Hôm nay,  

Trang Sử Việt: Quốc tổ Hùng Vương

07/04/201700:01:00(Xem: 5222)
QUỐC TỔ HÙNG VƯƠNG (18 CHI: 47 ĐỜI VUA)
 (2879 TCN - 258 TCN)
 
Theo Hùng triều Ngọc phả, Quốc tổ của dân tộc Việt Nam là Hùng Vương, được gọi là thời Hồng Bàng, dựng nước Văn Lang (Việt Nam), đóng đô ở Phong Châu. Quốc tổ Hùng Vương đã gìn giữ và sửa sang đất nước, 18 chi Hùng Vương (một chi có nhiều đời vua, 18 chi có tất cả 47 đời vua), gồm có:
 
- Chi 1, đứng đầu: Kinh Dương Vương (huý Lộc Tục)
- Chi 2, đứng đầu: Hùng Hiền Vương (huý Sùng Lãm) 
- Chi 3, đứng đầu: Hùng Quốc Vương (huý Hùng Lân)
- Chi 3, đứng đầu: Hùng Hoa Vương (huý Hùng Bửu Lang)
- Chi 5, đứng đầu: Hùng Huy Vương (huý Bảo Lang)
- Chi 6, đứng đầu: Hùng Hồn Vương (huý Long Tiên Lang)
- Chi 7, đứng đầu: Hùng Chiêu Vương (huý Quốc Lang)
- Chi 8, đứng đầu: Hùng Vĩ Vương (huý Văn Lang)
- Chi 9, đứng đầu: Hùng Định Vương (huý Chân Nhân Lang)
- Chi 10, đứng đầu: Hùng Uy Vương (huý Hoàng Long Lang)
- Chi 11, đứng đầu: Hùng Trinh Vương (huý Hưng Đức Lan)
- Chi 12, đứng đầu: Hùng Vũ Vương (huý Đức Hiền Lang)
- Chi 13, đứng đầu: Hùng Việt Vương (huý Tuấn Lang)
- Chi 14, đứng đầu: Hùng Anh Vương (huý Viên Lang)
- Chi 15, đứng đầu: Hùng Triệu Vương (huý Chiêu Lang)  
- Chi 16, đứng đầu: Hùng Tạo Vương (huý Đức Quân Lang) 
- Chi 17, đứng đầu: Hùng Nghi Vương (huý Bảo Quang Lang)
- Chi 18, đứng đầu: Hùng Duệ Vương (huý Huệ Vương) 
 
  blank
Hùng Vương Miếu 
 
Hùng Vương miếu cổ kính ở trong quần thể Đền Hùng, nằm từ chân núi đến đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, cao 175 mét, nơi đây còn gọi là: Núi Đền, Nghĩa Cương, Núi Cả, Hy Sơn... thuộc xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, Phú Thọ, đền cách Hà Nội khoảng 100 km. Vào Đền Hùng phải leo lên 296 cấp, thì thấy tấm hoành ghi “Hùng Vương Miếu”. Nơi đền có bia đề “Cao Sơn Cảnh Hùng”, ở bàn thờ có bài vị: “Khai quốc hồng đồ, đột ngột cao sơn cổ Việt Hùng Thị, thập bát Thánh Vương vị” (Mười tám thời vua Thánh dựng nước Việt xưa, sự nghiệp như non cao vòi vọi). Trong đền có hai câu đối: 
  
Chữ Hán: Vấn lai dĩ sự tu vi sử
Tế dục dư đồ dục mệnh thi
 
Nghĩa là: Hỏi han chuyện cổ, mong làm sử 
               Ngắm nghía địa đồ, muốn nhả thơ
 
Chữ Nôm: Vật đổi sao dời, phúc tổ vẫn lưu nền cổ tích
                  Nước nguồn cây cội, đạo người nên nhớ mộ Hùng Vương.
  
Đền Hùng có: Đền Thượng, đền Trung, và đền Hạ. Gần đền Hạ có chùa và giếng Tiên.
Từ trước đến nay, chúng ta nghĩ: “Đời” vua Hùng là thời gian sinh sống của một vị vua Hùng, nên gọi 18 đời vua, mà thời gian trị vì kéo dài 2.622 năm (2879-258), thì không hợp lý, vì như thế trung bình một vị vua trị vì là 145 năm (2622/18). Gần đây, công trình nghiên cứu của một số học giả, đã tìm trong “Hùng Triều Ngọc Phả”, ông Nguyễn Như Đỗ sống vào thời nhà Lê đã ghi: “Thời đại Hùng Vương kéo dài 2.622 năm, gồm 47 đời vua”. Theo Hùng Triều Ngọc Phả, chữ Đời vua phải hiểu là thời hay chi (có nhiều đời vua). 
 
        Trong bài: “Văn hoá tâm linh-đất tổ Hùng Vương” của tác giả Hồng Tử Uyên ghi: “Từ nhiều năm nay, chúng tôi đã cố gắng sưu tầm các truyền thuyết thư tịch cổ, các ngọc phả ở các xã xung quanh vùng có đền thờ vua Hùng, như xã Huy Chương (Vĩnh Phú) hiện lưu giữ tại vụ Bảo Tồn Bảo Tàng Bộ Văn Hoá (số liệu HT.AE9), thì các tài liệu này không ghi chép là 18 đời vua Hùng, mà lại ghi là 18 chi, mỗi chi gồm nhiều đời vua, có cả năm và can chi lúc sanh và lúc lên ngôi. Các đời vua Hùng trong một chi, đều lấy hiệu của vua đầu chi ấy”. Ngoài ra, hiện nay ở Đình Tây Đằng, huyện Ba Vì, tỉnh Vĩnh Phúc còn bài vị “Tam Vị Quốc Chúa”, thờ  3 vị vua Hùng cuối cùng, là thời vua Hùng thứ 18, thuộc chi Quý. Chi này chấm dứt năm 258 (TCN), vào khoảng thời nhà Đông Chu (Tàu). Từ đấy, đủ chứng minh rằng thời đại Hùng Vương kéo dài 2.622 năm, trải qua 18 chi gồm 47 đời vua.
 
Theo Hùng Triều Ngọc Phả, thì mỗi hiệu vua đầu được gọi là một “Chi”, rồi các vua kế tiếp trong chi ấy vẫn lấy cùng đế hiệu. Mỗi chi gồm nhiều đời vua và được sắp xếp theo thứ tự của 8 cung Bát quái gồm có: Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài và thập (10) can gồm có: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý. Các “Chi” (thời) Hùng Vương gồm có 47 đời vua, theo thứ tự như sau: 
 
 1- Chi Càn: Kinh Dương Vương húy là Lộc Tục, sinh năm 2919 (TCN). Chi Càn trị vì là 86 năm (2879-2794 TCN), tài liệu không ghi chi Càn có mấy đời vua. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên ghi: “Kinh Dương Vương là vị vua đầu tiên của nước Đại Việt ta... lên ngôi năm 2879 (TCN)”. 
  
 2- Chi Khảm: Hùng Hiền Vương là Lạc Long Quân húy Sùng Lãm, sinh năm 2825 (TCN), lên ngôi 33 tuổi. Chi Khảm trị vì 269 năm (2793-2525 TCN). Thời này là huyền sử Rồng Tiên. Các vua đều gọi Hùng Hiền Vương. Chi Khảm tài liệu không ghi mấy đời vua. Ngang thời Hoàng Đế (2699-2333 TCN).
 
 3- Chi Cấn: Hùng Quốc Vương húy Hùng Lân. Chi Cấn trị vì 271 năm (2524-2253 TCN). Tài liệu không ghi chi Cấn có mấy đời vua trị vì, các vua trong chi này đều xưng đế hiệu Hùng Quốc Vương. Ngang thời Đế Thuấn (2258-2205 TCN).
 
 4- Chi Chấn: Hùng Hoa Vương huý Bửu Lang, lên ngôi năm 2253 (TCN). Chi Chấn trị vì 342 năm (2253-1912 TCN), tài liệu không ghi mấy vị vua. Ngang thời nhà Hạ (2205-1767 TCN).
 
 5- Chi Tốn: Hùng Huy Vương húy Bảo Lang, sinh năm 2030 (TCN) lên ngôi 59 tuổi. Chi Tốn trị vì 200 năm (1912-1713 TCN). Chi Tốn không ghi mấy đời vua đều gọi Hùng Huy Vương. 
 
 6- Chi Ly: Hùng Hồn Vương húy Long Tiên Lang, sinh năm 1740 (TCN), lên ngôi 29 tuổi. Chi Ly trị vì 81 năm (1712-1632 TCN) gồm 2 đời vua, cùng thời nhà Thương (1766-1122 TCN).
 
 7- Chi Khôn: Hùng Chiêu Vương húy Quốc Lang, sinh năm 1768, (TCN), lên ngôi 18 tuổi. Chi Khôn gồm 5 đời vua, trị vì 200 năm (1631-1432 TCN). Ngang thời nhà Thương.
 
 8- Chi Đoài: Hùng Vĩ Vương húy Văn Lang, sinh năm 1469 (TCN), lên ngôi 39 tuổi. Chi Đoài gồm 5 đời vua, thời gian trị vì là 100 năm, từ năm 1431-1332 (TCN). Ngang thời nhà Thương.
 
 9- Chi Giáp: Hùng Định Vương húy Chân Nhân Lang, sinh năm 1381 (TCN), lên ngôi khi 45 tuổi. Chi Giáp gồm 3 đời vua, trị vì 80 năm (1331-1251 TCN). Ngang thời nhà Thương.
 
 10- Chi Ất: Hùng Uy Vương húy Hoàng Long Lang, sinh năm 1294 (TCN), lên ngôi 37 tuổi. Chi Ất gồm 3 đời vua, trị vì 90 năm (1251-1161 TCN). Ngang thời nhà Thương.
 
 11- Chi Bính: Hùng Trinh Vương húy Hưng Đức Lang, sinh năm 1211 (TCN), lên ngôi 51 tuổi. Chi Bính có 4 đời vua, trị vì 107 năm (1161-1055 TCN). Ngang thời nhà Chu.
 
 12- Chi Đinh: Hùng Vũ Vương húy Đức Hiền Lang, sinh năm 1114 (TCN), lên ngôi 52 tuổi. Chi Đinh có 3 đời vua, trị vì 96 năm (1054-958 TCN). Ngang thời nhà Chu.
 
 13- Chi Mậu: Hùng Việt Vương húy Tuấn Lang, sinh năm 990 (TCN), lên ngôi 23 tuổi. Chi Mậu có 5 đời vua, trị vì 95 năm (958-863TCN). Ngang thời nhà Chu (1122-249 TCN). 
 
 14- Chi Kỷ: Hùng Anh Vương húy Viên Lang, sinh năm 903 (TCN), lên ngôi 42 tuổi. Chi Kỷ có 4 đời vua, thời gian trị vì là 84 năm (863-779 TCN). Ngang thời nhà Chu.
 
 15- Chi Canh: Hùng Triệu Vương húy Chiêu Lang, sinh năm 745 (TCN), lên ngôi 35 tuổi. Chi Canh gồm 3 đời vua, thời gian trị vì 92 năm (779-687 TCN). Ngang thời nhà Chu. 
 
 16- Chi Tân: Hùng Tạo Vương húy Đức Quân Lang, sinh năm 740 (TCN) lên ngôi lúc 53 tuổi. Chi Tân có 3 đời vua, trị vì được 92 năm (687-595 TCN). Ngang thời nhà Chu.
 
 17- Chi Nhâm: Hùng Nghi Vương húy Bảo Quang Lang, sinh năm 605 (TCN), lên ngôi 9 tuổi. Chi Nhâm không ghi mấy đời vua, đều xưng Hùng Nghi Vương, trị vì 258 năm (595-337 TCN).
   
 18- Chi Quý: Hùng Duệ Vương húy Huệ Vương, sinh năm 350 (TCN) lên ngôi 14 tuổi. Chi Quý có 3 đời vua, trị vì 79 năm (337-258 TCN). Ngang thời nhà Đông Chu (367-249 TCN).
  
Thời Hùng Vương có 18 Chi, thời gian trị vì kéo dài 2.622 năm, gồm có 47 đời vua. Tính trung bình một đời vua trị vì 55 hay 56 năm (2622/47), có đầy đủ tính thuyết phục.
  
Cảm kích “Quốc Tổ Hùng Vương”
  
QUỐC gia gầy dựng, thật gian nan!
TỔ phụ sửa sang, những bản làng
HÙNG cứ phương Nam gìn giữ nước
VƯƠNG triều rực rỡ giữa trần gian!  
 
Nguyễn Lộc Yên  


Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.