Hôm nay,  

Người lính già và chiến trường xưa

16/02/201711:20:00(Xem: 12794)
Người lính già  và chiến trường xưa.
Giao Chỉ, San Jose
 

Tâm sự đêm giao thừa.

Tôi đã sống qua những giây phút rất đặc biệt để nghe tâm sự của hai người chiến binh già về chiến trường xưa. Chuyện mới xảy ra vào giữa đêm cuối năm và ngày mùng 1 tết. Năm cũ là năm Bính Thân và năm mới là năm Đinh Dậu. Lúc gần giao thừa, tôi nói chuyện với ông em, đại tá Lê Văn Năm. Chiều mùng một tết, tôi nói chuyện với ông anh. Chuẩn tướng Lê Văn Tư. Câu chuyện kéo nhau về thời quá khứ hơn 40 năm trước. Giữa những người chiến binh già, đâu còn những kỷ niệm nào ngoài  chuyên binh lửa của đời binh nghiệp. Trong quân đội Việt Nam Cộng Hoà, tôi biết rất nhiều gia đình có hơn một người con tử trận. Có gia đình anh em ruột chết ở cả hai bên chiến tuyến. Nhưng ít có gia đình nào mà cả hai anh em làm tướng. Gia đình họ Lâm ở Bắc CA có ông anh là thiếu tướng Lâm Quang Thơ và người em là trung tướng Lâm Quang Thi. Lại mới nghe anh em võ bị nói rằng bà Thi già yếu phải vào nursing home. Ông Thi cũng xin vào luôn để săn sóc người vợ vào những ngày hoàng hôn của cuộc đời. Nhớ lại năm xưa ông đại tướng Nguyễn Khánh cũng vào nursing home để săn sóc cho bà vợ Bắc Kỳ. Được một thời gian, vị quốc trưởng thứ hai của miền Nam lại ra đi trước, để lại phu nhân nửa tỉnh nửa mê. Ai hỏi thăm ông Khánh bà vẫn quả quyết là ông đại tướng còn đi làm. Bây giờ tôi xin kể chuyện hai anh em ông đầu tỉnh họ Lê cho các bạn chiến hữu quá thập bát niên biết rõ đầu đuôi.
 

Chuyện ông em. Đại tá Lê văn Năm.

Đầu đuôi câu chuyện thế này. Ở miền Virgina có ông bạn là bác sĩ Nguyễn Dương trước Tết đã điện thoại rồi email qua để nhờ Giao Chỉ đóng vài tâm lý chiến của bộ Tổng Tham Mưu. Ông Nguyễn Dương ngày xưa là y sĩ trung đoàn 14 thuộc sư đoàn 9 do ông Lê văn Năm làm trung đoàn trưởng. Thời đó ông y sĩ trẻ của trung đoàn mới ra trường còn mang cấp trung úy. Ông trung đoàn trưởng còn mang cấp trung tá. Sau 1975 ông Dương mang lon đại úy y sĩ của Không Quân chạy sang Hoa Kỳ. Ông đỗ lại bằng bác sĩ Mỹ rồi nhập ngũ từ đại úy lên đến đại tá y sĩ của US ARMY mới giải ngũ với đầy đủ vinh dự của quân lực Mỹ. Ông Dương cũng đã từng là y sĩ cho sư đoàn thiết giáp Hoa Kỳ tham dự trận Trung Đông. Một buổi chiều mùa Đông, từ miền thủ đô ông Dương chợt nhớ vị trung đoàn trường ngày xưa ở chiến trường Vĩnh Bình miền Tây, ông bên tìm phone gọi hỏi thăm ông chiến binh già Lê Văn Năm. Đối với ông Năm, mãi mãi ông Dương vẫn là anh trung úy y sĩ tiền tuyến của trung đoàn. Ông Năm hiện đã quá thập bát tuần thêm 5 năm lẻ. Tai đã nghe không rõ. Tiếng nói không còn mạnh mẽ như xưa. Ông chỉ nhớ loáng tháng ngày xưa có những anh y sĩ lội ruộng miền Tây cùng lính sư đoàn 9. Hỏi thăm ông thầy cũ vừa xong, bác sĩ Dương biết ông Năm cũng ở San Jose với ông Giao Chỉ. Thầy Dương bèn gọi cho tôi. Nói rằng có chuyện gì vui xin gọi cho ông Năm tham dự. Chúng tôi ừ ào trả lời rồi thì cũng không nhớ. Bên miền Đông vừa xong giao thừa, ông Dương phone nhắc tôi lần chót. Khi pháo bắt đầu nổ lai rai ở San Jose, tôi gọi cho ông Lê Văn Năm. Hết sức ngạc nhiên, ông Năm trả lời. Câu chuyện mở đầu dè dặt. Một anh Bắc Kỳ nói chuyện xưa lần đầu với anh Nam Kỳ cùng tuổi. Anh tuổi gà tôi cũng tuổi gà. Năm nay năm tuổi. Lúc nào cũng sẵn sàng tai biến mạch máu não như không. Ta cố qua khỏi năm nay sẽ sống thêm 12 năm nữa. Phải không. Câu chuyện chuyển dần từ lai rai ngập ngừng rồi đến khi trở lại thời nhập ngũ 53-54 cho đến 75 thì vô cùng hấp dẫn. Lê văn Năm tâm sự rằng đời ông ba chìm bầy nổi, khóa 8 võ bị đi từ trung đội trưởng đi lên. Đánh Đông đẹp Bắc. Vào những năm cuối thì kể như huy hoàng cả hai anh em. Tâm sự rằng, vào một buổi chiều trong dinh Độc Lập, ông Thiệu trò chuyện với cả hai anh em họ Lê. Tổng thống nói rằng ông trông cậy hai anh em giữ vững cho vòng đai thủ đô. Đại tá anh là Lê Văn Tư đang là tỉnh trưởng Long An bàn giao cho trung tá em Lê Văn Năm để về giữ tỉnh Gia Định. Ông Năm nhận tiểu khu Long An lãnh đạo ngon lành. Thăng cấp đại tá. Ông Tư về Gia Định cũng xuất sắc không kém. Chỉ vài tháng sau ông Tư lên chuẩn tướng.
blank
Từ Gia định ông Tư về làm tư lệnh sư đoàn 25 bộ binh. Binh nghiệp của hai anh em họ Lê coi như lên đỉnh cao sau bao nhiêu gian truân vất vả đời lính. 
 

Niềm vui trong thiên tai

Nhưng ai ngờ niềm vui đã nằm trong thiên tai. Long An chợt xẩy ra vụ buôn lậu có còi hụ. Số là ông bà lớn trên Sài Gòn tổ chức buôn lậu các hàng ngoại trốn thuế đi bằng tàu hải quân rồi đổ bộ dùng xe quân vận có quân cảnh hụ còi hộ tống chạy qua Long An. Hệ thống tổ chức được đồn là của các bà lớn nên được tầu nhà binh và quân xa chở về Sài Gòn. Lính địa phương của Long An tình cờ chặn bắt và báo chí loan tin ầm ỹ. Vụ án được điều tra và không có tin tức chính thức được công bố. Dù vậy tất các giới chức liên quan thay vì được khen thưởng lại bị phạt tù, thuyên chuyển rất bất công oan ức. Riêng ông đại tá tỉnh trưởng bị mất chức trả về quân đội và ông tướng Lạc, trong tình huynh đệ chi binh cho ông Năm về coi lại trung đoàn 14. Thêm các thành phần tăng phái để gọi là đại tá chỉ huy trưởng chiến đoàn 14. Ông Năm lại tiếp tục quần thảo với cộng sản trên chiến trường Đồng Tháp. 

Chính phủ không về miền Tây

Câu chuyện của chúng tôi kéo dài đoạn cuối vào tháng tư 1975. Ông kể lại. Từ Đồng Tháp tôi kéo quân ra quốc lộ vì có lệnh ông tư lệnh sư đoàn 9 chuẩn bị đón phái đoàn chính phủ rút về miền Tây. Đại tá Năm đem quân từ Long An kéo về gần Sài Gòn. Nhưng rồi ông tướng Lạc cho lệnh dẹp. Chính phủ sẽ không về miền Tây. Còn đang bay trực thăng điều quân trên không phận Tiền Giang thì nghe tin tướng Minh đầu hàng. Máy bay đáp xuống sân bay mà thầy trò thấy rã rời thân chiến sĩ. Anh phi công vội vàng chào xếp để bay vút lên trời cao. Anh tìm đường về gặp vợ con. Ông chiến đoàn trưởng Lê Văn Năm vào gặp tư lệnh sư đoàn 9 nhìn nhau ngao ngán. Tôi hỏi thêm. Sau đó rồi ra sao. Ông Năm nói. Còn gì nữa đâu. 13 năm đi tù lao cải. Từ Nam ra Bắc, rồi từ Bắc vào Nam. Ông nhắc đi nhắc lại. 13 năm. 13 năm. Suốt cuộc đời chinh chiến kể lại từ 9 giờ tối đến gần 12 giờ đêm. Đêm Giao thừa năm Bính Thân mà chuyển qua năm Đinh Dậu. 
Trải qua hơn 20 năm quân ngũ ông nhớ chuyện gì. Đánh đấm thì ngày nào cũng như ngày nào. Chỉ nhớ ngày anh em ngồi nghe lời dặn dò của ông Thiệu. Anh em họ Lê sẽ thăng cấp và làm quan đầu 2 tỉnh quan trọng của miền Đông và miền Tây Sài Gòn. Nhớ tiếng còi hụ buôn lậu chạy qua Long An. Nhớ lệnh của ông Lạc, tư lệnh sư đoàn 9 đem quân ra đón chính phủ về miền Tây tiếp tục cuộc chiến. Nhưng không thấy chính phủ đâu. Rồi sau cũng là lệnh buông súng khi ngồi trên trực thăng. Tôi hỏi câu cuối trước khi chia tay đón giao thừa. Vào thời kỳ tháng tư 75 đó. Chuẩn tướng Lê Văn Tư ở đâu. Ông đại tá Năm nói. Anh tôi lúc đó nằm trong nhà tù Chí Hòa. Câu trả lời hay tiếng pháo giao thừa rộn rã tại khu thương mại Việt Nam ở San Jose làm tôi mất ngủ.
 

Chuyện ông anh, chuẩn tướng Lê văn Tư.

Tối mùng một Tết, đang họp mặt với anh em chợt có điện thoại lạ từ xa gọi về. Ông chuẩn tướng Lê Văn Tư muốn nói chuyện. Cuộc đời của ông Tư còn gian nan ly kỳ hơn người em. Giai đoạn cuối ông cho biết bị nhiều oan khuất với tội tham nhũng và hoạt động cho cộng sản. Thời kỳ 30 tháng tư còn bị tạm giam trong Chí Hòa. Ông ra tù rồi sau đó trình diện cộng sản và cuộc đời lao động cải tạo kéo dài 13 năm . Chẳng hề có chỉ dấu nào là hoạt động cho cộng sản để được Việt Cộng biệt đãi. Ông Tư nói với tôi rằng, anh ở bộ Tổng Tham Mưu nên cần ghi lại câu chuyện của tôi. Tôi thưa rằng, phải chi khoảng trên 20 năm trước còn ông Thiệu để nghe giãi bày. Hoặc hơn 10 năm trước chúng tôi thưa với ông Đại tướng tổng tham mưu trưởng Cao Văn Viên. Hay ít nhất năm ngoái, chúng tôi có thể làm phiếu trình lên ông Đồng văn Khuyên, tham mưu trưởng liên quân.

Bây giờ nỗi niềm tâm sự hay oan khuất biết tỏ cùng ai. Tôi cùng tuổi với ông Năm nên coi anh Tư là niên trưởng. Xin thông cảm niềm tâm sự của đàn anh. Suốt 25 năm binh nghiệp từ Bắc vào Nam rồi tù đầy từ Nam ra Bắc. Bao nhiêu gian truân đã trải qua. 13 năm tù cộng sản, thân già chỉ nhớ một việc gánh phân trồng rau nhưng không thấy đau thương. Chỉ cay đắng những ngày phe ta cho nằm khám Chí Hòa. Để chia xẻ niềm đau của người chiến binh cao niên, tôi tìm đọc và tóm tắt lại tiểu sử binh nghiệp của chuẩn tướng Lê Văn Tư
 

.Tiểu sử chuẩn tướng Lê Văn Tư ((Wikipedia 

Ông sinh ngày 29 tháng 9 năm 1931, tỉnh Mỹ Tho, học Tiểu và Trung học chương trình Pháp tại Mỹ Tho. Tốt nghiệp với văn bằng Thành chung. Sau đó từ năm 1947 đến năm 1949 ông theo học trường Y tá Đông Dương tại Bênh viện Chợ Rẫy, Sài Gòn. Ra trường, về tùng sự tại Tòa Đô sảnh Sài Gòn. Sau chuyển về nguyên quán, phục vụ tại Bệnh viện Mỹ Tho.

 Cuối tháng 6 năm 1951, thi hành lệnh động viên theo học khóa 5 Hoàng Diệu tại trường Võ bị Liên quân Đà Lạt,  . Ngày 24 tháng 4 năm 1952 mãn khóa với cấp bậc Thiếu úyhiện dịch. Ra trường, tình nguyện vào đơn vị Nhảy phục vụ tại Tiểu đoàn 1 chức vụ Trung đội trưởng. Giữa năm 1953, ông được thăng cấp Trung úy   Tiểu đoàn 3 Nhảy chức vụ Đại đội phó.

Tháng 8 năm 1954, sau Hiệp định Genève   rời Binh chủng Nhảy dù chuyển sang Thanh tra Quân huấn Trung tâm Huấn luyện Quán Tre.   
 

Quân đội Việt Nam Cộng hòa

Giữa Năm 1956, ông được cử làm Đại đội trưởng Đại đội Chỉ huy Công vụ của Trung đoàn 32 do Thiếu tá Đỗ Kiến Nhiễulàm Trung đoàn trưởng, đồn trú tại Cái Vồn thuộc Sư đoàn 11 khinh chiến.  Đến tháng 7 năm 1957, chuyển qua giữ chức vụ Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 13 cũng thuộc Trung đoàn 32. Sau đó được cử đi học khóa Sĩ quan Hành chính, mãn khóa về làm Phụ tá Hành chính Trung đoàn 33 do Thiếu tá Phạm Quốc Thuần làm Trung đoàn trưởng. Đầu năm 1958, biệt phái ngoại ngạch tại Phủ Tổng thống, làm Phụ tá cho Thiếu táPhạm Ngọc Thảo, đặc trách nghiên cứu Kế hoạch Khu trù mật. Tháng 3 năm 1959, ông được cử làm sĩ quan đặc trách Khu trù mật Ba Chúc, quận Tịnh Biên, Long Xuyên.  

Đầu năm 1960, ông được thăng cấp Đại úy làm Phó Tỉnh trưởng Nội an tỉnh Vĩnh Long Ngay sau đó ông được cử đi làm Quận trưởng quận Sa Đéc. Giữa năm 1961  ông được thăng cấp Thiếu tá và được bổ nhiệm chức vụ Tỉnh trưởng tỉnh Phong Dinh . Giữa năm 1963, ông được cử theo học lớp Chỉ huy và Tham mưu cao cấp tại Đà Lạt. Đầu tháng 11 năm 1963, sau cuộc đảo chính Tổng thống Ngô Đình Diệm (ngày 1 tháng 11), ông trở lại quân đội và được cử giữ chức vụ Trung đoàn trưởng Trung đoàn 32 thuộc Sư đoàn 21 Bộ binh, kiêm chức vụ Tư lệnh Khu chiến U Minh Thượng và U Minh Hạ.

Đầu tháng 6 năm 1964,  được bổ nhiệm làm Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng tỉnh Hậu Nghĩa  Ngày Quốc khánh Đệ nhị Cộng hòa 1 tháng 11 cùng năm, ông được thăng cấpTrung tá nhiệm chức . Ngày 19 tháng 2 năm 1965, ông tham gia cuộc đảo chính Chính quyền quân đội do Thiếu tướngLâm Văn Phát và Đại tá Phạm Ngọc Thảo cùng cầm đầu. Cuộc đảo chính bất thành, ông bị bắt giam tại Quân lao Gò Vấp.   Đến ngày 7 tháng 5 cùng năm, ông bị xét xử trước Tòa án Mặt trận Quân sự và bị buộc giải ngũ.  Cuối năm 1965, ông được gọi tái ngũ và được phục hồi cấp bậc Trung tá như cũ. Đầu năm 1966, ông được cử làm Phụ tá Tư lệnh Sư đoàn 7 Bộ binh. Hạ tuần tháng 3 năm 1968, ông được bổ nhiệm làm Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Gò Công . Ngày Quốc khánh 1 tháng 11 cùng năm ông được thăng cấp Đại tá. Đến giữa năm 1969,  ông chuyển đi giữ chức vụ Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Long An  

Tháng 11 năm 1970, bàn giao tỉnh Long An lại cho bào đệ là Trung tá Lê Văn Năm (nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 14, Sư đoàn 9 Bộ binh). Ngay sau đó, ông được bổ nhiệm chức vụ Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Gia Định thay thế Đại tá Nguyễn Văn Tồn

Ngày 19 tháng giêng năm 1972 , ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh Sư đoàn 25 Bộ binh   . Ngày Quốc khánh 1 tháng 11 cùng năm, ông được thăng cấp Chuẩn tướng  nhiệm chức.

Năm 1973, do liên quan đến việc nhận hối lộ trong vụ buôn lậu Ông bị đình chỉ quân vụ và bị quản thúc tại gia đợi lệnh của Tòa án Mặt trận Quân sự. Cuối năm 1974, ông bị tạm giam tại Đề lao Chí Hòa để chờ điều tra.

 Sau ngày 30 tháng 4, ông được cho về với gia đình. Sau đó trình diện ban Quân quản Thành phố Sài Gòn, ông tiếp tục bị đưa đi tù lưu đày từ Nam ra Bắc đến ngày 11 tháng 2 năm 1988 mới được trả tự do.

Năm 1990, ông cùng gia đình xuất cảnh theo chương trình "Ra đi có trật tự" diện H.O do Chính phủ Hoa Kỳ bảo lãnh. Định cư tại Garden Grove, Tiểu bang California, Hoa Kỳ.                                                             

Rồi sẽ qua đi.

Mc. Arthur đã nói. Người lính già không chết, họ chỉ qua đi thôi. Thưa cùng các cựu chiến hữu cao niên. Quân đội ở đâu cũng vậy. Không có chuyện đúng sai. Không có sự hợp lý hay công bình. Làm sao hợp lý khi hô xung phong để thúc đẩy chiến bịnh lao vào chỗ chết. Quân đội chỉ có một nhu cầu duy nhất là chiến thắng. Chiến thắng trận sau cùng. Chúng ta không thắng được trận sau cùng. Bây giờ chuyện binh lửa đã qua rồi. Nói chi cũng bằng không. Bao nhiêu năm trải qua một chiến trường tồi tệ. Bao nhiêu năm trải qua thời kỳ tù đầy khốn nạn. Giữa buổi giao thừa nửa thế kỷ sau mà vẫn còn nhớ chuyện tháng tư cay đắng. Người em nghe lệnh đầu hàng trên phi cơ hành quân. Ông anh nghe lệnh đầu hàng trong trại tù VNCH. Quả thực anh em cựu chiến binh chúng ta nợ nhau những lời tâm sự. Kể ra được rồi, tay nắm lấy bàn tay. Vinh quang cũng không còn nữa. Nhục nhằn cũng hết rồi. Những người lính già cũng không sống mãi với cuộc đời. Rồi họ cũng qua đi thôi. Còn lại chút tình chiến hữu.

   

Giao Chi San Jose.   giaochi12@gmail.com  (408) 316 8393



Ý kiến bạn đọc
24/02/201722:39:34
Khách
K/g Bác Vũ Văn Lộc, Bác vui lòng cho biết sức khỏe của Trung tướng Đồng văn Khuyên, TCT TC TV QLVNCH hiện nay ra sao?
Nếu có dịp gặp trung tướng Lâm Quang Thi -một vị tướng có công rất lớn - thành lập Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam nhưng vì kỷ luật Quân Đội , ông ấy phải "kiên nhẫn" chấp hành kỷ luật để làm Tư Lệnh Tiền Phương của Quân Đoàn I, một chức danh -hữu danh vô thực - mà cũng là vị TƯỚNG được cá nhân tôi tôn vinh hơn bất cứ vị Tướng nào khác của QLVNCH -
Thành thật cảm ơn Bác chúc vui khỏe nhé.
20/02/201713:18:40
Khách
Cụ Vũ ơi! Cụ cũng cùng khóa Cương Quyết với nhiều Niên Trưởng (theo Khóa SQ chứ không phải Huynh Trưởng) và cũng di-tãn vào Nam sau tháng7-1954 phải không?
Chúc Cụ và Quý quyến an vui nhé.
Kính
Trương tấn Thục
QĐI/QK1
18/02/201713:54:39
Khách
T/g Bác
Thành thật cảm ơn Bác về nội dung bài viết nhờ đó tôi được biết tin tức gia đình TT LQThi. Ông ấy và gia đình được chúng tôi quý mến - không phải vì ông là "tướng" nhưng chữ "nhẫn" trong tâm của ông ấy nặng kí` hơn tôi.
Kính chúc Bác và quý quyến an vui.
Trương Tấn Thục
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.