Hôm nay,  

Tình Cầm về San Jose

31/03/201708:15:00(Xem: 6960)

Tình Cầm về San Jose

Giao Chỉ tường thuật

 

blank

 

Cuối tháng 3-2017 vừa qua, theo chương trình mỗi tháng một đề tài, chúng tôi tổ chức chương trình Tưởng Nhớ Hoàng Cầm và Phạm Duy. Để giới thiệu trước cho buổi chiều văn hóa đặc biệt, nhiếp ảnh gia Vũ Công Hiển soạn một tác phẩm phối hợp hình ảnh và âm nhạc cho bài thơ phổ nhạc tựa để Tình Cầm. Nhân thưởng thức Tình Cầm, tác giả Trịnh Như Toàn viết thêm về các tin tức ghi nhận như sau. Xin trích một phần...

 

Trịnh như Toàn

VCH mới phổ biến "Tình Cầm Playlist", do cơ duyên tôi cũng vừa đọc xong tài liệu của Phạm Duy do NXB Phương Nam mới xuất bản trong nước đầu năm 2017. Xin được chia sẻ để tùy nghi nhận định.

 

"Nhớ", nhớ cảnh nhớ người do tác giả viết trước khi mất, nơi chương "Việt Bắc" tr. 139, Phạm Duy kể, nói nhiều về Hoàng Cầm và đặc biệt tr. 159, kể ông chuyện phổ nhạc bài thơ "Vô đề" của Hoàng Cầm, rồi ông đặt tên cho bài thơ phổ nhạc là "Tình Cầm", nguyên văn lời thuật của tác giả như sau:

 

"Nếu có ai còn thuộc thơ anh thì cũng chỉ thuộc lõm bõm vài câu hay vài bài mà thôi. Chẳng hạn họa sĩ Tạ Tỵ còn nhớ câu thơ vô đề này.

Nếu anh còn trẻ như năm trước.

Quyết đón em về sống với anh.

Những buổi chiều vàng phơ phất lại.

Anh đàn em hát níu xuân xanh.

 

Nhưng thuyền em buộc trên sông hận.

Anh chẳng quay về với trúc tơ.

Ngày tháng tỳ bà vương ánh nguyệt.

Mộng héo bên song vẫn đợi chờ...

 

Một người có lẽ đã lớn tuổi và là dân Hà Nội cũ, trong một bài báo đăng trên một nguyệt san còn nhớ thêm 4 câu nữa.

 

Nếu có ngày nào em trở gót.

Quay về thăm lại bến thu xa.

Thì đôi mái tóc không xanh nữa.

Mây bạc trăng ngàn vẫn thướt tha.

 

Sau khi gặp vợ con của người bạn cũ, tôi đã phổ nhạc mấy câu thơ vô đề này và đặt tên bài thơ phổ nhạc là Tình Cầm. Người ta có thể hiểu đó là bài hát nói về mối tình của Hoàng Cầm hay về bài hát nói về một mối tình của một danh cầm nào đó. Để cho có đủ câu cho bài nhạc tôi soạn thêm một đoạn coi như đó là đoạn hai, mong rằng nó vẫn nằm trong hơi thơ và cảm xúc của thi sĩ.

 

Có mây bàng bạc gây thương nhớ.

Có ánh trăng vàng soi giấc mơ. 

Có anh ngồi lại se phím cũ.

Mong chờ em hát khúc Xuân xưa...(ngưng trích).

 

Giờ đây, Họa Sĩ Tạ Tỵ, Thi Sĩ Hoàng Cầm, Nhạc Sĩ Phạm Duy đều đã về cõi hư vô.

Xin hãy tìm vào Youtube Vũ Công Hiển để lắng nghe Quang Dũng hát Tình Cầm, lồng theo những hình ảnh đặc biệt của VCH.

Cuối, không quên cám ơn nghệ thuật cho đời của VCH. 

(Trịnh như Toàn)

Tình Cầm & vuconghienPlaylist

 

****************

Trong đoạn văn kể trên, Phạm Duy ghi lại chuyện gặp vợ con người bạn cũ. Con gái người bạn cũ Hoàng Cầm là Kiều Loan, vai chính trong buổi chiều tưởng nhớ ở San Jose. Sau buổi trình diễn cô đã nhận được nhiều thư khích lệ của khán giả. Xin trích lại như sau.

 

blank

 

                                          Kiều Loan
Chị K Loan thân mến,

Cám ơn chị Loan và anh Nam đã cho chúng tôi thưởng thức một buổi tưởng niệm về nhà thơ Hoàng Cầm và nhạc sĩ Phạm Duy, thật tuyệt vời, hết chỗ chê!

May là các anh chị không thu tiền vé vào cửa, nếu không anh, chị phải hoàn trả lại cho khán giả, vì thiên hạ bỏ tiền ra mua vui mà ngược lại, anh chị đã làm cả hội trường khóc sướt mướt vì quá cảm động qua những tác phẩm thi ca.

Một lần nữa xin chân thành cảm tạ các anh chị đã cho chúng tôi 1 buổi chiều  Chủ Nhật buồn, với những dòng nhạc gợi nhớ kỷ niệm thơ ấu ngày xưa.

Sẵn đây xin hỏi, chương trình này có lên Youtube hay không, để chúng tôi phổ biến cho những thân hữu khác không có mặt ngày hôm đó!

Kính thư,

Vinh Q. Lưu

 

******************

Cô Lê Xuân Lộc là vợ Phạm Duy Hùng, con dâu của nhạc Sĩ Phạm Duy cũng báo cáo thêm.

Gửi chị Kiều Loan. Có 2 người bạn của em cũng thú nhận là họ đã khóc vì xúc động khi nghe những bản nhạc của chương trình Hoàng Cầm-Phạm Duy

 

*******************

Bác Vũ Thượng Đôn.                                                                

Ông vốn là nhà mạnh thường quân nhận lời yểm trợ cho chương trình dưới hình thức rất thực tế. Dành tư gia với đầy đủ phương tiện cho toàn ban tập dượt và luôn luôn có thực đơn thay đổi. Sau cùng khi chương trình thành công, ông đã ghi nhận như sau: Tất cả các khán giả đều xúc động, nghẹn ngào,  vì những bài thơ bài nhạc yêu nước. Đây là một chương trình văn hóa cao, các ca sĩ và nhạc sĩ đều nhiệt tình tham gia. Bác thấy ca sĩ hát cũng tận tình, lòng rung động thật,  bỏ hết cảm súc vào bài hát. Bác thấy anh nhạc sĩ Hợp bàn tay múa trên phiếm dàn nghe đã quá. Hoan hô!!!       

 Bác Đôn

 *********

blank
​Phạm Phú Nam

 

MC Phạm Phú Nam cũng là người phối hợp chương trình, trước khi ra quân đã tâm sự đầy tin tưởng như sau:

 

Kính gửi các anh chị,

Kính gửi các Bác để tường.

Nhờ anh chị chuyển email này đến các anh chị tôi không có email. 

 

Thưa các anh chị:

Sau buổi tổng dợt tối Thứ Bẩy tại nhà Bác Đôn, buổi Tưởng Nhớ Hoàng Cầm & Phạm Duy có nhiều dấu hiệu sẽ trở thành một chương trình hay nhất trong năm 2017 của cộng đồng Người Việt San Jose chúng ta. Quan khách và khán giả sẽ có một dịp hiếm có để hiểu thêm về Hoàng Cầm - Phạm Duy: hai nghệ sĩ, hai tâm hồn, một tình bạn cùng lý tưởng nhân bản, được thể hiện qua những tuyệt phẩm thơ nhạc để lại cho đời, và đặc biệt, do chính các con của hai vị trình diễn, và những tiếng hát hàng đầu của cộng đồng góp tiếng, mang ý thơ ý nhạc của hai vị đến với mọi người. 

 

Ban Tổ Chức hôm nay hoàn toàn tin về sự thành công của Buổi Tưởng Nhớ, và trân trọng cảm ơn sự đóng góp của tất cả quý anh chị. 

 

Ban Tổ Chức tin rằng, các anh chị cũng tìm thấy được sự hãnh diện nào đó khi tham gia một chương trình có giá trị đặc biệt như vậy. (PPN)

 

******************

Sau cùng với hơn 400 quan khách tham dự trong hội trường chỉ có hơn 300 chỗ. Một số phải đứng suốt 3 giờ đồng hồ, hết sức trật tự và yên lặng. Chưa bao giờ hội trường của Santa Clara County có được số người dự khán đông đảo như thế. Các nghệ sĩ gồm các tinh hoa thân thuộc tại địa phương. Xin trích lại nhận xét của Bác sĩ Lê Xuân Việt sau đây về chương trình văn hóa tháng 3 của ban tổ chức. Bác sĩ Việt là con trai của Lê Quỳnh-Thái Thanh. Là cháu của bác Phạm Duy. Anh đã hát bản Trở Về Mái nhà xưa, nhạc phẩm cổ điển của Ý với lời Việt của Phạm Duy.

blank
                                    Viet X Le, MD, PhD

  

Kính thưa các bác và thân mến chào các anh chị,

Cháu xin bày tỏ niềm kính phục đến Bác Lộc đã có sáng kiến và thành tựu mỹ mãn chương trình thơ nhạc Hoàng Cầm - Phạm Duy vừa qua. Cảm ơn bác Đôn và cô Nguyệt đã tạo dựng môi trường tập dượt cho các anh chị nghệ sĩ thật ấm cúng, với những món ăn Bắc thật ngon.

Anh Nam đã điều hành một chương trình rất khó về nội dung một cách đầy đủ và hữu hiệu. Chương trình kết thúc sớm sủa và khách tham dự ra về với rất nhiều lưu luyến. Có những vị khách chia sẻ với cháu nỗi xúc động của họ khi được nghe nhạc Phạm Duy trong bối cảnh này, với những mẩu chuyện lịch sử của bác Lộc và phần diễn giải của anh Nam.

 

Riêng cá nhân cháu, thì mỗi khi có dịp hát nhạc Phạm Duy là một niềm hạnh phúc. Sau khi có được một chút tuổi đời và thêm ít kiến thức để tạm gác vai trò người cháu trong nhiều kỷ niệm ấu thơ với gia đình bác Phạm Duy - Thái Hằng. Xin có được một nhận xét khách quan hơn về di sản âm nhạc và văn hoá đồ sộ của bác Phạm Duy, thì hạnh phúc này lại càng lớn mạnh hơn. Cháu rất trân trọng lời khuyên của bác Lộc đến tất cả các cháu về phong cách trình bày nhạc Phạm Duy, vì tất cả nhiệt tâm nhiệt tình từ người nghệ sĩ cũng chỉ phản ảnh được rất nhỏ một phần nào cảm xúc sáng tác của bác Phạm Duy. Như lời anh Nam bày tỏ, những sáng tác bất hủ của Phạm Duy sẽ là những ghi nhận về di tích lịch sử của người Việt Nam và nước Việt Nam, qua bao những mệnh nước nổi trôi, một cách trung thực nhất. Những sử gia của mỗi thời đại đều không tránh được những nhận định chủ quan thời đại của họ, nên cháu tin rằng chúng ta có một may mắn lớn sống cùng thời đại với bác Phạm Duy, để cùng cảm nhận được những yếu tố chính về người và nước Việt Nam, mà bác Phạm Duy đã ghi nhận trong thời đại Việt Nam Cộng Hoà qua ca khúc "Việt Nam, Việt Nam".

 

Việt Nam đây miền xinh tươi

Tự do công bình bác ái muôn đời

 

Làm sao mà những sử gia mai sau có thể chối bỏ được những Tình Ca, Thuyền Viễn Xứ, Tình Hoài Hương, Nước Non Ngàn Dặm Ra Đi, etc, bác nhỉ!

 

Môt lần nữa, cháu xin cảm ơn bác Lộc, bác Đôn, và các anh chị đã hoàn thành một chương trình thật đáng ghi nhớ. Xin kính chúc tất cả nhiều sức khoẻ và tốt lành.  (Lê Việt)

 

**********      

​ blank

 
Ghi nhận riêng của Giao Chỉ.
                              

Xin gửi đến quý độc giả những kỷ niệm rất riêng tư. Nhân việc đứng ra tổ chức chương trình Hoàng Cầm và Phạm duy, chúng tôi có cơ hội đọc lại chuyện xưa và vô cùng xúc động với những tài liệu ghi nhận được. Hoàng Cầm và Phạm Duy, hai thanh niên sống trong thời kỳ toàn quốc kháng chiến, cùng toàn dân đứng lên chống Pháp. Cả hai đều là những người thiên phú về văn nghệ. Sau cùng Phạm Duy thoát ra khỏi vòng tay cộng sản. Với 70 năm hoạt động, tổng cộng đủ loại sáng tác kể cả các bài không phổ biến, ông có 2000 tác phẩm. Tất cả đều là tinh hoa của âm nhạc. Trong khi đó Hoàng Cầm bị giới hạn tư tưởng chỉ viết được 20 bài thơ gồm cả kịch thơ. Nhưng mỗi tác phẩm là một bản án tội lỗi dưới chế độ cộng sản. Tập thơ Kinh Bắc giá trị của ông đã phải treo cổ bởi chính tác giả. Bài thơ Lá Diêu Bông là một ẩn dụ thách đố cho cuộc đời. Một ngụ ý về lý tưởng hay chân lý không thể tìm thấy được trong hoàn cảnh xã hội mà tác giả đang sống. Không tìm thấy Lá Diêu Bông bao giờ.

Bài Cỗ bài Tam Cúc cũng là một ẩn dụ khác về thân phận con người với ước mơ muôn đời của tuổi trẻ. Em đừng lớn nữa, chị đừng đi... Trong thời kỳ toàn quốc kháng chiến, lúc đó tôi 15 tuổi đã từng có cơ hội dự Đêm Liên Hoan với thơ Hoàng Cầm. Ngay nơi quê ngoại. Làng Bình Hải, huyện Yên Mô, Ninh Bình. Tại San Jose ngày xưa có nhà thơ Hà Thượng Nhân và ngày nay còn nhà báo Thanh Thương Hoàng có cùng chung kỷ niệm. So với các đàn anh thời đó thì tôi tuổi nhỏ nhất. Tuổi 15 gấp sách lại lắng nghe, Lòng mới nở giữa tay đời ấm áp. Nghe thơ Hoàng Cầm với con sông Đuống nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ. Con sông Mã gầm lên khúc độc hành của Quang Dũng và cả con sông Lô cháy bờ lau thưa của Văn Cao. Tôi không thể ngờ còn sống đến ngày nay để đọc văn, ngâm thơ và nghe nhạc của những vĩ nhân văn hóa dân tộc. Những con người mãi mãi văn chương còn sống với chúng ta sau khi đã bao phen gục ngã rồi vịn câu thơ mà đứng dậy như Phùng Quán.

 

Xin bỏ lại Hoàng Cầm với Đêm Liên Hoan 70 năm trước, chúng tôi sống với nhạc Phạm Duy. Không ai có thể ngờ được ông đã sáng tác Chiến Sĩ Vô danh tại Huế năm 1946 cùng với bài Xuất Quân mà anh em ta đã ca vang khắp các nẻo quân trường. Thời đó làm sao tác giả đã tưởng tượng nhìn thấu tương lai mà viết những lời ca bất hủ. Vượt qua những âm thanh hùng tráng như vậy, Phạm Duy thoắt chốc viết lời ca đơn giản xin đi lại từ đầu trong bài Kỷ Niệm. Tất cả chúng ta, ai mà chẳng muốn đi lại từ đầu để làm cho cuộc đời tốt đẹp hơn, cho cá nhân, cho gia đình và cho đất nước. Với bài Tình Ca, tôi yêu tiếng nước tôi, tác giả đã đưa quê hương lên bàn thờ. Bài Giọt Mưa Trên Lá quả thực chính là ông trời khóc cho thảm kịch chiến tranh của cả dân tộc. Sau cùng với Việt Nam Việt Nam là bài tự ca của đất nước.

 

Xin gửi lời kết bằng một chuyện vui.

Trong giờ chia tay, MC Phạm Phú Nam mời tất cả mọi người cùng đứng lên để hát chung với toàn ban bài Việt Nam Việt Nam. Có ông khán giả phàn nàn hơi to tiếng rằng chúng ông đã đứng suốt cả tiếng đồng hồ, bây giờ còn yêu cầu đứng lên là làm sao. Việt Nam Việt Nam muôn đời. Để trả lời câu hỏi của thân hữu, xin liệt kê chương trình sau đây. Ai đã trình diễn những bài gì.

  

CHƯƠNG TRÌNH TƯỞNG NHỚ

                           HOÀNG CẦM & PHẠM DUY  26 tháng 3-2017 tại San Jose.                                                      
 
MC Giới thiệu chương trình:  Phạm Phú Nam. (Dân Sinh Media)

 1- Nghi lễ khai mạc (Video) Phút Mặc Niệm: Nhạc Phẩm Chiến Sĩ Vô Danh (1946) với Bảo Ngọc.                                                                                               

2-Tình Cầm: Kiều Loan ngâm thơ của Hoàng Cầm, Phạm Duy Hùng  trình bày nhạc của Phạm Duy (1984)

3- Lời Chào Mừng của Ban Tổ Chức  Ông Vũ Văn Lộc (IRCC/VietMuseum)

4-Lá Diêu Bông (PD 1984) – Thơ Hoàng Cầm. Tiếng hát Thái Hà

5-Thuyền Viễn Xứ (PD 1952) –Thơ Huyền Chi. Tiếng hát Hoàng Lan

6-Đêm Phương Bắc – Thơ Hoàng Cầm (1948) Kiều Loan ngâm thơ, Ngọc Dung đàn tranh

7-Kỷ Niệm (PD 1966) Tiếng hát Văn Quân

8-Kỷ Vật Cho Em (PD 1971) –Thơ Linh Phương, Tiếng hát Đồng Thảo

9-Nghìn Trùng Xa Cách (1969) Độc tấu vĩ cầm của Giáo Sư Trần Nhật Hiền 

10-Trở Về Mái Nhà Xưa (PD 1902) – Nhạc Ý, Tiếng hát Lê Việt          

11-Tiếng Sáo Thiên Thai (PD 1959) Thơ Thế Lữ.  Thái Hà & Hoàng Lan

12- Tình Ca (PD 1953) Tiếng hát Diệu Linh

13- Kiếp Sau (PD ) – Thơ Cung Trầm Tưởng Tiếng hát  Duy Hùng

14- Lời Cảm Ơn Của Hai Gia Đình: Kiều Loan Xuân Lộc

15- Hợp Ca Giọt Mưa Trên Lá  & Việt Nam Việt Nam

  

*****  

Tình Cầm & vuconghienPlaylist

  

Giao Chi San Jose.   giaochi12@gmail.com  (408) 316 8393

 



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.