Hôm nay,  

GS Đàm Quang Hưng, Một Tấm Gương Cho Tôi

16/03/201700:07:00(Xem: 8685)
GS Đàm Quang Hưng, Một Tấm Gương Cho Tôi
 
Nguyễn Văn Sâm

 blank

 
Ai trong đời cũng có nhiều Thầy học. Có những vị Thầy nhiều ảnh hưởng lên cuộc đời mình vì mình thích, phục vài điều gì đó trong lời giảng khi theo học nhưng sau nầy xa cách trong đời do hoàn cảnh; có những vị Thầy trong khi học mình không thủ đắc được nhiều về cách sống ngoài những kiến thức giáo khoa nhưng sau nầy lại là bạn vong niên vì có hoàn cảnh gần gũi. Đối với tôi, Thầy Nguyễn Văn Phú, Thầy Bạch Văn Ngà, Thầy Roch Cường… là những trường hợp cụ thể thứ nhứt. Thầy Đàm Quang Hưng là trường hợp cụ thể thứ hai.  Còn biết bao nhiêu vị khác nữa trong thời gian theo học Trung học và Đại học nhưngkhông thế nào kể ra cho hết.
 

Thầy Hưng dạy lớp Toán Lý Hóa luyện thi Tú Tài 1, năm đó 1957-58, Thầy dạy tương đối nổi tiếng, lớp đông đảo học sinh. Tôi đang theo học lớp Đệ Nhị B ở trường Văn Lang của Thầy Ngô Duy Cầu ở trường Cô Bắc, dư thời giờ bèn đi học thêm các môn chánh cho kỳ thi sắp tới.

Thầy Hưng giảng bài trầm trầm, mắt ngó lên bảng, chăm chú như thầm xét lại những gì Thầy đã viết hơn là nhìn vào đám học trò. Lớp luyện thi lúc đó được giảng về kiến thức làm sao giải được bài toán Hình học không gian nầy, bài toán Đại số kia, bài toán Lượng giác nọ…. trong chương trình. Chuyện ngoài lớp học, chuyện đời sống bên ngoài và cách ăn ở thế nào để làm người xứng đáng tuyệt đối không có. Ấn tượng lúc ấy của tôi về Thầy Hưng phải nhận là không sâu đậm do nhiều lý do, trong đó có việc tôi theo học lớp luyện thi của Thầy trong thời gian thiệt ngắn vì gia đình không thể đóng học phí cho anh em tôi học cùng một lúc hai trường.
 

Ba năm sau Thầy trò thường gặp nhau khi cả hai cùng là tác giả những quyển sách giải Toán Lý Hóa… do nhà xuất bản Sống Mới của các ông Võ Văn Khoái  và Nguyễn Tấn Long ở đường Phạm Ngũ Lão, Sàigòn mà sách của thầy Hưng là những quyển bán chạy nhứt nhì, thường được tái bản nhiều lần với số lượng in khá lớn.

Tôi lúc nào cũng thưa Thầy khi nói chuyện. Thầy Hưng bao giờ cũng thưa ông Sâm. Tôi kính trọng và lễ phép với Thầy có lý do, mình từng là học trò của Thầy. Thầy Hưng lễ phép với học trò vì đó là bản tánh và là con người thật của Thầy. Cuộc giao tình dừng lại ở những lần gặp nhau như vậy trong vài ba năm trời.
 

Rồi cuộc đời mỗi người mỗi hướng do cuộc sống và hoàn cảnh. Thầy vào Thủ Đức, ra trường, về dạy trường Võ Bị Đà Lạt rồi về mở trường Trung học tư thục Nhân Chủ của riêng Thầy. Tôi chuyển sự say mê của mình về mặt văn chương Việt Nam và dính khắn vào đó. Hai Thầy trò không gặp nhau từ dạo giửa thập niên 60..
 

Chúng tôi gặp lại nhau lúc Thầy Hưng mới dọn nhà đến Houston sau một thời gian ở nơi khác, năm đó hình như là 1981. Và chúng tôi thân nhau. Tôi nói chuyện vẫn thưa Thầy và Thầy Hưng luôn luôn dùng chữ ông Sâm để nói chuyện với người học trò ngày trước. Chúng tôi bàn đủ thứ chuyện cũ mới, giáo dục, cuộc sống ở đất nước mình định cư... Và gặp nhau nhiều hơn ở những canh mà chược mà tôi mới học sau mấy năm đến nước Mỹ, thường làm Thầy cúng đem tiền nạp cho thiên hạ và Thầy Hưng thường khuyên tôi đừng nên chơi trò chơi nầy mà tôi không có kinh nghiệm…
 

Tôi thích đến nhà Thầy tham dự vào môn mới học nầy cũng như  thăm viếng chuyện trò từ căn nhà nhỏ hẹp bằng gỗ ở trong thành phố Houston, vùng cuối đường Westminster, tới căn nhà khang trang hơn ở khu Bellaire, ngoài vòng đay 610, đến căn nhà sau cùng trên khu Bellaire, trong vòng đay. Thăm viếng, làm Thầy cúng và nhứt là những kỳ hội  của Hội Cựu Giáo Chức vùng Houston kết được tình thân giửa hai Thầy trò chênh lệch nhau độ chừng mười tuổi, mà tôi cho là cái duyên rất đáng quý.
 

Luôn luôn tôi học được ở Thầy tính điềm đạm, nhẹ nhàng, lễ phép nhưng không khách sáo, nhứt là thái độ dễ chịu của Thầy trong việc chi tiêu và chịu khó sửa soạn dọn dẹp cho những buổi hội họp rất bổ ích của những người trước đây ở trong ngành giáo dục. Nhờ những buổi họp hằng tháng của Hội Cựu Giáo Chức Houston nầy tôi gặp được vài vị Thầy cũ cũng như năm ba người bạn đồng nghiệp ngày trước. Rất vui về điều đó…

Ấy là những chuyện thuộc về cá nhân, về cách xử thế tiếp vật của Thầy mà tôi được biết.

Thưa Thầy Hưng, em thích và kính trọng Thầy về chuyện đó nhưng  em thương Thầy ở những công việc Thầy làm bất vụ lợi và chịu sống đủ, sống bình dị hơn là dùng thời giờ của mình để chạy theo kim tiền và những thị phi vô ích…
 

Thầy Hưng không lý thuyết với tôi về chuyện phải làm thế nào để giúp ích đời về mặt văn học, nhưng Thầy cặm cuội  dịch toàn bộ Liêu Trai Chí Dị,  một việc làm không có nhiều người làm được. Dịch Liêu Trai thì trước sau đã có nhiều, Yã Hạc và Trinh Nguyên trong tạp chí Bách Khoa với lời văn siêu thoát, lãng đãng, mơ hồ, người đọc chỉ cần ghé mắt vài dòng là bị cuốn hút.  Nhiều tác giả khác, danh tiếng hay không, thỉnh thoảng cũng ghé vô bộ truyện dễ tìm độc giả nầy để dịch, nhưng rồi người thì vài ba truyện, người dài hơi hơn thì năm ba chục. Nhưng tất cả đều dịch không trọn bộ.
 

Thầy Hưng cứ nhẩn nha dịch từ truyện đầu đến truyện cuối trong vòng 7 năm, kể cả những truyện cực ngắn, chẳng có chút xíu tính chất Liêu Trai nào mà độc giả thường tự hỏi tại sao Bồ Tùng Linh lại đem vào trong toàn tập.

Tôi không hỏi Thầy tại sao Thầy lại dịch toàn bộ vì đã biết chắc câu trả lời ‘muốn giới thiệu thiệt là đầy đủ để người đọc có cái nhìn ít sai lạc về Bồ tiên sinh và có thể tự giải thích tại sao ông ta lại viết những truyện ma quái.’

Tôi thích bản dịch của Thầy Hưng tuy không bay bướm bằng Yã Hạc Trinh Nguyên nhưng cũng nhẹ nhàng, nhẹ nhàng chứ khôngphải tầm thường như một bản dịch cũng gọi là khá đầy đủ hiện xuất bản ở trong nước.
 

Rồi Thầy tung ra bản dịch Kim Vân Kiều Truyện, quyển tiểu thuyết văn xuôi có tánh cách bình dân bằng những mô tả quá đáng của Thanh Tâm Tài Nhân, tác phẩm gợi hứng cho Nguyễn Du để tạo thành truyện Kiều sau nầy. Đọc Đoạn Trường Tân Thanh, thích, mộ Đoạn Trường Tân Thanh nhưng mấy ai đã được đọc nguyên truyện, dầu là từ bản dịch, của Thanh Tâm Tài Nhân! Đây cũng là việc làm của người chịu bỏ một phần cuộc sống của mình cho văn học, nhóm chữ mà tôi thường dùng để xưng tụng Thầy và Thầy bao giờ cũng điềm đạm từ chối rằng không dám nhận.
 

Khi Thầy thủ đắc được hai bản Nôm Đoạn Trường Tân Thanh viết tay quý giá của Tăng Hữu Ứng (1874), và Lâm Nọa Phu (1870) thì Thầy hăng hái  kêu tặng bản sao cho những ai quan tâm đến chữ Nôm và truyện Kiều để họ có tài liệu làm việc; khác với nhiều người ở trong cùng trường hợp, bo bo giữ riêng cho mình, nói rằng để sau nầy khi có thời giờ thì  làm việc… nhưng không biết bao giờ mới bắt tay vào.

Tôi cảm phục tinh thần chia xẻ đó của Thầy.
 

 Tính tình thân thiện và tinh thần hi sinh cho văn học của Thầy đã tạo nên sự thương mến của nhiều người, nhà thơ Vĩnh Liêm trong một email cho bè bạn nói rằng: ‘Sự ra đi của GS Đàm Quang Hưng là một mất mát lớn cho nên Văn Học VNHN!’  Nói như vậy vì thi sĩ Vĩnh Liêm đã thấy giá trị trong những việc làm đã qua và cũng hé thấy những công trình sắp tới của Thầy.

Nhưng tiếc thay, sự việc đã biến sang chiều hướng khác. Thầy ra đi sau một ca mỗ bình thường về tim…
 

Người thương tiếc Thầy quá nhiều.  Tôi xin mượn  vài dòng rất cảm động của người học trò chưa từng được học với Thầy là cô Nguyễn Vũ Trâm-Anh:

Ở tuổi 85, Thầy ra đi cũng đã gọi là thọ nhưng sao con vẫn thấy nuối tiếc. …tinh thần làm việc cẩn trọng, nghiêm ngặt, cầu thị sự chuẩn xác của một ông Thầy Toán học mà lại làm công việc sưu khảo Văn học…..

Hành vi con người ở đời có thể nói được bắt đầu từ một nhân duyên nào đó từ muôn trùng xưa trong không gian và thời gian. Thầy có nhân duyên tốt để thành môt bậc Thầy đáng ngưỡng mộ bằng những việc làm cặm cụi không ích lợi cho Thầy mà là cho nhân thế. Điều nầy chắn chắn rằng sẽ tạo cảm hứng và làm gương tốt cho nhiều thế hệ tiếp theo: Làm việc cho văn hóa, dân tộc, ‘vì đời không vì mình’.
 

Xin kết thúc bài nầy bằng câu chí tình và rất cảm động của cô Trâm-Anh, nói được lòng thương Thầy của tôi:

Bài viết này như một nén hương lòng của con gửi đến Thầy. Con sẽ nhớ mãi Thầy, một người Thầy tài giỏi, đức độ, nhân từ.

Nguyễn Văn Sâm  (Victorville, CA, March 14, 2017)

 

 



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.