Hôm nay,  

Khi Bọn “Tiểu Nhân” Nổi Loạn…

25/02/201700:00:00(Xem: 13000)

Từ Khổng Tử, Liên Âu đến Donald Trump

Sau này, người ta sẽ còn nói nhiều về nhân vật Donald Trump của Hoa Kỳ. Nhưng hình như một hiện tượng khác lại bị lãng quên, là sự lu mờ hay mù mờ của các kỹ thuật gia.

Từ cả vạn năm nay, nhân loại đã xây dựng nhiều hệ thống cai trị khác nhau, với một nét chung nếu ta nhìn lại từ vài ba thế kỷ, là sự tiến hóa của quyền dân, một hiện tượng đặc thù của nền văn hóa Âu-Mỹ - Âu Châu rồi Hoa Kỳ.

Tại Âu Châu, hai nền văn hóa cổ là Hy Lạp và La Mã đã lập ra Đế chế dưới sự cai trị tuyệt đối của một Hoàng đế rồi được cân bằng với vai trò của nhiều bậc dân cử, có khi gọi là Nghị sĩ, là Nguyên lão Nghị viện, trong một chế độ có dáng Cộng hòa. Sau đó, dưới ảnh hưởng tôn giáo, hệ thống chính trị tại Âu Châu vẫn là sự tập quyền của nhà vua, với hậu thuẫn hay sự độ trì từ Giáo hội La Mã. Từ Đông phương, người ta cũng thấy chiều hướng tương tự, khi Hoàng đế là Thiên tử, Con Trời, là một phạm trù tôn giáo, cai trị thần dân với một Triều đình do Hoàng đế tuyển chọn. Khi ấy, dù Mạnh tử có nói đến nguyên tắc “dân vi quý”, người dân vẫn là kẻ thấp hèn, chịu phận “tiểu nhân” dưới sự cai trị của Hoàng đế và các bậc “hiền nhân quân tử”…

Tại Âu Châu, mọi sự thay đổi khi các phần tử ưu tú của Đế quốc Đông La Mã trôi dạt về Tây khi kinh đô Constantinople (Istanbul ngày nay) bị Đế quốc Hồi giáo chiếm đóng vào năm 1453.

Phong trào Phục Hưng, Renaissance, khởi đi từ đó, rồi lan khắp Âu Châu. Phong trào phát huy vị trí và vai trò của con người, mang màu sắc “nhân bản” hơn là “thiên mệnh” và đoạn tuyệt với quá khứ trì trệ bảo thủ thời Trung Cổ. Chính phong trào Phục Hưng mới gây ảnh hưởng lớn là đặt lại vấn đề tôn giáo – dẫn tới cuộc Cách mạng hay Cách tân Tôn giáo – và vấn đề tư tưởng để dẫn tới thời Minh Triết – Enlightenment – vào thế kỷ 18, là khi người ta ngợi ca lý trí.

Cũng trong sự chuyển động ấy, từ cuối Thế kỷ 15 tới Thế kỷ 19, Âu Châu thoát xác và vươn ra năm châu bốn biển để khống chế thiên hạ trong 500 năm.

Bên trong Âu Châu, tư tưởng Minh Triết, hay sức mạnh của lý trí, đưa tới hai phản ứng chính trị trái ngược. Thứ nhất là bậc cai trị dù tôn giáo hay chính trị phải tôn trọng quyền dân, một nguyên nhân của cuộc Cách Mạng Pháp năm 1789. Thứ hai, phải tận dụng lý trí để cải tiến xã hội và chính trị: bậc lãnh đạo phải biết tôn trọng ý kiến của bậc hiền triết và giới khoa học.

Phản ứng trái ngược ấy là một nghịch lý ít ai nhìn ra. Người dân trong một nước phải có quyền quyết định về đời sống và về quan hệ của mình với giới lãnh đạo. Trong cộng đồng quốc tế, giữa mạng lưới chằng chịt của các Đế quốc kết hợp qua hôn nhân của Hoàng tộc, chủ quyền quốc gia dân tộc mới là sức mạnh chính đáng, có chính nghĩa. Vì vậy, chủ nghĩa quốc gia dân tộc và dân quyền phát triển song hành nhưng dưới sự hướng dẫn mặc nhiên của các kỹ thuật gia là những người hiểu ra quy luật của khoa học, của lý trí.

Karl Marx chẳng phát minh ra điều gì mới khi khẳng định rằng xã hội chủ nghĩa của ông mang tính khoa học. Lenin cũng thế, khi nói rằng chủ nghĩa xã hội sẽ được xây dựng dễ dàng, y như một người đưa thư, nhờ vai trò của kỹ thuật. Điều ít ai nhìn ra là chế độ Mác-Lenin đó dùng kỹ thuật gia là chuyên gia đảo chánh và cướp chính quyền. Khi nắm quyền tuyệt đối thì “hồng hơn chuyên”, các chuyên gia phải cải tạo khoa học và tư tưởng theo định hướng của đảng Cộng sản.

Phần còn lại của Âu Châu thì phát triển khác, có dân chủ và tiến hóa mạnh hơn, nên sau cùng đã thắng. Nhưng mâu thuẫn giữa dân chủ hay quyền dân và động lực tiến hóa lại còn nguyên.

Các chuyên gia hay kỹ thuật gia là người am hiểu hơn đám đông còn lại, nhờ vậy, họ có thể giúp bậc lãnh đạo, hoặc giữ luôn vai trò lãnh đạo. Nếu trong xã hội mà một thiểu số lại am hiểu hơn đám đông thì tại sao họ không lãnh đạo? Đấy là lúc người ta nói đến chế độ “kỹ trị” hay kỹ thuật trị, (technocracy), ấn bản hiện đại của lý tưởng “Triết Vương”, “philosopher-king” ngày xưa là khi bậc lãnh đạo cũng là hiền triết.

Rồi các nước dân chủ Âu-Mỹ đã giải tỏa mâu thuẫn này bằng một lý luận và thể thức mới.

Người dân bầu ra các vị dân cử sẽ đại diện mình lãnh đạo quốc gia. Nền cộng hòa áp dụng thể thức đó để tôn trọng nguyên tắc dân chủ. Rồi giới đại biểu của dân đứng ra lãnh đạo quốc gia mới tuyển chọn các chuyên gia thực hiện chánh sách của mình. Giải pháp này có vẻ lý tưởng, nhưng chỉ có vẻ thôi.

Người dân bầu ra một Thủ tướng hay Tổng thống để lãnh đạo quốc gia. Vị dân cử tối cao này có quyền lãnh đạo nhờ sự ủy thác của người dân, nhưng chịu trách nhiệm trước quốc dân trong nhiệm kỳ của mình. Sau đó thì sao? Sau đó, bậc dân cử này chọn các chuyên gia thi hành việc nước, kể cả các chuyên gia trong bộ máy công quyền trên nguyên tắc chỉ là cỗ máy chạy theo định hướng của lãnh đạo. Sự thật thì quyền lực của giới dân cử bị giới hạn, thậm chí tan loãng hoặc bị cản trở với chính các chuyên gia trong các lãnh vực kinh tế, xã hội hay luật pháp, nhất là luật pháp trong chế độ người ta gọi là “dân chủ pháp trị”.

Tây phương có một lý luận sau này trở thành ngạn ngữ: “không ai được quyền không biết luật”.

Nếu hệ thống luật lệ lại quá phức tạp thì người dân không thể biết hết, lãnh đạo cũng vậy. Hoặc giả như có biết thì cũng chẳng hiểu một cách tường tận. Cả hai thành phần đều cần đến sự suy diễn hoặc giải thích của các chuyên gia luật pháp. Trong lãnh vực kinh tế cũng thế, nhiều quy luật kinh tế thường vượt khỏi sự hiểu biết của người dân và lãnh đạo nên cần tới sự diễn giải của các chuyên gia về kinh tế. Thành phần này có thể diễn giải đúng hay sai thì nhiều năm sau thiên hạ mới biết được. Thành phần chuyên gia về luật pháp còn có khả năng diễn giải đáng sợ hơn: diễn giải theo quan điểm chính trị của họ trong hành lang nghị trường.

Tức là bậc dân cử chịu trách nhiệm trước quốc dân có thể chọn người lo việc quốc kế dân sinh là các chuyên gia nhưng thành phần chuyên gia này không chịu trách nhiệm qua tuyển cử. Hệ thống kinh tế chính trị càng phức tạp thì thành phần chuyên gia ấy càng đông và càng có nhiều quyền hạn. Thậm chí ngày nay quyền hạn ấy lại có thể vượt lãnh đạo.

Đó là trường hợp Liên hiệp Âu châu khi nhân danh quyền dân, Anh Quốc rủt khỏi Liên Âu vì không muốn bị các chuyên gia quốc tế tại thủ đô Bruxelles chi phối chủ quyền quốc gia. Quyền hạn ấy còn có khả năng giúp một số chuyên gia âm thầm chống lại lãnh đạo là chuyện Donald Trump tại Hoa Kỳ với giới tình báo có thể thông báo “địch tình” cho báo chí và đối lập để cản trở chánh sách họ không đồng ý!


Vì sao lại có hiện tượng kỳ lạ ấy?

Các chuyên gia có thể dần dà nuôi tham vọng cải tạo xã hội hoặc theo đuổi một ý thức hệ riêng, hoặc cả hai, cải tạo xã hội theo một ý thức hệ độc lập với quyền lực chính trị và cao cả hơn sự hiểu biết của quần chúng mà họ đánh giá là tầm thường và của lãnh đạo mà họ cho là gian manh. Nếu thế giới vận hành theo các quy luật hợp lý, chuyên gia là người am hiểu quy luật ấy và phải có tham vọng thực thi. Việc cải tổ chế độ bảo dưỡng y tế tại Hoa Kỳ là bài toán phức tạp mà các chuyên gia nắm vững hơn chính khách và người thường, nên góp phần ban hành qua những thủ tục chính trị rắc rối, bất chấp sự ngu xuẩn của bọn cử tri. Chữ “ngu xuẩn” hay “stupid” này là lời nói của một chuyên gia kinh tế, công trình sư của hai đạo luật RomneyCare bên Cộng Hòa và ObamaCare bên Dân Chủ, Giáo sư Jonathan Gruber của Đại học MIT.

Ai mới là kẻ lưu manh, các chính khách được dân bầu lên hay các chuyên gia?

Mãi rồi chúng ta mới hiểu rằng tinh thần duy lý hay ý thức hệ sùng bái kiến thức kỹ thuật đã giúp thành phần chuyên gia nằm trên quyền lực chính trị, ở dưới cùng là quần chúng dốt nát nhưng có quyền bỏ phiếu.

Cũng tinh thần đó được thể hiện trong cơ chế Liên Âu. Mục tiêu của cơ chế là cải tiến chế độ chính trị của các nước Âu Châu sau nhiều thế kỷ chiến tranh. Viễn kiến của các chuyên gia dẫn họ tới một thế giới mà chủ quyền quốc gia nên bị giới hạn, quyền dân chủ của người dân bị hy sinh và các biên giới cần xóa bỏ cho một tập thể siêu quốc gia là Liên Âu. Không do người dân Âu Châu bầu lên mà được các chính quyền đề cử, giới chuyên gia ấy là công chức cao cấp quốc tế làm việc trong cơ chế Liên Âu, như tại thủ đô Bruxelles của Liên Âu. Họ họp hành với nhau để cùng giải quyết các vấn đề phức tạp của tập thể và nhiều khi coi chủ quyền quốc gia là trở ngại cho hạnh phúc của toàn dân Âu Châu.

Vô hình chung, các chuyên gia mặc nhiên trở thành “bậc quân tử” của các chế độ Đông phương bị Hán hóa, và đang bị “bọn tiểu nhân” nổi lên chống đối

Chúng ta nói đến chuyện thời sự của 2017. Tại sao lại có sự nổi loạn ấy?

Sau khi Liên bang Xô viết tan rã cuối năm 1991, cả thế giới và riêng Âu Châu đều mừng rỡ. Sau 31 năm của hai trận Thế chiến (1914-1918, rồi 1939-1945), Âu Châu chết kẹt trong 41 năm Chiến Tranh Lạnh (1947-1991) mới thật sự được giải phóng. Thỏa ước Maastrich năm 1992 rồi tiến trình thống nhất tiền tệ Âu Châu thành hình từ 1999 là cơ hội tung hoành của giới chuyên gia kỹ thuật với lý tưởng tự do kinh tế của một thế giới vô cương, không còn biên giới.

Chế độ kỹ thuật trị ấy được chấp nhận nếu thành công. Nó bắt đầu thất bại từ năm 2008 mà các chuyên gia không biết, và quan trọng nhất, không giải quyết được yêu cầu lý tưởng mà họ đề cao.

Tại nhiều quốc gia Âu Châu, người dân bất mãn vì chuyện ấy và thấy rằng họ chỉ là “phường tiểu nhân” thấp cổ bé miệng trước những đặt để của “bậc quân tử” của Liên Âu. Nhân danh chủ quyền quốc gia, họ thể hiện quyền dân chủ mà tấn công các chính quyền tại chức, thuộc cả hai cánh tả hữu. Và nhiều người đòi quốc gia phải giành lại quyền tự chủ. Quyết liệt nhất là phản ứng của dân Anh khi đa số đòi ly khai khỏi cơ chế Liên Âu. Hiện tượng này sẽ còn tiếp tục.

Tại Hoa Kỳ, phường tiểu nhân cũng nổi loạn chống lại các bậc trưởng thượng trong cả hai đảng và dồn phiếu cho một người ở vòng ngoài, rất nghi ngờ các chính khách chuyên nghiệp và giới học giả thủ vai chuyên gia trong các lò trí tuệ, think tank. Donald Trump hiểu được tâm lý của quần chúng bất mãn tuyệt vọng và bị lãng quên nên cướp cờ Cộng Hòa rồi thắng đảng Dân Chủ mặc dù hơn 50 chuyên gia về an ninh chiến lược bên Cộng Hòa ra tuyên ngôn đả kích ông là không xứng đáng làm Tổng thống.

Chi tiết ly kỳ không kém là tương tự như cục diện bên Anh trước khi có cuộc trưng cầu dân ý đòi ly khai ngày 23 Tháng Sáu, các chuyên gia về truyền thông và phân tách chính trị đều đoán lầm kết quả. Ông Trump chiến thắng bất ngờ.

Ngày nay, ông đang dàn trận chống lại thành phần chuyên gia đó, và bị họ đánh tơi bời qua các vụ tiết lộ động trời. Ông trở thành kẻ tiểu nhân có đầy tội.

Nhìn trên toàn cảnh, chúng ta có thể nêu vài câu hỏi thường thức sau đây. Một quốc gia có còn là khuôn khổ sinh hoạt văn minh và hạnh phúc không với biên cương phải mở ngỏ và việc nước thì do giới dân cử phó thác cho các chuyên gia không? Nền dân chủ có còn ý nghĩa gì chăng? Liệu các chuyên gia có còn khả năng giải quyết những việc quá sức phức tạp của quốc gia trong quan hệ chằng chịt với quốc tế?

Với loại câu hỏi này, giới chuyên gia và kỹ thuật cho là thế giới đã đổi khác và việc chú trọng vào quyền lợi quốc gia trước quốc tế là lỗi thời. Chẳng những lỗi thời trong thế giới toàn cầu hóa mà và còn nguy hiểm vì chính là chủ nghĩa quốc gia mới dẫn tới chiến tranh khi các lãnh tụ nhân danh dân tộc mà củng cố độc tài. Donald Trump được họ so sánh với Adolf Hitler là trong tinh thần đó.

Ta có nên suy nghĩ ngược là chính các chuyên gia đang phá hủy quốc gia không sau những thành tích “kiến quốc” rất tệ? Họ bị chính khoa học kỹ thuật qua mặt nên trở tay không kịp.

Một câu hỏi thường thức hơn cũng được nêu ra. Phải chăng, chính hệ thống giáo dục và đào tại tại Âu Châu và Hoa Kỳ mới dẫn đến hiện tượng tôn sùng các nhà quản trị và chế độ kỹ trị. Từ quản trị bộ máy công vụ tới doanh nghiệp, học đường hay nhà thương, ai ai cũng thấy là các chuyên gia mới là thành phần không thể thiếu. Và vì điều họ nói mới là sự thật, họ có nhiều quyền hạn và quyền lợi hơn người thường.

Những người thường bị thành phần ưu tú đó lãng quên đang nổi đóa và đòi xóa bài làm lại! Họ nhân danh nguyên tắc dân chủ và quyền bỏ phiếu mà đòi việc đó. Tổng thống Donald Trump tiếp tục nói chuyện với họ như khi còn tranh cử thì cũng có lý do….

Chúng ta đang chứng kiến điều mà các chuyên gia, và cả truyền thông, chưa thấy ra, là sự phân hóa trong xã hội giữa các chuyên gia đang cố cải tạo xã hội cho phong phú thịnh vượng hơn với đám quần chung, công dân, đang tìm cách giành lại quyền quyết định cho chính họ. Hai thành phần này sống trong hai thế giới khác biệt với hai quan niệm đối nghịch về đạo lý.

Tình hình rồi sẽ ra sao thì người viết này chưa biết được, vì không dám là chuyên gia!

Ý kiến bạn đọc
26/02/201704:57:40
Khách
Cảm ơn Kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa đã cho độc giả nhìn thấy bức tranh rõ ràng hơn qua bài phân tích thật lý thú mà đi sát chuyện thời sự, nhờ đó đuợc hiếu rõ thêm những động tỉnh của 2 phe ở chính trường Mỹ : “bậc quân tử” (the establisment and the Main Stream Media ) và “bọn tiểu nhân” ( angry voter and Trump) đang dở những trò gì để đấm đá lẫn nhau.
26/02/201702:11:39
Khách
Đọc bài viết thấy rằng tác giả nhìn được sự kiện xãy ra theo cái thật thấy không bị thiên vị bởi trí óc thiên lệch.....Quả đúng như cân đo chỉ vì giới chuyên gia cho rằng mình mới là quan trọng và đỉnh cao trí tuệ làm ngọn đuốc hướng dẫn nhưng nằm sâu trong tận cùng của con người họ là lòng tham không từ bỏ được......xin cho hỏi tác giả sao lâu nay không còn xuất hiện trên chương trình giờ giải ảo...Đinh-Quang-Anh-Thái trong chương trình phỏng vấn LS Đinh-Quang-Tuệ đưa ra vài câu hỏi không phù hợp chủ đề và người trả lời cũng dùng tâm thiên lệch không đúng với chức vụ LS/Phó biện lý....xin lỗi tòa báo nói vấn đề nầy trong comment nầy
26/02/201701:05:15
Khách
Ý tưởng một trái đất không biên giới là một ý tưởng điên rồ bởi vì nó coi nhẹ lòng tự hào dân tộc của số đông "Tiểu Nhân" so với số ít "Đại Nhân". Các nhà chuyên gia, luật gia, kỹ nghệ gia...sau khi bơi ra biển cả từ những con lạch, con suối đã sống trong ảo tưởng của thế giới tiện nghi vật chất và tự cho mình cái quyền hướng dẫn tầm nhìn của nhân loại. Có thể nhìn thấy chủ nghĩa dân túy sẽ quay lại từ từ nhưng chắc chắn trong nay mai khi con người cần đến một cái phao và một sợi dây. Vâng, chỉ một sợi dây có tên gọi là lòng yêu nước –Patriotism: là cái phân định trong tâm thức của mỗi cá nhân. Anh đến từ đâu? thay cho Anh sẽ đi tới đâu? Cái trước có thể xác định nhưng cái sau thì không...

Chủ nghĩa quốc gia và chủ nghĩa ái quốc không giống nhau . Xin trích ra để cùng suy ngẫm.
"In patriotism, people all over the world are considered equal but nationalism implies that only the people belonging to one’s own country should be considered one’s equal."

Mũi tên bắn đi theo đường thẳng nhưng sẽ quay lại.
Bởi Trái Đất hình Tròn.
25/02/201723:10:00
Khách
Bai viết của ông Nguyễn xuân Nghĩa đã diễn giải chi tiết rõ ràng về một trào lưu tiến hoá tất yếu đang xảy ra của xã hội con người. Bài viết này rất hữu ích cho mọi người, ngoại trừ bọn truyền thông dòng chính đang hận thù (trong đó có vài báo, đài Việt ngữ.
25/02/201722:48:41
Khách
Bài viết của ông Nguyễn xuân Nghĩa đã diễn giải rất rõ ràng chi tiết về một trào lưu tiến hoá tất yếu đang xẩy ra của xã hội con người. Bài viết này rất hữu ích cho mọi người, ngoại trừ bọn truyền thông dòng chính, trong đó có một vài bài báo, đài Việt ngữ, đang hận thù vì trào lưu này xẩy ra không phù hợp với tham vọng xấu xa của bọn chúng. Cám ơn Nguyễn xuân Nghĩa.
25/02/201718:37:29
Khách
Ở tuổi này đâu còn cắp sách đi học ở trường nào nữa;
Nhưng may được/cứ đọc những bài Kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa viết
thấy rõ ràng mình biết nhiều & rõ hơn,
có thể trở thành "thông thái" lúc nào không biết.
Xin được cám ơn anh Nghĩa đã bỏ hơi sức ra viết thành bài.
25/02/201708:58:43
Khách
Tác giả Nguyễn Xuân Nghĩa viết và phân tích bài này có cái nhìn khá đúng !
Chuyên gia đã bị thất bại vì Trump, và nay đang quậy tiếp !
Theo tôi thì chuyên gia thật đa dạng ! DC cũng có chuyên gia ! TT Trump cũng có hàng tá chuyên gia phò cho !
Và theo tôi chuyên gia nào cũng đúng nhưng ở vào thời điểm của nó !
Đây là thời của các chuyên giá phía Trump, cứ thường họ sẽ trụ trong một một thời gian tương đối của lịch sử !
Rồi nước Mỹ sẽ khác và thế giới cũng sẽ khác dưới thới Donald Trump và sẽ còn ảnh hưởng không sớm chiều có thể thay thế !
Trump hợp với Lý Thường Kiệt VN - Nam quốc sơn hà Nam đế cư - Nhữ hà nghịch lỗ lai xâm phạm ... !
Tất nhiên nó co cụm, nó Cổ Loa Thành, nhưng dân chúng an cư lạc nghiệp !
Hãy cứ vậy đã, cứ thường sẽ thành công vì nước Mỹ rất phong phú và rất đa dạng !
Cho thế giới, nhất là Tập Cận Bình có mộng bá chủ, thì cứ việc gồng mình bá chủ ....Nhưng nhiều thầy thối ma, chưa kể có rất nhiều thầy thủ đoạn, bịp nên sẽ tan rã !
Nó tan rã hết thì chắc chắn Mỹ đương nhiên Great ! Very Great American !
Dân ngu nhưng dân vẫn là vi quí, rõ ràng dân chủ vì đã vote cho Trump !
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.