Hôm nay,  

Bài học nấu ăn vô giá của mẹ cho mẹ

07/04/201700:18:00(Xem: 5969)
 Bài học nấu ăn vô giá của mẹ cho mẹ
 
Khánh Hoà Nguyễn

 

   

Sinh con là một khoảng khắc vô cùng khó quên trong đời của một người phụ nữ. Cô ấy trải qua một sự thay đổi cơ thể lẩn tinh thần. Trong văn hoá của người Châu Á, các bà mẹ sau khi sinh ăn thường ăn những món ăn truyền thống để giúp lấy lại sức khoẻ và có sữa cho em bé. Những món ăn cho sản phụ này có từ rất lâu năm và được gìn giữ thế hệ này qua thế hệ khác bằng những lời chuyền miệng và những bữa ăn nấu bởi những người mẹ, người mà trước đó cũng đã ăn và thấy được sự giúp ích các món này giúp họ. Ở Việt Nam, văn hoá ăn uống cho sản phụ vẫn còn tồn tại. Tuy nhiên, các lớp trẻ người Việt hiện đại bây giờ thường tin vào những gì đã được khoa học chứng minh. Vì nghiên cứu dinh dưỡng về các thành phần trong nhiều món ăn này vẫn chưa được chứng minh là giúp ích trong quá trình cải thiện sức khoẻ sau khi sinh hoặc cũng như lợi sữa, nên các món ăn cổ truyền cho sản phụ này có thể cũng sẽ bớt được hưởng ứng và truyền lại. Ở Mỹ, sự gìn giữ nét văn hoá ăn uống các món cổ truyền cho sản phụ lại càng khó hơn bởi vì, ngoài việc thiếu nghiên cứu khoa học và sự hoà nhập văn hoá, sự hoà nhập văn hoá với người Mỹ khiến cho các lớp trẻ sinh đẻ ở Mỹ đôi khi gặp trở ngại đọc nói tiếng Việt để hiểu cách nấu ăn những món canh, món xào dân gian cho sản phụ. Đôi khi, giới trẻ người Việt ở Mỹ không lắng nghe và tin lời ông bà ba mẹ chúng kể lại vì nghĩ đó là suy nghĩ cổ hữu.

 

Vì muốn bảo tồn các món ăn truyền thống cho sản phụ, một nhóm sinh viên ở trường Đại Học California ở Berkeley tên là Asian American Pacific Islander Health Research Group đã và đang làm một chương trình thu thập các món ăn cho sản phụ từ nhiều nền văn hoá khác nhau, bao gồm Việt Nam. Nhóm chỉ đang ở giai đoạn đầu, nên chưa có đủ thông tin để hoàn toàn chứng minh điều gì. Tuy nhiên, nhóm đã làm một quyển sách có các công thức nấu ăn và dịch qua tiếng Anh để giới trẻ người ở Mỹ có thể tham khảo và hy vọng các nhà nghiên cứu dinh dưỡng sẽ đọc về các thành phần nấu ăn trong đó và nghiên cứu chuyên sâu thêm về dinh dưỡng của các thành phần. Nhóm tin rằng chủ đề nghiên cứu dinh dưỡng các món ăn truyền thống này là một chủ đề còn rất mới và sẽ là một chủ đề được nhiều người quan tâm, vì hiện tại các nghiêm cứu về thức ăn cho các bà mẹ còn ít hơn cho bò nữa. Rất nhiều bà mẹ ở Mỹ đã và đang gặp vấn đề cho bé bú sữa mẹ. Trong khi nhiều người Á Châu được chăm sóc bởi mẹ hoặc mẹ chồng, và có khi là cả làng, nhiều bà mẹ chỉ thui thủi một mình tự chăm bé mới sinh và ăn những thức ăn thiếu dinh dưỡng cũng như dầu mỡ.

 

Và đúng như suy nghĩ ban đầu của nhóm. Sau khi trưởng nhóm sinh viên AAPIHRG, Khánh Hoà Nguyễn, và bác sĩ Marilyn P. Wong được phỏng vấn bởi đài phát thanh NPR, bài viết được đang lên trang Facebook của NPR và nhận bảy trăm lời bình luận, gần 4 ngàn lượt shares và hơn 10 ngàn lượt thích từ các đọc giả trên toàn nước Mỹ. Điều này cho thấy đang chủ đề dinh dưỡng cho các bà mẹ sau khi sinh rất được quan tâm. Những người mẹ đã ăn các món ăn này để lại những lời bình luận về sự giúp ích trong quá trình cho con bú và thấy cơ thể khoẻ hơn nhờ ăn các món ăn Châu Á cho sản phụ. Khánh Hoà viết bài viết này là nhằm một đích tuyên truyền một phần văn hoá ăn uống của người Việt Nam và khuyến khích các thế hệ đời trước chia sẻ những thông tin quý báu này với con em, đặt biệt là các thể hệ trẻ người Việt ở Mỹ. Nếu cần sách dạy nấu các món ăn này bằng tiếng Anh (có cả tiếng Việt) thì người đọc có thể mua sách ở tiệm sách Eastwind Books of Berkeley hoặc trên trang

http://www.asiabookcenter.com/store/p1385/FROM_MOTHERS_TO_MOTHERS%3A_A_Collection_of_Traditional_Asian_Postpartum_Recipes_.html

 

Chỉ trong 3 ngày xuất bản, hơn 300 quyển đả được bán. Một cựu thành viên của nhóm, Kristine Nguyễn, đã làm một chương trình gây quỹ quyên góp ở trường Đại Học UC Berkeley https://crowdfund.berkeley.edu/project/4805, nhóm có quỹ để in và trao sách miễn phí cho các bệnh viện, phòng khám hoặc trung tâm y tế sức khoẻ cộng đông ở các khu vực thiếu kinh tế. Nếu người đọc làm ở những nơi đấy và có nhu cầu nhận sách miễn phí để cho các bệnh nhân tham khảo hoặc để phát miễn phí cho các bà mẹ mới sinh em bé thì có thể liên lạc với Khánh Hoà ở địa chỉ email là frommotherstomothers@gmail.com. Hy vọng nhiều người Việt sẽ tiếp tục văn hoá ẩm thực này và truyền lại cho con cháu ở Mỹ, cũng như có những nghiên cứu tìm hiểu thêm về các thực phẩm được dùng trong các món ăn này. 

 

 

blank

Screen%20Shot%202017-03-24%20at%2010.12.25%20PM.png

blank










Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thoạt nhìn bên ngoài người ta chỉ trông thấy một cơ sở rất khiêm tốn, không nguy nga đồ sộ như những ngôi chùa lớn
Từ một tháng nay, tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã làm dư luận xôn xao
Ngày 31/12/2007 ông Vũ Dũng, thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia đến biên giới tỉnh Lào Cai để chủ tọa một buổi lễ
Sự việc Trung Quốc tuyên bố thành lập Huyện Tam Sa để quản trị quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vốn thuộc chủ quyền Việt Nam
Tết Nguyên Đán sắp đến,  năm cũ sắp qua đi, đây cũng là dịp để chúng ta kiểm điểm lại một năm qua mình sống như thế nào
Nghị quyết ngày 26 tháng 3 năm 2004  viết rằng: “DDảng và Nhà nước ta luôn luôn coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời
Sau hơn ba mươi năm sống Hoa Kỳ, người Việt ta đã hội nhập ngày một nhiều hơn vào đời sống chính trị Mỹ, để tham gia nhiều cuộc bầu cử chính trị
Dù đã có sự thu xếp trước từ ban tổ chức trung ương Đảng, dù đã có đàn anh Trung Quốc chấp thuận, tình hình nhân sự nội bô Đảng trước ĐH X
Vấn đề mà cả hai bạn thường thắc mắc với tôi đã có câu trả lời rồi đấy. Hai chủ nhật vừa qua, những gì đã xảy ra trước cửa Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội
Một bản tin của Việt Báo đã nhầm lẫn tên của một nhà hoạt động trong khi tường thuật về một sinh hoạt ở San Jose. Việt Baó trân trọng cáo lỗi
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.