Hôm nay,  

Người lính già và chiến trường xưa

16/02/201711:20:00(Xem: 12785)
Người lính già  và chiến trường xưa.
Giao Chỉ, San Jose
 

Tâm sự đêm giao thừa.

Tôi đã sống qua những giây phút rất đặc biệt để nghe tâm sự của hai người chiến binh già về chiến trường xưa. Chuyện mới xảy ra vào giữa đêm cuối năm và ngày mùng 1 tết. Năm cũ là năm Bính Thân và năm mới là năm Đinh Dậu. Lúc gần giao thừa, tôi nói chuyện với ông em, đại tá Lê Văn Năm. Chiều mùng một tết, tôi nói chuyện với ông anh. Chuẩn tướng Lê Văn Tư. Câu chuyện kéo nhau về thời quá khứ hơn 40 năm trước. Giữa những người chiến binh già, đâu còn những kỷ niệm nào ngoài  chuyên binh lửa của đời binh nghiệp. Trong quân đội Việt Nam Cộng Hoà, tôi biết rất nhiều gia đình có hơn một người con tử trận. Có gia đình anh em ruột chết ở cả hai bên chiến tuyến. Nhưng ít có gia đình nào mà cả hai anh em làm tướng. Gia đình họ Lâm ở Bắc CA có ông anh là thiếu tướng Lâm Quang Thơ và người em là trung tướng Lâm Quang Thi. Lại mới nghe anh em võ bị nói rằng bà Thi già yếu phải vào nursing home. Ông Thi cũng xin vào luôn để săn sóc người vợ vào những ngày hoàng hôn của cuộc đời. Nhớ lại năm xưa ông đại tướng Nguyễn Khánh cũng vào nursing home để săn sóc cho bà vợ Bắc Kỳ. Được một thời gian, vị quốc trưởng thứ hai của miền Nam lại ra đi trước, để lại phu nhân nửa tỉnh nửa mê. Ai hỏi thăm ông Khánh bà vẫn quả quyết là ông đại tướng còn đi làm. Bây giờ tôi xin kể chuyện hai anh em ông đầu tỉnh họ Lê cho các bạn chiến hữu quá thập bát niên biết rõ đầu đuôi.
 

Chuyện ông em. Đại tá Lê văn Năm.

Đầu đuôi câu chuyện thế này. Ở miền Virgina có ông bạn là bác sĩ Nguyễn Dương trước Tết đã điện thoại rồi email qua để nhờ Giao Chỉ đóng vài tâm lý chiến của bộ Tổng Tham Mưu. Ông Nguyễn Dương ngày xưa là y sĩ trung đoàn 14 thuộc sư đoàn 9 do ông Lê văn Năm làm trung đoàn trưởng. Thời đó ông y sĩ trẻ của trung đoàn mới ra trường còn mang cấp trung úy. Ông trung đoàn trưởng còn mang cấp trung tá. Sau 1975 ông Dương mang lon đại úy y sĩ của Không Quân chạy sang Hoa Kỳ. Ông đỗ lại bằng bác sĩ Mỹ rồi nhập ngũ từ đại úy lên đến đại tá y sĩ của US ARMY mới giải ngũ với đầy đủ vinh dự của quân lực Mỹ. Ông Dương cũng đã từng là y sĩ cho sư đoàn thiết giáp Hoa Kỳ tham dự trận Trung Đông. Một buổi chiều mùa Đông, từ miền thủ đô ông Dương chợt nhớ vị trung đoàn trường ngày xưa ở chiến trường Vĩnh Bình miền Tây, ông bên tìm phone gọi hỏi thăm ông chiến binh già Lê Văn Năm. Đối với ông Năm, mãi mãi ông Dương vẫn là anh trung úy y sĩ tiền tuyến của trung đoàn. Ông Năm hiện đã quá thập bát tuần thêm 5 năm lẻ. Tai đã nghe không rõ. Tiếng nói không còn mạnh mẽ như xưa. Ông chỉ nhớ loáng tháng ngày xưa có những anh y sĩ lội ruộng miền Tây cùng lính sư đoàn 9. Hỏi thăm ông thầy cũ vừa xong, bác sĩ Dương biết ông Năm cũng ở San Jose với ông Giao Chỉ. Thầy Dương bèn gọi cho tôi. Nói rằng có chuyện gì vui xin gọi cho ông Năm tham dự. Chúng tôi ừ ào trả lời rồi thì cũng không nhớ. Bên miền Đông vừa xong giao thừa, ông Dương phone nhắc tôi lần chót. Khi pháo bắt đầu nổ lai rai ở San Jose, tôi gọi cho ông Lê Văn Năm. Hết sức ngạc nhiên, ông Năm trả lời. Câu chuyện mở đầu dè dặt. Một anh Bắc Kỳ nói chuyện xưa lần đầu với anh Nam Kỳ cùng tuổi. Anh tuổi gà tôi cũng tuổi gà. Năm nay năm tuổi. Lúc nào cũng sẵn sàng tai biến mạch máu não như không. Ta cố qua khỏi năm nay sẽ sống thêm 12 năm nữa. Phải không. Câu chuyện chuyển dần từ lai rai ngập ngừng rồi đến khi trở lại thời nhập ngũ 53-54 cho đến 75 thì vô cùng hấp dẫn. Lê văn Năm tâm sự rằng đời ông ba chìm bầy nổi, khóa 8 võ bị đi từ trung đội trưởng đi lên. Đánh Đông đẹp Bắc. Vào những năm cuối thì kể như huy hoàng cả hai anh em. Tâm sự rằng, vào một buổi chiều trong dinh Độc Lập, ông Thiệu trò chuyện với cả hai anh em họ Lê. Tổng thống nói rằng ông trông cậy hai anh em giữ vững cho vòng đai thủ đô. Đại tá anh là Lê Văn Tư đang là tỉnh trưởng Long An bàn giao cho trung tá em Lê Văn Năm để về giữ tỉnh Gia Định. Ông Năm nhận tiểu khu Long An lãnh đạo ngon lành. Thăng cấp đại tá. Ông Tư về Gia Định cũng xuất sắc không kém. Chỉ vài tháng sau ông Tư lên chuẩn tướng.
blank
Từ Gia định ông Tư về làm tư lệnh sư đoàn 25 bộ binh. Binh nghiệp của hai anh em họ Lê coi như lên đỉnh cao sau bao nhiêu gian truân vất vả đời lính. 
 

Niềm vui trong thiên tai

Nhưng ai ngờ niềm vui đã nằm trong thiên tai. Long An chợt xẩy ra vụ buôn lậu có còi hụ. Số là ông bà lớn trên Sài Gòn tổ chức buôn lậu các hàng ngoại trốn thuế đi bằng tàu hải quân rồi đổ bộ dùng xe quân vận có quân cảnh hụ còi hộ tống chạy qua Long An. Hệ thống tổ chức được đồn là của các bà lớn nên được tầu nhà binh và quân xa chở về Sài Gòn. Lính địa phương của Long An tình cờ chặn bắt và báo chí loan tin ầm ỹ. Vụ án được điều tra và không có tin tức chính thức được công bố. Dù vậy tất các giới chức liên quan thay vì được khen thưởng lại bị phạt tù, thuyên chuyển rất bất công oan ức. Riêng ông đại tá tỉnh trưởng bị mất chức trả về quân đội và ông tướng Lạc, trong tình huynh đệ chi binh cho ông Năm về coi lại trung đoàn 14. Thêm các thành phần tăng phái để gọi là đại tá chỉ huy trưởng chiến đoàn 14. Ông Năm lại tiếp tục quần thảo với cộng sản trên chiến trường Đồng Tháp. 

Chính phủ không về miền Tây

Câu chuyện của chúng tôi kéo dài đoạn cuối vào tháng tư 1975. Ông kể lại. Từ Đồng Tháp tôi kéo quân ra quốc lộ vì có lệnh ông tư lệnh sư đoàn 9 chuẩn bị đón phái đoàn chính phủ rút về miền Tây. Đại tá Năm đem quân từ Long An kéo về gần Sài Gòn. Nhưng rồi ông tướng Lạc cho lệnh dẹp. Chính phủ sẽ không về miền Tây. Còn đang bay trực thăng điều quân trên không phận Tiền Giang thì nghe tin tướng Minh đầu hàng. Máy bay đáp xuống sân bay mà thầy trò thấy rã rời thân chiến sĩ. Anh phi công vội vàng chào xếp để bay vút lên trời cao. Anh tìm đường về gặp vợ con. Ông chiến đoàn trưởng Lê Văn Năm vào gặp tư lệnh sư đoàn 9 nhìn nhau ngao ngán. Tôi hỏi thêm. Sau đó rồi ra sao. Ông Năm nói. Còn gì nữa đâu. 13 năm đi tù lao cải. Từ Nam ra Bắc, rồi từ Bắc vào Nam. Ông nhắc đi nhắc lại. 13 năm. 13 năm. Suốt cuộc đời chinh chiến kể lại từ 9 giờ tối đến gần 12 giờ đêm. Đêm Giao thừa năm Bính Thân mà chuyển qua năm Đinh Dậu. 
Trải qua hơn 20 năm quân ngũ ông nhớ chuyện gì. Đánh đấm thì ngày nào cũng như ngày nào. Chỉ nhớ ngày anh em ngồi nghe lời dặn dò của ông Thiệu. Anh em họ Lê sẽ thăng cấp và làm quan đầu 2 tỉnh quan trọng của miền Đông và miền Tây Sài Gòn. Nhớ tiếng còi hụ buôn lậu chạy qua Long An. Nhớ lệnh của ông Lạc, tư lệnh sư đoàn 9 đem quân ra đón chính phủ về miền Tây tiếp tục cuộc chiến. Nhưng không thấy chính phủ đâu. Rồi sau cũng là lệnh buông súng khi ngồi trên trực thăng. Tôi hỏi câu cuối trước khi chia tay đón giao thừa. Vào thời kỳ tháng tư 75 đó. Chuẩn tướng Lê Văn Tư ở đâu. Ông đại tá Năm nói. Anh tôi lúc đó nằm trong nhà tù Chí Hòa. Câu trả lời hay tiếng pháo giao thừa rộn rã tại khu thương mại Việt Nam ở San Jose làm tôi mất ngủ.
 

Chuyện ông anh, chuẩn tướng Lê văn Tư.

Tối mùng một Tết, đang họp mặt với anh em chợt có điện thoại lạ từ xa gọi về. Ông chuẩn tướng Lê Văn Tư muốn nói chuyện. Cuộc đời của ông Tư còn gian nan ly kỳ hơn người em. Giai đoạn cuối ông cho biết bị nhiều oan khuất với tội tham nhũng và hoạt động cho cộng sản. Thời kỳ 30 tháng tư còn bị tạm giam trong Chí Hòa. Ông ra tù rồi sau đó trình diện cộng sản và cuộc đời lao động cải tạo kéo dài 13 năm . Chẳng hề có chỉ dấu nào là hoạt động cho cộng sản để được Việt Cộng biệt đãi. Ông Tư nói với tôi rằng, anh ở bộ Tổng Tham Mưu nên cần ghi lại câu chuyện của tôi. Tôi thưa rằng, phải chi khoảng trên 20 năm trước còn ông Thiệu để nghe giãi bày. Hoặc hơn 10 năm trước chúng tôi thưa với ông Đại tướng tổng tham mưu trưởng Cao Văn Viên. Hay ít nhất năm ngoái, chúng tôi có thể làm phiếu trình lên ông Đồng văn Khuyên, tham mưu trưởng liên quân.

Bây giờ nỗi niềm tâm sự hay oan khuất biết tỏ cùng ai. Tôi cùng tuổi với ông Năm nên coi anh Tư là niên trưởng. Xin thông cảm niềm tâm sự của đàn anh. Suốt 25 năm binh nghiệp từ Bắc vào Nam rồi tù đầy từ Nam ra Bắc. Bao nhiêu gian truân đã trải qua. 13 năm tù cộng sản, thân già chỉ nhớ một việc gánh phân trồng rau nhưng không thấy đau thương. Chỉ cay đắng những ngày phe ta cho nằm khám Chí Hòa. Để chia xẻ niềm đau của người chiến binh cao niên, tôi tìm đọc và tóm tắt lại tiểu sử binh nghiệp của chuẩn tướng Lê Văn Tư
 

.Tiểu sử chuẩn tướng Lê Văn Tư ((Wikipedia 

Ông sinh ngày 29 tháng 9 năm 1931, tỉnh Mỹ Tho, học Tiểu và Trung học chương trình Pháp tại Mỹ Tho. Tốt nghiệp với văn bằng Thành chung. Sau đó từ năm 1947 đến năm 1949 ông theo học trường Y tá Đông Dương tại Bênh viện Chợ Rẫy, Sài Gòn. Ra trường, về tùng sự tại Tòa Đô sảnh Sài Gòn. Sau chuyển về nguyên quán, phục vụ tại Bệnh viện Mỹ Tho.

 Cuối tháng 6 năm 1951, thi hành lệnh động viên theo học khóa 5 Hoàng Diệu tại trường Võ bị Liên quân Đà Lạt,  . Ngày 24 tháng 4 năm 1952 mãn khóa với cấp bậc Thiếu úyhiện dịch. Ra trường, tình nguyện vào đơn vị Nhảy phục vụ tại Tiểu đoàn 1 chức vụ Trung đội trưởng. Giữa năm 1953, ông được thăng cấp Trung úy   Tiểu đoàn 3 Nhảy chức vụ Đại đội phó.

Tháng 8 năm 1954, sau Hiệp định Genève   rời Binh chủng Nhảy dù chuyển sang Thanh tra Quân huấn Trung tâm Huấn luyện Quán Tre.   
 

Quân đội Việt Nam Cộng hòa

Giữa Năm 1956, ông được cử làm Đại đội trưởng Đại đội Chỉ huy Công vụ của Trung đoàn 32 do Thiếu tá Đỗ Kiến Nhiễulàm Trung đoàn trưởng, đồn trú tại Cái Vồn thuộc Sư đoàn 11 khinh chiến.  Đến tháng 7 năm 1957, chuyển qua giữ chức vụ Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 13 cũng thuộc Trung đoàn 32. Sau đó được cử đi học khóa Sĩ quan Hành chính, mãn khóa về làm Phụ tá Hành chính Trung đoàn 33 do Thiếu tá Phạm Quốc Thuần làm Trung đoàn trưởng. Đầu năm 1958, biệt phái ngoại ngạch tại Phủ Tổng thống, làm Phụ tá cho Thiếu táPhạm Ngọc Thảo, đặc trách nghiên cứu Kế hoạch Khu trù mật. Tháng 3 năm 1959, ông được cử làm sĩ quan đặc trách Khu trù mật Ba Chúc, quận Tịnh Biên, Long Xuyên.  

Đầu năm 1960, ông được thăng cấp Đại úy làm Phó Tỉnh trưởng Nội an tỉnh Vĩnh Long Ngay sau đó ông được cử đi làm Quận trưởng quận Sa Đéc. Giữa năm 1961  ông được thăng cấp Thiếu tá và được bổ nhiệm chức vụ Tỉnh trưởng tỉnh Phong Dinh . Giữa năm 1963, ông được cử theo học lớp Chỉ huy và Tham mưu cao cấp tại Đà Lạt. Đầu tháng 11 năm 1963, sau cuộc đảo chính Tổng thống Ngô Đình Diệm (ngày 1 tháng 11), ông trở lại quân đội và được cử giữ chức vụ Trung đoàn trưởng Trung đoàn 32 thuộc Sư đoàn 21 Bộ binh, kiêm chức vụ Tư lệnh Khu chiến U Minh Thượng và U Minh Hạ.

Đầu tháng 6 năm 1964,  được bổ nhiệm làm Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng tỉnh Hậu Nghĩa  Ngày Quốc khánh Đệ nhị Cộng hòa 1 tháng 11 cùng năm, ông được thăng cấpTrung tá nhiệm chức . Ngày 19 tháng 2 năm 1965, ông tham gia cuộc đảo chính Chính quyền quân đội do Thiếu tướngLâm Văn Phát và Đại tá Phạm Ngọc Thảo cùng cầm đầu. Cuộc đảo chính bất thành, ông bị bắt giam tại Quân lao Gò Vấp.   Đến ngày 7 tháng 5 cùng năm, ông bị xét xử trước Tòa án Mặt trận Quân sự và bị buộc giải ngũ.  Cuối năm 1965, ông được gọi tái ngũ và được phục hồi cấp bậc Trung tá như cũ. Đầu năm 1966, ông được cử làm Phụ tá Tư lệnh Sư đoàn 7 Bộ binh. Hạ tuần tháng 3 năm 1968, ông được bổ nhiệm làm Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Gò Công . Ngày Quốc khánh 1 tháng 11 cùng năm ông được thăng cấp Đại tá. Đến giữa năm 1969,  ông chuyển đi giữ chức vụ Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Long An  

Tháng 11 năm 1970, bàn giao tỉnh Long An lại cho bào đệ là Trung tá Lê Văn Năm (nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 14, Sư đoàn 9 Bộ binh). Ngay sau đó, ông được bổ nhiệm chức vụ Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Gia Định thay thế Đại tá Nguyễn Văn Tồn

Ngày 19 tháng giêng năm 1972 , ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh Sư đoàn 25 Bộ binh   . Ngày Quốc khánh 1 tháng 11 cùng năm, ông được thăng cấp Chuẩn tướng  nhiệm chức.

Năm 1973, do liên quan đến việc nhận hối lộ trong vụ buôn lậu Ông bị đình chỉ quân vụ và bị quản thúc tại gia đợi lệnh của Tòa án Mặt trận Quân sự. Cuối năm 1974, ông bị tạm giam tại Đề lao Chí Hòa để chờ điều tra.

 Sau ngày 30 tháng 4, ông được cho về với gia đình. Sau đó trình diện ban Quân quản Thành phố Sài Gòn, ông tiếp tục bị đưa đi tù lưu đày từ Nam ra Bắc đến ngày 11 tháng 2 năm 1988 mới được trả tự do.

Năm 1990, ông cùng gia đình xuất cảnh theo chương trình "Ra đi có trật tự" diện H.O do Chính phủ Hoa Kỳ bảo lãnh. Định cư tại Garden Grove, Tiểu bang California, Hoa Kỳ.                                                             

Rồi sẽ qua đi.

Mc. Arthur đã nói. Người lính già không chết, họ chỉ qua đi thôi. Thưa cùng các cựu chiến hữu cao niên. Quân đội ở đâu cũng vậy. Không có chuyện đúng sai. Không có sự hợp lý hay công bình. Làm sao hợp lý khi hô xung phong để thúc đẩy chiến bịnh lao vào chỗ chết. Quân đội chỉ có một nhu cầu duy nhất là chiến thắng. Chiến thắng trận sau cùng. Chúng ta không thắng được trận sau cùng. Bây giờ chuyện binh lửa đã qua rồi. Nói chi cũng bằng không. Bao nhiêu năm trải qua một chiến trường tồi tệ. Bao nhiêu năm trải qua thời kỳ tù đầy khốn nạn. Giữa buổi giao thừa nửa thế kỷ sau mà vẫn còn nhớ chuyện tháng tư cay đắng. Người em nghe lệnh đầu hàng trên phi cơ hành quân. Ông anh nghe lệnh đầu hàng trong trại tù VNCH. Quả thực anh em cựu chiến binh chúng ta nợ nhau những lời tâm sự. Kể ra được rồi, tay nắm lấy bàn tay. Vinh quang cũng không còn nữa. Nhục nhằn cũng hết rồi. Những người lính già cũng không sống mãi với cuộc đời. Rồi họ cũng qua đi thôi. Còn lại chút tình chiến hữu.

   

Giao Chi San Jose.   giaochi12@gmail.com  (408) 316 8393



Ý kiến bạn đọc
24/02/201722:39:34
Khách
K/g Bác Vũ Văn Lộc, Bác vui lòng cho biết sức khỏe của Trung tướng Đồng văn Khuyên, TCT TC TV QLVNCH hiện nay ra sao?
Nếu có dịp gặp trung tướng Lâm Quang Thi -một vị tướng có công rất lớn - thành lập Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam nhưng vì kỷ luật Quân Đội , ông ấy phải "kiên nhẫn" chấp hành kỷ luật để làm Tư Lệnh Tiền Phương của Quân Đoàn I, một chức danh -hữu danh vô thực - mà cũng là vị TƯỚNG được cá nhân tôi tôn vinh hơn bất cứ vị Tướng nào khác của QLVNCH -
Thành thật cảm ơn Bác chúc vui khỏe nhé.
20/02/201713:18:40
Khách
Cụ Vũ ơi! Cụ cũng cùng khóa Cương Quyết với nhiều Niên Trưởng (theo Khóa SQ chứ không phải Huynh Trưởng) và cũng di-tãn vào Nam sau tháng7-1954 phải không?
Chúc Cụ và Quý quyến an vui nhé.
Kính
Trương tấn Thục
QĐI/QK1
18/02/201713:54:39
Khách
T/g Bác
Thành thật cảm ơn Bác về nội dung bài viết nhờ đó tôi được biết tin tức gia đình TT LQThi. Ông ấy và gia đình được chúng tôi quý mến - không phải vì ông là "tướng" nhưng chữ "nhẫn" trong tâm của ông ấy nặng kí` hơn tôi.
Kính chúc Bác và quý quyến an vui.
Trương Tấn Thục
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.