Hôm nay,  

Kinh Tế Việt Nam 2016

16/02/201702:10:00(Xem: 5868)

KINH TẾ VIỆT NAM 2016



  1. TỔNG QUÁT

  2. GPD - XUẤT NHẬP KHẨU - THÂM THỦNG MẬU DỊCH VỚI TRUNG QUỐC

  3. NHỮNG DỮ KIỆN KHÁC

  4. KẾT LUẬN

 
  1. TỔNG QUÁT

 

Nhìn lại bức tranh phát triển kinh tế Việt Nam năm 2016, các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam đánh giá, “trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều thách thức, kinh tế Việt Nam vẫn chứng tỏ sức dẻo dai”. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2016 ước tính tăng 6.21% so với năm 2015. Kết quả này được hỗ trợ bằng sức cầu mạnh trong nước, phần nào phản ảnh tăng trưởng tốt về đầu tư và tiêu dùng tư nhân. Xét về góc độ sử dụng GDP năm 2016, tiêu dùng cuối cùng tăng 7.32% so với năm 2015. Về sản xuất, ngành nông nghiệp và khai khoáng có sự suy giảm, nhưng lại được bù đắp bằng tăng trưởng tuy chưa cao nhưng ổn định trong các ngành sản xuất chế tạo chế biến, xây dựng và dịch vụ. Bên cạnh đó, sức cầu trong nước vẫn vững mạnh do chính sách tài khóa, tiền tệ và tín dụng mở rộng. Tăng trưởng đầu tư theo thế đi lên do đầu tư công được duy trì, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và tăng trưởng tín dụng mạnh. Tiêu dùng ở khu vực công và tư nhân cũng được đẩy mạnh, do tăng lương ở khu vực công làm tăng thu nhập thực và do duy trì được lòng tin của người tiêu dùng. Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam năm 2016 đạt 2,215 USD/người, tăng 106 USD so với năm ngoái. Môi trường kinh doanh trong năm 2016 cũng hấp dẫn hơn. Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đạt mức kỷ lục với 110,100 doanh nghiệp, tăng 16.2% so với năm 2015 với số vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới năm 2016 đạt 8.1 tỷ đồng (khoảng hơn 300,000 USD), tăng 27.5% so với năm 2015. Đồng thời, Việt Nam được nâng hạng trong chỉ số môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới từ thứ 91 (trên 189 quốc gia) năm 2011 lên thứ 82 (trên 190 quốc gia) trong báo cáo môi trường kinh doanh 2017 mới được ban hành.

Trong môi trường kinh doanh chung đó, tình hình kinh tế đối ngoại của Việt Nam cũng tiếp tục được cải thiện nhờ thặng dư tài khoản vãng lai và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng mạnh. Trong đó, về đầu tư trực tiếp của nước ngoài, tính chung tổng vốn đăng ký của các dự án cấp mới, cấp vốn bổ sung và đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần trong năm 2016 đạt 24.372 tỷ USD, tăng 7.1% so với năm trước. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện năm 2016 ước tính đạt 15,8 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2015, đạt mức giải ngân vốn FDI cao nhất từ trước đến nay. Cả nước có 51 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép mới trong năm 2016. Những con số này cho thấy, niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp đối với môi trường kinh doanh đã được củng cố. Bản thân các doanh nghiệp gia nhập thị trường nhiều hơn khi họ nhìn thấy nhiều cơ hội từ thị trường và khả năng biến tiềm năng thị trường thành hiện thực.

  1. GPD - NỢ CÔNG - XUẤT NHẬP KHẨU - THÂM THỦNG MẬU DỊCH VỚI TRUNG QUỐC


GDP VIỆT NAM

blank

 
Theo thông cáo của Tổng cục Thống kê Việt Nam, "mức tăng trưởng năm 2016 tăng 6.21% tuy thấp hơn mức tăng 6.68% của năm 2015 và không đạt mục tiêu tăng trưởng 6.7% đề ra, nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới không thuận, trong nước gặp nhiều khó khăn do thời tiết, môi trường biển diễn biến phức tạp thì đạt được mức tăng trưởng trên là một thành công. Lạm phát ở mức thấp 5%. Mức tăng trưởng này đã vượt dự đoán 6% mà Ngân hàng Thế giới đưa ra. Năm 2015, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất kể từ năm 2007 theo đà tăng liên tục từ năm 2012. Mức tăng chậm lại năm nay xếp Việt Nam ở vị trí sau Ấn Độ, Trung Quốc và Philippines.

Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy sản lượng nông nghiệp và khai khoáng giảm sút làm cho mức tăng trưởng cả năm bị thấp hơn mục tiêu của chính phủ. Hạn hán ở vùng trồng cà phê Tây Nguyên, nhiễm mặn ở đồng lúa đồng bằng sông Mekong, giá rét ở miền Bắc và ngập lụt ở miền Trung đã làm giảm mức tăng trưởng ngành nông nghiệp xuống chỉ còn 1,36%. Theo con số của Tổng cục Thống kê, thiên tai đã gây thiệt hại 18.3 ngàn tỷ đồng (tương đương 813 triệu USD). Việt Nam là nước sản xuất cà phê lớn thứ hai trên thế giới sau Brazil và nước xuất khẩu gạo thứ ba trên thế giới, chỉ sau Ấn độ và Thái Lan. Các nguồn thu ngoại tệ khác gồm điện thoại di động, hàng may mặc, giày dép, cá và tôm.

NỢ CÔNG


Năm 2001, nợ công mới chỉ chiếm 36.5% GDP; năm 2005, tỷ lệ này đã lên 40.8% GDP; năm 2010 là 50% GDP và năm 2015 đã là 62.2% GDP. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hôm 6/1 thừa nhận nợ công của chính phủ Việt Nam đã vượt trần và cảnh báo về nguy cơ sụp đổ nền tài khóa quốc gia nếu tình trạng này không được chấm dứt. Như đã nói trong những bài nghiên cứu trước, không ai có thể nắm vững số tiền dự trữ của 2 đảng Cộng Sản Trung Quốc và Việt Nam nên nợ công chỉ phản ảnh từ những số liệu chính thức.


XUẤT NHẬP KHẨU

 
Năm 2016, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 349.2 tỷ USD, tăng 6.6% so với năm 2015. Trong đó tổng kim ngạch xuất khẩu 12 tháng của năm 2016 đạt 175.94 tỷ USD, tăng 8.6%, và tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 173.26 tỷ USD, tăng 4.6%. Tính chung cả năm 2016, Việt Nam xuất siêu 2.68 tỷ USD, ngược lại với nhập siêu lên tới 3.55 tỷ USD của năm 2015. Trong các nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu, duy nhất có mặt hàng dầu thô giảm cả về lượng và kim ngạch so với năm 2015.


Nguyệt san Le Monde Diplomatique, số tháng Hai 2017, có một bài đặc biệt về Việt Nam: “Việt Nam mơ trở thành xưởng thợ của hành tinh” với cụ thể là trường hợp lãnh đạo một công ty may xuất khẩu tại Bắc Giang, tên tiếng Anh là Bac Giang Garment Corporation (BGGC), có những khách hàng là các đại tập đoàn nước ngoài : Gap của Mỹ, Uniqlo của Nhật hay Zara của Tây Ban Nha. Cách đây 10 năm, BGGC chỉ có một xưởng, thu dụng 350 người. Bây giờ thì công ty đã phát đạt lên với 5 cơ xưởng và 14,000 nhân công, đơn đặt hàng đầy ắp. Uniqlo đã ngưng cung cấp hàng choTrung Quốc để chuyển sang Việt Nam. Lever Style, một nhà cung cấp khác của nhãn hiệu Nhật Bản đã giảm 1/3 nhân công Trung Quốc và dự kiến sản xuất 40% sản phẩm ở Việt Nam từ đây đến 2020. Từ đầu thập niên này các nhãn hiệu lớn quốc tế và giới gia công của họ dần dần rời bỏ Trung Quốc, như tập đoàn Đài Loan Bảo Thành (Pou Chen) gia công cho Adidas, Nike, Puma, Lacoste ..., đã đầu tư hơn 2 tỷ USD vào khu công nghiệp chung quanh TP Hồ Chí Minh.


Image result for xuất nhập khẩu việt nam 2015


THÂM THỦNG MẬU DỊCH VỚI TRUNG QUỐC


Theo tin tức của mạng SBTN từ Hoa Kỳ  thì năm 2016 là lần đầu tiên Việt Nam giảm được mức thâm hụt mậu dịch với Trung Cộng sau ít nhất 16 năm. Một báo cáo của Tổng Cục Hải Quan CSVN cho thấy, đến hết tháng 11 năm 2016, Việt Nam đã nhập cảng 45 tỷ Mỹ kim hàng hóa từ Trung Quốc, gần như không đổi so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, sự gia tăng kim ngạch xuất cảng vào Trung Quốc tới 19.6 tỉ Mỹ kim, tương đương mức tăng gần 27%, giúp Việt Nam thu nhỏ thâm hụt mậu dịch được khoảng 14%. Giới phân tích cho rằng Việt Nam giảm được thâm hụt mậu dịch với Trung Quốc do đã tăng nhập cảng từ Hàn Quốc. Kim ngạch nhập cảng từ Hàn Quốc trong 11 tháng đầu năm 2016 đã tăng mạnh lên tới 28.9 tỷ USD. Một nhà phân tích nói với báo mạng VietnamNet rằng, giờ đây khi Nam Hàn trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam, các hãng xưởng Hàn Quốc có khuynh hướng sử dụng máy móc và nguyên vật liệu nhập từ nước họ, thay vì trang thiết bị rẻ tiền từ Trung Quốc, vốn bị chê là có phẩm chất kém.

KHOẢNG CÁCH GIÀU NGHÈO

Chênh lệch giữa thu nhập trung bình của 20% hộ khá giả nhất với 20% hộ nghèo nhất đã tăng lên 8.5 lần. Đối chiếu với tiêu chuẩn của Ngân Hàng Thế Giới, ông nói trong báo cáo rằng phân bổ thu nhập trong dân cư Việt Nam, từ mức bất bình đẳng vừa giai đoạn 2008 đến 2012, tăng lên dần tính đến lúc này, kéo theo hậu quả là  giàu nghèo đã phân rất rõ thành hai cực. Một cách cụ thể thì nhóm đầu là số hộ  giàu, khoảng 20% dân số, chiếm 54.4% tổng thu nhập toàn quốc, trong lúc ba nhóm ở giữa với 60% dân số chỉ chiếm 40.9% thu nhập toàn quốc, còn lại nhóm thứ ba là các hộ nghèo, tức 20% dân số còn lại, chỉ  chiếm 4.7% tổng thu nhập toàn quốc mà thôi.

blank

Hệ số Gini biểu thị mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập:


  < 0.25

  0.25–0.29

  0.30–0.34

  0.35–0.39

  0.40–0.44

  0.45–0.49

  0.50–0.54

  0.55–0.59

  ≥ 0.60

  N/A


Chỉ số Gini của các nước trên thế giới.

Việt Nam vào hạng trung bình (.40 đến .44)


  1. NHỮNG DỮ KIỆN KHÁC


THẾ GIỚI NĂM 2050 TỪ PWC


Theo Công ty tư vấn và kiểm toán PricewaterhouseCoopers (PwC), Việt Nam có thể là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất từ nay đến năm 2050 và sẽ đứng thứ 20 trong bảng xếp hạng các nền kinh tế lớn nhất toàn cầu. Trong báo cáo có tên "The World in 2050" (tạm dịch: "Thế giới năm 2050"), PWC đưa ra dự báo về triển vọng tăng trưởng GDP của 32 nền kinh tế lớn nhất, chiếm 85% GDP thế giới. Trong năm 2016, Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 32 thế giới, với GDP tính theo phương pháp ngang giá sức mua (PPP) là 595 tỷ USD. Dự báo đến năm 2030, GDP theo PPP của Việt Nam sẽ đứng thứ 29 thế giới, với 1,303 tỷ USD. Con số này năm 2050 là 3,176 tỷ USD, kéo nền kinh tế lên thứ 20 với GDP bình quân đầu người sẽ lên tới 28,200 USD, so với 6,300 USD năm 2016.Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng trung bình được dự báo là nhanh nhất thế giới giai đoạn 2016-2050 là 5.1% mỗi năm, PwC nhận định thứ hạng của Việt Nam sẽ liên tục cải thiện.


Image result for 30 world economies 2050


2050-vietnam-philippines-nigeria-growth-rates


NƠI TỐT NHẤT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI ĐẾN LÀM VIỆC VÀ SINH SỐNG: Việt Nam đứng thứ 11 trong những nơi tốt nhất cho người nước ngoài đến làm việc và sinh sống nhất là những người dân Đông Âu có thu nhập không cao, khi đến đây sinh sống, họ có thể tạo dựng một cuộc sống chất lượng mà không đòi hỏi chi phí lớn. Ngoài ra, cảnh quan tươi đẹp, nhiều hoạt động văn hóa, nhiều điểm đến du lịch để khám phá cũng góp phần giúp Việt Nam được đánh giá cao trong mắt người ngoại quốc. Nghiên cứu khảo sát được thực hiện bởi InterNations, một tổ chức quốc tế chuyên quan tâm đáp ứng nhu cầu của những người sinh sống, học tập và làm việc ở nước ngoài. Nghiên cứu mới nhất này được InterNations thực hiện để đánh giá về mức độ hạnh phúc mà các quốc gia đưa lại cho người nước ngoài tìm tới sinh sống. Nghiên cứu của InterNations đã được công bố trên nhiều chuyên trang tin tức uy tín. InterNations đã thực hiện khảo sát đối với 14.300 người sinh sống ở nước ngoài, đến từ 174 quốc gia, hiện đang định cư tại 191 đất nước.

Image result for expat destinations 2016


MÔI TRƯỜNG KINH DOANH: Theo xếp hạng của Ngân hàng thế giới năm 2016 về môi trường kinh doanh, Việt Nam đứng thứ 82/190 quốc gia, tăng 9 bậc về chỉ số môi trường kinh doanh. Đây là mức cải thiện thứ hạng nhiều nhất kể từ năm 2008.

GIÁO DỤC: PISA (Programme for International Student Assessment) là chương trình đánh giá học sinh quốc tế do OECD (Organisation for Economic Co-operation and Development) khởi xướng và chỉ đạo từ năm 2000, nhằm tìm kiếm các chỉ số đánh giá tính hiệu quả - chất lượng của hệ thống giáo dục của mỗi nước tham gia. PISA được thực hiện theo chu kỳ 3 năm một lần. Đối tượng đánh giá là học sinh trong độ tuổi 15, độ tuổi kết thúc giai đoạn giáo dục bắt buộc ở hầu hết các quốc gia (15 năm 3 tháng đến 16 năm 2 tháng - độ tuổi PISA). PISA hướng vào các trọng tâm về chính sách, được thiết kế và áp dụng các phương pháp khoa học cần thiết để giúp chính phủ các nước tham gia rút ra các bài học về chính sách đối với giáo dục phổ thông. Mục đích của PISA nhằm kiểm tra xem, khi đến độ tuổi kết thúc giai đoạn giáo dục bắt buộc học sinh đã được chuẩn bị để đáp ứng các thách thức của cuộc sống sau này ở mức độ nào.  

Lần đầu tiên học sinh Việt Nam tham gia chương trình này và theo kết quả đạt được, Việt Nam xếp hạng thứ 19 trong danh sách 20 quốc gia tốt nhất trên thế giới về giáo dục (thứ 8 về Khoa học, thứ 17 về môn Toán và thứ 19 về môn Đọc hiểu) trong số 65 quốc gia và vùng lãnh thổ, kết quả này đã gây bất ngờ cho cả thế giới. Việt Nam đứng trên cả Anh Quốc (xếp thứ 20 về Khoa học, thứ 26 về môn Toán và thứ 23 về môn Đọc hiểu) và Hoa Kỳ (xếp thứ 28 về Khoa học, thứ 38 về môn Toán và thứ 24 về môn Đọc hiểu).


Image result for pisa results 2015


NĂNG LỰC TIỀNG ANH: Tháng 11, 2016, Tổ chức giáo dục quốc tế Education First (EF) đã công bố bảng xếp hạng năng lực Anh ngữ ấn bản lần thứ 6.

Học sinh tiểu học VN trong giờ học tiếng Anh tại trường và giáo viên quốc tế /// Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Học sinh tiểu học VN trong giờ học tiếng Anh tại trường và giáo viên quốc tế -Ảnh: Đào Ngọc Thạch
 

Bài khảo sát được thực hiện với 950,000 người trưởng thành có độ tuổi trung bình 28 đến từ 72 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó trên 46% nữ giới. Theo bảng xếp hạng năm nay, Hà Lan vượt qua Đan Mạch để trở thành nước nói tiếng Anh tốt nhất thế giới. Lần đầu tiên, Singapore được xếp vào nhóm các nước có năng lực cao nhất, Malaysia và Philippines lọt vào top 15 của bảng xếp hạng. Với 54.06 điểm bài kiểm tra EFSET, Việt Nam được xếp thứ 31 trong số 72 quốc gia toàn thế giới (mức độ thông thạo trung bình). Tại châu Á, Việt Nam xếp thứ 7 trong số 70 nước và vùng lãnh thổ (vượt qua cả Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan…). Trong đó, khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng có mức độ thông thạo cao nhất cả nước; nữ giới có mức độ thông thạo tiếng Anh cao hơn nam giới.

KẾT LUẬN


Để kết luận cho bài nghiên cứu, tác giả dùng các nhận định và lời khuyên từ World Bank, HSBC, Forbes, ngân hàng Standard Chartered và Đại học Quốc gia Australia cho nền kinh tế Việt Nam 2017:


Với những kết quả tương đối khả quan của năm 2016, các chuyên gia của WB khuyến nghị, trên cơ sở những thành tựu, điều quan trọng là Việt Nam cần tiếp tục duy trì những cải cách về nội lực và môi trường kinh doanh để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển và tạo thêm nhiều việc làm trong nước.

HSBC thì nhấn mạnh rằng: “Đáng khích lệ là Chính phủ đang đi đúng hướng trong việc cải cách tài chính công. Cải cách xung quanh tài chính công không chỉ bao gồm quản lý hiệu quả hơn các nguồn quỹ công và quản lý tốt hơn các khoản nợ, mà còn đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước nhanh hơn”. Với không gian tài chính của Việt Nam suy giảm và mức nợ công đang dần tiếp cận trần cho phép, HSBC khuyến nghị việc nâng cao hiệu quả chi tiêu sẽ rất thật sự cần thiết để duy trì tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Từ những phân tích trên, HSBC dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2017 sẽ  từ 6.3% đến 6.8%. Đồng thời, lạm phát có thể sẽ dao động từ 4.4% đến 4.8%.

Trang web kinh doanh Hoa Kỳ Forbes hôm 5/1 đăng bài của tác giả Ralph Jennings liệt kê những động cơ giúp kinh tế Việt Nam tăng tốc trong năm 2017: TPP sẽ được hồi sinh hoặc thay thế, tăng trưởng đầu tư của các công ty nước ngoài, người dân ngày càng có thu nhập cao và chi tiêu nhiều, thay đổi mặt hàng xuất khẩu và phát triển của doanh nghiệp tư nhân.

Trong Báo cáo Nghiên cứu Toàn cầu 2017 vừa công bố, Ngân hàng Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2017 sẽ đạt mức 6.6%, trong đó lĩnh vực sản xuất và xây dựng tiếp tục là hai động lực tăng trưởng chính. Ngân hàng này tỏ ra lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam và nhận định kinh tế Việt Nam đang trở lại quỹ đạo sau khi bị ảnh hưởng bởi hạn hán. Theo đó, năm 2017, lĩnh vực xuất khẩu sẽ chỉ tăng nhẹ do ảnh hưởng của sức cầu yếu từ thị trường Mỹ, châu Âu; lạm phát sẽ gia tăng, đạt trung bình 4.3%; lãi suất chính sách không thay đổi trong khi tỷ giá điều chỉnh nhẹ; tiền đồng chịu áp lực trung và dài hạn.

Giáo sư  Suiwah Dean-Leung thuộc Đại học Quốc gia Australia cho rằng nền kinh tế Việt Nam đã thể hiện khả năng phục hồi trước những “cơn gió ngược” toàn cầu. Theo ông, khó có thể dự báo về triển vọng kinh tế của Việt Nam khi bất ổn kinh tế toàn cầu gia tăng thách thức cam kết của Hà Nội đối với các cải cách cơ cấu cần thiết trong thời gian trung hạn. Tuy nhiên, Giáo sư Dean-Leung cho rằng Việt Nam cần phải duy trì ổn định kinh tế vĩ mô khi sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức lớn như bất ổn gia tăng trong đầu tư và thương mại quốc tế, đặc biệt là nguy cơ “chết yểu” của các hiệp định thương mại như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).


THAM KHẢO


  1. www.pwc.com/gx/en/issues/economy/the-world-in-2050.html

  2. Bài viết “Việt Nam tăng bậc ngoạn mục trong mắt người nước ngoài” trên mạng Trandaiquang.Org ngày 21/10/2016.

  3. Bài viết “Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam cán đích 300 tỉ USD” trên mạng Trandaiquang.Org ngày 24/11/2016.

  4. Bài viết “WEF: Việt Nam thăng hạng về môi trường thương mại toàn cầu” trên mạng Đà Nẵng Điện tử ngày 2/12/2016.

  5. Bài viết “Kết quả đánh giá học sinh Việt Nam gây bất ngờ cho cả Thế giới” trên mạng Hanoi University Culture ngày 4/12/2016.

  6. Bài viết “Vì sao VN đạt kết quả cao về PISA?” trên mạng Thanh Niên ngày 3/11/2015.

  7. Bài viết “Việt Nam xếp thứ 7 châu Á về năng lực tiếng Anh” trên mạng Trandaiquang.Org ngày 15/11/2016.

  8. Bài viết “Lần đầu tiên Việt Nam có 41 tỷ USD ngoại hối” trên mạng Trandaiquang.Org ngày 28/12/2016.

  9. Bài viết “Lần đầu tiên Việt Nam giảm thâm hụt mậu dịch với Trung Cộng trên mạng SBTN ngày 1/1/2017.

  10. Bài viết “Năm 2016, Việt Nam xuất siêu gần 2.7 tỷ USD” trên mạng VN Economy ngày 28/12/2016.

  11. Bài viết “GDP Việt Nam tăng 6.21% năm 2016, thấp hơn năm trước” trên mạng BBC ngày 28/12/2016.

  12. Bài viết “Triển vọng kinh tế Việt Nam 2017: Nhiều lý do để phấn khởi” trên mạng Trandaiquang.Org ngày 1/1/2017.

  13. Bài viết “Kinh tế Việt Nam 2016 vẫn chứng tỏ sức dẻo dai” trên mạng Trandaiquang.Org ngày 2/1/2017.

  14. Bài viết “Kinh tế Việt Nam thể hiện khả năng phục hồi trước “cơn gió ngược” toàn cầu” trên mạng Trandaiquang.Org ngày 3/1/2017.

  15. Bài viết “5 lý do kinh tế VN phát triển tốt’ năm 2017” trên mạng BBC ngày 7/1/2017.

  16. Bài viết “Năm 2016, Mỹ nhập siêu hơn 29 tỷ USD từ Việt Nam” trên mạng DNSG ngày 9/1/2017.

  17. Bài viết “Standard Chartered lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam” trên mạng DNSG ngày 13/1/2017.

  18. Bài viết “Việt Nam mơ trở thành công xưởng của hành tinh” trên mạng RFI ngày 4/2/2017.

  19. Bài viết “Giấc mơ 3.5 tỷ USD của Thủy sản Minh Phú” trên mạng Đầu Tư Online ngày 6/2/2017.

 

Nguyễn Mạnh Trí
Tu chỉnh: 15 tháng 2 năm 2017





Ý kiến bạn đọc
17/02/201717:07:59
Khách
Cái tiêu đề sau nó đập vô mặt cái tiêu dề trước...thật buồn cười! Chỉ số GDP và nợ công đấy. Cái mà VN đang theo đuổi là...trở thành bãi rác của thế giới, rút ruột đồng bào công nhân lao động và rút ruột tài nguyên bán tháo với giá hời cho ngoại bang! Copy bản chánh của Trung Cộng. Có hưng thịnh thật không, sau khi đọc bài này các bạn nghĩ gì? Tư tui chỉ thấy hai chữ XỎ LÁ....
16/02/201717:00:42
Khách
Tưởng đang đọc một bài báo trong nước, xuống đến cuối bài hóa ra bài viết của Nguyễn mạnh Trí với một lô trích dẫn từ báo mạng trong nước .

Nhà báo, cựu phó tổng biên tập báo Nhân Dân Bùi Tín : Đã từ lâu báo đảng CS VN ế ẩm trên thị trường, nằm mốc meo, vàng khè trên các sạp báo.

Hữu Thọ, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Trưởng Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương, đã than thở rằng, chưa bao giờ uy tín báo chí giảm sút như hiện nay. Đến nỗi nhiều người không dám nhận là nhà báo, vì báo chí sai sự thật quá nhiều.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.