Hôm nay,  

Tưởng niệm: về thăm Fort Chaffee sau 42 năm

13/03/201709:35:10(Xem: 9499)

Tưởng niệm: về thăm Fort Chaffee sau 42 năm
 

Nguyễn-Lâm Kim Oanh & Nguyễn Viết Kim
(bài viết & hình ảnh)
 

Thấm thoát người Việt tị nạn có mặt trên đất Hoa Kỳ đã gần 42 năm. Cứ mỗi năm gần tới khoảng thời gian Tháng Tư Đen là ký ức tự động nhớ lại những diễn tiến cuối cùng ở quê nhà. Thêm vào đó, chúng tôi vừa được dịp về thăm lại trại tị nạn mà gia đình đã định cư khi mới bước chân lên đất Mỹ làm sự tưởng nhớ càng gần gũi hơn. Khoảng thời gian này, cách đây 42 năm (1975), đánh dấu những ngày tháng cuối cùng của Việt Nam Cộng Hoà. Những trận đánh bắt đầu tại Ban Mê Thuật thuộc vùng 2 chiến thuật (Mar 10, 1975), đưa đến việc triệt thoái quân đoàn hai. Tại vùng địa đầu giới tuyến, Huế và Đà Nẵng thuộc vùng 1 chiến thuật, phải di tản vào các ngày cuối tháng 3 (25/3, 28/3). Xuân Lộc bỏ ngỏ ngày 20 tháng 4. Tại Sài gòn, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức ngày 21 tháng 4, phó tổng thống Trần Văn Hương thay thế, và vào ngày 28 nhường chức vụ tổng thống cho đại tướng Dương Văn Minh sau một phiên họp khẩn cấp tại Quốc Hội với sự chấp thuận của Hạ Viện và Thượng Viện (một số các dân biểu và nghị sĩ còn ở Saigon). Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, thì lịch sử sang trang. Tại nội địa Hoa Kỳ, 4 trại tiếp cư được tạo dựng cấp tốc để chuẩn bị đón đồng bào tỵ nạn, mới đầu được tiếp nhận tại căn cứ Subic và Clark (Phi Luật Tân), đảo Guam ...Đó là Camp Pendleton, California (April 29), Fort Chaffee, Arkansas (May 2), Eglin Air Force Base, Florida (May 4), Fort Indiantown Gap, Pennsylvania (May 28). Quốc Hội thứ 94 của Hoa Kỳ chấp thuận Đạo luật Indochina Migration and Refugee Assistance Act vào ngày 23 tháng 5 năm 1975, dành ngân khoản cho 130,000 đồng hương ty nạn, và chấp thuận cho dễ dàng trở thành thường trú nhân.
 blank

H1: Tiến sĩ Nguyễn-Lâm Kim Oanh tiến sĩ phó khoa trưởng Janet Penner-Williams đứng giữa và ở hai bên là nhân viên phụ trách điều khiển hội thảo chuyên môn Ninth Annual ESL Symposium, đại học Arkansas, Fayetteville
 

Nhân dịp đại học Arkansas, phân khoa giáo dục và y tế, tổ chức buổi hội thảo lần thứ 9 về việc giảng huấn Anh Ngữ là ngôn ngữ thứ hai (cho các người mới định cư) The Ninth Annual ESL (English as a Second Language) Symposium, chúng tôi có dịp về thăm lại Fort Chaffee, nơi bắt đầu cuộc sống tại Hoa Kỳ của khoảng 51,000 đồng hương gốc Việt. Bà phó khoa truởng (senior associate dean), tiến sĩ Janet Penner-Williams rất để ý đến việc giáo dục sinh ngữ này với một sự giúp đỡ nhiệt tình, giáo sư Nguyễn Lâm Kim Oanh được mời làm diễn giả chính (keynote speaker) với phần chia sẻ tiến trình, từ kinh nghiệm một học sinh tỵ nạn không biết đến một chữ tiếng Anh, đến khi ra trường, tìm dạy các học sinh phải phấn đấu với Anh Ngữ như bản thân mình ngày xưa và sau đó trở thành một giáo sư chuyên môn đào tạo các giáo chức chuyên lo cho học sinh da màu, học sinh mới nhập cư và hiện tại là người xem xét các chính sách liên bang ảnh hưởng tới giáo dục học sinh và giáo viên cho các chương trình này. Sau phần trình bày chuyên môn, giáo sư KimOanh giới thiệu các tài liệu giáo dục vừa được soạn thảo của bộ giáo dục liên bang nhằm giúp các học khu đáp ứng nhu cầu giáo dục của các học sinh da màu và mới nhập cư. Buổi nói chuyện của giáo sư Kim Oanh được các thầy cô giáo và nhân viên lãnh đạo các học khu thích thú theo dõi vì các kinh nghiệm bản thân của diễn giả vẫn còn phản ảnh những thực tại của các học sinh mới đến Hoa Kỳ hiện nay. Ban tổ chức đã đặt tên bài nói chuyện LESS to MORE (the journey from Limited English Speaking Student (LESS) to Multicultural program director for the Office of English language acquisition, the story of a Refugee and immigrant Educator (MORE): hành trình của một học sinh với khả năng Anh Ngữ giới hạn, tới giám đốc chương trình đa văn hoá thuộc tổng nha trong bộ giáo dục liên bang có nhiệm vụ giúp đỡ học trình Anh Ngữ, câu truyện của một người ty nạn đi vào giáo dục giúp sự định cư).
 
Trong một sự tình cờ, nói chuyện với bà phó khoa truởng Janet Penner-Williams khi gặp bà tại một buổi họp ở Hoa Thịnh Đốn, giáo sư chúng tôi được biết bà làm việc tại đại học Arkansas (University of Arkansas) và nói là tôi rất muốn đến tiểu bang đó mà chưa có dịp mặc dầu đã đi qua rất nhiều tiểu bang khác. Chúng tôi tâm sự là gia đình vào cuối tháng 4 năm 1975 đã trở thành người tị nạn và sau đó được định cư ở HK – Fort Chaffee ở tiểu bang Arkansas là nơi gia đình chúng tôi đặt chân đến đầu tiên trên đất Hoa Kỳ mà cho đến nay tôi chưa từng có dịp trở lại. Sau đó không lâu, tôi nhận được thư mời nói chuyện cho buổi hội nghị tại trường đại học Univeristy of Arkansas. Một trong những "hứa hẹn" bà phó khoa truởng Janet Penner-Williams nói với tôi khi mời tới đại học thuyết trình là sẽ cho tôi đi thăm Fort Chaffee. Hơn bốn thập niên mới có dịp quay về chốn cũ nên rất bồi hồi, loay hoay về việc mua vé phi cơ, chúng tôi đã mua vé về thành phố Little Rock, phi trường Bill and Hillary Clinton National Airport thay vì đến thành phố Fayetteville, nơi sẽ có cuộc hội thảo, hai thành phố cách nhau gần 190 dặm và cần khoảng 3 giờ lái xe. Phi trường được đặt tên như vậy để ghi nhớ ông bà Clinton. Ông Bill Clinton sinh năm 1946, là bộ trưởng tư pháp (dân cử) thứ năm mươi, ( Arkansas 50th Attorney General from 1977 to 1979), thống đốc thứ bốn mươi, (the 40th Governor of Arkansas from 1979 to 1981), sau đó thất cử, rồi trở thành thống đốc thứ bốn mươi hai, (the 42nd Governor from 1983 to Dec 1992) và thắng cử trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 năm 1992, trở thành tổng thống Mỹ thứ 42 (the 42nd President of the United States from 1993 to 2001).
 
Sau khi đến nơi chúng tôi được bà tiến sĩ Janet Penner-Williams và phu quân lái xe đến thành phố Fort Smith cách đó khoảng hơn 50 miles về phía Nam, nơi có Fort Chaffee để thăm lại nói đặt chân đầu tiên tới Hoa Kỳ và sống vài tháng trước khi xuất trại và bắt đầu cuộc sống tại xứ sở này. Qua sự dẫn giải của ông Jeff Williams và ông Bill Buchanan, người trông coi bảo tàng viện của trại Fort Smith, chúng tôi hiểu rõ hơn lịch sử của Fort Chaffee.


 
Fort Chaffee có tên khởi đầu là Camp Chaffee. Thiếu tướng Adna R. Chaffee Jr., là một sĩ quan pháo binh của quân đội Hoa Kỳ và trong Thế Chiến thứ nhất tại Âu Châu đã có nhận định viễn kiến là kỵ binh đã lỗi thời và phải thay bằng chiến xa cơ giới. Camp Chaffee được bắt đầu tạo dựng vào September 20, 1941, khi Bộ Chiến Tranh (Department of War) là tên cũ của Bộ Quốc Phòng (Department of Defense) chuẩn bị phát triển quân lực trước viễn ảnh tham chiến vào Thế Chiến thứ hai. Sau cuộc tấn công của Nhật Bản vào Trân Châu Cảng December 7, 1941, trại bắt đầu nhận các tân binh và là nơi huấn luyện các sư đoàn chiến xa cho đến năm 1946. Sau đó là hậu cứ của một sư đoàn cơ giới. Tới ngày 21 tháng 3 năm 1956 thì Camp Chaffee được đổi tên thành Fort Chaffee và trở nên một cơ sở quân sự cơ hữu của lực lượng quân sự tiểu bang, Arkansas National Guard. Trong lịch sử của Fort Chaffee, vì là trung tâm nhập ngũ nên khi danh ca Elvis Presley đến trình diện để chuẩn bị phục vụ quân dịch thì nơi đây nổi tiếng được báo chí truyền hình nhắc đến và loan tin trong 4 ngày vào March 1958, cho tới khi danh ca nầy chuyển trại đi thụ huấn quân sự.

blank
 blank
blank

H2: Quang cảnh trại Fort Chaffee ngày nầy March 2017 và vào năm 1975 khi các quân nhân Hoa Kỳ phụ giúp đồng bào ty nạn

Fort Chaffee có một lịch sử lâu dài phục vụ cho các nhu cầu nhân bản:
- 1943 -1945 là trung tâm tiếp nhận 3,000 tù binh quân đội Đức Quốc trong thế chiến thứ hai
- 1975 -1976 là một trong 4 trung tâm chính tiếp nhận khoảng 51,000 người ty nạn gốc Việt và Cao Miên
- 1980 -1981 trung tâm tiếp nhận người ty nạn gốc Cuba, khoảng 26,000 người Cuban refugees.
- Tháng 9 năm 2005, Fort Chaffee là nơi định cư cho nạn nhân cơn bão Hurricane Katrina, là nơi tiếp nhận và giúp đỡ trên 10,000 người từ Louisiana, Mississippi, Texas, và các nơi khác bị ảnh hưởng bởi thiên tai này.

Chúng tôi được ông Bill Buchanan, người quản thủ cho thăm hai barracks của trại Fort Chaffee hiện tại được dùng làm Bảo Tàng Viện giữ lại nhiều di tích và vật liệu phản ảnh lịch sử của trại từ lúc bắt đâu là nơi nhận các tù binh Đức Quốc, cho đến khi là trại tị nạn cho đồng bào Việt Nam và tiếp theo đó là trại tị nạn cho người Cuban. Qua sự trao đổi thì chúng tôi nhận xét và cảm nhận được là người Việt tị nạn được một cảm tình rất sâu đậm của đồng bào trong vùng lân cận; do đó một số đồng hương gốc Việt sau khi xuất trại đã định cư tại đó, hiện tại thuộc thành phố Fort Smith. Năm năm sau khi trại Fort Chaffee tiễn người Việt tị nạn ra khỏi trại và đóng cửa vào tháng 12 năm 1975 thì năm 1980, trại Fort Chaffee lại mở cửa đón nhận người tị nạn gốc Cuba. Tuy nhiên trong thời gian ở trại, các người gốc Cuba đã nổi loạn trong trại và vì việc này khi tái tranh cử sau nhiệm kỳ đầu, thống đốc Clinton đã thất cử và vào nhiệm kỳ tiếp nối 2 năm sau mới thắng cử trở lại

Có một tờ báo được xuất bản trong Fort Chaffee có tên là Tân Dân (công dân mới), theo cựu đại úy Nguyễn Đức Nam, lúc đó đang tu nghiệp tại Hoa Kỳ cho biết thì ông được lệnh di chuyển cấp tốc về Fort Chaffee, vì là một nhà văn đã thành danh (tiểu thuyết Những Thần Tượng Mới, phụ trách chương trình Bé Ngôn Bé Luận, Mai Bê Bi của nhật báo Ngôn Luận, Chính Luận thập niên 60, trước khi nhập ngũ rồi sau đó du học tại Mỹ) ông được giao phó phụ trách thông tin báo chí cho trại.

blank
blank
blank
H3: Những hình ảnh được lưu lại trong trại, tiến sĩ Nguyễn-Lâm Kim Oanh (right) & Nguyễn Viết Kim (left) trước một tấm bảng chỉ dẫn trong trại năm 1975.


Gia đình chúng tôi cũng như bao nhiêu gia đình tị nạn cộng sản đến Hoa Kỳ năm 1975 sau đó đi định cư ở bất cứ một nơi nào có người bảo trợ. Thời gian ở trại tị nạn trên đất HK tuy tương lai bấp bênh vẫn để lại một ấn tượng đẹp trong ký ức của nhiều người. Sau những ngày lênh đênh trên biển cả như gia đình chúng tôi rời Việt Nam trên một chiến hạm Hải Quân VNCH, và những ngày hoang mang ở hai trại tiếp cư Subic Bay và Guam, thì những trại tị nạn ở Hoa Kỳ là một khởi đầu khả quan cho một cuộc đời mới. Khi nhắc tới thời gian ở trại Fort Chaffee với một số người đã từng sống ở đây, họ cũng có những ký ức đẹp nhắc tới sự giúp đỡ tận tình của những nhân viên làm trong trại – từ người lo những bữa cơm cho người tị nạn sắp hàng đi ăn một ngày 3 bữa cho đến những người dạy Anh Văn cấp tốc để chuẩn bị cho người tị nạn hoà nhập xã hội Hoa Kỳ và các nhân viên lo thủ tục hành chánh để tìm người bảo lãnh cho chúng tôi. Tất cả đều làm việc tận tình và tích cực để giúp người tị nạn Việt Nam lúc ấy. Có những tổ chức quyên góp áo quần và đồ chơi đem vào trại cho chúng tôi. Có những nhóm vào tổ chức các cuộc chơi và sinh hoạt cho trẻ em. Có những người tình nguyện vào dạy học hoặc dạy nghề cho chúng tôi. Nếu như người Việt tị nầy thời ấy gặp phải bối cảnh chính trị chống đối và từ chối giúp đỡ như hiện tại thì chắc chắn đời sống mới và những bước đầu của người Việt tị nạn sẽ khó khăn hơn gấp bội. Chính vì sự phụ giúp của những chính sách này mà người dân của đợt tị nạn 1975 đã vững mạnh để đủ sức tiếp tay giúp đỡ những đợt người Việt tị nạn tiếp theo qua các thập niên 80 và 90 cho tới khi có những chương trình chính thức của chính phủ liên bang Hoa Kỳ như ODP và HO. Cho tới nay thì sự đóng góp lại của người Mỹ gốc Việt khắp nơi trên Hoa Kỳ trị giá gấp bội những sự cứu trợ và trợ giúp cho đồng bào tị nạn Việt Nam. Ai qua tới HK cũng hiểu giá trị của cơ hội và tận tâm tận lực xây dựng một cuộc sống mới.


Cuộc đi thăm lại trại tị nạn Fort Chaffee đã để lại cho chúng tôi hai cảm xúc, một là lòng biết ơn sâu xa đến người Hoa Kỳ và chính sách tị nạn lúc ấy, hai là niềm tin vào tiềm năng của người di dân, bất cứ từ đâu đến. Họ là những người có nhiều động lực nhất để tiếp nối đóng góp và xây dựng giúp nền kinh tế và xã hội Hoa Kỳ tiếp tục bành trướng.



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.