Hôm nay,  

Tuần lễ thứ 7 & 8 của Tổng thống Trump: tranh cãi, phẫn nộ, điều tra và cáo buộc

20/03/201717:50:00(Xem: 6354)

Tuần lễ thứ 7 & 8 của Tổng thống Trump: tranh cãi, phẫn nộ, điều tra và cáo buộc
 
• Cáo buộc động trời của TT Trump đối với TT Obama – không hề có chứng cớ; giới chức tình báo và Bộ Tư pháp đã phủ nhận cáo buộc này. Uy tín tổng thống giảm trầm trọng.
 
• Con đường trắc trở dẹp bỏ ObamaCare – 24 triệu người sẽ mất bảo hiểm, 52 triệu người không có bảo hiểm y tế năm 2026.
 
• FBI điều tra liên hệ Trump-Nga – Đường dây nhân sự móc nối chằng chịt
 
• Sắc lệnh di trú - lại bị tòa cấm và kiện khắp nơi.
 
• Giấy khai thuế của ông Trump năm 2005 bị rò rỉ - hé lộ tại sao ông Trump muốn bỏ luật thuế Alternative Minimum Tax
 
• Đuổi một loạt 46 vị công tố viên liên bang trên toàn quốc – vì đang điều tra Bộ trưởng Y tế Tom Price và những nhân sự khác trong nội các Trump?
 
• Đe dọa Bắc Hàn, chọc giận tình báo Anh, nguội lạnh với Đức, cáo buộc sai về đóng góp của các thành viên NATO.
 
• Thăm khu vực nghỉ mát Mar-a-Lago 5 lần trong 7 tuần lễ tại nhiệm - tốn $16.5 triệu MK
 
I. Vụ cáo buộc TT Obama “thu âm lén” nổ lớn – ông Trump mất điểm, uy tín giảm trầm trọng
Trận lôi đình tại Tây khu của Tòa Bạch Ốc - bắt đầu tuần lễ sóng gió
Cơn giận dữ của ông Trump đã được thu hình và rò rỉ cho báo chí, cho thấy ông Trump đã nổi điên, mắng mỏ Chánh văn phòng Reince Priebus và Chiến lược gia hàng đầu của mình là Steve Bannon trước sự hiện diện của cô con gái cưng Ivanka Trump, chàng rể quý kiêm Cố vấn cao cấp Jared Kushner, và Phát ngôn nhân Sean Spicer.
Theo nguồn tin, chưa bao giờ mà ông Trump nổi “cơn lôi đình” tới như vậy. Ông đã chửi thề liên tục. TBO nói chung đang cố gắng kềm chế những nguy hại do các nguồn tin liên quan tới vụ Nga đang bị truyền thông phanh phui dồn dập.
Cơn phẫn nộ của ông Trump nổ ra hôm 3/3 trước khi ông rời Tòa Bạch Ốc đi tới khu nghỉ mát Mar-a-Lago tại Florida, nơi ông đã tới tổng cộng 4 cuối tuần và chơi 9 trận goft từ ngày nhậm chức tổng thống, tốn kém hàng chục triệu tiền thuế của dân cho những chuyến tới khu nghỉ mát được mệnh danh là “Tòa Bạch Ốc mùa đông” (Winter White House) này.
Giận quá mất khôn
Nổi đóa vì các mối liên hệ với Nga của hàng ngũ nhân sự bị phanh phui, Tổng thống Trump trong 3 ngày mồng 2, 3, 4 tháng 3 đã liên tiếp tweet những điều cáo buộc vô lý hoặc không bằng chứng đối với các nhân sự đảng Dân Chủ, đặc biệt Tổng thống Obama, và kết quả là tự bắn vào chân mình khi ông Trump cáo buộc ông Obama đã thu âm lén những việc làm của ông tại Trump Tower, so sánh với vụ tai tiếng "Nixon/Watergate” khiến TT Richard Nixon phải từ nhiệm năm 1972.

 

blank

Buổi gặp chính thức giữa Tổng thống Barrack Obama và TT đắc cử Donald tại Tòa Bạch Ốc ngày 10/11/2016

 
Một tổng thống cáo buộc vị tiền nhiệm đã vi phạm luật pháp là một vấn đề nghiêm trọng chưa từng xảy ra trong lịch sử Hoa Kỳ, nhất là lại không đưa ra được chứng cớ gì, khiến ông Trump đã bị các cơ quan tình báo phủ nhận công khai,  du luận chỉ trích, và Ủy ban Tình báo của Thượng viện Hoa kỳ (UBTBTV) ra lệnh cho Bộ Tư pháp (DOJ) ngày 13/3 phải chưng ra bằng cớ về lệnh “thu âm lén” tại Trump Tower của TT Obama. Cuối ngày hạn, DOJ đã xin với UBTBTV cho triển hạn tới ngày 20/3. Cũng trong ngày này, Giám đốc FBI James Comey sẽ phải ra điều trần trước UBTBTV về cuộc điều tra liên quan tới mối liên hệ Trump-Nga. Chắc chắn, ông Comey sẽ bị hỏi và sẽ khai báo về cáo buộc “thu âm lén” này, mà chính ông ngày 4/3 đã đòi DOJ phải lên tiếng để cơ quan FBI của ông không bị mang tiếng.

Ngay lập tức, Phát ngôn nhân Kevin Lewis của ông Obama cũng đã lên tiếng phản bác là TT Obama không bao giờ "ra lệnh giám sát bất kỳ công dân Mỹ nào". “TBO dưới triều đại của TT Obama quan niệm việc không can dự vào những cuộc điều tra của Bộ Tư pháp là luật bất di bất dịch.”

Theo diễn biến từ cao điểm là phần thuyết trình trước Quốc hội ngày 28/2 - được đánh giá là chỉnh tề nhất từ trước đến giờ, khi ông Trump đọc theo bài diễn văn đã viết sẵn với nội dung có âm hưởng xây dựng hơn hẳn những phát biểu gây tranh cãi của ông từ ngày ra tranh cử, hơn cả bài diễn văn nhậm chức đầy đen tối và đe dọa, thì chỉ hai ngày sau, ông Trump đã không còn có thể tự chủ vì những bùng nổ thông tin bất lợi cho ông liên quan tới vụ Nga.

Gọi các cuộc điều tra về mối liên lạc mờ ám của các nhân sự trong hàng ngũ tranh cử và nội các của mình là « săn phù thủy », ông Trump đã trả đũa bằng cách gởi ra những hình ảnh của  Thượng nghị sĩ Chuck Schumer (D-N.Y.) đã gặp gỡ với lãnh tụ độc tài Nga Vladimir Putin,   và Dân biểu Nancy Pelosi (D-Calif.) gặp Tổng thống Nga Dmitry Medvedev và Đại sứ Nga Sergey Kislyak năm 2010 trong những buổi tiếp xúc chính thức của hai chính phủ, và đòi phải điều tra mối liên hệ của hai giới chức này, nếu không thì đây là một hiện tượng đạo đức giả.   

Ông Trump đã cố tình đánh đồng những cuộc tiếp xúc chính thức của chính quyền với những cuộc gặp mặt lén lút của các nhân sự trong hàng ngũ ông cùng giới chức hoặc tình báo Nga, thí dụ như trường hợp của cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Michael Flynn đã gọi đại sứ Nga năm ngoái để bàn về lệnh cấm vận của TT Obama đối với Nga, sau đó nói dối và đã bị ngưng việc sau 24 ngày tại nhiệm. Kế đến là trường hợp Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions cũng nói dối khi hữu thệ về các buổi gặp chính giới Nga, và đã phải tự rút lui khỏi những cuộc điều tra liên quan tới sự can thiệp của Nga vào nội tình Mỹ cũng như những liên hệ đen tối giữa hàng ngũ ông Trump và chính giới Nga.
 

Một con số không bình thường về các vụ liên hệ mờ ám

Cựu Giám đốc tình báo CIA Michael Hayden, cho biết có rất nhiều “khói” về mối liên lạc Trump-Nga, và cần có một cuộc điều tra kỹ lưỡng vì không thể nào lại có quá nhiều sự “trùng hợp ngẫu nhiên” như vậy.

Ông Hayden đưa ra những thí dụ như trường hợp của hai ông Flynn và Sessions ;  vụ ông cựu Chủ tịch Ủy ban Vận động Tranh cử Paul Manafort đang bị chính quyền Ukrain điều tra vì tham nhũng trong đường dây với giới chức Nga ; vụ người bạn lâu đời của ông Trump là Roger Stone, cũng từng là cố vấn trong ủy ban tranh cử của ông Trump, đã tuyên bố là ông ta có đường dây liên lạc với Julian Assange, cha đẻ của nguồn tin tặc Wikileaks. Cuối hè năm ngoái, ông Stone tuyên bố là sẽ có một lô các emails sắp được tiết lộ về ông cựu chủ tịch ủy ban tranh cử của bà Hilary Clinton, ông John Podesta, và quả nhiên sau đó các emails này đã được tung ra để tấn công bà Clinton. Và còn rất nhiều vụ khác liên quan tới các nhân vật trong ủy ban tranh cử và nội các của ông Trump đều có liên hệ với chính giới hoặc tài phiệt Nga.

Ông Hayden, người đã phục vụ dưới nhiều nhiệm kỳ tổng thống, cả Dân Chủ lẫn Cộng Hòa, đã từng là giám đốc An ninh Quốc gia và phó giám đốc cao cấp của tình báo quốc gia, đã lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ về cáo buộc “thu âm lén” của ông Trump đối với TT Obama mà không hề có chứng cớ.

Theo ông Hayden, nếu TT Obama muốn wiretap bất kỳ công dân Mỹ nào cũng đều phải xin trát tòa, được gọi tắt là FISA (Foreign Intelligence Surveillance Court Act). Các cơ quan tình báo Mỹ như FBI, NSA (Bộ Nội an) hoặc CIA phải chứng minh được cho tòa thấy người bị nhắm tới là tay sai của một thế lực ngoại quốc hoặc tham gia trong một hoạt động tội phạm.

Trong trường hợp vụ “thu âm lén” có thật, dù là ông Trump hay bất cứ ai, có nghĩa là đã có những bằng chứng “tội lỗi” hay “cấu kết” của hàng ngũ ông Trump với Nga, và được tòa cho phép theo luật FISA. Cựu Bộ trưởng Tư pháp Michael Mukasey thuộc đảng Cộng Hòa, từng phục vụ dưới thời Tổng thống George W. Bush, cũng chia sẻ cùng suy nghĩ này với ông Hayden.

FBI bác bỏ vụ Tổng Thống Trump nói bị nghe lén

Cáo buộc “thu âm lén” của ông Trump đã bị cả Giám đốc FBI James Comey và cựu Giám đốc Tình báo Quốc gia James Clapper phủ nhận.

Khi cáo buộc tầy đình của ông Trump về vị tiền nhiệm của mình nổ ra (ngày 4/3/2017), Giám đốc FBI James Comey, ngay lập tức đã yêu cầu Bộ Tư Pháp công khai phản bác tố cáo của Tổng Thống Donald Trump.

Ông Comey nói rằng tố cáo này là sai và phải được đính chính, nhưng cho tới chiều Chủ Nhật ngày 12/3/2017, Bộ Tư Pháp vẫn chưa đưa ra bất cứ thông báo nào.

Yêu cầu của ông Comey là một lời quở trách đáng chú ý đối với một tổng thống đương nhiệm, đồng thời đẩy giới chức công lực hàng đầu của quốc gia vào tình huống mất niềm tin đối với người đứng đầu hành pháp, tạo ra sự đối đầu tai hại, mà theo tờ New York Times, có thể hủy hoại chính quyền non trẻ của nhà tỷ phú địa ốc.

Cựu Phát ngôn viên TBO của ông Obama, Josh Earnest cho rằng, ông Trump tung tố cáo này ra với mục đích lái sự chú ý của công luận sang hướng khác, để họ khỏi chú ý vụ điều tra mối nghi ngờ vế các phụ tá của ông Trump cấu kết với Nga trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016.

Một đe dọa đối với nền dân chủ Mỹ

Cựu Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Nicholas Burns, từng phục vụ dưới thời TT Bush trong vai trò phó bộ trưởng Ngoại giao phụ trách về chính trị, nói với CNBC hôm 6/3 rằng: “Một cáo buộc không bằng chứng kiểu này của một tổng thống đương nhiệm là một đe dọa đối với nền dân chủ, ảnh hưởng tầm trọng đến uy tín quốc gia.

Một cựu chuyên gia phân tích tình báo của CIA, ông Aki Peritz, nói với BBC Radio 4 rằng vụ vu cáo này của TT Trump là điều “có thể hạ bệ một tổng thống.” Một luật sư về hiến pháp như ông Obama sẽ “không bao giờ làm chuyện phi pháp này,” theo ông Peritz.

Giới nhận định cho rằng cáo buộc mang tính “bùng nổ” của ông Trump là để đánh lạc hướng dư luận về những khám phá và rò rỉ liên tục mà ông Trump và đội ngũ nhân sự của ông đã cố tình che dấu, công khai nói dối khi được hỏi về các mối liên hệ với Nga.

Ông Trump chai lì với cáo buộc không bằng chứng của mình

Đã không đưa ra bằng chứng,  Tòa Bạch Ốc còn đòi hỏi Quốc Hội ngày 5/3 phải điều tra xem cựu Tổng Thống Barack Obama có lạm quyền hay không.  Không những thế, ông Trump còn dùng những chữ rất nặng nề trong cáo buộc của mình, so sánh ông Obama với những thành phần nổi tiếng bất hảo trong giới chính trị như TNS Joseph McCarthy với chính sách cáo buộc vô tội vạ những đối thủ về tội phản quốc, theo cộng sản, làm loạn mà không hề đưa ra chứng cứ gì; hoặc như cựu TT Richard Nixon, người đã phải từ nhiệm một cách xấu hổ vì đã làm những chuyện đột nhập và thu băng lén đối thủ đảng Dân Chủ. Ông Trump đã phê phán người tiền nhiệm của mình trong cáo buộc nghe lén là  “xấu xa (bad), bệnh hoạn (sick), và thấp kém (low)”

Phát ngôn viên của ông Obama đã nhanh chóng mạnh mẽ khẳng định rằng đây là “điều sai lầm” và các nhà lập pháp ở cả hai đảng Cộng Hòa cũng như Dân Chủ phải đòi ông Trump đưa bằng chứng.

Bị áp lực từ nhiều phía, ông Trump và những phát ngôn nhân của ông đã cố tình xuyên tạc ý nghĩa ban đầu trong lời tweet, sau đó, đổ tội cho nguồn tin nghe được trên đài Fox là TT Obama đã nhờ cơ quan tình báo Anh thực hiện vụ nghe lén. Ngay lập tức, các lập luận này của họ đã bị đài Fox và cơ quan tình báo Anh lên tiếng phủ nhận mạnh mẽ.

Hành động của ông Trump không những đã làm suy giảm uy tín của tổng thống Hoa Kỳ trong mắt nhìn của người dân và trên trường quốc tế, mà còn tạo sự bất bình với các đồng minh cật ruột của Hoa Kỳ như Anh và Đức.

Trong buổi tiếp đón lạnh nhạt, thiếu cả những cái  bắt tay thân thiện, của ông Trump với Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 17/3/2017, ông Trump còn bướng bỉnh bênh vực cáo buộc “thu lén” của mình trong cuộc họp báo với bà Merkel, nói bà cũng là nạn nhân của vụ Mỹ thu lén bà. Thực tế, vụ tố cáo này từ kẻ phản quốc Edward Snowden năm 2015 dưới triều đại của TT Obama đã được bộ trưởng tư pháp của Đức điều tra và không có kết luận.

Điều trần quốc hội về cáo buộc “thu âm lén” và cuộc điều tra mối liên hệ Nga-Trump

Buổi điều trần trước Ủy ban Tình báo Thượng viện đã diễn ra ngày hôm nay 20/3/2017 với hai lãnh đạo của cơ quan FBI và Bộ An ninh Quốc gia NSA. Các thành viên của Ủy ban gồm cả hai đảng đã đặt những câu hỏi trực tiếp về vụ TT Trump cáo buộc TT Obama nghe lén ông tại Trump Tower, và vụ Nga thao túng cuộc bầu cử Hoa Kỳ 2016.

Hai vị giám đốc FBI và NSA là hai ông James Comey và Michael Rogers đã đã khẳng định chắc nịch là không hề có bất cứ một lệnh lạc hay một chỉ dấu nào là cựu TT Obama đã nghe lén ông Trump trong thời gian tranh cử hay sau khi đắc cử. Ông Comey cũng cho biết ông lên tiếng thay Bộ Tư pháp (DOJ) trong vụ này. Ông Rogers phủ nhận không hề có sự nhúng tay thu âm lén nào, và lại càng không có sự can dự nào của tình báo Anh.

Ông Trump chơi Obama hay tự hại?

Tờ The Washington Post nhận định việc tuyên bố bừa bãi, bốc đồng và đưa ra những cáo buộc không bằng chứng trên Twitter là cách hành xử quen thuộc của ông Trump. Ngoài phản ứng không thể tự kềm chế, ông Trump còn có mục tiêu đánh lạc hướng mũi dùi dư luận chỉa về ông, bằng cách chọn một nạn nhân khác cho các cáo buộc mang tính gây sốc, tạo tranh cãi và đổ tội của ông.  Lần này, với cáo buộc quá độ chưa từng thấy trong lịch sử Hoa Kỳ, ông Trump đã bị phản ứng ngược khi dư luận càng chú ý và tranh luận nhiều hơn về sự can thiệp của Nga trong cuộc bầu cử Mỹ nhằm hỗ trợ ông Trump đánh bại bà Clinton và tấn công vào nền tảng dân chủ của Hoa Kỳ.

Trước hàng loạt cáo buộc không có bằng chứng trên mạng xã hội của ông Trump và những rò rỉ về nội bộ của ông, dư luận đang đặt nhiều câu hỏi về khả năng vận hành và quản trị đất nước của ông Trump cũng như nội các của ông.

Ông Leon Panetta, chánh văn phòng TBO dưới thời Tổng thống Bill Clinton, nhận xét: “Có điều gì đó không ổn về vấn đề kỷ luật và vận hành trong Tòa Bạch Ốc.”

Một điểm “dại” nữa của TT Trump là đi tấn công một vị tiền nhiệm đang được lòng dân, nhất là trong lúc mà luật bảo hiểm sức khỏe của TT Obama đang được sự ủng hộ đông đảo của quần chúng, kể cả những người đã bỏ phiếu cho ông Trump, trước nguy cơ Obamacare bị đảng Cộng Hòa và ông Trump xóa bỏ để đưa ra một đạo luật khác đang bị nhiều cơ quan y tế khắp nước chống đối. Đạo luật thay thế AHAC hay TrumpCare sẽ có hại cho những người lớn tuổi và người nghèo, và đang bị ngay cả những giới chức lưỡng viện đảng Cộng hòa chống đối vì sẽ khiến 24 triệu người dân Mỹ không có bảo hiểm cho tới năm 2026.  
 

II. So sánh TrumpCare và ObamaCare – Mỹ mạnh hơn hay yếu đi?

Sau 7 năm chỉ trích Đạo luật ACA (Chăm sóc Sức khỏe Hợp túi tiền - Affordable Care Act) của cựu Tổng thống Obama, được gọi bằng tên quen thuộc là ObamaCare,  cho đạo luật này là một “thảm họa” và “đang trên đường giãy chết”, thì ngày 6/3/2017, Hạ viện Cộng Hòa đã đưa ra một bản dự thảo luật để thay thế, Luật Chăm Sóc Sức Khỏe Mỹ (American Health Care Act - AHCA) do Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan là nhân vật phác thảo chính.  

Tổng thống Donald Trump, người cũng đã gay gắt lên án ACA trong lúc tranh cử, và hứa sẽ dẹp bỏ ObamaCare ngay ngày đầu lên nắm quyền, đã trầm trồ khen dự luật AHCA là một điều “tuyệt diệu”, đáp ứng những lời ông đã hứa với cử tri là sẽ dẹp bỏ ObamaCare để thay thế bằng một chương trình chăm sóc sức khỏe cho “tất cả mọi người”, với “phẩm chất tốt hơn và rẻ hơn.”

(Xin tạm gọi AHCA là TrumpCare dù chưa được TT Trump ký thành luật, và còn đang  phải chờ thông qua lưỡng viện Quốc hội).

Ngày 13/3, Phòng Ngân sách Quốc hội (Congressional Budget Office – CBO), một cơ quan độc lập do lưỡng đảng tại Quốc hội chỉ định (đặc biệt với vị chủ tịch đương nhiệm của CBO là do Thượng viện với đảng Cộng Hòa nắm đa số bổ nhiệm năm 2015), đã đưa ra 37 trang phân tích và kết luận về TrumpCare, so với ObamaCare, như sau:

  1. Sẽ có thêm 24 triệu người Mỹ không có bảo hiểm y tế tính tới năm 2026, tức tổng số không có bảo hiểm sẽ là 52 triệu, thay vì là 28 triệu so với ObamaCare. Trong năm đầu tiên áp dụng TrumpCare, sẽ có 14 triệu người mất bảo hiểm (2018) vì giá bảo hiểm gia tăng và người nghèo mất trợ cấp chính phủ (của thời ObamaCare) để mua bảo hiểm, trong khi đó tín dụng thuế (tax credit) của TrumpCare để mua bảo hiểm không đủ bù đắp.

  2. Hãng bảo hiểm được quyền tính lệ phí cho giới cao niên cao gấp 5 lần so với tuổi trẻ, trong khi ObamaCare chỉ cho phép hơn gấp 3 lần.

  3. TrumpCare có lợi cho người giàu và người trẻ; có hại cho người nghèo, người già và ở những vùng quê hẻo lánh –  đa số là những người đã bỏ phiếu cho ông Trump. Hiện những thành phần cử tri này đang rất lo lắng cho tương lai của họ, nhất là những người đang bị bệnh nặng vì TrumpCare sẽ khiến cho số tiền mà họ phải trả gia tăng rất nhiều.

Một thí dụ của CBO về sự khác biệt giữa TrumpCare và ObamaCare

Bảo hiểm Obamacare

Bảo hiểm Trumpcare

Mức lương $26,500

21 tuổi

$1700

$  1450   - giảm 15%

64 tuổi

$1700

$14.600  - tăng 760%

Mức lương $68,200

64 tuổi

$15.300

$14.600  - giảm 5%


  1. TrumpCare sẽ ngưng trợ giúp cho cá nhân có lợi tức thấp và giảm chương trình

Medicaid mà đa số người nghèo, người bệnh và trẻ em con nhà nghèo đang cần. Do đó, sẽ giúp tiết kiệm ngân sách tới $337 tỷ MK trong 10 năm. Tuy nhiên, chính vì vậy mà hằng triệu người dân nghèo, nhất là những người bệnh nặng, sẽ mất bảo hiểm và có thể nguy hiểm tới tính mạng. Tổng Giám đốc chương trình Medicaid, Bác sĩ Andrey Ostrovsky, đã công khai chỉ trích TrumpCare.

  1. Phụ nữ sẽ thiệt thòi, đặc biệt phụ nữ nghèo và gốc thiểu số, vì TrumpCare cắt tài

trợ cho cơ quan Planned Parenthood, nơi có những chương trình chăm sóc y tế cho phụ nữ như thuốc ngừa thai, chữa các chứng bệnh liên quan tới tình dục, ung thư ...

  1. Giới giầu có được hưởng lợi nhiều nhất qua chính sách bồi hoàn thuế dựa theo lợi

tức. Tổng số tiền thuế mà những người giầu có nhất Hoa Kỳ (khoảng 2% dân số) sẽ nhận được là $275 tỷ trong 10 năm.

  1. TrumpCare không bắt mọi người phải mua bảo hiểm như ObamaCare. Do không bị phạt nếu không có bảo hiểm như ObamaCare, nhiều người sẽ bỏ không mua bảo hiểm, nhất là những người trẻ và khỏe mạnh. Khi tổng số người mua bảo hiểm giảm, các công ty bảo hiểm sẽ phải tăng giá lệ phí để kiếm lời, khiến yếu tố “cạnh tranh giúp giảm giá” theo nguyên tắc “thị trường tự do” mà đảng Cộng hòa chủ trương sẽ không hiệu nghiệm.  

Phân tích của CBO cũng tương tự như của các cơ quan chăm sóc y tế và chuyên gia độc lập khác như Brookings Institution và S&P Global Ratings. Dự thảo TrumpCare đã bị nhiều cơ quan y tế, y sĩ, cao niên, xã hội ... chỉ trích mạnh mẽ. Ngoài số lượng người Mỹ không có bảo hiểm gia tăng vì lệ phí cao, dịch vụ y tế sẽ kém đi dưới TrumpCare, hoặc ngoài tầm tay của những người bệnh. 55% người dân lo âu về tương lai của chính họ và người thân sẽ bị mất ObamaCare vì không mua nổi bảo hiểm dưới TrumpCare, do đó họ không chấp thuận dự luật AHAC.


Nói chung với TrumpCare, giới cao niên và người nghèo sẽ bị thiệt hại. Phụ nữ cũng là thành phần bị thiệt thòi hơn. Giới giầu có, tuổi trẻ, và các hãng bảo hiểm sẽ được lợi hơn.

Khoảng 7 triệu nhân viên đi làm sẽ mất bảo hiểm sức khỏe vì TrumpCare bỏ điều kiện buộc các hãng có hơn 50 người phải mua bảo hiểm cho nhân viên.

14 triệu người dân nghèo dựa vào chương trình bảo hiểm sức khỏe Medicaid sẽ mất bảo hiểm trong vòng 10 năm tới do mất dần trợ cấp liên bang. TrumpCare đòi hỏi các tiểu bang phải tự túc ngân khoản này, vì vậy mà các nhà chỉ trích đã phê bình là khoản ngân sách $337 tỷ tiết kiệm được qua TrumpCare, thực chất là liên bang đẩy trách nhiệm và tốn kém sang cho các tiểu bang, chứ không phải tiết kiệm. Đây cũng là cách phó thác sinh mạng cũng như sức khỏe của người dân nghèo cho tiểu bang, mà nhiều phần là tiểu bang không cáng đáng được.

So với ObamaCare, TrumpCare sẽ bỏ đi 10 dịch vụ quan trọng trong Medicaid, kể cả chăm sóc sức khỏe cho thai phụ, tiền thuốc, và sức khỏe tâm thần, bắt đầu từ năm 2020.

Đối với những người về hưu có bảo hiểm Medicare, TrumpCare không ảnh hưởng lên lệ phí bảo hiểm (premiums) hay tiền phải trả thêm cho các dịch vụ y tế (co-pays). Tuy nhiên, TrumpCare sẽ cắt mọi khoản thuế tài trợ cho Medicare, do đó tới năm 2024,  quỹ này sẽ hết tiền và phải giảm các khoản lợi ích, theo nhận định của hội cao niên AARP.
 

Có 2 điểm son của ObamaCare được duy trì trong TrumpCare, đó là:

  • Các công ty bảo hiểm không được từ chối khách hàng đã mang bệnh. Tuy nhiên, nếu lỡ ngưng 63 ngày thì khi mua lại bảo hiểm, sẽ phải trả thêm 30%

  • Con em dưới 26 tuổi vẫn được mua bảo hiểm cùng với cha mẹ.

Nỗ lực hủy bỏ và thay thế Obamacare gặp nhiều sóng gió

Sau nhiều đe dọa mạnh mẽ hủy bỏ ObamaCare và những hứa hẹn hấp dẫn cho một đạo  luật mới, đảng Cộng hòa và TT Trump đã lúng túng dậm chân tại chỗ vì không có chương trình thay thế, tới độ ông Trump phải than thở là “không ngờ bảo hiểm y tế lại phức tạp tới vậy!” Mãi tới đầu tháng 3, tin tức rò rỉ cho biết đã có một dự thảo luật được thành hình và cất rất kỹ, tới độ chỉ có một nhóm nhỏ trong số hơn 200 dân biểu đảng Cong Hoa  không hề được biết tới dự thảo luật bảo hiểm y tế này. Có vị dân biểu đã đi lục lạo khắp Quốc hội để tìm kiếm, có vị đã tới trước tượng đài của cố TT Abraham Lincoln trong Quốc hội để than thở và cầu nguyện ông hướng dẫn cho con cháu khôn ngoan giải quyết vấn đề, đó là Dân biểu Steny Hoyer (D-MD) hôm 2/3 đã ta thán về sự phi lý việc giấu kín dự thảo khi ông đứng trước tượng vị tổng thống đầu tiên của đảng Cộng Hòa.

Hai ủy ban của Hạ viện là Ủy ban Đường lối và Cách thức, Năng lượng và Thương mại, đã thông qua Dự luật ngày 9/3/2017, giữa rất nhiều tranh cãi và chống đối từ cả những giới chức đảng Cộng Hòa, và nhiều tổ chức chăm sóc y tế. Tuy nhiên, sau sự đánh giá của CBO và sự chống đối của dư luận, thì hiện nay người ta không biết là dự luật sẽ có thể thông qua được Hạ viện - hiện do đảng Cộng Hòa nắm đa số - hay không vì số lượng các dân biểu đảng Cộng Hòa chống đối dự luật chăm sóc y tế đang càng ngày càng gia tăng. Đặc biệt, dự luật này nếu không thay đổi một số khoản, thì chắc chắn sẽ không thể nào được Thượng viện thông qua với túc số chống đối cao, bao gồm toàn bộ 44 vị thuộc đảng Dân Chủ. Đạo luật cần tới 60 phiếu thuận trong số 100 phiếu tại Thượng viện.  

ObamaCare kể từ khi chính thức có hiệu lực năm 2010 đã giúp khoảng 20 triệu người Mỹ lợi tức thấp có bảo hiểm sức khỏe, và số lượng người Mỹ không có bảo hiểm đã giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử Hoa Kỳ là 9%.

Riêng một số thành viên bảo thủ Cộng Hòa lại phê bình là Dự luật chưa thay đổi đủ mà giữ lại quá nhiều nội dung của ObamaCare, và họ gọi là “ObamaCare Soft.”

Những chính sách khác khác của ông Trump và đảng Cộng Hòa như dẹp bỏ ObamaCare, cấm ngừa thai, phá thai, bỏ hoặc giảm những chương trình xã hội và y tế giúp người nghèo, ảnh hưởng trực tiếp tới người dân, do đó cũng đang gặp nhiều khó khăn hơn.

Liên tục trong 60 ngày đầu của Tổng thống Trump, các cuộc biểu tình đã nổ ra khắp nước, nhất là những cuộc gặp gỡ của người dân với dân biểu hay thượng nghị sĩ liên bang đại diện cho địa phương mình. Trong các buổi này với số lượng đông đảo có khi lên tới hàng ngàn, người dân đã chất vấn các vị dân cử và “ra lệnh” cho họ phải làm việc theo ý dân, bảo vệ ObamaCare hoặc sửa đổi cho tốt hơn, chứ không được quyền dẹp bỏ, và lên tiếng chống đối nhiều chính sách khác của ông Trump cũng như những bộ trưởng mà chính thượng viện của đảng Cộng Hòa đã thông qua. Nhiều vị dân cử đã sợ hãi trốn tránh và bị người dân “truy lùng” với những bảng hiệu như “missing”, bị mất tích hay tìm người đi lạc.

Người dân đã cầm những biểu ngữ hay phát biểu: “Hãy thực hiện bổn phận của ông/bà”, “Người dân là chủ”,  "Ông theo lệnh Đảng ông, hay nghe nguyện vọng của cử tri?"

Sự bất mãn sâu rộng của quần chúng khiến giới quan sát cho rằng đảng Cộng Hòa có thể mất cả 100 ghế trong số 239 ghế dân biểu họ đang nắm hiện nay, và mất nhiều ghế tại Thượng viện trong cuộc bầu cử sắp diễn ra ngày 6/11/2018 để bầu lại toàn bộ bộ 435 dân biểu và 34 trong số 100 ghế thượng nghị sĩ, hiện cũng do đảng Cộng Hòa nắm đa số. Số phiếu tối thiểu cần phải có để kiểm soát Hạ Viện là 218.

Các thống đốc thuộc đảng Cộng Hòa nay đang đứng đầu 33 tiểu bang, gồm cả các tiểu bang được coi là rất quan trọng cho chiến thắng 2016 của Tổng Thống Donald Trump. Vai trò của các thống đốc này trong cuộc tranh luận về bảo hiểm y tế có thể ảnh hưởng tới TrumpCare, và nhiều vị thống đốc đã lên tiếng chống dự luật vừa được đưa ra, nhất là chương trình Medicaid mở rộng của ObamaCare với ngân sách $1.2 ngàn tỷ trợ giúp y tế cho các gia đình nghèo của tiểu bang. Việc hủy bỏ tài trợ của liên bang cho phần này của Medicaid sẽ ảnh hưởng trầm trọng tới các tiểu bang đang tham gia chương trình, như Michigan, Ohio, Kentucky, West Virginia ... là những tiểu bang đã bầu cho ông Trump.

“Hủy bỏ tài trợ Medicaid mà không đưa ra một giải pháp nào khác sẽ khiến chúng tôi không thể chữa trị cho giới nghiện ngập ma túy, bệnh tâm thần và thành phần lao động nghèo đang có nơi chăm sóc sức khoẻ,” theo lời Thống Đốc John Kasich thuộc tiểu bang Ohio.

Chống đối và áp suất thay đổi đến từ nhiều phía

Ngoài giới chức thuộc cả lưỡng đảng và lưỡng viện lên tiếng chống đối dự luật TrumpCare, các hiệp hội lớn đại diện cho bác sĩ, bệnh viện, y tá, người cao niên cũng đồng loạt bày tỏ sự quan tâm khi có quá nhiều triệu người dân và bệnh nhân sẽ bị thiệt hại.

Các tổ chức chống đối TrumpCare thí dụ American Hospital Association, the American Medical Association, và the American Academy of Pediatrics, một tổ chức bao gồm 66,000 bác sĩ trẻ em. Tổ chức này cho biết có tới 95% con trẻ hiện được bảo hiểm qua chương trình Medicaid của ObamaCare.
 

TrumpCare sẽ giảm $157 tỷ MK thuế cho các triệu phú

Một bản phân tích của tổ chức nghiên cứu về thuế vụ Joint Committee on Taxation (JCOT) đưa ra nhận định rằng những triệu phú Hoa Kỳ sẽ được giảm thuế 157 tỷ đôla nếu TrumpCare được thực hiện và ObamaCare bị hủy bỏ, song song với việc hàng chục triệu người nghèo sẽ mất bảo hiểm y tế.

Theo nghiên cứu của JCOT, các gia đình với mức lương nhiều hơn 1 triệu đôla/năm sẽ được giảm thuế trong một thập niên tới, với tổng cộng lên tới 157 tỷ đôla. Tiền này từ 2 khoản thuế mà ObamaCare đánh trên người giàu nhằm tài trợ việc nới rộng bảo hiểm y tế cho người nghèo.

Theo trung tâm nghiên cứu chính sách thuế độc lập không thuộc đảng phái Tax Policy Center (TPC), dự luật AHAC sẽ cho các gia đình thuộc hạng 1% giầu nhất nước Mỹ, tức nhóm có mức lợi tức hàng năm hơn $772,000 được giảm thuế trung bình  $37,240 tiền thuế mỗi năm. Giới giầu hơn với lợi tức $3.9 triệu MK một năm - tầng lớp chỉ chiếm 0.1 % dân số, sẽ được bớt thuế trung bình $207,390 một năm. Những người có mức lợi tức giữa $52,600 và $89,400, chiếm khoảng 20% dân số, sẽ chỉ được bớt $300 thuế một năm, trong khi đó 20% người có lợi tức thấp nhất nước chỉ giảm được có $150 tiền thuế mỗi năm.

Ông Roberton Williams của TPC chia sẻ: "Ai cũng được bớt thuế, nhưng giầu nhất thì được bớt nhiều nhất, mà nghèo nhất thì lại được bớt ít nhất."

Các chuyên gia đã kết luận dự luật AHCA cho TrumpCare là “một sự chuyển tài sản khổng lồ từ người Mỹ nghèo cho người Mỹ giàu.”
 

Tiến sĩ kinh tế Paul Krugman, giáo sư kinh tế kiêm bình luận gia cho tờ The New York Times, từng là khôi nguyên giải  Nobel Kinh tế năm 2008 đã phê bình TrumpCare là “Một dự luật tồi đến độ kinh hoàng.”

Nếu được ban hành, dự luật này gần như chắc chắn sẽ dẫn đến vòng xoáy tử thần với giá bảo hiểm tăng lên và sự sụp đổ toàn diện của hệ thống bảo hiểm để giúp mọi công dân Hoa Kỳ được chăm sóc sức khỏe.  

“Đảng Cộng hòa tuyên bố Obamacare đang sụp đổ, điều đó không đúng. Nhưng Trumpcare, nếu được áp dụng, sẽ sụp đổ trong một phút Mar-a-Lago”, theo ý của Tiến sĩ Krugman.




Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.