu: Hùng Chiêu Vương (huý Quốc Lang)
- Chi 8, đứng đầu: Hùng Vĩ Vương (huý Văn Lang)
- Chi 9, đứng đầu: Hùng Định Vương (huý Chân Nhân Lang)
- Chi 10, đứng đầu: Hùng Uy Vương (huý Hoàng Long Lang)
- Chi 11, đứng đầu: Hùng Trinh Vương (huý Hưng Đức Lan)
- Chi 12, đứng đầu: Hùng Vũ Vương (huý Đức Hiền Lang)
- Chi 13, đứng đầu: Hùng Việt Vương (huý Tuấn Lang)
- Chi 14, đứng đầu: Hùng Anh Vương (huý Viên Lang)
- Chi 15, đứng đầu: Hùng Triệu Vương (huý Chiêu Lang)  
- Chi 16, đứng đầu: Hùng Tạo Vương (huý Đức Quân Lang) 
- Chi 17, đứng đầu: Hùng Nghi Vương (huý Bảo Quang Lang)
- Chi 18, đứng đầu: Hùng Duệ Vương (huý Huệ Vương) 
 
  blank
Hùng Vương Miếu 
 
Hùng Vương miếu cổ kính ở trong quần thể Đền Hùng, nằm từ chân núi đến đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, cao 175 mét, nơi đây còn gọi là: Núi Đền, Nghĩa Cương, Núi Cả, Hy Sơn... thuộc xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, Phú Thọ, đền cách Hà Nội khoảng 100 km. Vào Đền Hùng phải leo lên 296 cấp, thì thấy tấm hoành ghi “Hùng Vương Miếu”. Nơi đền có bia đề “Cao Sơn Cảnh Hùng”, ở bàn thờ có bài vị: “Khai quốc hồng đồ, đột ngột cao sơn cổ Việt Hùng Thị, thập bát Thánh Vương vị” (Mười tám thời vua Thánh dựng nước Việt xưa, sự nghiệp như non cao vòi vọi). Trong đền có hai câu đối: 
  
Chữ Hán: Vấn lai dĩ sự tu vi sử
Tế dục dư đồ dục mệnh thi
 
Nghĩa là: Hỏi han chuyện cổ, mong làm sử 
               Ngắm nghía địa đồ, muốn nhả thơ
 
Chữ Nôm: Vật đổi sao dời, phúc tổ vẫn lưu nền cổ tích
                  Nước nguồn cây cội, đạo người nên nhớ mộ Hùng Vương.
  
Đền Hùng có: Đền Thượng, đền Trung, và đền Hạ. Gần đền Hạ có chùa và giếng Tiên.
Từ trước đến nay, chúng ta nghĩ: “Đời” vua Hùng là thời gian sinh sống của một vị vua Hùng, nên gọi 18 đời vua, mà thời gian trị vì kéo dài 2.622 năm (2879-258), thì không hợp lý, vì như thế trung bình một vị vua trị vì là 145 năm (2622/18). Gần đây, công trình nghiên cứu của một số học giả, đã tìm trong “Hùng Triều Ngọc Phả”, ông Nguyễn Như Đỗ sống vào thời nhà Lê đã ghi: “Thời đại Hùng Vương kéo dài 2.622 năm, gồm 47 đời vua”. Theo Hùng Triều Ngọc Phả, chữ Đời vua phải hiểu là thời hay chi (có nhiều đời vua). 
 
        Trong bài: “Văn hoá tâm linh-đất tổ Hùng Vương” của tác giả Hồng Tử Uyên ghi: “Từ nhiều năm nay, chúng tôi đã cố gắng sưu tầm các truyền thuyết thư tịch cổ, các ngọc phả ở các xã xung quanh vùng có đền thờ vua Hùng, như xã Huy Chương (Vĩnh Phú) hiện lưu giữ tại vụ Bảo Tồn Bảo Tàng Bộ Văn Hoá (số liệu HT.AE9), thì các tài liệu này không ghi chép là 18 đời vua Hùng, mà lại ghi là 18 chi, mỗi chi gồm nhiều đời vua, có cả năm và can chi lúc sanh và lúc lên ngôi. Các đời vua Hùng trong một chi, đều lấy hiệu của vua đầu chi ấy”. Ngoài ra, hiện nay ở Đình Tây Đằng, huyện Ba Vì, tỉnh Vĩnh Phúc còn bài vị “Tam Vị Quốc Chúa”, thờ  3 vị vua Hùng cuối cùng, là thời vua Hùng thứ 18, thuộc chi Quý. Chi này chấm dứt năm 258 (TCN), vào khoảng thời nhà Đông Chu (Tàu). Từ đấy, đủ chứng minh rằng thời đại Hùng Vương kéo dài 2.622 năm, trải qua 18 chi gồm 47 đời vua.
 
Theo Hùng Triều Ngọc Phả, thì mỗi hiệu vua đầu được gọi là một “Chi”, rồi các vua kế tiếp trong chi ấy vẫn lấy cùng đế hiệu. Mỗi chi gồm nhiều đời vua và được sắp xếp theo thứ tự của 8 cung Bát quái gồm có: Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài và thập (10) can gồm có: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý. Các “Chi” (thời) Hùng Vương gồm có 47 đời vua, theo thứ tự như sau: 
 
 1- Chi Càn: Kinh Dương Vương húy là Lộc Tục, sinh năm 2919 (TCN). Chi Càn trị vì là 86 năm (2879-2794 TCN), tài liệu không ghi chi Càn có mấy đời vua. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên ghi: “Kinh Dương Vương là vị vua đầu tiên của nước Đại Việt ta... lên ngôi năm 2879 (TCN)”. 
  
 2- Chi Khảm: Hùng Hiền Vương là Lạc Long Quân húy Sùng Lãm, sinh năm 2825 (TCN), lên ngôi 33 tuổi. Chi Khảm trị vì 269 năm (2793-2525 TCN). Thời này là huyền sử Rồng Tiên. Các vua đều gọi Hùng Hiền Vương. Chi Khảm tài liệu không ghi mấy đời vua. Ngang thời Hoàng Đế (2699-2333 TCN).
 
 3- Chi Cấn: Hùng Quốc Vương húy Hùng Lân. Chi Cấn trị vì 271 năm (2524-2253 TCN). Tài liệu không ghi chi Cấn có mấy đời vua trị vì, các vua trong chi này đều xưng đế hiệu Hùng Quốc Vương. Ngang thời Đế Thuấn (2258-2205 TCN).
 
 4- Chi Chấn: Hùng Hoa Vương huý Bửu Lang, lên ngôi năm 2253 (TCN). Chi Chấn trị vì 342 năm (2253-1912 TCN), tài liệu không ghi mấy vị vua. Ngang thời nhà Hạ (2205-1767 TCN).
 
 5- Chi Tốn: Hùng Huy Vương húy Bảo Lang, sinh năm 2030 (TCN) lên ngôi 59 tuổi. Chi Tốn trị vì 200 năm (1912-1713 TCN). Chi Tốn không ghi mấy đời vua đều gọi Hùng Huy Vương. 
 
 6- Chi Ly: Hùng Hồn Vương húy Long Tiên Lang, sinh năm 1740 (TCN), lên ngôi 29 tuổi. Chi Ly trị vì 81 năm (1712-1632 TCN) gồm 2 đời vua, cùng thời nhà Thương (1766-1122 TCN).
 
 7- Chi Khôn: Hùng Chiêu Vương húy Quốc Lang, sinh năm 1768, (TCN), lên ngôi 18 tuổi. Chi Khôn gồm 5 đời vua, trị vì 200 năm (1631-1432 TCN). Ngang thời nhà Thương.
 
 8- Chi Đoài: Hùng Vĩ Vương húy Văn Lang, sinh năm 1469 (TCN), lên ngôi 39 tuổi. Chi Đoài gồm 5 đời vua, thời gian trị vì là 100 năm, từ năm 1431-1332 (TCN). Ngang thời nhà Thương.
 
 9- Chi Giáp: Hùng Định Vương húy Chân Nhân Lang, sinh năm 1381 (TCN), lên ngôi khi 45 tuổi. Chi Giáp gồm 3 đời vua, trị vì 80 năm (1331-1251 TCN). Ngang thời nhà Thương.
 
 10- Chi Ất: Hùng Uy Vương húy Hoàng Long Lang, sinh năm 1294 (TCN), lên ngôi 37 tuổi. Chi Ất gồm 3 đời vua, trị vì 90 năm (1251-1161 TCN). Ngang thời nhà Thương.
 
 11- Chi Bính: Hùng Trinh Vương húy Hưng Đức Lang, sinh năm 1211 (TCN), lên ngôi 51 tuổi. Chi Bính có 4 đời vua, trị vì 107 năm (1161-1055 TCN). Ngang thời nhà Chu.
 
 12- Chi Đinh: Hùng Vũ Vương húy Đức Hiền Lang, sinh năm 1114 (TCN), lên ngôi 52 tuổi. Chi Đinh có 3 đời vua, trị vì 96 năm (1054-958 TCN). Ngang thời nhà Chu.
 
 13- Chi Mậu: Hùng Việt Vương húy Tuấn Lang, sinh năm 990 (TCN), lên ngôi 23 tuổi. Chi Mậu có 5 đời vua, trị vì 95 năm (958-863TCN). Ngang thời nhà Chu (1122-249 TCN). 
 
 14- Chi Kỷ: Hùng Anh Vương húy Viên Lang, sinh năm 903 (TCN), lên ngôi 42 tuổi. Chi Kỷ có 4 đời vua, thời gian trị vì là 84 năm (863-779 TCN). Ngang thời nhà Chu.
 
 15- Chi Canh: Hùng Triệu Vương húy Chiêu Lang, sinh năm 745 (TCN), lên ngôi 35 tuổi. Chi Canh gồm 3 đời vua, thời gian trị vì 92 năm (779-687 TCN). Ngang thời nhà Chu. 
 
 16- Chi Tân: Hùng Tạo Vương húy Đức Quân Lang, sinh năm 740 (TCN) lên ngôi lúc 53 tuổi. Chi Tân có 3 đời vua, trị vì được 92 năm (687-595 TCN). Ngang thời nhà Chu.
 
 17- Chi Nhâm: Hùng Nghi Vương húy Bảo Quang Lang, sinh năm 605 (TCN), lên ngôi 9 tuổi. Chi Nhâm không ghi mấy đời vua, đều xưng Hùng Nghi Vương, trị vì 258 năm (595-337 TCN).
   
 18- Chi Quý: Hùng Duệ Vương húy Huệ Vương, sinh năm 350 (TCN) lên ngôi 14 tuổi. Chi Quý có 3 đời vua, trị vì 79 năm (337-258 TCN). Ngang thời nhà Đông Chu (367-249 TCN).
  
Thời Hùng Vương có 18 Chi, thời gian trị vì kéo dài 2.622 năm, gồm có 47 đời vua. Tính trung bình một đời vua trị vì 55 hay 56 năm (2622/47), có đầy đủ tính thuyết phục.
  
Cảm kích “Quốc Tổ Hùng Vương”
  
QUỐC gia gầy dựng, thật gian nan!
TỔ phụ sửa sang, những bản làng
HÙNG cứ phương Nam gìn giữ nước
VƯƠNG triều rực rỡ giữa trần gian!  
 
Nguyễn Lộc Yên  


Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.